Ung thư là một nhóm các bệnh được đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm
soát và sự lan truyền của các tế bào bất thường. Tỷ lệ ung thư trên toàn thế giới ước
tính khoảng 14 triệu trường hợp mới mỗi năm. Các nguồn lực to lớn đang được đầu
tư trên khắp thế giới để phát triển các chiến lược phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị
ung thư. Các công ty dược phẩm và các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đều tham
gia tích cực vào việc phát hiện và phát triển các chất chống ung thư.
Các vinca alkaloid được phân lập từ cây dừa cạn Madagascar, Catharantus
roseus G. Don, chứa khoảng 130 terpenoid indole alkaloid. Giá trị lâm sàng của
chúng đã được công nhận vào đầu những năm 1965. Vì vậy loại hợp chất này đã
được sử dụng như các chất chống ung thư trong hơn 50 năm qua và là nhóm hợp
chất dẫn đầu cho sự phát triển thuốc. Ngày nay, hai hợp chất tự nhiên, vinblastine
(VLB) và vincristine (VCR) và hai dẫn chất bán tổng hợp, vindesine (VDS) và
vinorelbine (VRLB), đã được phê duyệt để sử dụng tại Hoa Kỳ. Do tầm quan trọng
dược phẩm và hàm lượng chiết xuất thấp của VLB, VCR và các alkaloid khác nên
Catharanthus roseus trở thành một trong những cây thuốc được nghiên cứu nhiều
nhất. Những nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm tìm thêm các hợp chất
khác có độc tính thấp hơn và khả năng điều trị cao hơn vẫn đang được tiếp tục.
Xuất phát từ cơ sở các kết quả nghiên cứu và tính cấp thiết trong thực
tiễn, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính
sinh
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính sinh học các dẫn xuất mới của alkaloid dừa cạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
VÕ NGỌC BÌNH
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC
CÁC DẪN XUẤT MỚI CỦA ALKALOID DỪA CẠN
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ
Mã số: 9.44.01.14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Hà Nội - 2018
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Ngô Quốc Anh
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Đoàn Duy Tiên
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Cơ
sở, họp tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam vào hồi giờ ..’, ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Ngo Quoc Anh, Vo Ngoc Binh, Nguyen Le Anh, Nguyen Van Tuyen.
Synthesis and antitumor activity of new vinca-alkaloid mimicking
sarcodictyin features. Tạp chí hóa học, 2014, 52(6A) 242-246.
2. Q. A. Ngo, L. A. Nguyen, N. B. Vo, T. H. Nguyen, F. Roussi and V.
T. Nguyen. Synthesis and antiproliferativeactivity of new vinca
alkaloids containing an α, β-unsaturated aromatic side chain,
Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2015, 25, 5597-5600.
3. Võ Ngọc Bình, Nguyễn Lê Anh, Nguyễn Thúy Hằng, Trần Thị Yến,
Ngô Quốc Anh. Tổng hợp chọn lọc lập thể các dẫn xuất
hidydrocyanoanhydrovinblastine. Tạp chí hóa học, 2016, 54(6e2),
180-183.
4. Võ Ngọc Bình, Nguyễn Lê Anh, Nguyễn Thúy Hằng, Trần Thị Yến,
Ngô Quốc Anh. Nghiên cứu tổng hợp một số dẫn xuất vinca – ancaloit
mới từ 3’-cyanoanhydrovinblastine. Tạp chí hóa học, 2016, 54(6e2),
184-188.
5. N. B. Vo, L. A. Nguyen, T. L. Pham, D. T. Doan, T. B. Nguyen and
Q. A. Ngo. Straightforward access to new vinca-alkaloids via selective
reduction of a nitrile containing anhydrovinblastine derivative,
Tetrahedron Letters, 2017, 58, 2503-2506.
6. Vo Ngoc Binh, Nguyen Le Anh, Nguyen Thuy Hang, Tran Thi Yen,
Ngo Quoc Anh. Synthesis and antitumor activity of new vinca
alkaloids from 3’-cyanoanhydrovinblastine, Viet Nam Journal of
Chemistry, 2018 (Đã chấp nhận đăng).
