Trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt và tiếng Anh nói riêng, từ
xưng hô thể hiện mối quan hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm giữa các nhân vật tham
gia hội thoại. Để cuộc hội thoại luôn diễn ra tốt đẹp, người nói bao giờ cũng định vị
vai người nghe, đặt họ trong quan hệ với người nói nhằm lựa chọn từ xưng hô cho
phù hợp. Chính mối quan hệ liên cá nhân này đã góp phần quyết định đến việc lựa
chọn và sử dụng từ xưng hô phù hợp với ngữ cảnh, với nội dung, đồng thời cũng
ảnh hưởng đến diễn biến của cuộc thoại. Việc nghiên cứu biểu hiện tính tương ứng
này giữa hai ngôn ngữ (tiếng Anh - tiếng Việt) là việc làm có ý nghĩa, có giá trị
quan trọng trong giao tiếp.
176 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ KIM TUYẾN
NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ XƢNG HÔ
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM GONE WITH THE WIND
VÀ BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ KIM TUYẾN
NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ XƢNG HÔ
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM GONE WITH THE WIND
VÀ BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN
PGS. TS. LÊ ĐÌNH TƢỜNG
NGHỆ AN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu từ ngữ xưng hô qua
lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là
trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Kim Tuyến
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án, chúng tôi
được sự hướng dẫn, giúp đỡ đầy nhiệt tình của các thầy cô, các đồng nghiệp, các
học sinh - sinh viên và những người thân trong gia đình. Với sự trân trọng và biết
ơn sâu sắc, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Sư phạm Ngữ văn, Khoa
Sư phạm Anh, trường Đại học Vinh, trường THPT Phan Đăng Lưu Tp HCM đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi đi hết chặng đường của một nghiên cứu sinh.
Hai thầy cô hướng dẫn khoa học đáng kính GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên và
PGS.TS. Lê Đình Tường luôn động viên, giúp đỡ chúng tôi trên con đường nghiên
cứu đầy chông gai, thử thách.
Gia đình đã luôn bên cạnh chăm sóc, chia sẽ, giúp đỡ, động viên, tin tưởng
chúng tôi sẽ đạt được thành công trong nghiên cứu và hoàn thành được luận án.
Cuối cùng, chúng tôi rất trân trọng những góp ý chân thành của quý thầy cô
trong hồi đồng chấm luận án để nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn và
bản thân chúng tôi cũng được trưởng thành hơn.
Tác giả luận án
Trần Thị Kim Tuyến
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
BẢNG QUI ƢỚC VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................................ viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu .................................................................. 2
3. Nhiệm vụ của luận án ...................................................................................... 2
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 3
5. Đóng góp của đề tài luận án ............................................................................ 4
6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu từ xưng hô ................................................. 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Anh...................................... 5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt...................................... 8
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ........................................................................... 11
1.2.1. Khái quát về từ xưng hô ........................................................................11
1.2.2. Khái quát về giao tiếp............................................................................25
1.2.3. Một số vấn đề liên quan đến đơn vị tương đương trong chuyển dịch .......29
1.2.4. Vài nét giới thiệu tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn
theo chiều gió ........................................................................................35
1.3. Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 36
Chƣơng 2. ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG
BẢN GỐC GONE WITH THE WIND VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ TƢƠNG ĐƢƠNG
TRONG BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ .............................................. 38
2.1. Kết quả tổng hợp về chuyển dịch các đại từ nhân xưng qua lời thoại
nhân vật từ [I] sang [II] ..................................................................................... 38
2.2. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất qua lời thoại nhân vật từ [I]
sang [II] ............................................................................................................ 41
2.2.1. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít I, me .........................41
2.2.2. Các hình thức chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số
nhiều we, us ..........................................................................................48
iv
2.3. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ hai qua lời thoại nhân vật từ [I]
sang [II] ............................................................................................................ 55
2.3.1. Thống kê số lượng.................................................................................55
2.3.2. Các hình thức chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ hai you xét
theo từng ngữ cảnh giao tiếp .................................................................55
2.4. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba qua lời thoại nhân vật từ [I]
sang [II] ............................................................................................................ 63
