Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của nhện đỏ nâu oligonychus coffeae nietner trên cây chè và biện pháp khắc phục ở miền núi phía bắc Việt Nam

Nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae Nietner) là loài gây hại phổ biến, làm giảm năng suất, chất lượng chè búp. Hiện nay, người trồng chè chủ yếu là sử dụng thuốc BVTV để phòng chống nhện đỏ nâu. Nhiều loại thuốc trước đây có hiệu lực cao đối với nhện đỏ nâu, nay đã nhanh chóng giảm hiệu lực. Những hiểu biết về hiện trạng sử dụng thuốc và tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trên cây chè là cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu. Do đó, tiến hành đề tài “Nghiên cứu tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner (Acarina: Tetranychidae) trên cây chè và biện pháp khắc phục ở miền núi phía Bắc Việt Nam” là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thời sự

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của nhện đỏ nâu oligonychus coffeae nietner trên cây chè và biện pháp khắc phục ở miền núi phía bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM **************************** NGUYỄN MINH ĐỨC NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NHỆN ĐỎ NÂU Oligonychus coffeae Nietner (Acarina: Tetranychidae) TRÊN CÂY CHÈ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 9 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2019 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Văn Trịnh 2. TS. Nguyễn Thị Nhung Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án tiến sĩ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút ngày tháng .. năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3. Thư viện Viện Bảo vệ thực vật 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae Nietner) là loài gây hại phổ biến, làm giảm năng suất, chất lượng chè búp. Hiện nay, người trồng chè chủ yếu là sử dụng thuốc BVTV để phòng chống nhện đỏ nâu. Nhiều loại thuốc trước đây có hiệu lực cao đối với nhện đỏ nâu, nay đã nhanh chóng giảm hiệu lực. Những hiểu biết về hiện trạng sử dụng thuốc và tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trên cây chè là cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu. Do đó, tiến hành đề tài “Nghiên cứu tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner (Acarina: Tetranychidae) trên cây chè và biện pháp khắc phục ở miền núi phía Bắc Việt Nam” là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thời sự. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Nghiên cứu xác định mức độ kháng thuốc và tốc độ hình thành tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu với các nhóm thuốc đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất. Từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè ở miền núi phía Bắc. 2.2. Yêu cầu Đánh giá được thực trạng sử dụng thuốc BVTV trừ sâu hại và nhện đỏ nâu trên chè ở Thái Nguyên, Phú Thọ. Xác định mức độ kháng thuốc và sự hình thành tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu đối với các thuốc trừ nhện đỏ nâu đang được dùng phổ biến tại vùng chè Thái Nguyên, Phú Thọ. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu theo hướng quản lý tổng hợp trên cơ sở sử dụng thuốc BVTV hợp lý. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp các thông tin, dẫn liệu khoa học mới về mức độ phát sinh, chỉ số kháng thuốc, sự hình thành tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu đối với các nhóm thuốc BVTV hiện đang được dùng phổ biến trên chè tại Thái Nguyên, Phú Thọ. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cở sở khoa học xây dựng giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trong quản lý tổng hợp sinh vật hại trên cây chè, góp phần sử dụng thuốc BVTV an toàn và bền vững trong sản xuất chè. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu O. coffeae Nietner hại chè. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây chè tại Thái Nguyên, Phú Thọ. Mức độ mẫn cảm, sự hình thành tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu đối với một số nhóm thuốc BVTV và một số biện pháp giảm thiểu tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu tại Thái Nguyên. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Lần đầu cung cấp các dẫn liệu khoa học một cách hệ thống về mức độ hình 2 thành tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trên chè đối với 11 hoạt chất thuốc BVTV (Abamectin, Azadirachtin, Dimethoate, Emamectin benzoate, Fenpyroximate, Fenpropathrin, Hexythiazox, Matrine, Propargite, Pyridaben, Rotenone) đang được sử dụng phổ biến trên cây chè ở miền núi phía Bắc. - Bổ sung dẫn liệu mới về hiệu quả của một số biện pháp hạn chế sự phát sinh của nhện đỏ nâu và đề xuất biện pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trên cây chè. 6. Cấu trúc luận án Luận án có 120 trang, gồm phần mở đầu, phần nội dung (3 chương), kết luận và đề nghị với 36 bảng số liệu, 7 hình. Tham khảo 125 tài liệu, trong đó có 41 tài liệu tiếng Việt, 82 tài liệu tiếng Anh, 2 tài liệu trên Internet. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Việc sử dụng thuốc BVTV trên cây chè rất không giống nhau ở các nước khác nhau dẫn đến sự hình thành tính kháng thuốc ở nhện nhỏ nâu cũng rất khác nhau ở các nước trồng chè. Các biện pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trên cây chè cũng sẽ khác nhau ở các nước trồng chè. Vì vậy, phải có những nghiên cứu về tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu ở từng điều kiện cụ thể. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.2.1. Nhện đỏ nâu, đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh gây hại Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở miền Nam Ấn Độ, trên giống chè UPASI- 10 ở nhiệt độ 25 ± 2oC, ẩm độ 85 ± 5% thời gian ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 3 của nhện đỏ nâu trung bình là 8,10 ± 1,65 ngày. Thời gian sống của trưởng thành đực là 12,60 ± 2,15 ngày, thời gian sống của trưởng thành cái là 24,20 ± 3,50 ngày. Tỷ lệ đực: cái là 1:2,25. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái là 120,80 ± 13,80 trứng/cái (Sudarmani, 2004). Nhện đỏ nâu ưa thích ánh sáng mặt trời, những cây chè không được che bóng thường bị nhiễm nhện đỏ nâu nặng hơn (Das, 1959b). Ở miền Nam Ấn Độ, nhện đỏ nâu xuất hiện quanh năm và thường gối lứa nhau. Quần thể nhện đỏ nâu đạt đỉnh cao số lượng vào tháng 3 - 4 hàng năm. Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao và mưa nặng hạt có ảnh hưởng bất lợi đến quần thể nhện đỏ nâu (Sudarmani, 2004). 1.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ nhện đỏ nâu trên cây chè Người trồng chè ở Shizuoka (Nhật Bản) đã phun thuốc 16,9 - 21,6 lần/năm để trừ sâu hại và 4,1 - 8,1 lần/năm để trừ bệnh (Takafuji and Amano, 2001). Các thuốc Propagite, Fenpyroximate, Hexythiazox, Bifenthrin, Fenazaquin, Spiromesifen được sử dụng để trừ nhện đỏ nâu hại chè (Anonymous, 2012; Babu and Muraleedharan, 2010;). 