Đô thị hóa là một quy luật tất yếu, tỷ lệ đô thị hóa được xem là một chỉ
báo về sự phát triển của một quốc gia, vùng miền, địa phương. Quá trình đô thị hoá
(ĐTH) ở các nước cũng như ở Việt Nam đã là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế,
văn hoá xã hội, kinh tế đô thị chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng GDP, góp phần
tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi tiếp
cận tiến bộ khoa học công nghệ, đã góp phần nâng cao chất lượng sống cho người
dân Song bên cạnh tác động tích cực cũng nảy sinh nhiều vấn đề nan giải như: áp
lực dân số, giao thông, môi trường, bất cập giữa khu vực đô thị với khu vực nông
thôn Bên cạnh đó, việc tăng dân số đô thị đều đi đôi với tăng diện tích đất đô thị,
tức là nhiều diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sẽ được chuyển đổi thành
đất đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016a), trong giai đoạn 2000 - 2015,
đất phi nông nghiệp cả nước ta tăng 1.199 ngàn ha, đất trồng lúa giảm 437,43 ngàn
ha (bình quân giảm khoảng 29 ngàn ha/năm).
Tại thành phố Hà Tĩnh, quá trình ĐTH đã làm cho tổng diện tích đất nông
nghiệp thời kỳ 2000 - 2015 giảm sang đất phi nông nghiệp 646,55 ha, chiếm 18,73%
so với diện tích đầu kỳ.Vấn đề đặt ra là phần diện tích đất nông nghiệp còn lại sau
quá trình ĐTH (sau khi thực hiện QHSD đất theo mỗi kỳ quy hoạch) phải được tổ
chức quản lý, sử dụng làm sao cho hợp lý, hiệu quả nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu
về các sản phẩm nông nghiệp cho xã hội và cải thiện tình hình kinh tế nông hộ khu
vực đô thị và ven đô, đó là lý do cần phải tiến hành nghiên cứu đề tà
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác động của đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
HỒ HUY THÀNH
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ KINH TẾ HỘ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 9 85 01 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hà Nội, 2018
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Châu Thu
2. TS. Mai Văn Phấn
Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Thị Bình
Hội Khoa học đất Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Thơ
Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên
Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Ngọc Lanh
Tổng cục Quản lý đất đai
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi ..... ngày ..... tháng ..... năm 2018
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đô thị hóa là một quy luật tất yếu, tỷ lệ đô thị hóa được xem là một chỉ
báo về sự phát triển của một quốc gia, vùng miền, địa phương. Quá trình đô thị hoá
(ĐTH) ở các nước cũng như ở Việt Nam đã là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế,
văn hoá xã hội, kinh tế đô thị chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng GDP, góp phần
tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi tiếp
cận tiến bộ khoa học công nghệ, đã góp phần nâng cao chất lượng sống cho người
dân Song bên cạnh tác động tích cực cũng nảy sinh nhiều vấn đề nan giải như: áp
lực dân số, giao thông, môi trường, bất cập giữa khu vực đô thị với khu vực nông
thôn Bên cạnh đó, việc tăng dân số đô thị đều đi đôi với tăng diện tích đất đô thị,
tức là nhiều diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sẽ được chuyển đổi thành
đất đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016a), trong giai đoạn 2000 - 2015,
đất phi nông nghiệp cả nước ta tăng 1.199 ngàn ha, đất trồng lúa giảm 437,43 ngàn
ha (bình quân giảm khoảng 29 ngàn ha/năm).
Tại thành phố Hà Tĩnh, quá trình ĐTH đã làm cho tổng diện tích đất nông
nghiệp thời kỳ 2000 - 2015 giảm sang đất phi nông nghiệp 646,55 ha, chiếm 18,73%
so với diện tích đầu kỳ.Vấn đề đặt ra là phần diện tích đất nông nghiệp còn lại sau
quá trình ĐTH (sau khi thực hiện QHSD đất theo mỗi kỳ quy hoạch) phải được tổ
chức quản lý, sử dụng làm sao cho hợp lý, hiệu quả nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu
về các sản phẩm nông nghiệp cho xã hội và cải thiện tình hình kinh tế nông hộ khu
vực đô thị và ven đô, đó là lý do cần phải tiến hành nghiên cứu đề tài.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác
động của ĐTH.
- Đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và các giải pháp để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, kinh tế nông hộ cho khu vực nội đô, ven đô thành
phố Hà Tĩnh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản của thành phố Hà Tĩnhgiai
đoạn 2000 - 2015; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hai loại đất trên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trong ranh giới hành chính thành phố Hà Tĩnh; có nghiên
cứu đại diện tại địa bàn 02 xã khu vực nông thôn (ven đô) và 01 phường thuộc khu
vực nội đô thị của thành phố Hà Tĩnh.