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Ung thư là một nhóm các bệnh được đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm
soát và sự lan truyền của các tế bào bất thường. Tỷ lệ ung thư trên toàn thế giới ước
tính khoảng 14 triệu trường hợp mới mỗi năm. Các nguồn lực to lớn đang được đầu
tư trên khắp thế giới để phát triển các chiến lược phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị
ung thư. Các công ty dược phẩm và các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đều tham
gia tích cực vào việc phát hiện và phát triển các chất chống ung thư.
Các vinca alkaloid được phân lập từ cây dừa cạn Madagascar, Catharantus
roseus G. Don, chứa khoảng 130 terpenoid indole alkaloid. Giá trị lâm sàng của
chúng đã được công nhận vào đầu những năm 1965. Vì vậy loại hợp chất này đã
được sử dụng như các chất chống ung thư trong hơn 50 năm qua và là nhóm hợp
chất dẫn đầu cho sự phát triển thuốc. Ngày nay, hai hợp chất tự nhiên, vinblastine
(VLB) và vincristine (VCR) và hai dẫn chất bán tổng hợp, vindesine (VDS) và
vinorelbine (VRLB), đã được phê duyệt để sử dụng tại Hoa Kỳ. Do tầm quan trọng
dược phẩm và hàm lượng chiết xuất thấp của VLB, VCR và các alkaloid khác nên
Catharanthus roseus trở thành một trong những cây thuốc được nghiên cứu nhiều
nhất. Những nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm tìm thêm các hợp chất
khác có độc tính thấp hơn và khả năng điều trị cao hơn vẫn đang được tiếp tục.
Xuất phát từ cơ sở các kết quả nghiên cứu và tính cấp thiết trong thực
tiễn, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính
sinh
học các dẫn xuất mới của alkaloid dừa cạn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu tổng hợp các dẫn xuất vinca alkaloid mới mang các nhóm thế
khác nhau trên các vị trí C-3’ và N-6’ thuộc vòng D của tiểu đơn vị velbanamine,
đồng thời đánh giá hoạt tính sinh học của các dẫn xuất tổng hợp được.
3. Các phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp tổng hợp hữu cơ hiện đại đã biết, có cải tiến và
vận dụng thích hợp vào các trường hợp cụ thể. Sản phẩm phản ứng được làm
sạch bằng phương pháp sắc ký cột. Cấu trúc của sản phẩm được xác định bằng
các phương pháp phổ hiện đại như: IR, HR-MS, NMR. Hoạt tính sinh học được
đánh giá theo phương pháp của Monks trên hai dòng tế bào ưng thư KB và
HepG2. Phép thử độc tế bào ung thư bạch huyết cấp tính ở người HL-60, thử
nghiệm apoptosis được thực hiện tại Viện Dược lý và Độc học, Đại học
2
Würzburg, Cộng Hòa Liên Bang Đức. Phương pháp mô hình mô phỏng docking
phân tử được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Hóa học tính toán và Mô phỏng,
Khoa Hóa học - Trường Đại học Quy Nhơn.
4. Những đóng góp mới của luận án
Tổng hợp được 23 hợp chất vinca alkaloid mới đi từ các alkaloid dừa cạn
thiên nhiên như catharanthine, vindoline, vinblastine và vincristine bao gồm:
– 12 dẫn xuất muối ammoni bậc IV của anhydrovinblastine, vinblastine,
vincristine và 18(S)-3’,5'-dimethoxyanilinecleavamine 81a – 84c.
– 11 dẫn xuất mới từ 3'-cyanoanhydrovinblastine bao gồm 5 dẫn xuất
vinca alkaloid 92a – 92e thông qua việc khử chọn lọc 3’-
cyanoanhydrovinblastine 88. 6 dẫn xuất vinca alkaloid 93a – 93f thông qua
việc khử alkyl hóa aminomethyl 92c.
Lần đầu tiên quy kết đầy đủ độ chuyển dịch proton và carbon đối với
hợp chất 3’-cyanoanhydrovinblastine 88 và xác định cấu hình tuyệt đối tại vị
trí C-3’ của hợp chất 88. Một phương pháp mới tổng hợp chất 88 cho hiệu suất
cao hơn nhiều phương pháp tổng hợp cũ (74% so với 32%).
