Mỗi kiểu rừng có thành phần loài các loài thực vật, đặc điểm cấu trúc rất khác nhau, bao gồm nhiều thành phần với qui luật sắp xếp theo không gian và thời gian, ảnh hưởng của nó tới hệ sinh thái rừng cũng khác nhau. Nghiên cứu đa dạng thành phần các loài thực vật và đặc điểm cấu trúc rừng trên mỗi kiểu rừng để tìm ra những mối quan hệ, tác động qua lại giữa các loài thực vật, sự sắp xếp về mặt không gian, xem xét sự tác động của những nhân tố tự nhiên, xã hội có làm thay đổi tới tính đa dạng thực vật và cấu trúc rừng hay không để từ đó có biện pháp tác động tích cực vào rừng nhằm bảo đảm tính bền vững là một việc làm rất cần thiết trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn các loài thực vật thân gỗ theo không gian và thời gian, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, hợp tác quốc tế và phát triển du lịch sinh thái là cần thiết để bảo tồn và phát triển rừng bền vững. Từ những lý do trên đây, đề tài luận án “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ và đặc điểm cấu trúc của một số kiểu rừng chính tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Về khoa học
- Nghiên cứu được tính đa dạng thực vật thân gỗ của hai kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới (Rkx) và kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkn).
- Xác định được đặc điểm cấu trúc của hai kiểu rừng Rkx và Rkn.
2.2. Về thực tiễn
Phản ánh đa dạng và cấu trúc của hai kiểu rừng để làm cơ sở cho quản lý và bảo tồn các loài có giá trị khoa học và kinh tế. Đề xuất được các biện pháp quản lý và bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
- Phân tích tính đa dạng và cấu trức rừng của hai kểu rừng Rkx và Rkn.
- Xác định mối quan hệ giữa các chỉ số đa dạng của các loài cây gỗ với đặc điểm cấu trúc rừng của kiểu rừng Rkx và Rkn.
- Cung cấp thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu làm cơ sở cho công tác bảo tồn và quản lý thực vật thân gỗ tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ và đặc điểm cấu trúc của một số kiểu rừng tại vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
VƯƠNG ĐỨC HÒA
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ VÀ
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ KIỂU RỪNG
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP,
TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 9620205
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI, 20189
Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Viên Ngọc Nam
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam vào hồi giờ ngày tháng năm 20189
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam,
Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Mỗi kiểu rừng có thành phần loài các loài thực vật, đặc điểm cấu trúc rất khác nhau, bao gồm nhiều thành phần với qui luật sắp xếp theo không gian và thời gian, ảnh hưởng của nó tới hệ sinh thái rừng cũng khác nhau. Nghiên cứu đa dạng thành phần các loài thực vật và đặc điểm cấu trúc rừng trên mỗi kiểu rừng để tìm ra những mối quan hệ, tác động qua lại giữa các loài thực vật, sự sắp xếp về mặt không gian, xem xét sự tác động của những nhân tố tự nhiên, xã hội có làm thay đổi tới tính đa dạng thực vật và cấu trúc rừng hay không để từ đó có biện pháp tác động tích cực vào rừng nhằm bảo đảm tính bền vững là một việc làm rất cần thiết trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn các loài thực vật thân gỗ theo không gian và thời gian, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, hợp tác quốc tế và phát triển du lịch sinh thái là cần thiết để bảo tồn và phát triển rừng bền vững. Từ những lý do trên đây, đề tài luận án “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ và đặc điểm cấu trúc của một số kiểu rừng chính tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Về khoa học
- Nghiên cứu được tính đa dạng thực vật thân gỗ của hai kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới (Rkx) và kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkn).
- Xác định được đặc điểm cấu trúc của hai kiểu rừng Rkx và Rkn.
2.2. Về thực tiễn
Phản ánh đa dạng và cấu trúc của hai kiểu rừng để làm cơ sở cho quản lý và bảo tồn các loài có giá trị khoa học và kinh tế. Đề xuất được các biện pháp quản lý và bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
- Phân tích tính đa dạng và cấu trức rừng của hai kểu rừng Rkx và Rkn.
- Xác định mối quan hệ giữa các chỉ số đa dạng của các loài cây gỗ với đặc điểm cấu trúc rừng của kiểu rừng Rkx và Rkn.