1.2.3. Tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè Việc sử dụng thuốc trừ nhện lặp đi lặp lại đã làm gia tăng sự gây hại trầm trọng của nhện đỏ nâu đối với cây chè trong những năm qua. Sự giảm tính mẫn cảm của nhện đỏ nâu đối với các nhóm thuốc trừ nhện có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng mật độ quần thể trên đồng ruộng (Roy et al., 2008; Sarker và Mukhopadhyay, 2008; Shahoo et al., 2003). Ở Ấn Độ, đối với quần thể nhện đỏ nâu 3 ở Terai và Dooars, thuốc Ethion, Dicofol có giá trị LC50 >300 ppm; giá trị LC50 của Propagite lần lượt là 46,246 và 97,110; các thuốc Fenazaquin và Fenpropathrin có giá trị LC50 < 10 ppm (Roy et al., 2009). Ở Bắc Bengal (Ấn Độ) đã đánh giá tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu với 5 hoạt chất trừ nhện Ethion, Dicofol, Propargite, Fenazaquin và Fenpropathrin. Kết quả cho thấy các quần thể nhện đỏ nâu ở vùng Terai ít mẫn cảm hơn với cả 5 loại thuốc thí nghiệm so với các quần thể nhện đỏ nâu thu từ vùng Dooars. Mức mẫn cảm với các thuốc trừ nhện sử dụng trừ nhện đỏ nâu ở 2 vùng này cho thấy sức ép chọn lọc quần thể kháng thuốc gây ra bởi các thuốc trừ nhện (Roy et al., 2010a). Theo Roy et al. (2012), trong phòng thí nghiệm giá trị LC50 của Ethion, Dicofol, Profenofos, Propargite, Fenpropathrin, Fenazaquin và Abamectin đối với nhện đỏ nâu ở Đông Bắc Ấn Độ lần lượt là 687,18 ppm; 534,04 ppm; 241,684 ppm; 90,256 ppm; 12,549 ppm; 4,319 ppm và 2,405 ppm. Trong các loại thuốc trừ nhện nhỏ, Abamectin độc nhất và Ethion ít độc nhất. Giá trị LC50 giảm dần đối với thuốc diệt trứng là Fenazaquin, tiếp đến là Profenofos, Propagite, Fenpropathrin, Ethion, Dicofol và Abamectin. Ở Terai (Ấn Độ), có giá trị LC50 đối với quần thể nhện đỏ nâu của nhóm thuốc lân hữu cơ (Ethion) ở nơi sử dụng thường xuyên thuốc trừ nhện nhỏ đạt cao hơn 79 - 100 lần so với nơi không sử dụng thuốc trừ nhện nhỏ. Tương tự, giá trị LC50 của nhóm cúc tổng hợp (Fenpropathrin) đối với quần thể nhện đỏ nâu ở nơi thường xuyên sử dụng thuốc trừ nhện nhỏ đạt cao hơn 73 - 108 lần so với nơi không sử dụng thuốc trừ nhện nhỏ (Soma et al., 2017). 1.2.4. Quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè Ở miền Nam Ấn Độ, Sudarmani (2004) ghi nhận tỷ lệ lá chè bị nhiễm nhện đỏ nâu cao hơn ở những cánh đồng chè không có cây che bóng, do nhiệt độ cao và thời gian chiếu sáng nhiều vào lá chè. Cây chè được che bóng phát triển thuận lợi, hạn chế được nhện đỏ nâu. Roy et al. (2010a) khuyến cáo sử dụng thuốc trừ trứng nhện đỏ nâu hại chè là một trong các chiến lược quản lý tính kháng thuốc. Đối với trứng nhện đỏ nâu, giá trị LC50 thấp nhất được xác định là của Fenazaquin, sau đó là của Profenofos, Propargite, Fenpropathrin, Ethion, Dicofol, Abamectin và cuối cùng là của Azadirachtin (Roy et al., 2010b). Quy trình phòng trừ nhện đỏ nâu gồm: 1) Biện pháp được áp dụng (2 lần phun thuốc với khoảng cách 15 ngày) khoảng thời gian tháng 12 và tháng 1, chè búp non và chưa đốn; đốn phớt chè tháng 2; đốn chè đầu tháng 3; 2) Sau khi nhện gây hại lần thứ hai phải theo khoảng thời gian 7 - 10 ngày (tháng 4 đến tháng 10: 7 ngày; tháng 11 đến tháng 3: 10 ngày); 3) Tránh áp dụng hóa chất lưu huỳnh trong khoảng thời gian nắng nóng và khô hanh; 4) Thu gom lá chè trên bề mặt; 5) Phun thuốc cả mùa vụ tại chỗ; 6) Đốn chè sau khi hái; 7) Không phun thuốc vào buổi trưa khi trời nắng; 8) Tránh phối hợp thuốc trừ nhện với phân bón lá, thuốc trừ sâu và thuốc khác để giữ độc tính thuốc trừ nhện và phòng trừ các phần gây hại của nhện đỏ nâu; 9) Nhổ bỏ cây bị gây hại nặng; 10) Tưới phun ướt tầng trên, giữa và dưới bụi chè là bắt buộc để giết chết quần thể nhện còn sót lại (Das, 1960; Gurusubramanian và Borthakur, 2005). 