Cấu trúc của các chất mới đã được xác định bằng các dữ liệu phổ 1D-
NMR, 2D-NMR, IR và HRMS. Đặc biệt, sử dụng các phổ 2D – NMR: COSY,
HSQC, HMBC, NOESY đã xác định được cấu hình lập thể của 5 hợp chất mới
92a – 92e.
Tiến hành thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung
thư KB và Hep-G2 của 23 dẫn chất mới. Kết quả, bốn hợp chất 83a, 83b, 84a,
84b thể hiện tính độc tế bào có chọn lọc và mạnh đối với dòng tế bào KB với
IC50 tương đương với vinblastine 1 và vincristine 2. Ba vinca alkaloid mới là
các dẫn xuất 81a-c xuất phát từ anhydrovinblastine 12 có hoạt tính gây độc tế
bào KB tốt hơn so với 12 và thậm chí tốt hơn so với Ellipcitine trong trường
hợp 81b. Các hợp chất vinca alkaloid lược giản 82a-c bằng cách thay thế
vindoline với 3,5-dimethoxyaniline (DMA) không làm mất đi hoạt tính mà còn cải
thiện họat tính đáng kể so với hợp chất gốc 18(S)-3’,5'-
dimethoxyanilinecleavamine 77.
Lựa chọn 8 hợp chất 81a – 81c, 82a-b, 92a-92c có độc tính tế bào
mạnh để tiến hành docking trên tubulin. Kết quả cho thấy, 02 dẫn chất alkaloid
dừa cạn mới 92b và 82a có hoạt tính gây độc tế bào mạnh nhất thì cho tương
tác mạnh nhất với tubulin.
Lần đầu tiên tiến hành thử cơ chế sinh học 02 chất chlorochablastine 83b
và chlorochacristine 84b trên các mô hình apoptosis, cell cycle, ức chế tăng sinh
tế bào so với các alkaloid thương phẩm. Kết quả cho thấy hai chất được lựa chọn
có hiệu lực tương tự như vinflunine là alkaloid dừa cạn bán tổng hợp thương
phẩm thế hệ mới nhất hiện nay.
3
5. Bố cục của luận án
Luận án có 138 trang bao gồm:
Mở đầu: 2 trang
Chương 1. Tổng quan: 27 trang
Chương 2. Thực nghiệm: 38 trang
Chương 3. Kết quả và thảo luận: 52 trang
Kết luận: 1 trang
Phần tài liệu tham khảo bao gồm 16 trang tài liệu được trích dẫn, các tài
liệu cập nhật đến năm 2018.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Microtubule - Một đích tác dụng quan trọng của các thuốc điều trị ung thư
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Động học của microtubule
1.1.3. Các nhóm thuốc chống ung thư theo cơ chế tác dụng lên microtubule
1.2. Vinca alkaloid
1.2.1. Giới thiệu về vinca alkaloid
1.2.2. Tổng hợp các vinca alkaloid
1.2.2.1. Bán tổng hợp
1.2.2.2. Tổng hợp toàn phần
1.2.2.3. Sinh tổng hợp và công nghệ sinh học
1.2.3. Mối quan hệ cấu trúc – hoạt tính của vinca alkaloid
1.2.3.1. Những thay đổi trên phần khung vindoline
1.2.3.2. Những thay đổi trên phần khung velbanamine
1.2.4. Ứng dụng lâm sàng của vinca alkaloid
1.3. Định hướng và mục tiêu của luận án
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất và thiết bị
2.1.1. Hóa chất và dung môi
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
2.1.2.1. Phổ hồng ngoại IR
2.1.2.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR
2.1.2.3. Phổ khối lượng MS và HRMS
2.1.2.3. Năng suất quay cực riêng [α]D
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
4
2.2.1. Các phương pháp tổng hợp hữu cơ
2.2.2. Phương pháp thử hoạt tính sinh học
2.2.3. Các phương pháp tinh chế và xác định cấu trúc
2.3. Tổng hợp một số dẫn xuất vinca alkaloid mới chứa mạch nhánh
ketone α,β-không no
2.3.1. Tổng hợp anhydrovinblastine 12
2.3.2. Tổng hợp 18(S)-3’,5'-dimethoxyanilinecleavamine 77
2.3.3. Tổng hợp một số dẫn xuất vinca alkaloid mới chứa mạch nhánh ketone