- Cung cấp thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu làm cơ sở cho công tác bảo tồn và quản lý thực vật thân gỗ tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần làm sáng tỏ các qui luật cấu trúc rừng, định lượng mức độ đa dạng của các loài cây gỗ và cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các loài thực vật thân gỗ trong mỗi QXTV và giữa các QXTV với nhau của kiểu rừng Rkx và Rkn tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Luận án góp phần bổ sung những kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc; làm rõ mối quan hệ ảnh hưởng giữa các chỉ số đa dạng của các loài cây gỗ với đặc điểm cấu trúc rừng trên cơ sở định lượng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án tạo lập cơ sở dữ liệu của các ô tiêu chuẩn định vị để theo dõi động thái rừng lâu dài cho VQG Bù Gia Mập, xây dựng cơ sở cho việc theo dõi, giám sát sự thay đổi thực vật thân gỗ trên các OĐV theo không gian và thời gian, đặc biệt là các loài cây thân gỗ quý hiếm.
- Bổ sung và đề xuất những biện pháp bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn thực vật rừng quí, hiếm nói riêng tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đã xác định được tính đa dạng của thực vật thân gỗ trong hai kiểu rừng Rkx và Rkn ở VQG Bù Gia Mập trên cơ sở định lượng.
- Đã xác định được một số đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ giữa tính đa dạng và cấu trúc của thực vật thân gỗ trong kiểu rừng Rkx và Rkn làm cơ sở cho việc trồng và chăm sóc rừng ở VQG Bù Gia Mập.
Toàn bộ luận án gồm
146 trang
Mở đầu
5 trang
Chương 1: Tổng quan tài liệu
25 trang
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
17 trang
Chương 3: Kết quả và thảo luận
97 trang
Kết luận và kiến nghị
2 trang
5. Bố cục của luận án
Toàn bộ luận án gồm
146 trang
Mở đầu
5 trang
Chương 1: Tổng quan tài liệu
25 trang
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
17 trang
Chương 3: Kết quả và thảo luận
97 trang
Kết luận và kiến nghị
2 trang
Chương1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật rừng
- Phân loại thảm thực vật theo các điều kiện sinh thái:
Sennhicop (1964) đã đưa ra quan điểm phân loại thảm thực vật rừng theo điều kiện nơi sống và quần xã thực vật, trong đó có các kiểu thảm thực vật đặc trưng. Kiểu phân loại này được dùng nhiều với loại đồng cỏ sử dụng làm cơ sở chăn nuôi và các quần xã cây trồng.
Schimper A. F. W. (1918) đã phân chia thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi. Trong quần hệ khí hậu lại được phân chia thành 4 kiểu: rừng thưa, rừng gió mùa, rừng trảng và rừng gai. Ngoài ra, còn có thêm 2 kiểu là thảo nguyên nhiệt đới và hoang mạc nhiệt đới (Thái Văn Trừng, 1978).
- Phân loại thảm thực vật theo cấu trúc ngoại mạo:
UNESCO (1973) đã đưa ra khung phân loại chung cho thảm thực vật thế giới mà có thể thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 và nhỏ hơn. Tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống phân loại này là cấu trúc, ngoại mạo. Bậc phân loại cao nhất của hệ thống này là lớp quần hệ, bậc thấp nhất ở dưới phân quần hệ.
- Phân loại thảm thực vật theo động thái và nguồn gốc phát sinh:
Gần đây các nhà sinh thái và địa thực vật Đức đã phân chia thảm thực vật trên cạn thành 16 kiểu quần hệ, bao gồm: rừng mưa nhiệt đới, rừng mưa á nhiệt đới, rừng mưa lạnh ôn đới, rừng xanh mưa mùa, rừng lá rộng xanh mùa hè, rừng lá kim rộng ôn đới, kiểu quần hệ cây gỗ có gai, kiểu cây gỗ có lá rộng, kiểu thảo nguyên rừng, kiểu trảng cỏ nhiệt đới, kiểu thảo nguyên ôn đới, kiểu đầm lầy, kiểu hoang mạc nóng và kiểu hoang mạc khô lạnh (Thái Văn Trừng, 1978).
- Phân loại thảm thực vật theo thành phần hệ thực vật
Braun-Blanquet (1928) và các nhà nghiên cứu của nước Đức, Ba Lan, Rumani... Nguyên tắc cơ bản của trường phái này là dựa vào loại đặc trưng để phân chia quần hợp thực vật. Yếu điểm của trường phái này là chỉ chú ý đến loài thực vật, ít chú ý đến các yếu tố khác, hơn nữa phương pháp này cần một số lượng rất lớn các bảng mô tả ô tiêu chuẩn nên rất tốn kém và khó thực hiện.
- Phân loại thảm thực vật theo mục đích kinh doanh
Phân loại rừng phục vụ mục đích kinh doanh đã hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX với công trình tiêu biểu “Học thuyết về các kiểu rừng” của Morodov G. F., (1904), với những vấn đề cơ bản về sinh thái rừng và coi kiểu rừng là đơn vị phân loại cơ bản.