4 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.3.1. Nhện đỏ nâu, đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh gây hại Nguyễn Văn Đĩnh (1994) ghi nhận cây chè có 3 loài nhện nhỏ hại là nhện đỏ tươi, nhện đỏ nâu và nhện trắng. Trong đó, nhện đỏ nâu là loài hại quan trọng hơn cả. Trưởng thành nhện đỏ nâu có 4 đôi chân, chân phân đốt có nhiều lông gai nhọn rải rác. Cơ thể chia thành hai phần khá rõ rệt, phần thân có kích thước từ 0,25 - 0,31 mm x 0,17 - 0,24 mm; phần đầu hơi thon đều, kích thước 0,06 - 0,09 mm x 0,05 - 0,07 mm. Trứng có hình cầu dẹt, kích thước 0,09 - 0,12 mm, ngay chính giữa quả trứng có một chiếc lông cong nhỏ dài và mảnh. Trứng mới đẻ có màu hồng nhạt, sau chuyển màu nâu đỏ, lúc sắp nở có màu nâu sẫm. Nhện non mới nở có thân màu hồng nhạt, kích thước 0,13 - 0,15 mm x 0,10 - 0,12 mm với 3 đôi chân (Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo, 2006). Trong phòng thí nghiệm (trung bình 27,5oC, 81,6% ẩm độ) thời gian vòng đời của nhện đỏ nâu nuôi bằng giống Trung Du Xanh và PH1 lần lượt là 10,7 ngày và 10,86 ngày (Phạm Thị Mai, 2010). Theo Nguyễn Thái Thắng (2000), thời gian vòng đời của nhện đỏ nâu từ 11,2 đến 12,8 ngày tùy theo điều kiện môi trường nhất là nhiệt độ. Mỗi trưởng thành cái có thể đẻ được 79 trứng, sức đẻ trứng theo ngày cao nhất thường quan sát được trong vòng 5 - 10 ngày đầu sau khi đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng kéo dài 20 ngày. Ở 30oC, thời gian vòng đời rút ngắn còn 11,2 ngày so với 12,8 ngày ở 25oC. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tiến (1994) xác định nhện đỏ nâu thường có 2 đợt phát sinh rộ trong năm: đợt 1 trong thời gian tháng 2 - 5 và đợt 2 trong thời gian tháng 9 - 11. 1.3.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ nhện đỏ nâu trên cây chè Số lần phun thuốc ở các điểm trồng chè trọng điểm của Ba Vì là 9 - 16 lần/năm, tỷ lệ người phun thuốc định kỳ còn cao, một số điểm lên đến trên 75% và hầu hết là phun thuốc không theo nguyên tắc 4 đúng (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2009). Phỏng vấn nông dân ở vùng chè tại Thái Nguyên từ năm 2005- 2006 ghi nhận có tới 28,8 - 33,3% số người được hỏi phun dưới 16 lần/năm và 60,0 - 66,7% số người được hỏi phun 16 - 20 lần/năm (Nguyễn Văn Toàn và Phạm Văn Lầm, 2014). 1.3.3. Tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè Tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu chưa được nghiên cứu ở Việt Nam, mặc dù có sự ghi nhận sự giảm hoặc không có hiệu lực đối với nhện đỏ nâu của một số thuốc và sự phát triển mạnh hơn trước của nhện đỏ nâu (Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo, 2006). 1.3.4. Quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè Chưa có nghiên cứu chuyên sâu về tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trên chè ở Việt Nam. Có một số nghiên cứu biện pháp phòng chống nhện đỏ nâu trên chè (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994; Lương Thị Huyền, 2017; Nguyễn Trần Oánh, 2012; Nguyễn Thái Thắng, 2000; Nguyễn Thị Thu và cs., 2016; Vũ Thị Thương và cs., 2015;). 5 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Các nghiên cứu trong phòng, nhà lưới được tiến hành tại Viện Bảo vệ thực vật. Các nghiên cứu ngoài đồng được thực hiện tại Thái Nguyên, Phú Thọ. Thời gian thực hiện từ 2014 - 2018. 