Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ mang thai Hbsag ở người mẹ mang thai lây nhiễm sang con và đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Thái Nguyên

Viêm gan vi rút là một nhóm bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm. Nhiễm vi rút viêm gan đặc biệt là nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 240 triệu người nhiễm HBV mạn tính và ước tính có khoảng 650 000 người tử vong mỗi năm do viêm gan vi rút B mạn tính, chủ yếu là từ các biến chứng lâu dài như xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Từ 20 đến 30% những người bị bệnh viêm gan B mạn tính sẽ phát triển những biến chứng này. Vi rút viêm gan B có ba đường lây truyền chính: lây qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con. Trong đó lây nhiễm HBV từ mẹ sang con gặp nhiều nhất ở những người có tải lượng HBV DNA cao hoặc HBeAg dương tính. Ở những nước có tỷ lệ HBsAg cao (> 8%) trước khi thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, hầu hết nhiễm HBV là hậu quả của truyền lây từ mẹ sang con hoặc lây truyền trong hộ gia đình do tiếp xúc gần gũi với người nhiễm HBV. Sự lây truyền chu sinh cũng xảy ra ở các nước không có tỷ lệ lưu hành HBV cao, trẻ em nhiễm HBV chủ yếu từ các bà mẹ không được thăm khám và xét nghiệm thích hợp trong thời kỳ mang thai hoặc phòng ngừa HBV khi sinh. Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1997 mới đưa vắc xin phòng viêm gan vi rút B do Việt Nam sản xuất từ huyết tương chính thức vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi ở một số tỉnh. Số trẻ được tiêm chủng vắc xin phòng viêm gan vi rút B tính đến cuối năm 2001 khoảng 370.000 cháu, chiếm 25% tổng số trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước. Việc tiêm phòng mũi vắc xin viêm gan vi rút B sơ sinh trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang được hướng dẫn trong 24 giờ đầu sau sinh cho tất cả các đối tượng theo khuyến cáo của TCYTTG.

docx28 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ mang thai Hbsag ở người mẹ mang thai lây nhiễm sang con và đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NÔNG THỊ TUYẾN NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MANG THAI HBsAg Ở NGƯỜI MẸ MANG THAI LÂY NHIỄM SANG CON VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở TRẺ SAU TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA – THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội tiêu hóa Mã số: 62.72.01.43 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thái Nguyên, năm 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Dương Hồng Thái 2. PGS.TS Trần Việt Tú Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học tại Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên Vào hồi ............... giờ, ngày ........ tháng ........ năm 2........ Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên Thư viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nông Thị Tuyến, Phùng Thị Tuyết Nga, Dương Hồng Thái, Hoàng Anh Tuấn (2016), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của phụ nữ mang thai có HBsAg (+) tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số đặc biệt (449) , Tr 188-194. Nông Thị Tuyến, Dương Hồng Thái, Trần Việt Tú (2018), “Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin viêm gan B ở trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg(+)”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 2(472), Tr 71-75. Nông Thị Tuyến, Dương Hồng Thái, Trần Việt Tú (2018), “ Nghiên cứu tình hình nhiễm HBV ở phụ nữ có thai và trẻ em sau sinh có mẹ mang HBsAg(+) tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên” Tạp chí Y học Việt Nam, Số 2(472), Tr 115- 118. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gan vi rút là một nhóm bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm. Nhiễm vi rút viêm gan đặc biệt là nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 240 triệu người nhiễm HBV mạn tính và ước tính có khoảng 650 000 người tử vong mỗi năm do viêm gan vi rút B mạn tính, chủ yếu là từ các biến chứng lâu dài như xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Từ 20 đến 30% những người bị bệnh viêm gan B mạn tính sẽ phát triển những biến chứng này. Vi rút viêm gan B có ba đường lây truyền chính: lây qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con. Trong đó lây nhiễm HBV từ mẹ sang con gặp nhiều nhất ở những người có tải lượng HBV DNA cao hoặc HBeAg dương tính. Ở những nước có tỷ lệ HBsAg cao (> 8%) trước khi thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, hầu hết nhiễm HBV là hậu quả của truyền lây từ mẹ sang con hoặc lây truyền trong hộ gia đình do tiếp xúc gần gũi với người nhiễm HBV. Sự lây truyền chu sinh cũng xảy ra ở các nước không có tỷ lệ lưu hành HBV cao, trẻ em nhiễm HBV chủ yếu từ các bà mẹ không được thăm khám và xét nghiệm thích hợp trong thời kỳ mang thai hoặc phòng ngừa HBV khi sinh. Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1997 mới đưa vắc xin phòng viêm gan vi rút B do Việt Nam sản xuất từ huyết tương chính thức vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi ở một số tỉnh. Số trẻ được tiêm chủng vắc xin phòng viêm gan vi rút B tính đến cuối năm 2001 khoảng 370.000 cháu, chiếm 25% tổng số trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước. Việc tiêm phòng mũi vắc xin viêm gan vi rút B sơ sinh trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang được hướng dẫn trong 24 giờ đầu sau sinh cho tất cả các đối tượng theo khuyến cáo của TCYTTG. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp tiêm vắc xin đầy đủ mà vẫn lây nhiễm HBV từ mẹ sang con, đánh giá đáp ứng miễn dịch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng vắc xin phòng viêm gan vi rút B vẫn là biện pháp quan trọng nhất phòng lây nhiễm HBV từ mẹ sang con. Tại Việt Nam các nghiên cứu về tác dụng của vắc xin Gene HBvax và vắc xin Quinvaxem ở trẻ dưới 1 tuổi còn ít, trong đó tác dụng của hai loại vắc xin này đối với trẻ sau sinh ở những người mẹ mang HBsAg(+) cũng cần được nghiên cứu thêm vì hai vắc xin này hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nhiều kiến thức về phòng chống bệnh, trong đó có bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con. Đồng thời hiện nay trong công tác phòng chống lây nhiễm HBV từ mẹ sang con chỉ sử dụng hai loại vắc xin trên trong CTTCMR mà không phối hợp thêm các biện pháp khác. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ mang HBsAg ở người mẹ mang thai lây nhiễm sang con và đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm vắc xin viêm gan B tại huyện Định Hóa – Thái Nguyên” với các mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ HBsAg (+) ở phụ nữ mang thai tại huyện Định Hóa - Thái Nguyên trong thời gian từ 2015 - 2017. 2. Xác định tỷ lệ HBsAg(+) ở trẻ có mẹ mang HBsAg tại huyện Định Hóa – Thái Nguyên. 3. Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin Gene HBvax và Quinvaxem ở những trẻ sinh ra từ những bà mẹ mang HBsAg. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Phần chính của luận án dài 131 trang, không kể phần phụ lục, bao gồm các phần sau: Đặt vấn đề: 2 trang Chương 1. Tổng quan: 39 trang Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 25 trang Chương 3 - Kết quả nghiên cứu: 24 trang Chương 4 - Bàn luận 38 trang Kết luận và khuyến nghị: 3 trang Luận án có 130 tài liệu tham khảo, trong đó có 25 tài liệu tiếng Việt và 105 tiếng Anh. Luận án có 35 bảng, 4 biểu đồ, 4 hình. Phần phụ lục gồm 4 phụ lục dài 12 trang. Phần 1: TỔNG QUAN Đại cương về vi rút viêm ga B Năm 1964, Blumberg S.M đã tìm ra kháng nguyên Australia ở những người thổ dân Australia được truyền máu nhiều lần. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã chứng minh kháng nguyên Australia là kháng nguyên bề mặt của HBV, kí hiệu quốc tế là HBsAg (Hepatitis B surface antigen). Mười một năm sau, năm 1975, Dane đã phát hiện dưới kính hiển vi điện tử các hạt nhỏ, đường kính khoảng 42 nm, chúng được gọi tên là các hạt Dane. Về sau các tác giả nghiên cứu về vi rút viêm gan B (HBV) đã xác định hạt Dane là những hạt vi rút hoàn chỉnh. 1.1.1. Cấu trúc của vi rút viêm gan B HBV thuộc họ Hepadnaviridae, là vi rút hướng gan có cấu trúc ADN được cấu tạo bởi 3.200 đôi acid nucleotid, trọng lượng phân tử 2 x 106 dalton. 1.1.2. Hệ gen của vi rút viêm gan B Các kiểu gen HBV gây nên sự không đồng nhất trong các biểu hiện lâm sàng và đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính ở các vùng khác nhau trên thế giới. Cho đến nay, đã xác định 10 kiểu gen HBV (A-J) và một số phân typ khác nhau, được xác định bằng sự phân kỳ trong toàn bộ trình tự bộ gen của HBV và sự phân bố địa lý riêng biệt. Lây truyền vi rút viêm gan B Các phương thức lây truyền chính của HBV như sau: 1.2.1. Lây truyền qua đường máu Trước thập niên 60 của thế kỷ XX, khi chưa có các xét nghiệm sàng lọc HBV ở người cho máu chuyên nghiệp, thì nguy cơ lây nhiễm HBV của người nhận là > 30%, và cũng dễ nhận thấy rằng những người mắc bệnh phải truyền máu thường xuyên (ví dụ mắc Hemophilia) có thể lên đến 60% có HBsAg(+). Từ năm 1970 áp dụng sàng lọc huyết thanh của HBV làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HBV sau truyền máu. 1.2.2. Lây truyền từ mẹ sang con. Sự lây truyền HBV mẹ - con là một đặc điểm dịch tễ quan trọng của vùng lưu hành cao trong đó có Việt Nam. Sự lây truyền này có thể xảy ra trong thời kỳ bào thai, trong khi sinh và cả sau sinh. Vì vậy cạnh tiêm chủng mở rộng cho trẻ em còn phải chú trọng vấn đề tiêm chủng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. 