2.4.1. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít he, him, she, her ..........63
2.4.2. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều they, them .............70
2.5. Các đại từ nhân xưng được thêm vào trong các cuộc thoại ở bản dịch .......... 74
2.5.1. Thống kê số lượng.................................................................................74
2.5.2. Biểu hiện các đại từ nhân xưng được thêm vào các cuộc thoại ở
bản dịch tiếng Việt ................................................................................75
2.6. Những điểm tương đồng và khác biệt trong chuyển dịch đại từ nhân xưng ... 78
2.6.1. Những điểm tương đồng........................................................................78
2.6.2. Những điểm khác biệt ...........................................................................78
2.7. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 81
Chƣơng 3. DANH TỪ DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG BẢN GỐC GONE WITH THE WIND VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ
TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ ............... 83
3.1. Kết quả tổng hợp về chuyển dịch các danh từ dùng để xưng hô qua lời
thoại nhân vật từ [I] sang [II]............................................................................. 83
3.2. Chuyển dịch các tiểu nhóm danh từ dùng để xưng hô qua lời thoại nhân
vật từ [I] sang [II] .............................................................................................. 86
3.2.1. Chuyển dịch họ và tên ...........................................................................86
3.2.2. Chuyển dịch danh từ thân tộc ................................................................89
3.2.3. Chuyển dịch các danh từ chỉ tình cảm ...................................................94
3.2.4. Chuyển dịch các danh từ chỉ giới tính ...................................................98
3.2.5. Chuyển dịch các danh từ chỉ sự lịch sự ................................................ 101
3.2.6. Chuyển dịch các danh từ vật hóa ......................................................... 104
3.2.7. Chuyển dịch các danh từ chức nghiệp ................................................. 109
3.2.8. Chuyển dịch các biểu thức dùng để xưng hô ....................................... 111
3.3. Các danh từ dùng để xưng hô được thêm vào trong các cuộc thoại ở [II]......... 112
3.3.1. Thống kê số lượng............................................................................... 112
3.3.2. Về những biểu hiện của các danh từ dùng để xưng hô và các biểu
thức dùng để xưng hô được thêm vào [II] ............................................ 113
v
3.4. Những điểm tương đồng và khác biệt khi chuyển dịch các danh từ dùng
để xưng hô về ngữ nghĩa, ngữ dụng và văn hóa ............................................... 115
3.4.1. Những điểm tương đồng...................................................................... 115
3.4.2. Những điểm khác biệt ......................................................................... 116
3.5. Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 119
Chƣơng 4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO HOẠT ĐỘNG
DẠY - HỌC VÀ DỊCH CÁC ĐƠN VỊ TỪ NGỮ XƢNG HÔ .......................... 121
4.1. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động dạy - học và dịch các đơn
vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] .................................. 121
4.1.1. Mô hình từ ngữ xưng hô thể hiện mối quan hệ liên cá nhân ................. 121
4.1.2. Tính tương đương trong dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại
nhân vật từ [I] sang [II] và những ứng dụng trong chuyển dịch ........... 123
4.1.3. Tính khác biệt trong dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại
nhân vật từ [I] sang [II] ....................................................................... 128
4.1.4. Tính sáng tạo trong hoạt động dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua
lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] ......................................................... 129
4.1.5. Cách nhận biết từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh khi chuyển sang
tiếng Việt ............................................................................................ 130
4.2. Những kết quả nghiên cứu và đề xuất ứng dụng trong hoạt động dịch,
các đơn vị từ ngữ xưng hô ............................................................................... 135
4.2.1. Kết quả nghiên cứu trong hoạt động dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô ...... 135
4.2.2. Kết quả nghiên cứu trong hoạt động dạy - học các đơn vị từ ngữ
xưng hô ............................................................................................... 137
4.2.3. Những đề xuất ứng dụng trong hoạt động dịch các đơn vị từ ngữ
xưng hô ............................................................................................... 138
4.2.4. Những đề xuất ứng dụng trong hoạt động dạy - học các đơn vị từ
ngữ xưng hô ........................................................................................ 142
4.3. Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 146
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ....................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 153
PHỤ LỤC VỀ CÁC NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
vi
BẢNG QUI ƢỚC VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
TT Nội dung viết tắt Viết tắt, kí hiệu
1 Biểu thức dùng để xưng hô BTXH
2 Danh từ dùng để xưng hô DTXH
3 Danh từ thân tộc DTTT
4 Đại từ nhân xưng ĐTNX
6 Từ xưng hô và từ ngữ xưng hô TXH và TNXH
7
Chuyển dịch tương đương sang tiếng
Việt từ bản gốc.