Giới hạn nội dung: Đánh giá hiệu quả, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và
kinh tế nông hộ dưới tác động của đô thị hóa thành phố Hà Tĩnh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định hiệu quả, tiềm năng các loại sử dụng đất nông nghiệpdưới tác động
của đô thị hóa thành phố Hà Tĩnh.
2
- Đề xuất các mô hình sử dụng đất nông nghiệp thích hợp, hiệu quả và bền vững
cho khu vực nội đô, ven đô thành phố Hà Tĩnh gồm Chuyên hoa (Hoa đào); Chuyên
màu (bao gồm các kiểu sử dụng đất: Lạc - Dưa hấu - Súp lơ; Dưa hấu – Dưa hấu -
Rau cải; Lạc - Dưa hấu - Su hào, Lạc - Dưa hấu - Bắp cải) và nuôi trồng thủy sản
(cá Chẽm, cá Chim nuôi ao) để nâng cao thu nhập cho nông hộ thành phố Hà Tĩnh.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa hoc̣ cho việc sử duṇg đất nông nghiệp hơp̣
lý, hiệu quả góp phần phát triển kinh tế nông hộ cho các khu vực đô thị và ven đô.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài luận án đã đề xuất các kiểu sử dụng đất thích hợp, hiệu quả và bền vững
trong sử dụng đất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở thành phố Hà Tĩnh; nâng cao hiệu quả
sử dụng đất cho nông hộ khu vực đô thị và ven đô thành phố Hà Tĩnh.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đất nông nghiệp và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Khái niệm đất nông nghiệp: Theo Từ điển Luật học: “Đất nông nghiệp là gồm
các loại đất được xác định là TLSX chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt và chăn
nuôi, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái,
cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ” (Bộ Tư pháp, 2006).
- Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp: Theo Phạm Vân Đình và Đỗ Kim
Chung (1997), sử dụng đất nông nghiệp bao gồm 3 nguyên tắc sau: Đất nông nghiệp
cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý; Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả
kinh tế cao; Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững.
2.1.1.2. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo chỉ dẫn của FAO
a. Một số khái niệm sử dụng trong đánh giá đất của FAO
- Đánh giá tiềm năng đất đai là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất liên
quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân hạng đất
đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như
độ dốc, độ dày tầng đất, tình trạng xói mòn, khô hạn, để có thể lựa chọn những
loại hình sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005).
- Loại sử dụng đất (Land Utilization Type - LUT) là một phương thức sử dụng
đất trồng một loại cây hay một tổ hợp cây trồng với những hình thức quản lý chăm
sóc nhất định trong những điều kiện kinh tế, xã hội và kỹ thuật nhất định (Đào Châu
Thu và Nguyêñ Khang, 1998).
- Kiểu sử dụng đất (Kind of Land Use): là phần chia nhỏ chủ yếu của sử dụng
đất nông nghiệp như đất SXNN, đất lâm nghiệp, đất NTTS, đất làm muối,
- Bản đồ đơn vị đất đai: là một khoanh/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ
đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt, thích hợp cho từng loại sử
dụng đất, có cùng điều kiện quản lý và cùng khả năng sản xuất và cải tạo đất.
3
b. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo chỉ dẫn của FAO
Theo FAO (1976), “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính
chất vốn có của vạt đất, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
yêu cầu sử dụng đất cần phải có”. Phương pháp đánh giá đất theo FAO được thực
hiện trên các nguyên tắc: (1) Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân
hạng cho các LUT cụ thể. (2) Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp trong đánh giá
đất, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm
nghiệp, kinh tế và xã hội học. (3) Khả năng thích hợp của các LUT đưa vào sử dụng
phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được cân
nhắc để quyết định.
2.1.2.Đô thị hóa và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị và ven đô
2.1.2.1. Đô thị, đô thị hóa, vùng ven đô
- Đô thị: là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp (hay chuyên ngành), có vai
trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT - XH của cả nước, của một miền lãnh thổ, của
một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện.
- Đô thị hóa: được thể hiện trong rất nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên dù
ở góc độ nghiên cứu nào, các khái niệm này đều đề cập đến quá trình thay đổi hình
thức cư trú của con người, từ hình thức sống ở nông thôn tiến lên hình thức sống ở
thành thị cũng như thể hiện vai trò của ĐTH đối với sự phát triển KT - XH.