α,β-không no
2.4. Tổng hợp một số dẫn xuất vinca alkaloid mới từ 3’-
cyanoanhydrovinblastine 88
2.4.1. Tổng hợp 3’-cyanoanhydrovinblastine 88
2.4.2. Tổng hợp các dẫn xuất alkaloid mới thông qua việc khử có chọn lọc
dẫn xuất 3’-cyanoanhydrovinblastine 88
2.4.2.2. Tổng hợp chất 3'R-cyano-(4’S,5’-dihydro)-anhydrovinblastine 83a
2.4.2.2. Tổng hợp chất 3'R-cyano-(4’R,5’-dihydro)-anhydrovinblastine 92b
2.4.2.3. Tổng hợp chất (3'R-aminomethyl)-(4’S,5’-dihydro)-
anhydrovinblastine 92c
2.4.2.4. Tổng hợp chất 3'S-cyano-4-deacetyl-anhydrovinblastine 92d và 3'S-
cyano-4-deacetyl-3-hydroxymethyl-anhydrovinblastine 92e
2.4.3. Tổng hợp một số dẫn xuất alkaloid mới thông qua việc khử alkyl hóa
của aminomethyl 92c
2.5. Thử nghiệm hoạt tính sinh học của các chất nghiên cứu
Hoạt tính sinh học của các hợp chất được nghiên cứu theo phương pháp
gây độc tế bào của Monks (1991) trên hai dòng tế bào ung thư biểu mô KB và
ung thư gan HepG2 tại phòng thử hoạt tính Sinh học, Viện Hóa học và tại Viện
Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phép
thử độc tế bào ung thư bạch huyết cấp tính ở người HL-60, thử nghiệm
apoptosis được thực hiện tại Viện Dược lý và Độc học, Đại học Würzburg,
Cộng Hòa Liên Bang Đức. Phương pháp mô hình mô phỏng phân tử docking
được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Hóa học tính toán và Mô phỏng, Khoa
Hóa học - Trường Đại học Quy Nhơn.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng hợp dẫn xuất vinca alkaloid mới chứa mạch nhánh ketone α,β-
không no
5
Các hợp chất ketone α,β-không no là những hợp chất được tìm thấy nhiều
trong thiên nhiên như alkaloid, terpene, sesquiterpen, triterpenoid, chalcone và
flavone như daphnipaxianines trong cây Daphliphyllum paxianum, myrtenal từ
loài Citrus reticulata, zerumbone của Zingiber zerumbet, licorisoflavane A,
quercetin, kaemferol trong cây Morus alba L. hay isoliquirigenin từ cây
Glycyrrhiza glabra, curcumin từ loài Curcuma longa L. Đặc biệt, sarcodictyin
(71, 72) và eleutherobin 73 được phân lập từ một số loài san hô mềm,.. ngay cả
chuỗi DNA của cơ thể sống cũng được tạo thành từ các hợp chất chứa nhóm
ketone α,β-không no như thymine và uracil.
Nhóm ketone α,β-không no có vai trò quan trọng cả về mặt hóa học và
sinh học. Về mặt hóa học, các hợp chất ketone α,β-không no là chất trung gian
chìa khóa để tổng hợp nhiều chất quan trọng như flavonoid, pyrazoline,
diazepine, pyrimidine,Về mặt sinh học, các hợp chất chứa nhóm ketone
α,β-không no được xác định là có nhiều hoạt tính sinh học bao gồm hoạt tính
kháng viêm, hoạt tính chống sốt rét, hoạt tính chống ký sinh trùng, hoạt tính
chống huyết áp hay loại bỏ yếu tố NF-κB gây ra nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt
là hoạt tính gây độc tế bào do nhóm này được xem như là các Michael acceptor
đối với nhóm thiol của một số protein hay khả năng định hướng các tế bào ung
thư chết theo chương trình. Chính vì vậy, các hợp chất chứa nhóm ketone α,β-
không no luôn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của các nhà khoa học, một số
thuốc chứa nhóm này cũng đã được sử dụng hiệu quả trong điều trị bệnh
như AZT, Edoxudine, Zalcitabine, Griseofulvin và nhiều các chất khác chứa
nhóm này phân lập từ thiên nhiên được sử dụng trong hỗ trợ điều trị điều trị
bệnh ung thư.