→
8
Hoạt động chuyển dịch từ tiếng Anh
sang ngôn tiếng Việt và ngược lại, từ
tiếng Việt sang tiếng Anh.
↔
9 Ví dụ trích dẫn nêu trong luận án được đánh theo số thứ tự tăng dần, cụ
thể: từ bản gốc tiếng Anh là (1 - n) và bản dịch tiếng Việt của Vũ Kim
Thư là (1‟ - n‟), bản dịch tiếng Việt của Dương Tường là (1‟‟ - n‟‟).
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các đại từ nhân xưng và các biến thể của chúng trong tiếng Anh ...... 21
Bảng 1.2: Các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt ............................................... 21
Bảng 2.1: Kết quả tổng hợp về hình thức chuyển dịch các đại từ nhân xưng
qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] ................................................. 39
Bảng 2.2: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít I, me được sử dụng
trong [I] và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] ........... 41
Bảng 2.3: Số lần đại từ nhân xưng we, us được sử dụng trong [I] và các
hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] .................................... 49
Bảng 2.4: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ hai you được sử dụng trong [I]
và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] ......................... 55
Bảng 2.5: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít he, him, she, her được sử
dụng trong [I] và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] ..... 64
Bảng 2.6: Các hình thức chuyển dịch đại từ nhân xưng they, them từ [I] sang [II] ... 71
Bảng 2.7: Đại từ nhân xưng được thêm vào các cuộc thoại ở [II] ...................... 74
Bảng 2.8: Đại từ nhân xưng được sử dụng trong giao tiếp ở [I] và [II] .............. 78
Bảng 3.1: Kết quả tổng hợp về hình thức chuyển dịch danh từ dùng để xưng
hô từ [I] sang [II] ............................................................................... 85
Bảng 3.2: Số lần họ và tên được sử dụng trong [I] và các hình thức chuyển
dịch tương đương sang [II] ................................................................ 86
Bảng 3.3: Số lần các danh từ thân tộc được sử dụng trong [I] và các hình
thức chuyển dịch tương đương sang [II] ............................................ 89
Bảng 3.4: Số lần các danh từ chỉ tình cảm được sử dụng trong [I] và các
hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] .................................... 94
Bảng 3.5: Số lần các danh từ chỉ giới tính được sử dụng trong [I] và các hình
thức chuyển dịch tương đương sang [II] ............................................ 98
Bảng 3.6: Số lần các danh từ chỉ sự lịch sự được sử dụng trong [I] và các
hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] .................................. 101
Bảng 3.7: Số lần các danh từ vật hóa được sử dụng trong [I] và các hình
thức chuyển dịch tương đương sang [II] .......................................... 104
Bảng 3.8: Số lần danh từ chức nghiệp được sử dụng trong [I] và các hình
thức chuyển dịch tương đương sang [II] .......................................... 109
Bảng 3.9: Số lần biểu thức dùng để xưng hô được sử dụng trong [I] và các
hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] .................................. 111
Bảng 3.10: Danh từ và biểu thức dùng để xưng hô được thêm vào các cuộc
thoại ở [II] ....................................................................................... 112
viii
Bảng 3.11: Danh từ dùng để xưng hô được sử dụng trong giao tiếp ở [I] và [II] .. 116
Bảng 4.1: Tần số tương ứng của đại từ nhân xưng trong giao tiếp ở [I] và [II] ... 127
Bảng 4.2: Tần số tương ứng của danh từ dùng để xưng hô trong giao tiếp ở
[I] và [II] ......................................................................................... 127
Bảng 4.3: Cách chuyển dịch đại từ nhân xưng từ tiếng Anh sang tiếng Việt .... 140
Bảng 4.4: Cách chuyển dịch danh từ dùng để xưng hô từ tiếng Anh sang
tiếng Việt ........................................................................................ 141
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ: Mối quan hệ liên cá nhân là cái biểu đạt và cái được biểu đạt ............ 32
Sơ đồ 4.1: Mô hình từ ngữ xưng hô thê hiện mối quan hệ liên cá nhân giữa
các nhân vật ở [I] ............................................................................. 121
Sơ đồ 4.2: Mô hình từ ngữ xưng hô thê hiện mối quan hệ liên cá nhân giữa
các nhân vật ở [II] ........................................................................... 122
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt và tiếng Anh nói riêng, từ
xưng hô thể hiện mối quan hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm giữa các nhân vật tham
gia hội thoại. Để cuộc hội thoại luôn diễn ra tốt đẹp, người nói bao giờ cũng định vị
vai người nghe, đặt họ trong quan hệ với người nói nhằm lựa chọn từ xưng hô cho
phù hợp. Chính mối quan hệ liên cá nhân này đã góp phần quyết định đến việc lựa
chọn và sử dụng từ xưng hô phù hợp với ngữ cảnh, với nội dung, đồng thời cũng
ảnh hưởng đến diễn biến của cuộc thoại. Việc nghiên cứu biểu hiện tính tương ứng
này giữa hai ngôn ngữ (tiếng Anh - tiếng Việt) là việc làm có ý nghĩa, có giá trị
quan trọng trong giao tiếp.