- Vùng ven đô được sử dụng để mô tả các khu vực mới được đô thị hoá ở rìa
các thành phố, đặc biệt là tại các nước đang phát triển (Adell, 1999; McGregor et
al., 2006). Vùng ven đô là một vành đai chuyển tiếp giữa thành phố và nông thôn,
chứa đựng sự giao thoa và tương tác giữa nông thôn và đô thị. Nó là nơi tồn tại xen
kẽ, đan xen các đặc tính đô thị và đặc tính nông thôn (Joe et al., 2013). Theo quan
điểm của châu Âu, vùng ven đô thường được hiểu là các khu vực hỗn hợp dưới ảnh
của hưởng đô thị nhưng có hình thái vùng nông thôn (Caruso, 2001).
2.1.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp vùng đô thị và ven đô
Theo Võ Hữu Hòa (2011): “Nông nghiệp đô thị là quá trình sản xuất sản phẩm
nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều
kiện đất đai, khí hậu, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả
kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môi trường. Quá trình đó được diễn
ra ở các vùng xen kẽ hoặc tập trung ở đô thị bao gồm nội đô, ven đô và ngoại ô”.
Nông nghiệp ven đô thị dùng để chỉ các đơn vị nông nghiệp ở gần thành phố
sản xuất theo hình thức thâm canh và thương mại hóa toàn bộ hay một phần sản
phẩm nông nghiệp như rau, hoa quả, thịt, trứng và sữa (Nguyễn Văn Bắc, 2011).
Nông nghiệp đô thị và ven đô thị đều có mặt trên các đô thị thế giới, cung cấp
sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp cho vùng đô thị và ven đô thị.
Sự phân biệt giữa tính chất “đô thị” và “ven đô thị” thay đổi tùy theo hoàn cảnh về
mật độ dân số và kiểu mẫu sử dụng đất (Nguyễn Văn Bắc, 2011).
2.1.2.3. Tác động của đô thị hoá đối với phát triển nông nghiệp khu vực đô thị và
ven đô
Đối với khu vực đô thị và ven đô, đô thị hoá đã khiến diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp và manh mún, sự thay đổi phương thức sản xuất, cụ thể như
4
sau: Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và manh mún do quá trình đô
thị hóa; Sản xuất theo hướng chuyên canh cây trồng và vật nuôi phục vụ thị trường
tiêu thụ ở đô thị; Sự thay đổi về lực lượng lao động nông nghiệp; Quá trình ĐTH
làm thay đổi phương thức sản xuất và cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn; chuyển
các vùng kinh tế ở nông thôn sang một bước phát triển mới về chất, đó là nền kinh tế
dựa trên nền công nghiệp tập trung, trình độ cao.
2.1.3. Kinh tế nông hộ dưới tác động của đô thị hóa vùng đô thị và ven đô
2.1.3.1. Khái niệm và đặc điểm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ được hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ
yếu dựa vào sức lao động gia đình và nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ
gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với
mỗi thành viên của nó (Dẫn theo Nguyễn Đức Truyền, 2003).
Đặc điểm kinh tế nông hộ: (1) Được hình thành theo một cách thức tổ chức
riêng trong phạm vi gia đình. (2) Tồn tại chủ yếu ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh
vực nông, lâm, thủy sản. Một bộ phận khác có hoạt động phi nông nghiệp ở mức độ
khác nhau. (3) Chủ hộ là người sở hữu nhưng cũng là người lao động trực tiếp. Tùy
điều kiện cụ thể, họ có thuê mướn thêm lao động. (4) Quy mô sản xuất thường nhỏ,
vốn đầu tư ít. Sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp, hướng tới mục đích đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu. (5) Quá trình sản xuất chủ yếu
dựa vào sức lao động thủ công và công cụ truyền thống, năng suất lao động thấp,
tích lũy của hộ thường chỉ dựa vào lao động gia đình là chính. (6) Trình độ quản lý
và chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ thường rất hạn chế, chủ yếu là theo kinh
nghiệm từ đời trước truyền lại cho đời sau. Bên cạnh đó, nhận thức của chủ hộ về
luật pháp, về kinh doanh, cũng như về kinh tế thị trường cũng khiêm tốn.
2.1.3.2. Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông hộ
- Theo Nguyễn Duy Thắng (2009), ĐTH làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sinh thái. ĐTH theo hướng bền
vững sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội vì nó tạo ra nhiều cơ hội
việc làm cho các vùng ven đô nhờ phát triển các hoạt động phi nông nghiệp như
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ. Việc chuyển một phần đất
nông nghiệp sang xây dựng các khu đô thị đã làm mất đi nguồn sống chính của
người nông dân, buộc họ phải chuyển đổi từ SXNN sang hoạt động phi nông nghiệp.