2.2. Vật liệu nghiên cứu Các loại thuốc BVTV các giống chè, trang thiết bị phục vụ thí nghiệm trong phòng và trên nương chè. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ nhện đỏ nâu trên cây chè tại 2 tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ. - Nghiên cứu xác định mức độ kháng thuốc của nhện đỏ nâu đối với một số loại thuốc trừ nhện thường sử dụng trong sản xuất chè. - Đánh giá tốc độ phát triển tính kháng thuốc, khả năng kháng chéo của nhện đỏ nâu đối với một số thuốc trừ nhện thường sử dụng. - Nghiên cứu một số giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè theo hướng tổng hợp. - Xây dựng mô hình và đề xuất giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu theo hướng tổng hợp. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Việc sử dụng thuốc BVTV chè tại Thái Nguyên, Phú Thọ được điều tra theo phương pháp chung (Đào Trọng Ánh, 2002). Nhân nuôi nòi nhện đỏ nâu mẫn cảm từ nhện đỏ nâu thu ở nương chè theo phương pháp Helle và Sabelis (1985). Xác định mức độ kháng thuốc và khả năng kháng chéo của nhện đỏ nâu theo phương pháp của IRAC (2009), Sato et al. (2005). Điều tra mật độ nhện đỏ nâu và hiệu quả của biện pháp canh tác đối với nhện đỏ nâu được thực hiện theo QCVN 01-118 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Sudarmani (2004), Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo (2006). Điều tra thành phần thiên địch trên cây chè theo phương pháp của Phạm Văn Lầm (1997). Đánh giá hiệu quả của thuốc đối với nhện đỏ nâu theo phương pháp của Kumari et al. (2012), Knight et al. (1990). Chọn thuốc luân phiên trong quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu theo Lê Trường và cs. (2005), Nguyễn Trần Oánh (2012). Xây dựng mô hình, đề xuất giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu theo hướng tổng hợp được dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài và qui trình quản lý cây chè tổng hợp (Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo, 2006). 2.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu Hiệu lực của các thuốc đối với nhện đỏ nâu được tính theo công thức Abbott (1925), Sarmah et al. (1999), Henderson-Tilton (1955). Giá trị LC50 được tính bằng chương trình Probit của Finney (1971). Chỉ số kháng thuốc (Ri) được xác định theo FAO (1980). Số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT 5.0. 6 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ nhện đỏ nâu trên cây chè tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ 3.1.1. Thành phần côn trùng, nhện nhỏ hại cây chè tại Thái Nguyên, Phú Thọ 3.1.1.1. Côn trùng và nhện nhỏ hại chính trên cây chè qua phỏng vấn Tại 2 vùng nghiên cứu, tầm quan trọng của rầy xanh hại chè và bọ xít muỗi hại chè được đánh giá khá tương đồng nhau. Tỷ lệ người trồng chè coi rầy xanh hại chè là quan trọng ở Thái Nguyên, Phú Thọ tương ứng là 99,8% và 97,1%. Chỉ tiêu này đối với bọ xít muỗi hại chè tương ứng là 77,1% và 70,9%. Nhện đỏ nâu được coi là quan trọng ở Thái Nguyên đạt tỷ lệ khá cao (trung bình là 81,0%), cao hơn hẳn so với ở Phú Thọ (trung bình chỉ là 67,3%). 3.1.1.2. Thành phần côn trùng, nhện nhỏ hại cây chè qua điều tra thực địa Điều tra thực địa trong năm 2014 đã phát hiện được 13 loài côn trùng và nhện nhỏ hại cây chè ở Thái Nguyên, Phú Thọ. Các loài rất phổ biến (có tần suất bắt gặp đạt trên 50%) ở tỉnh Thái Nguyên gồm rầy xanh hại chè, bọ xít muỗi chè, nhện đỏ nâu và ở tỉnh Phú Thọ chỉ có bọ xít muỗi và nhện đỏ nâu. 3.