Hình 3.3. Hợp chất lai giữa ketone α,β-không no và vinca alkaloid
Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp một loạt các vinca alkaloid mới
có chứa mạch nhánh là các hợp chất ketone α,β-không no liên kết với amin bậc ba
trên phần velbanamine tạo thành các muối amoni bậc bốn và xác định hoạt tính
6
chống ung thư của chúng. Tổng hợp các hợp chất vinca alkaloid đơn giản bằng cách
thay thế vindoline với 3,5-dimethoxyaniline (DMA) cũng đã được nghiên cứu.
Sơ đồ 3.1. Quy trình chung tổng hợp các hợp chất 76a-c. Hóa chất và điều kiện:
(a) ArCHO, MeOH, nhiệt độ phòng. (b) NBS, p-TsOH, CH3CN, nhiệt độ phòng
Trước tiên, tổng hợp các alkylbromide 76a-c chứa hợp phần ketone α,β-
không no bắt đầu bởi phản ứng ngưng tụ Claisen-Schmidt của arylcarboxaldehyde
và acetone trong methanol ở nhiệt độ phòng. Sau đó, sản phẩm ngưng tụ được
bromo hóa chọn lọc ở vị trí α-methylketone của 75a-c áp dụng dụng quy trình của
nhóm tác giả Lee Jong Chan, sử dụng NBS trong sự hiện diện của axit p-
toluenesulfonic ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ, thu được sản phẩm 76a-c với hiệu
suất 70-73%.
Sơ đồ 3.2. Tổng hợp các vinca alkaloid chìa khóa 12 và 77. Hóa chất và điều
kiện: (a) (i) Vindoline (V) hoặc 3,5-dimethoxyaniline (DMA), FeCl3, glycine-
NaCl 0,1M, HCl 0,1 N, (ii) NaBH4, NH4OH
Các hợp chất 12, 77 được tổng hợp theo phương pháp đã được mô tả
trước đây bởi Vukovic với hiệu suất tốt (76-85%). Theo đó, chúng tôi thực hiện
phản ứng ghép nối giữa catharanthine và vindoline (hoặc 3,5-dimethoxyaniline)
với sự có mặt của ion sắt III trong môi trường nước có tính axit, sau đó khử hóa
bằng NaBH4 thu được hợp chất 12 và 77 (Sơ đồ 3.2).
Trong hóa học Hữu cơ, phản ứng Menshutkin là một cách dễ dàng và
hiệu quả để chuyển một amin bậc ba thành muối ammonium bậc bốn thông qua
alkylhalide. Bằng phản ứng Menshutkin, 12 muối amoni bậc bốn mới thu được
sau khi khuấy một đương lượng alkylbromide 76a-c ở nhiệt độ phòng trong
THF với các vinca alkaloid là anhydrovinblastine 12, 18(S)-3’,5'-
7
dimethoxyanilinecleavamine 77, vinblastine 1, vincristine 2 (Sơ đồ 3.4). Các
sản phẩm cuối 81a-84c thu được với hiệu suất 63-72%.
Sơ đồ 3.4. Tổng hợp các vinca alkaloid mới chứa mạch nhánh ketone α,β-không no
Các hợp chất được miêu tả đầy đủ bằng cách sử dụng các phổ 1D, 2D
NMR và phổ khối phân giải cao HR-EI-MS. Nhìn chung, khi so sánh với phổ
của hợp chất ban đầu những thay đổi quan trọng trên phổ NMR của chúng được
quan sát thấy xung quanh vị trí N-6’, đặc biệt đối với vị trí 5’, 7’, 19’ và 22’, sự
cộng hưởng proton và carbon trên phần vidoline thay đổi không đáng kể.