- Đô thị hóa là quá trình mang lại một khoản thu nhập lớn cho các hộ nông
dân do bồi thường đất. Đây cũng là một yếu tố giúp tác động đến quá trình
chuyển dịch kinh tế của hộ gia đình (Vũ Hào Quang, 2005).
2.1.3.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa với kinh tế hộ nông dân
Sự phát triển đô thị hóa có quan hệ mật thết với kinh tế hộ nông dân ở các khía
cạnh sau: Đô thị hóa và kinh tế nông hộ có mối quan hệ biện chứng với nhau; Đô thị
hóa giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Đô thị hóa diễn ra, sẽ biến các khu vực nông
thôn thành thành thị, các hộ nông dân sẽ thành các dân thành thị; Kinh tế hộ nông
dân nếu nắm bắt tốt và theo kịp được tiến trình ĐTH sẽ có một nền kinh tế phát
triển, đời sống ổn định và ấm no hơn.
5
2.2. SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG HỘ DƯỚI TÁC
ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM
2.2.1. Sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ dưới tác động của đô thị hóa
tại một số nước trên trên thế giới
- Tại các đô thị Trung Quốc, tốc độ đô thị hóa phát triển khá nhanh, năm 1953,
trên 85% dân số Trung Quốc vẫn sinh sống ở khu vực nông thôn. Năm 1978, Trung
Quốc thực hiện đường lối “cải cách mở cửa” nhưng đến năm 1996 tỷ lệ đô thị hóa
mới tăng nhanh đạt 30%, rồi đạt 40 % năm 2003 và 50% năm 2012. Chính vì tốc độ
đô thị hóa tăng nhanh nên việc chuyển đổi đất nông nghiệp tại Trung Quốc diễn ra
rất nhanh chóng với quy mô lớn. Theo Lu et al., (2013) trong giai đoạn 1996 - 2002,
tổng diện tích đất canh tác của Trung Quốc giảm 4,1 triệu ha, giảm trung bình
821.840 ha/ năm. Nói cách khác, đất SXNN giảm tuyệt đối từ năm 1996 đến năm
2002 là 3,16%. Nghiên cứu của Tan et al., (2005) tại các vùng Beijing, Tianjin và
Hebei của Trung Quốc cho thấy, việc mở rộng đô thị đã làm giảm diện tích đất nông
nghiệp 34% trong giai đoạn 1990 - 2000. Theo Jianget al. (2013), tốc độ đô thị hóa
nhanh chóng của Trung Quốc đã chuyển đổi một lượng đất nông nghiệp khổng lồ
sang mục đích nhà ở, công nghiệp, thương mại, hạ tầng và công vụ, điều này làm đe
dọa đến an ninh lương thực.
- Đô thị hóa ở Mỹ diễn ra muộn hơn Châu Âu nhưng tốc độ lại rất cao, đất nông
nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp quy mô rất lớn. Tuy vậy, phần đất nông
nghiệp sau ĐTH ở Mỹ được sử dụng khá hiệu quả, khoa học, được phân vùng sử
dụng rõ ràng, sử dụng đất tiết kiệm. Mặt khác, phát triển nông nghiệp đô thị ở Mỹ
cũng gặp phải khó khăn do thiếu vốn và chế độ sở hữu về đất đai.
- Ở Nhật Bản đi đôi với tiến trình CNH là quá trình ĐTH, mức độ tập trung dân
cư tại các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng. Quá trình này diễn ra sôi động
trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại 3 vùng đô thị lớn là Tokyo,
Osaka và Nagoya. Nhật Bản có chế độ quản lý sử dụng đất rất khoa học, có phân
vùng rõ ràng, tiết kiệm, sử dụng đất nông nghiệp đô thị cho hiệu quả cao; có sự liên
kết hài hòa giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa đô thị và nông thôn nên đã góp
phần giảm áp lực trong tiến trình ĐTH.
- Quá trình ĐTH ở Hàn Quốc làm gia tăng nhiều khu chung cư cao tầng. Đến
năm 2003, hơn 50% người dân số Hàn Quốc sống ở trong những căn hộ cao cấp.
Căn hộ cao cấp sẽ được duy trì, phát triển và là như một sự lựa chọn chính đáng của
người dân Hàn Quốc. Do đó, hình thức hoạt động quan trọng của nông nghiệp đô thị
đối với khu vực này là tạo môi trường, không gian xanh trong những căn hộ cao cấp.