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè 3.1.2.1. Số lần sử dụng thuốc trên cây chè trong một năm Năm 2014, phỏng vấn tại xã Hòa Bình, La Bằng và Phấn Mễ (Thái Nguyên) ghi nhận người trồng chè trong một năm đã phun thuốc 14,4 lần (12,37 - 16,89 lần). Ở Phú Thọ, phỏng vấn tại xã Phú Hộ, Tiên Phú và Võ Miếu cho thấy người trồng chè ở tỉnh này phun ít thuốc hơn người trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên, trong một năm chỉ phun thuốc trung bình 12,0 lần/năm (9,82 - 14,16 lần). 3.1.2.2. Nồng độ, liều lượng thuốc sử dụng Người trồng chè ở Thái Nguyên, Phú Thọ áp dụng đúng nồng độ, liều lượng thuốc theo khuyến cáo đạt tỷ lệ khá cao, tương ứng đạt 71,27% và 78,15%. Ở Thái Nguyên, số người trồng chè sử dụng nồng độ, liều lượng thuốc BVTV tăng gấp 2 - 3 lần chiếm tỷ lệ 8,39% người được hỏi. Chỉ tiêu này ở Phú Thọ chiếm tỷ lệ 5,68% người được hỏi. Số người trồng chè sử dụng nồng độ, liều lượng thuốc tăng hơn khuyến cáo ở Thái Nguyên đạt cao hơn ở Phú Thọ. Bảng 3.4. Nồng độ, liều lượng thuốc được người trồng chè sử dụng trong năm 2014 Sử dụng nồng độ, liều lượng so với khuyến cáo (lần) Tỷ lệ người trồng chè áp dụng (%) Thái Nguyên1 Phú Thọ2 Theo khuyến cáo 71,27 78,15 Tăng > 1 đến 2 19,38 15,74 Tăng > 2 đến 3 8,39 5,68 Tăng > 3 0,96 0,43 Ghi chú: 1. Điều tra tại các xã: Hòa Bình (Đồng Hỷ); La Bằng (Đại Từ); Phấn Mễ (Phú Lương) 2. Điều tra tại xã Phú Hộ (Thị xã Phú Thọ); Tiên Phú (Phù Ninh); Võ Miếu (Thanh Sơn). 7 3.1.2.3. Chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng Hoạt chất Abamectin và Emamectin benzoate (nhóm Avermectin) được sử dụng phổ biến nhất để phòng trừ sâu hại trên chè ở các điểm điều tra. Tỷ lệ hộ nông dân trồng chè sử dụng hoạt chất Abamectin đạt 21,32% tại Thái Nguyên và ở Phú Thọ là 26,93%. Tỷ lệ hộ sử dụng hoạt chất Emamectin benzoate tại 2 tỉnh này tương ứng là 10,19% và 18,15%. Các hoạt chất còn lại khác có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng đạt rất thấp, chỉ là 0,14 - 6,34% ở Thái Nguyên và 0,02 - 5,16% ở Phú Thọ. Thuốc BVTV hỗn hợp được sử dụng nhiều nhất trên cây chè ở Thái Nguyên là hỗn hợp Abamectin với Emamectin benzoate (tỷ lệ hộ sử dụng là 3,67%) và thuốc BVTV hỗn hợp được sử dụng nhiều nhất trên cây chè ở Phú Thọ là hỗn hợp Fenitrothion với Trichlorfon (tỷ lệ hộ sử dụng là 5,16%). Bảng 3.7. Các thuốc BVTV đơn hoạt chất được sử dụng để trừ nhện đỏ nâu trên cây chè năm 2014 Nhóm thuốc Hoạt chất được sử dụng Nhóm độc* Tỷ lệ hộ sử dụng (%) Thái Nguyên1 Phú Thọ2 Avermectin Abamectin II 19,16 26,37 Emamectin benzoate II 8,45 15,02 Điều hòa sinh trưởng Hexythiazox III 3,67 2,78 Este sulfite Propargite III 10,18 8,67 Focmamidin Diafenthiuron III 4,49 - Lân hữu cơ Dimethoate II 4,24 - Pyrazol Fenpyroximate II 6,30 9,47 Pyrethroid Acrinathrin III 1,16 5,54 Pyridazinon Pyridaben III 5,41 3,28 Thuốc thảo mộc Azadirachtin IV 3,51 7,27 Matrine III 3,39 4,41 Thuốc vi sinh vật B. thuringiensis var. kurstaki III 0,13 - B. thuringiensis var. T36 III 0,25 - Triazapentadiene Amitraz III 2,78 - Ghi chú: *: Phân nhóm độc theo WHO, - : Người trồng chè không sử dụng 1. Điều tra tại các xã: Hòa Bình (Đồng Hỷ); La Bằng (Đại Từ); Phấn Mễ (Phú Lương) 2. Điều tra tại xã Phú Hộ (Thị xã Phú Thọ); Tiên Phú (Phù Ninh); Võ Miếu (Thanh Sơn). Hoạt chất Abamectin được sử dụng nhiều nhất để trừ nhện đỏ nâu trên chè. Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng hoạt chất này để trừ nhện đỏ nâu đạt 19,16% ở Thái Nguyên và 26,37% ở Phú Thọ. Đứng th
Luận văn liên quan