Các vinca alkaloid là phân tử có cấu trúc phức tạp nên việc gán phổ NMR
của các vinca alkaloid phải được tiếp cận thận trọng. Việc phân tích cấu trúc của
các hợp chất thu được được chúng tôi tiếp cận theo từng phần khung cấu trúc
trong phân tử, trước hết là phần khung vindoline và sau đó là phần velbanamine
chứa mạch nhánh ketone α,β-không no.
8
Hình 3.4. Cấu trúc hợp chất lai vinca alkaloid – ketone α,β-không no 81a-c
Cấu trúc của các vinca alkaloid bisindole như anhydrovinblastine đã được
chứng minh bởi Szantay, Kutney, Webb Andrews. Dữ liệu phổ NMR của hợp
chất 81a-c được so sánh với hợp chất ban đầu anhydrovinblastine 12. Sự cộng
hưởng proton trên phần vindoline thay đổi không đáng kể. Một số pic được xác
định dễ dàng trên phổ 1H NMR với độ dịch chuyển hóa học và tương tác của
chúng. Những pic này sau đó được sử dụng như là điểm khởi đầu thuận tiện cho
việc gán các tín hiệu tiếp theo. Các tín hiệu cộng hưởng 1H, 13C NMR trên phần
vindoline của hợp chất 81b được liệt kê trong Bảng 3.1.
Hình 3.5. Cấu trúc và đánh số theo IUPAC trên phần vindoline
Bảng 3.1. Dữ liệu phổ NMR trên phần vindoline của hợp chất 81b và
anhydrovinblastine 12 trong CDCl3
Vị trí Hợp chất 81b Anhydrovinblastine 12
δH, J (Hz) δC δH, J (Hz) δC
1
2 3,81(s, 1H) 83,06 3,72 (s, 1H) 83,2
3 79,85 79,7
4 5,43 (s, 1H) 76,53 5,45 (s, 1H) 76,4
5 42,65 42,7
6 5,36 (d, J = 15,7,
1H)
129,7 5,30 (d, J = 15,5, 1H) 130,0
7 5,89 (dd, J =
10,1/ 4,4, 1H)
125,20 5,86 (dd, J = 10,2/
4,5, 1H)
124,6
9
8 2,08 (d, J = 7,5,
1H)
3,33 (m, 1H)
50,02 2,82 (d, J = 16,0, 1H)
3,37 (m, 1H)
50,3
9
10 2,72 (m, 1H)
3,33 (m, 1H)
50,3 2,47 (m, 1H)
3,23 (m, 1H)
50,3
11 2,06 (m, 1H)
2,22 (m, 1H)
45,44 1,84 (m, 1H)
2,15 (m, 1H)
44,6
12 53,4 53,3
13 124,08 122,8
14 6,55 (s, 1H) 122,4 6,55 (s, 1H) 123,5
15 118,4 121,1
16 157,91 158,0
17 6,14 (s, 1H) 94,22 5,45 (s, 1H) 94,2
18 153,6 152,7
19 2,83 (s, 1H) 65,00 2,66 (s, 1H) 65,4
20 1,38 (m, 1H)
1,78 (m, 1H)
30,85 1,35 (m, 1H)
1,79 (m, 1H)
30,9
21 0,87 (t, J = 7,4,
3H)
8,54 0,80 (t, J = 7,4, 3H) 8,4
C16-OCH3 3,87 (s, 3H) 55,8 3,82 (s, 3H) 55,9
N-CH3 2,76 (s, 3H) 38,04 2,72 (s, 3H) 38,3
C3-COOCH3 171,1 170,9
C3-COOCH3 3,81(s, 3H) 52,21 3,80 (s, 3H) 52,2
C4-OCOCH3 171,6 171,6
C4-OCOCH3 2,13(s, 3H) 21,20 2,10 (s, 3H) 21,1
Trên phần vindoline, dựa trên sự so sánh với dữ liệu phổ
anhydrovinblastine 12, dễ dàng định vị các tín hiệu proton của nhóm methyl N-