1.2.3. Lây truyền qua đường tình dục Người ta đã tìm thấy sự có mặt của HBsAg trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo, máu hành kinh. HBV xâm nhập cơ thể qua những vết xước rất nhỏ do giao hợp. Lây bệnh có thể xảy ra trong quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới. 1.2.4. Lây truyền có yếu tố gia đình Qua nghiên cứu của Hà Thị Minh Thi và cs cho thấy tỷ lệ những người có HBsAg dương tính trong tất cả những gia đình có ít nhất một người mang HBsAg lên đến 47,8%. 1.3. Triệu chứng của bệnh viêm gan B Triệu chứng lâm sàng: Viêm gan vi rút B mạn là bệnh viêm gan gây ra bởi tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B dai dẳng, dài tối thiểu 6 tháng có kèm theo bệnh lý viêm và hoại tử mạn tính ở gan. Viêm gan vi rút B mạn chia thành 2 thể là HBeAg dương tính và HBeAg âm tính. 1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng * Enzyme AST/ALT tăng cao liên tục hoặc từng đợt trong viêm gan B mạn tính. * Những xét nghiệm chức năng gan khác cũng thay đổi khi có tổn thương gan: tăng bilirubin, giảm albumin, giảm prothrombin. * Công thức máu như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Siêu âm có thể thấy hình ảnh xơ gan, sinh thiết gan thấy có tổn thương trên mô bệnh học. * Các dấu ấn của vi rút viêm gan B. 1.4. Viêm gan vi rút B, thai nghén và trẻ sơ sinh 1.4.1. Ảnh hưởng của thai nghén đối với viêm gan vi rút Viêm gan B cấp tính ở phụ nữ mang thai có đặc điểm: triệu chứng lâm sàng ở thời kỳ vàng da rất rõ và nhất là vàng da kiểu ứ mật với biểu hiện ngứa và tình trạng thai nghén không làm tăng thêm khả năng mắc bệnh này. 1.4.2. Ảnh hưởng của VGVR đối với thai nghén Ảnh hưởng của mắc viêm gan B cấp tính trên thai phụ đến thai nhi cũng đã được đánh giá như xảy thai, đẻ non, thai chết lưu, viêm gan cấp sơ sinh, xơ gan nhưng chưa có tài liệu có thể gây dị tật thai nhi. 1.4.3. Viêm gan vi rút ở trẻ sơ sinh Thường là thể nặng. Diễn ra 3 hình thái tối cấp, cấp, bán cấp 1.5. Vắc xin viêm gan B 1.5.1. Vắc xin VGB thế hệ thứ nhất Được điều chế từ huyết tương người lành mang HBsAg mạn tính. Vắc xin VGB có nguồn gốc huyết tương được nghiên cứu đầu tiên ở Pháp và Mỹ và được đưa vào sử dụng rộng rãi từ những năm 1981-1982. 1.5.2. Vắc xin VG thế hệ thứ hai Được nghiên cứu từ cuối thập niên 70. Năm 1986 được sản xuất lần đầu tiên tại Mỹ. Đây là loại vắc xin tái tổ hợp ADN bằng cách biểu thị đoạn gen S mã hóa cho kháng nguyên bề mặt HBsAg trên các tế bào nấm men, hoặc các tế bào sinh vật của loài có vú để khởi động quá trình tổng hợp HBsAg. 1.5.3. Vắc xin VGB thế hệ thứ ba Là loại vắc xin có nguồn gốc từ gen S, Pre S1 và Pre S2 của HBV, tác dụng sinh miễn dịch mạnh hơn. Hai protein bề mặt có thêm trong vắc xin thế hệ ba là Pre S1 và Pre S2 có vai trò quan trọng trong việc kích thích tế bào T giúp đỡ trong việc tạo kháng thể anti HBs. Đáp ứng miễn dịch của trẻ em dưới 1 tuổi sau tiêm vắc xin viêm gan B Tình hình triển khai vắc xin viêm gan trong chương trình tiêm chủng tại Việt Nam Ngày 18/8/1997, Thủ tướng chính phủ chính thức phê duyệt cho phép triển khai vắc xin viêm gan B trong chương trình TCMR. Triển khai thí điểm tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003, 100% xã phường trong toàn quốc triển khai tiêm vắc xin VGB tổng số đối tượng là 1.500.113 trẻ dưới 1 tuổi. Lịch tiêm vắc xin VGB Hiện nay, đa số các trường hợp, người ta áp dụng lịch tiêm chủng: 0-1- 6 hoặc người ta tiêm 4 mũi theo lịch: 0-1-2-12. Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin VGB Trẻ được gọi là có đáp ứng miễn dịch nếu xét nghiệm anti HBs có nồng độ ≥ 10 mUI/ml sau tiêm vắc xin phòng VGB. Trẻ cũng còn được gọi là có kháng thể bảo vệ, nghĩa là có khả năng ngăn ngừa nhiễm HBV trong tương lai. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá đáp ứng miễn dịch Nhiều nghiên cứu trên trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh con của các bà mẹ mang HBV mạn tính cho thấy, có sự dao động rất lớn về đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin phòng VGB vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin VGB. 1.7. Hiệu quả của tiêm phòng vắc xin viêm gan B rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Các quốc gia báo cáo lịch trình tiêm chủng của họ và các ước tính chi trả hàng năm thông qua WHO và UNICEF. Báo cáo chung của Quỹ trẻ em của Liên Hợp Quốc (UNICEF), tính đến năm 2016, có 101 quốc gia (52% của 194 Quốc gia thành viên của WHO) có chính sách quản lý vắc xin VGB cho tất cả trẻ sơ sinh. Chỉ định và chống chỉ định của vắc xin tiêm phòng viêm gan B tại Việt Nam Tất cả trẻ em và người dưới 18 tuổi trước đây chưa tiêm vắc xin phải được tiêm vắc xin VGB. Vắc xin viêm gan B cũng được chỉ định cho các nhóm có nguy cao cơ nhiễm HBV. Vắc xin viêm gan B chống chỉ định cho những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của vắc xin. Không có chống chỉ định cho phụ nữ mang thai hay cho con bú. 1.9. Các nghiên cứu về nhiễm vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai trên thế giới và Việt Nam Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu * Phụ nữ có thai Tất cả các phụ nữ có thai đến sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Định Hóa trong thời gian từ 4-2015 đến tháng 6-2017 được xét nghiệm HBsAg bằng test nhanh có kết quả HBsAg(+), được kiểm tra lại xét nghiệm HBsAg(ELISA) dương tính, được tư vấn đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được lựa chọn vào nghiên cứu. + Tiêu chuẩn lựa chọn phụ nữ có thai vào nghiên cứu: Phụ nữ mang thai đến sinh tại Bệnh viện Đa khoa Định Hóa, diễn biến trong khi mang thai bình thường, sản phụ là người có hộ khẩu thường trú tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có địa chỉ rõ ràng. + Tiêu chuẩn loại trừ: Đồng nhiễm HCV, HIV, sản phụ có biểu hiện nhiễm độc thai nghén nặng, đái đường thai nghén, dùng thuốc kháng vi rút trong quá trình mang thai, không đồng ý tham gia nghiên cứu. Trong 3818 sản phụ đến sinh trong thời gian nghiên cứu, có 239 sản phụ có xét nghiệm HBsAg (test nhanh) dương tính, nhưng trong số đó có 129 sản phụ không lấy được máu khi chuyển dạ sinh hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu, có các yếu tố trong tiêu chuẩn loại trừ, vì vậy có 110 sản phụ được tham gia nghiên cứu. * Trẻ sơ sinh + Tiêu chuẩn lựa chọn trẻ sơ sinh vào đối tượng nghiên cứu: Mẹ nhiễm HBV có xét nghiệm HBsAg(+) lúc đến sinh, trẻ sinh ra không mắc các dị tật bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh, tiêm đủ vắc xin phòng viêm gan vi rút B trong chương trình TCMR khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, trẻ không bị ngạt sau đẻ. + Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ không lấy máu tĩnh mạch sau tiêm phòng, trong quá trình tham gia nghiên cứu gia đình từ chối tham gia nghiên cứu. Tất cả có 110 trẻ sơ sinh được đề nghị tham gia vào nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng bằng vắc xin và đánh giá miễn dịch khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có 8 trẻ không tham gia lấy máu tĩnh mạch khi trẻ 6 tháng tuổi vì một số trẻ không tiêm đủ 4 mũi vắc xin, một số trẻ theo mẹ đi khỏi nơi cư trú, nên chỉ có 102 tham gia đầy đủ vào nghiên cứu can thiệp. * Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 6 năm 2017. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Đề tài được thực hiện với hai nghiên cứu kế tiếp nhau là nghiên cứu quan sát mô tả phân tích với điều tra cắt ngang và phương pháp nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng có theo dõi dọc. * Nghiên cứu cắt ngang quan sát mô tả và phân tích tỷ lệ nhiễm HBV ở phụ nữ mang và phân tích tỷ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con. * Nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả theo dõi dọc. 2.2.2. Cỡ mẫu * Cỡ mẫu cho mục tiêu 1: cỡ mẫu thuận tiện, lấy tất cả số phụ nữ mang thai đến sinh tại Bệnh viện Đa khoa Định Hóa trong thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng 6/2017 có hộ khẩu thường trú tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. * Cỡ mẫu cho mục tiêu 2 và mục tiêu 3: Mẫu được tính theo công thức: Z = 1,96 ở độ tin cậy 95% p = 0,93 (theo các nghiên cứu tỷ lệ đáp ứng miễn dịch từ 93 → 96% [9], [10], [130]. d = 0,05 sai số cho phép α = 0,05 xác suất sai lầm loại 1 Từ công thức trên tính được n = 97. Ước tính tỷ lệ thất thoát mẫu là 10% nên cỡ mẫu được chọn là 107, chúng tôi làm tròn lên 110 cặp mẹ con. 2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu - Bước 1: Lựa chọn đối tượng nghiên cứu - Bước 2: Giải thích tư vấn cho sản phụ về quyền lợi khi tham gia nghiên cứu - Bước 3: Lập bệnh án nghiên cứu - Bước 4: Lấy máu sản phụ lúc chuyển dạ - Bước 5: lấy máu cuống rốn trẻ sơ sinh - Bước 6: Tiêm vắc xin Gene HBvax cho trẻ sơ sinh - Bước 7: tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ 2,3,4 tháng tuổi - Bước 8: Lấy máu trẻ 6 tháng tuổi - Bước 9: Phân tích kết quả và hoàn thiện luận án. 2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu * Thông tin chung về nhóm đối tượng nghiên cứu - Tuổi của sản phụ: Chia ra làm 3 nhóm theo tỷ lệ %: nhóm: 35 tuổi. - Nghề nghiệp: Chia làm 3 nhóm theo tỷ lệ %: Làm ruộng; công chức; công việc khác. - Dân tộc: Chia ra làm 5 nhóm theo tỷ lệ %: Kinh; Tày; Sán chí; Nùng; các dân tộc khác. - Đường sinh: Chia làm 3 nhóm theo tỷ lệ %: Đẻ thường; mổ đẻ; đẻ có cắt tầng sinh môn. - Giới tính của trẻ: Chia làm 2 nhóm theo tỷ lệ %: Nam; nữ - Cân nặng sơ sinh của trẻ: Chia làm 4 nhóm theo tỷ lệ % (đơn vị tính bằng gr): < 2500gr; 2500 - < 3000gr; 3000-3500gr; ≥ 3500gr. Được tác giả hoặc Bác sĩ khoa Sản BV Đa khoa Định Hóa thăm khám, hỏi kỹ lưỡng, tham khảo hồ sơ bệnh án và ghi chép vào bệnh án nghiên cứu. * Tỷ lệ HBsAg(+) ở phụ nữ mang thai tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên - Dấu ấn HBsAg trong máu mẹ: Tỷ lệ % theo 2 nhóm: HBsAg(+); HBsAg(-). Xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh tất cả những sản phụ có thai đến sinh tại BV Đa khoa Định Hóa, sau đó xét nghiệm lại bằng phương pháp ELISA tại Trung tâm Huyết học BV