1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng và các chỉ số đa dạng sinh học
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu định lượng đa dạng thực vật thông qua việc tính toán các chỉ số đa dạng bằng phương pháp sử dụng ô định vị, ô mẫu với các kích thước khác nhau. Có thể kể đến các tác giả (Curtis và MacIntosh, 1951; Dallimer F.,1992; Robert và Jonathan, 1994; Heywood V. H,1995; Blanc. L,1996; Terry C. H, 2001; Slik J. W. F. (2003) ...
Curtis và MacIntosh (1951) đã so sánh vài trò của các loài trong quần xã thông qua chỉ số giá trị quan trọng (IV) thông qua ba đại lượng: độ thường gặp tương đối (F%), mật độ tương đối (N%) và độ ưu thế tương đối (G%) theo công thức: IV = (F% + N% + G%)/3
Blanc L. và cs (1996) đã thiết lập 5 ô định vị, mỗi ô có diện tích 1ha trên vùng đất thấp, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu của các cây gỗ có đường kính ngang ngực, đo chiều cao cây và phân ra thành tầng cây trội với chiều cao cây > 25 m, tầng dưới có chiều cao < 25 m, rồi tiến hành thống kê số lượng cá thể. Tác giả đã tính toán định lượng một số chỉ tiêu đa dạng sinh học như chỉ số đa dạng Shannon-Weiner, chỉ số phong phú loài, chỉ số đa dạng Simpson, chỉ số quan trọng IV, chỉ số tương đồng Jaccard...
Whittaker (1975) và Sharma (2003) đã phân biệt 3 loại đa dạng sinh học loài khác nhau: đĐa dạng alpha (a), đa dạng beta (b) và đa dạng gama (g).
1.1.3. Nghiên cứu cấu trúc rừng
Cấu trúc sinh thái
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái rừng mưa nhiệt đới được tiến hành bởi các tác giả: Richards P. W. (1952), Baur G. N., Odum (1971). Các nghiên cứu này nêu lên những quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
Baur G. N. (1964) đã đưa ra những tổng kết rất phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản như: rừng đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
Odum E. P (1971) đã hoàn thiện học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A. P (1935). Khái niệm hệ sinh thái đã được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học.
- Cấu trúc hình thái
Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng với 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng cây rừng. Phân cấp Kraft phản ánh được tình hình phân hóa cây rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng, tuy nhiên chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi (Ngô Quang Đê và cs, 1992).
Định lượng cấu trúc rừng
Rollet B. (1971) đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi qui, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất. Nhiều tác giả sử dụng hàm Weibull để mô hình hóa cấu trúc đường kính loài theo mô hình của Schumacher và Coil (Belly, 1973). Bên cạnh đó, các dạng hàm Meyer, Hyperbol, hàm mũ, Pearson, Poisson... cũng được nhiều tác giả sử dụng để mô hình hóa cấu trúc rừng.
Blanc L., Maury-Lechon G. và Pascal J. P (1996) đã sử dụng chỉ số quan trọng (IV) để tính toán và phân tích cấu trúc tổ thành loài đã cho thấy được tổng thể không những về cấu trúc tổ thành mà cả về mặt phân bố, mật độ đường kính, mức độ ưu thế của các loài trong lâm phần.
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thảm thực vật rừng
Trần Ngũ Phương (1970) đã phân chia rừng miền Bắc Việt Nam thành 3 đai rừng với 9 kiểu rừng khác nhau và UNESCO (1973) đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 4 lớp quần hệ với 25 kiểu rừng. Phan Kế Lộc (1985) đã vận dụng bảng phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam ra thành 5 kiểu chính: rừng rậm, rừng thưa, trảng cây bụi, trảng cây bụi lùn và trảng cỏ.
Việt Nam là một quốc gia trên thế giới có đa dạng sinh học cao. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ. Các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam cũng rất đa dạng. Theo Thái Văn Trừng (1978), trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật đã phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu rừng.
1.2.2. Nghiên cứu về đa dạng và các chỉ số đa dạng sinh học
Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) đã xuất bản bộ “Cây cỏ Việt Nam” tại Canada và được tái bản có bổ sung tại Việt Nam (1999-2000). Đây là bộ sách đầy đủ nhất và dễ sử dụng nhất, đã đóng góp đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam. Bộ sách này đã thống kê mô tả được số loài thực vật hiện có của Việt Nam tới 11.611 loài.