CH3, C16-OCH3, H-21, C3-COOCH3 và C4-OCOCH3 ở 2,76 (s, 3H), 3,87 (s,
3H), 0,87 (t, J = 7,4 Hz , 3H), 3,81(s, 3H) và 2,13 (s, 3H). Tín hiệu doublet và
double doublet của proton H-6 và H-7 ở 5,36 (d, J = 15,7 Hz, 1H) và 5,89 (dd,
J = 10,1/ 4,4 Hz, 1H), trên phổ COSY cả proton H-6 và H-7 đều tương tác với
hai proton H-8. Hai tín hiệu singlet cộng hưởng ở 6,55 (s, 1H) và 6,14 (s, 1H)
được gán cho proton nhân thơm H-14 và H-17. Trên phổ COSY, hai tín hiệu
cộng hưởng tại 1,78 (m, 1H, H-20b) và 1,38 (m, 1H, H-20a) tương tác với nhau
và tương tác với proton H-21. Phổ HMBC xuất hiện các tương tác của proton ở
3,81 (s, 1H, H-2) với các nguyên tử carbon ở 38,1 (N-CH3), 45,5 (C-11), 53,5
(C-12), 76,5 (C-4) và 79,9 (C-3). Tín hiệu singlet ở 5,43 (s, 1H) được gán cho
proton H-4 do proton này cạnh nhóm –OCOCH3 nên chuyển dịch về phía
trường thấp. Trên phổ HMBC, proton H-4 tương tác với các nguyên tử carbon ở
30,9 (C-20), 42,7 (C-5), 129,7 (C-6) và 171,1 (C3-COOCH3). Tín hiệu singlet
10
cộng hưởng ở 2,83 (s, 1H) được gán cho proton H-19, trên phổ HMBC thì H-19
tương tác với các nguyên tử carbon 30,9 (C-20), 50,1 (C-10), 53,5 (C-12), 76,5
(C-4) và 83,1 (C-2). Trên phổ COSY, các proton H-10 tương tác với H-11.
Hình 3.6. Cấu trúc và đánh số theo IUPAC trên phần velbanamine
Bảng 3.2. Dữ liệu phổ NMR trên phần velbanamine của hợp chất 81b và
anhydrovinblastine 12 trong CDCl3
Vị trí Hợp chất 81b Anhydrovinblastine 12
δH, J (Hz) δC δH, J (Hz) δC
1’ 2,63 (m, 1H)
3,12 (m, 1H)
33,85 2,40 (m, 1H)
3,04 (m, 1H)
34,3
2’ 2,02 (m, 1H) 30,68 1,30 (m, 1H) 32,9
3’ 5,60 (s br, 1H) 121,8 5,45 (s, 1H) 123,5
4’ 132,87 140,0
5’ 4,45 (m, 1H)
4,56 (m, 1H)
64,35 3,28 (m, 1H)
3,52 (d, J = 16,0, 1H)
52,1
7’ 4,45 (m, 1H)
4,47 (m, 1H)
53,40 3,4 (m, 1H)
3,4 (m, 1H)
54,3
8’ 3,30 (m, 1H)
3,87 (m, 1H)
19,93 3,05 (m, 1H)
3,41 (m, 1H)
25,9
9’ 107,66 117,3
10’ 129,1 129,4
11’ 7,57 (d, J = 8,1, 1H) 117,44 7,51 (d, J = 7,7, 1H) 118,3
12’ 7,16 – 7,26 (m, 1H) 120,6 7,20 – 7,10 (m, 1H) 122,2
13’ 7,16 – 7,26 (m, 1H) 123,6 7,20 – 7,10 (m, 1H) 118,3
14’ 7,16 – 7,26 (m, 1H) 111,27 7,20 – 7,10 (m, 1H) 110,5
15’ 134,75 135,0
N-H 8,36 (s, 1H) 8,04 (s, 1H)
17’ 132,8 131,0
18’ 54,6 55,5
19’ 4,11 (m, 1H)
4,53 (m, 1H)
63,09 2,55 (br d, J = 14,0, 1H)
3,31 (m, 1H)
45,9
20’ 2,04 (m, 2H) 27,26 1,92 (dd, J = 14,5/7,5,
1H)
27,8
21’ 1,07 (t, J = 7,4, 3H) 11,50 0,98 (t, J = 7,5, 3H) 12,2
22’ 3,68 (s, 1H) 70,5
23’ 191,18
24’ 6,90 (d, J = 16,5, 1H)