2.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ dưới tác động của đô thị hóa
tại Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh
Việt Nam đang ĐTH nhanh chóng, từ đó dẫn tới không gian và dân số tại các
đô thị tăng nhanh. Hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang phát
triển nhanh hơn nhiều so với tất cả các thành phố khác (Ngân hàng thế giới, 2011).
Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2040, dân số đô thị tại Việt Nam sẽ vượt
quá dân số nông thôn (United Nations, 2008).
Tại Hà Tĩnh, quá trình CNH, ĐTH thời gian qua đã mang lại nhiều thành tựu to
6
lớn trong công cuộc phát triển KT - XH của tỉnh. Từ sau khi chia tách tỉnh đến nay
Hà Tĩnh phát triển khá năng động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá rõ nét; tốc độ
ĐTH cao, nhiều trung tâm đô thị, khu đô thị được hình thành.
Bên cạnh đó, mặt trái của quá trình CNH, ĐTH tại Hà Tĩnh thời gian qua cũng
đã được nhận diện cơ bản đầy đủ. Theo đó, muốn đạt mục tiêu "tiếp tục thúc đẩy
công nghiệp hóa và hiện đại hóa, song song với phát triển nhanh và bền vững" thì
một trong những yêu cầu bắt buộc cần phải tập trung giải quyết đó là vấn đề
"TLSX của nông dân và đời sống, việc làm của họ", đặc biệt là đối với các khu vực
bị ảnh hưởng nhiều bởi quá trình CNH, ĐTH trên địa bàn tỉnh.
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG HỘ
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA VÙNG ĐÔ THỊ VÀ VEN ĐÔ
Nghiên cứu của Nugent (2000) ở 17 thành phố lớn trên thế giới, trong đó có
thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy người dân vùng ven các đô thị lớn quyết định
duy trì SXNN vì những lý do chủ yếu như: (1) phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia
đình; (2) đa dạng hóa nguồn thu nhập; (3) tránh rủi ro về kinh tế; (4) đối phó với tình
trạng tăng giá lương thực - thực phẩm trên thị trường; (5) tạo thêm việc làm cho lao
động gia đình; (6) bảo đảm an ninh sinh kế cũng như an ninh tài sản.
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh (2005) cho thấy cơ cấu nghề nghiệp của
vùng ven đô Hà Nội đã có nhiều biến đổi trong quá trình ĐTH. Các ngành nghề phi
nông nghiệp phát triển, nguồn thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần
tỉ trọng trong cơ cấu nguồn thu nhập của hộ gia đình.Các hộ gia đình làm ngành
nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn so với SXNN thuần túy.
Theo Trần Trọng Phương (2012), càng vào gần vùng lõi trung tâm thành phố
thì hiệu quả kinh tế trên cùng một LUT cho các cây trồng có giá trị cao (rau, hoa)
càng cao, song khả năng đầu tư sản xuất cũng cao hơn.
Nghiên cứu của Lê Văn Thơ (2012) về phát triển nông nghiệp ở thành phố Thái
Nguyên theo hướng đô thi ̣sinh thái cho thấy, tốc độ ĐTH quá nhanh đã taọ ra những
biến động lớn trong sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông nghiệp nông thôn bi ̣thay
đổi, quy hoac̣h cũ bi ̣ phá vỡ taọ nên sư ̣phân bố không gian thiếu nét sinh thái, thiếu
hệ thống cây xanh, điạ hình bi ̣chia cắt.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề
về lý luận và thực tiễn đối với khu vực nông nghiệp đô thị và ven đô; làm cơ sở cho
việc định hướng quy hoạch, đề xuất các giải phápvà các mô hình sản xuất phù hợp
với từng địa bàn cụ thể.
2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG, ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Tĩnh là thành phố trẻ có tốc độ ĐTH khá cao, phát triển đô thị chủ yếu
lấy đất từ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, phần diện tích đất
nông nghiệp còn lại sau quá trình ĐTH phải được nghiên cứu kỹ lưỡng đểlàm cơ
sở tổ chức quản lý sử dụng hợp lý, hiệu quả, phù hợp với các kỳ QHSD đất tiếp
theo trong tương lai, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm nông
nghiệp cho xã hội và cải thiện đời sống nông hộ ở khu vực đô thị và ven đô.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có một số nghiên cứu về đánh giá thực trạng
và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, kinh tế nông hộ và quá trình ĐTH nhưng
những nghiên cứu này thường mang tính riêng rẽ, thiếu chuyên sâu, thiếu tính gắn
7
kết giữa các vấn đề: sử dụng đất nông nghiệp, kinh tế nông hộ và quá trình ĐTH.
Theo đó, nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa thực tiễn cao, cấp bách trong giai đoạn