Bộ sách tương đối đầy đủ về thực vật ở Việt Nam với nhiều tên khoa học được cập nhật do Nguyễn Tiến Bân chủ biên “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, tTập I (2001) [3], tTập II (2003) [4], tTập III (2005).
Lê Quốc Huy (2005) đã tính toán, phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học, phân tích đường cong đa dạng ưu thế, dùng chỉ số giá trị quan trọng (IVI) để biểu thị cấu trúc không gian, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật.
Viên Ngọc Nam và cộng sự (2008) đã nghiên cứu đa dạng thực vật trong pPhân khu bBảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp định lượng và sử dụng hệ thống ô đo đếm có kích thước 100 m2 (10 m x 10 m). Các số liệu sau đó được xử lý bằng phần mềm PRIMER 6 để tính toán các chỉ số ĐDSH.
1.2.3. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Hình thái cấu trúc rừng
Thái Văn Trừng (1978) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng thứ như: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Ngoài ra, tác giả đã vận dụng và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit-Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý và địa hình.
Định lượng cấu trúc rừng
Đồng Sỹ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu đồ độ thon cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng đường cong Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng. Trần Văn Con (1991) đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp ở Đắk Lắk...
1.2.4. Những nghiên cứu ở VQG Bù Gia Mập
Các nghiên cứu về tính đa dạng, cấu trúc rừng thực vật thân gỗ ở VQG Bù Gia Mập trước đây chủ yếu là nghiên cứu mô tả, định tính. Vì vậy, việc nghiên cứu tính đa dạng và cấu trúc rừng theo hướng định lượng nhằm tạo cơ sở dữ liệu, phục vụ nghiên cứu khoa học, theo dõi, nghiên cứu động thái rừng sau này là rất cần thiết có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn; góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp phục vụ công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực vật thân gỗ ở các quần xã thực vật rừng trạng thái IIIA1, IIIA2, IIIA3 thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới Rkx và kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới Rkn tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
2.2. Nội dung nghiên cứu
(1) Hiện trạng tài nguyên và đa dạng thực vật ở VQG Bù Gia Mập.
(2) Tính đa dạng thực vật thân gỗ của kiểu rừng Rkx và Rkn.
(3) Đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ giữa tính đa dạng thực vật thân gỗ với cấu trúc rừng của kiểu rừng Rkx và Rkn.
(4) Phân tích một số nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng thực vật và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở VQG Bù Gia Mập.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tiếp cận
Mỗi kiểu rừng, trạng thái rừng có thành phần loài thực vật, đặc điểm cấu trúc rất khác nhau, bao gồm nhiều thành phần với qui luật sắp xếp theo không gian và thời gian, ảnh hưởng của nó tới hệ sinh thái rừng cũng khác nhau. Ở VQG Bù Gia Mập có 2 kiểu rừng chính là Rkx và Rkn. Do đó, cách tiép cận trong nghiên cứu của đề tài sẽ theo từng kiểu rừng và trạng thái rừng tiêu biểu. Nghiên cứu đa dạng thành phần các loài thực vật và đặc điểm cấu trúc rừng trên mỗi kiểu rừng, trạng thái rừng để tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại giữa các loài thực vật, sự sắp xếp về mặt không gian.
2.3.2. Phương pháp kế thừa số liệu
Đề tài luận án đã kế thừa bản đồ thảm thực vật, bản đồ hiện trạng rừng năm 2004 của Phân viện Điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ và có kiểm chứng ngoài thực địa và kinh nghiệm của bản thân làm việc tại VQG Bù Gia Mập. Kế thừa các báo cáo nghiên cứu về đa dạng sinh học, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của VQG Bù Gia Mập.
2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bảng 2.2: Thông tin các ô mẫu định vị
STT
Ký hiệu OTC
Tọa Độ GPS
VN 2000
Vị trí
Kiểu rừng
Trạng thái rừng
X
Y
1
Rkn-IIIA3-OI
602437
1357530
K4 - TK1
Rkn
IIIA3
2
Rkx-IIIA3 - OII
602717
1357155
K2 - TK2
Rkx
IIIA3
3
Rkx-IIIA2 - OIII
603837
1350351
K2 - TK9
Rkx
IIIA2
4
Rkx-IIIA2 – OIV
595296
1351147
K4 - TK8
Rkx
IIIA2
5
Rkn-IIIA1- OV
588877
1343063
K7 - TK18
Rkn
IIIA1
6
Rkn-IIIA1- OVI
596145
1340244
K6 - TK21
Rkn
IIIA1
Để nghiên cứu tính đa dạng và đặc điểm cấu trúc rừng đề tài luận án áp dụng phương pháp thiết lập ô tiêu chuẩn định vị theo phương điển hình các ô mẫu định vị được thiết lập dựa trên phương pháp của Francisco Dallmeier (1992) với diện tích một OTCDV là 10.000 m2 (100 m × 100 m), định vị các OTCDV bằng máy GPS. Các OTCDV được bố trí điển hình phân bố trên đó có quần xã thực vật đại diện cho kiểu rừng Rkx và Rkn. Số ô mẫu định vị là 6 ô mẫu thông tin các ô mẫu thể hiện Bảng 2.2.