TW Thái Nguyên. - Số năm phát hiện nhiễm HBV: Chia làm 4 nhóm theo tỷ lệ %: dưới 5 năm; 5 – 10 năm; > 10 năm và không rõ thời gian nhiễm HBV. Được tác giả hoặc Bác sĩ Khoa Sản BV ĐK Định Hóa thăm khám, hỏi kỹ lưỡng và ghi vào bệnh án nghiên cứu. - Dấu ấn HBeAg trong máu mẹ: Tỷ lệ % theo 2 nhóm: HBeAg(+); HBeAg(-). Xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh tất cả những sản phụ có xét nghiệm HBsAg(+) tại BV ĐK Định Hóa. - Tải lượng HBV DNA trong máu mẹ: Tỷ lệ % theo 6 nhóm (copies/ml): 106. Xét nghiệm bằng hệ thống máy luân nhiệt Realtime PCR. * Tỷ lệ HBsAg(+) ở trẻ có mẹ mang HBsAg tại huyện Định Hóa Dấu ấn HBsAg ở trẻ sơ sinh: Tỷ lệ % theo 2 nhóm: HBsAg(+); HBsAg(-). Xét nghiệm máu cuống rốn bằng phương pháp ELISA tại Trung tâm Huyết học, BVTW Thái Nguyên. * Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin HBV ở những trẻ sinh ra từ những bà mẹ có HBsAg (+) - Dấu ấn HBsAg ở trẻ 6 tháng tuổi sau tiêm phòng: Tỷ lệ % theo 2 nhóm: HBsAg(+); HBsAg(-). Xét nghiệm máu tĩnh mạch bằng phương pháp ELISA tại Trung tâm Huyết học, BVTW Thái Nguyên lúc trẻ 6 tháng tuổi sau khi đã tiêm đủ vắc xin VGB. - Dấu ấn anti HBs ở trẻ 6 tháng tuổi sau tiêm phòng: Tỷ lệ % theo 3 nhóm: Anti HBs 100(mIU/ml). Xét nghiệm máu tĩnh mạch bằng phương pháp điện hóa phát quang, tại Trung tâm Huyết học, BVTW Thái Nguyên, lúc trẻ 6 tháng tuổi. 2.5.1. Khám lâm sàng Các sản phụ khi chuyển dạ đến sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Đa Khoa Định Hóa, được tác giả hoặc Bác sĩ khoa Sản thăm khám lâm sàng để phát hiện những trường hợp nhiễm độc thai nghén, đái đường thai nghén sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Ngay sau khi sinh trẻ được thăm khám phát hiện những dấu hiệu bất thường như bệnh tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, suy hô hấp, tuần hoàn sau sinh sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. 2.5.2. Tiêm vắc xin viêm gan B - Trẻ sơ sinh thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu được tiêm 1 mũi vắc xin Gene HBvax, được Nữ hộ sinh khoa Sản thực hiện sau đó ghi vào sổ theo dõi tiêm vắc xin viêm gan B tại khoa Sản bệnh viện Đa khoa Định Hóa. - Khi trẻ đủ 2, 3, 4 tháng tuổi trẻ sẽ được báo đến tiêm chủng bằng vắc xin Quinvaxem mũi 1, 2, 3 tại Trạm Y tế xã nơi trẻ sống. 2.5.3. Kỹ thuật xét nghiệm 2.5.3.1. Ở mẹ: Xét nghiệm HBsAg(test nhanh); Xét nghiệm anti HCV(test nhanh); Xét nghiệm anti HIV(test nhanh); Xét nghiệm HBsAg(ELISA); HBeAg(test nhanh); Xét nghiệm HBV DNA. 2.5.3.2. Ở con:Xét nghiệm HBsAg(ELISA) lúc sơ sinh bằng máu cuống rốn; Xét nghiệm HBsAg(ELISA) lúc 6 tháng tuổi bằng máu tĩnh mạch; Xét nghiệm anti HBs bằng phương pháp điện hóa phát quang lúc trẻ 6 tháng tuổi. 2.5.4. Xử lý số liệu: Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học SPSS 20.0. 2.6. Định nghĩa các biến số nghiên cứu 2.6.1. Viêm gan vi rút B mạn Viêm gan vi rút B mạn là hiện tượng viêm hoại tử gan mạn tính nguyên nhân do nhiễm vi rút viêm gan B kéo dài trên 6 tháng. Viêm gan vi rút B mạn được chia thành viêm gan vi rút B mạn HBeAg dương tính và HBeAg âm tính. 2.6.2. Đáp ứng miễn dịch Phân loại kết quả sau tiêm phòng: + Trẻ có VRVGB sau tiêm phòng là trẻ có xét nghiệm HBsAg(+) tại thời điểm khi trẻ 6 tháng tuổi. + Trẻ k
Luận văn liên quan