1.2. Từ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú về vốn từ, về
sắc thái ý nghĩa trong từng hoàn cảnh, đặc biệt, trong cùng một vai nhưng lại có thể
có sự thay đổi từ ngữ xưng hô với những sắc thái tình cảm khác nhau. Trong khi đó,
việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh lại có sự khác biệt về số lượng, về từ
loại (xưng hô) và kết cấu từ ngữ xưng hô. Điều này đã gây khó khăn cho các dịch giả
về cách lựa chọn từ ngữ xưng hô tương ứng, nhất là trong việc dịch tác phẩm từ bản
gốc (tiếng Anh) sang bản dịch (tiếng Việt). Việc đi sâu nghiên cứu từ ngữ xưng hô
trong tác phẩm cụ thể từ bản gốc Gone with the wind của tác giả Margaret Mitchell
(tái bản 2005), nhà xuất bản Macmillan sang bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch
giả Vũ Kim Thư (2009), nhà xuất bản Thời Đại sẽ góp phần giúp chúng ta thấy rõ
hơn về tính hệ thống, tính qui luật trong hoạt động chuyển dịch giữa từ tiếng Anh
sang tiếng Việt và ngược lại.
1.3. Trong thực tiễn giao tiếp tiếng Anh, đại từ nhân xưng thường được sử
dụng phổ biến hơn danh từ dùng để xưng hô, trong khi đó, ở tiếng Việt, đại từ nhân
xưng được sử dụng rất hạn chế so với danh từ dùng để xưng hô, đặc biệt là danh từ
thân tộc. Vì vậy, việc chuyển dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô trong giao tiếp qua lời
hội thoại của nhân vật từ tiếng Anh sang tiếng Việt có những điểm tương đồng và
khác biệt giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt về cách sử dụng đại từ nhân xưng, các danh
từ dùng để xưng hô (họ và tên, danh từ chức nghiệp, danh từ thân tộc), sắc thái
tình cảm, văn hóa
1.4. Trong thực tế, người Việt học tiếng Anh và đặc biệt là người nước ngoài
sử dụng tiếng Anh học tiếng Việt gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ
xưng hô trong việc học cũng như trong việc chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng
Việt hay ngược lại. Họ thường mắc nhiều lỗi trong sử dụng do chưa hiểu rõ chức
năng, ngữ nghĩa ngữ dụng, văn hóa của từng loại từ (đại từ nhân xưng hay danh từ
dùng để xưng hô) của từ ngữ xưng hô. Vì vậy, việc “Nghiên cứu từ ngữ xưng hô
2
qua lời thoại nhân vật từ bản gốc Gone with the wind sang bản dịch Cuốn theo chiều
gió” là vấn đề cần thiết, cần được quan tâm nghiên cứu.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn đơn vị từ ngữ xưng hô được sử dụng
trong giao tiếp ở các ngữ cảnh, qua lời thoại nhân vật thể hiện trong tác phẩm Gone
with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt) làm đối
tượng nghiên cứu.
Tác phẩm này được một số dịch giả dịch sang tiếng Việt, như Dương Tường,
Lê Công Thành... Ở đây, chúng tôi chọn bản dịch Cuốn theo chiều gió của Vũ Kim
Thư (năm 2009, nhà xuất bản Thời đại) vì chất văn trong sáng, tự nhiên, giàu tính
văn chương, là bản dị