Để thu thập thông tin tìm hiểu về các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật đã thu thập 120 hộ dân sống ở các thôn giáp ranh với VQG Bù Gia Mập.
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu trên các ô định vị
Lập sơ đồ vị trí cây trong ô thứ cấp, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao Hvn, D1,3, xác định tên các loài thực vật.
Thu thập mẫu tiêu bản và định tên các loài thực vật chưa xác định tên khoa học tại hiện trường.
Thu thập số liệu điều tra phỏng vấn nhân dân
Tiến hành thu thập thông tin người dân về việc sử dụng các loài thực vật rừng bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, số lượng hộ dân phỏng vấn là 120 hộ.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu về tên loài thực vật rừng
Sử dụng bộ sách Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III (Phạm Hoàng Hộ, 1999), “Cây gỗ kinh tế” của Trần Hợp – Nguyễn Bội Quỳnh (1993) [35 đối chiếu so mẫu với bộ tiêu bản chuẩn tại Bảo tàng Thực vật quốc gia (VNM) Viện Sinh học Nhiệt đới. Sau khi xác định được tên các loài thực vật.
- Xác định các loài thực vật quí, hiếm. Sử dụng các tài liệu: Sách đỏ Việt Nam phần II Thực vật rừng ( (2007); Nghị định số 32 NĐ/CP; Nghị định số 160 NĐ/CP. IUCN ,
theo Website
- Xử lý hình chụp các loài thực vật thân gỗ và ghi tên loài bằng phần mềm Adobe Photoshop CS2 để đưa vào báo cáo đề tài. (Phụ lục 8).
- Lập danh lục các loài thực vật và sắp xếp các bậc phân loại họ, chi, loài theo hệ thống phân loại của Takhtajan. A. L. (1973) [88].
- Xử lý số liệu tính các chỉ số đa dạng thực vật
Dùng phần mềm Excel 2010 để xử lý số liệu điều tra ngoài thực địa.
Sử dụng phần mềm BioMon 2.0, Biodiversity 3.2, phần mềm thống kê PRIMER 6, MapInfo 9.511, Statgraphic 15.0 để xây dựng cơ sở dữ liệu, tính toán các chỉ số đa dạng thực vật, cấu trúc rừng của các quần xã, loài thực vật rừng. Tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc và tính đa dạng thực vật.
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá tài nguyên và đa dạng sinh học ở VQG Bù Gia Mập
3.1.1. Thảm thực vật rừng VQG Bù Gia Mập
Hiện trạng phân chia và diện tích các kiểu thảm thực vật ở VQG Bù Gia Mập
Áp dụng theo phương pháp phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng (1999), Phân viện Điều tra Qui hoạch rừng Nam Bộ (2004) đã phân chia các kiểu thảm thực vật rừng VQG Bù Gia Mập bao gồm các kiểu rừng chính và phụ.
VQG có hai kiểu rừng chính: (1) Kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkx) ), có 7 xã hợp thực vật. Có diện tích khoảng 9.320 ha chiếm 35,9% diện tích tự nhiên của VQG Bù Gia Mập. Kiểu rừng này có số cây rụng lá < 25% ; (2) Kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkn) ), có 05 xã hợp thực vật. Có diện tích lớn, khoảng 16.469 ha, chiếm 63,5 % diện tích tự nhiên của VQG Bù Gia Mập. Kiểu rừng này có số cây rụng lá 25-75%.
Kiểu phụ gồm có hai kiểu phụ (i) Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Indonesia - Malaysia và hệ thực vật bản địa Việt Bắc - Hoa Nam; (ii) Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật di cư ấn Độ - Miến Điện và khu hệ thực vật bản địa Việt Bắc - Hoa Nam.
3.1.2. Đa dạng các trạng thái rừng
Diện tích và đặc điểm các trạng thái rừng
+ Rừng giàu (IIIA3): Diện tích 6.338 ha, chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia. Phân bố tập trung ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Đặc trưng của trạng thái này có 3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi.
+ Rừng trung bình (IIIA2): Diện tích 5.196 ha, chiếm 20