Tóm tắt Luận án Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh

Ở nước ta, bóng đá nữ phát triển mạnh trong những năm gần đây, hàng năm có giải vô địch bóng đá nữ quốc gia, tham gia thi đấu giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á, Châu Á. Bóng đá nữ nước ta xếp loại đứng đầu Đông Nam Á và loại khá của Châu Á. Theo “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” bóng đá nữ đặt chỉ tiêu đứng thứ 6 Châu Á vào năm 2020. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương góp phần quan trọng phát triển bóng đá nữ nước nhà; Luôn đóng góp tích cực của và cũng là “cái nôi” của bóng đá nữ nước nhà. Đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM nhiều lần nằm trong top 3 và đoạt vô địch vào các năm 2002 và 2010. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM không giữ được vị trí nhất, nhì toàn quốc mà rớt xuống hạng ba. Hiện nay điểm yếu nhất của đội bóng đá nữ TP.HCM về thể lực đặc biệt là về sức bền. Chính vì vậy, phát triển sức bền đối với nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM là vấn đề mang tính cấp thiết cần được nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ TP.HCM là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết triển khai đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh”.

docx42 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Phần mở đầu Ở nước ta, bóng đá nữ phát triển mạnh trong những năm gần đây, hàng năm có giải vô địch bóng đá nữ quốc gia, tham gia thi đấu giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á, Châu Á. Bóng đá nữ nước ta xếp loại đứng đầu Đông Nam Á và loại khá của Châu Á. Theo “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” bóng đá nữ đặt chỉ tiêu đứng thứ 6 Châu Á vào năm 2020. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương góp phần quan trọng phát triển bóng đá nữ nước nhà; Luôn đóng góp tích cực của và cũng là “cái nôi” của bóng đá nữ nước nhà. Đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM nhiều lần nằm trong top 3 và đoạt vô địch vào các năm 2002 và 2010. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM không giữ được vị trí nhất, nhì toàn quốc mà rớt xuống hạng ba. Hiện nay điểm yếu nhất của đội bóng đá nữ TP.HCM về thể lực đặc biệt là về sức bền. Chính vì vậy, phát triển sức bền đối với nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM là vấn đề mang tính cấp thiết cần được nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ TP.HCM là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết triển khai đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ phát triển sức bền của vận động viên đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM, xây dựng và ứng dụng các bài tập sức bền cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc điểm thể chất, nhằm nâng thành tích thi đấu cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức bền vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2: Xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh. 2. Những đóng góp mới của luận án: Luận án đã xác định được 03 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sức bền nữ VĐV bóng đá là chức năng sinh lý, sinh hóa và thể lực. Đã lựa chọn được 05 chỉ số sinh lý, 04 chỉ số sinh hóa và 11 test đánh giá sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM; Đánh giá được thực trạng sức bền của VĐV về chức năng sinh lý, sinh hóa đều không có sự khác biệt so với người bình thường khỏe mạnh. Xây dựng được bảng điểm và bảng tiêu chuẩn phân loại tổng hợp các test để đánh giá sức bền ở từng nữ VĐV Đội tuyển bóng đá TP.HCM đảm bảo tính logic, có tính khoa học và có tỷ lệ % phân loại. Lựa chọn được 33 bài tập phù hợp và có thể sử dụng phát triển sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM theo 3 nhóm: (1) Nhóm bài tập sức bền ưa khí (11 bài); (2) Nhóm bài tập sức bền yếm khí (19 bài); (3) Nhóm bài tập sức bền hỗn hợp (3 bài). Đánh giá được hiệu quả việc ứng dụng các bài tập cùng kế hoạch tập luyện để thực nghiệm, đã cho kết quả khi tăng trưởng các chỉ số chức năng sinh lý, sinh hóa với 7/9 chỉ số đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê với P<0.05; 11/11 test sức bền đều tăng trưởng rõ rệt và có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05. 3. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong 146 trang giấy khổ A4, bao gồm: Phần mở đầu: 03 trang; Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu: 39 trang; Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu: 17 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 75 trang; Kết luận và kiến nghị: 02 trang. Luận án có 26 bảng, 8 biểu đồ, 1 sơ đồ, 9 hình vẽ. Luận án sử dụng 106 tài liệu tham khảo, trong đó có 92 tài liệu tiếng Việt, 14 tài liệu tiếng nước ngoài (Tiếng Anh) và phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong chương này đề tài đề cập tới các vấn đề có liên quan đến hướng nghiên cứu làm cơ sở khoa học để phân tích và đánh giá các kết quả nghiên cứu của đề tài, cụ thể là: Cơ sở pháp lý, thể chế chính sách về phát triển thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp hoá thể thao; Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý phụ nữ; Cơ sở lý luận về bài tập sức bền và huấn luyện sức bền cho vận động viên nữ; Cơ sở lý luận huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá; Các công trình nghiên cứu liên quan. Qua cơ sở lý luận, cho thấy bóng đá nữ là một môn thể thao đang phát triển mạnh ở Việt Nam và đã gặt hái một số thành tích đáng khích lệ, tuy nhiên với đặc điểm môn thể thao đối kháng trực tiếp trên cùng sân, thời gian thi đấu dài; là môn thể thao đòi hỏi yếu tố thể lực đặc biệt là thể lực chuyên môn là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thi đấu bóng đá. Trong đó sức bền là tố chất thể lực đặc trưng hàng đầu của môn bóng đá. Thực trạng sức bền bóng đá nữ TP.HCM cho thấy còn có những hạn chế ảnh hưởng đến kết quả thi đấu trong những năm gần đây. Vì thế việc quan tâm đến huấn luyện sức bền cho nữ VĐV bóng đá TP.HCM có ý nghĩa thiết thực để nâng cao thành tích. Đặc điểm sinh lý nữ VĐV, đó là cơ bắp của nữ nhỏ hơn so với nam. Nên ở nữ VĐV khi thực hiện những động tác đòi hỏi sức mạnh thì phái nữ tỏ ra yếu hẳn, nên rất cần chú ý khi huấn luyện sức mạnh cho nữ VĐV bóng đá. Một đặc điểm riêng của nữ VĐV là huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc thích ứng dần dần trên cơ sở tăng dần khả năng chịu đựng khối lượng huấn luyện ngay trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên cần giảm thiểu những bài tập ép bụng (tập cơ bụng), cũng cần tránh những bài tập có khối lượng lớn cho nữ VĐV. Đặc điểm tâm lý nữ VĐV, sự khát khao chiến thắng của nữ thua nam, thiếu quyết đoán, kiên quyết và dễ bị tác động các yếu tố bên ngoài chi phối, tính linh hoạt và sáng tạo của nữ cũng kém hơn nam. Khả năng nhận thức, tư duy của nữ cũng hạn chế hơn nam. Mặt khác, tính cách của nữ VĐV có tinh thần trách nhiệm cao, biết nghe lời, chịu đựng được tập luyện các động tác kém hấp dẫn, tuy nhiên tình cảm của nữ tương đối mềm yếu, rất nhạy cảm và dễ bị xúc cảm mạnh. Vì thế trong huấn luyện cần huấn luyện thêm tinh thần chịu khó, chịu khổ, dũng cảm vượt khó để đạt vinh quang. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng 07 phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; phỏng vấn; kiểm tra y sinh; kiểm tra huyết học; kiểm tra sư phạm; thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán học thống kê. 2.2. Tổ chức nghiên cứu: 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: các bài tập phát triển sức bền của nữ VĐV Đội tuyển bóng đá TP.HCM. 2.2.2. Khách thể nghiên cứu: + Đối tượng khảo sát: gồm 22 nữ VĐV Đội tuyển bóng đá TP.HCM, có trình độ chuyên môn cao, đã được huấn luyện và thi đấu từ 7 đến trên 10 năm, được tuyển chọn từ các lớp VĐV trẻ của TP.HCM. + Đối tượng phỏng vấn: 35 chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, huấn luyện viên bóng đá có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu Các địa điểm tập luyện, thi đấu của đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM tại trung tâm Tao Đàn Quận I, TP.HCM và Trường Đại học TDTT TP.HCM. 2.2.4. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2017 về chi tiết mời hội đồng xem trong luận án. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng sức bền VĐV đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM. 3.1.1. Xác định những yếu tố cần thiết đánh giá sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM Cơ sở xác định những yếu tố cần thiết đánh giá sức bền VĐV bóng đá nữ, tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia. Đối tượng phỏng vấn là 25 người, gồm các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên đang giảng dạy tại các trường đại học TDTT, cụ thể là: 6 phó giáo sư, tiến sĩ 6 người (48%), cán bộ giảng dạy trình độ thạc sĩ, 13 người (52%). Nội dung phỏng vấn để lựa chọn các nhân tố cần thiết đánh giá sức bền bóng đá gồm: (1) Chức năng sinh lý; (2) Một số chỉ số sinh hóa; (3) Cấu trúc sợi cơ; (4) Kỹ thuật động tác; (5) Tố chất thể lực; (6) Tâm lý. Các chuyên gia sẽ cho ý kiến lựa chọn các nhân tố cần thiết theo 3 phương án: Rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng. Với 25 phiếu phát ra, thu về 25 phiếu đạt tỷ lệ 100%, kết quả tính toán trình bày bảng 3.1 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về yếu tố cần thiết đánh giá sức bền nữ vận động viên Đội tuyển bóng đá TP.HCM (n = 25) TT Nội dung Tần suất Tỷ lệ % 1 Chức năng sinh lý Rất quan trọng 21 84 Quan trọng 4 16 Không quan trọng 0 0 2 Sinh hóa Rất quan trọng 21 84 Quan trọng 4 16 Không quan trọng 0 0 3 Cấu trúc sợi cơ Rất quan trọng 19 76 Quan trọng 6 24 Không quan trọng 0 0 4 Kỹ thuật Rất quan trọng 16 64 Quan trọng 9 36 Không quan trọng 0 0 5 Thể lực Rất quan trọng 22 88 Quan trọng 3 12 Không quan trọng 0 0 6 Tâm lý Rất quan trọng 14 56 Quan trọng 9 36 Không quan trọng 2 8 Kết quả bảng 3.1 cho thấy, nội dung kiểm tra thể lực có ý kiến cao nhất với 88% đồng ý mức rất quan trọng và quan trọng, chức năng sinh lý và sinh hóa đều đạt 84% đồng ý mức rất quan trọng và quan trọng, còn yếu tố cấu trúc sợ cơ cũng được các chuyên gia và nhà khoa học đề cập đến là yếu tố quan trọng, nhưng với điều kiện kinh phí và công nghệ kiểm tra hiệu tại chưa thể đáp ứng được với số lượng vận động viên lớn, đây là một trong những lý do các nhà khoa học đồng ý mức rất quan trọng và quan trọng ở yếu tố này đạt được 76% và kỹ thuật động tác ý kiến đồng ý thấp nhất với 64%, 2 yếu tố này sẽ không được ứng dụng để kiểm tra sức bền của nữ VĐV Bóng đá trong nghiên cứu này. 3.1.2. Hệ thống hoá các test đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá Để có cơ sở hệ thống hoá các chỉ số, test đánh giá sức bền nữ VĐV bóng đá, đề tài đã tiếp cận qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nhằm tổng hợp một số test cụ thể dùng để đánh giá sức bền nữ VĐV Đội tuyển bóng đá TP.HCM: Sau khi tổng hợp các tài liệu, đề tài hệ thống hoá được 38 chỉ số, test đánh giá sức bền của VĐV bóng đá nữ phù hợp với trình độ, lứa tuổi và khả năng ứng dụng gồm: - Chức năng sinh lý có 8 chỉ số; - Chức năng sinh hóa có 7 chỉ số; - Thể lực sức bền có 23 test. 3.1.3. Phỏng vấn bằng phiếu các chuyên gia về lựa chọn chỉ số, test đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá Để xác định các chỉ số và test đánh giá sức bền phù hợp nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM, đề tài tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn theo 3 mức độ đánh giá: Rất cần thiết (3 điểm); Cần thiết (2 điểm); Không cần thiết (1 điểm). - Tiến hành phỏng vấn 2 lần cách nhau 1 tháng, xin ý kiến các chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm và huấn luyện môn bóng đá, cả hai lần đều phát ra là 25, thu về 23 phiếu đạt 92%. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số và test đánh giá sức bền nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM (n=23) TT Nội dung chỉ tiêu, test kiểm tra Lần 1 Lần 2 Điểm trung bình 2 lần Tỷ lệ % 2 lần Tổng điểm Tỷ lệ % Tổng điểm Tỷ lệ % I Chức năng sinh lý 1 Công năng tim (HW); 65 94.20 64 92.75 64.5 93.48 2 Dung tích sống (l); 67 97.10 68 98.55 67.5 97.83 3 VO2max (ml.kg.min); 66 95.65 65 94.20 65.5 94.93 4 Nhịp tim yên tĩnh (l/phút); 64 92.75 62 89.86 63 91.30 5 Thế tích hô hấp (l); 53 76.81 52 75.36 52.5 76.09 6 Huyết áp (mmHg); 63 91.30 62 89.86 62.5 90.58 7 Step - Test Haward; 55 79.71 53 76.81 54 78.26 8 PWC 170 (kgm/phút). 55 79.71 53 76.81 54 78.26 II Chức năng sinh hóa 9 Bạch cầu "WBC"; 63 91.30 68 98.55 65.5 94.93 10 Số lượng hồng cầu "RBC"; 67 97.10 69 100.00 68 98.55 11 Hemoglobin "Hb"; 69 100.00 68 98.55 68.5 99.28 12 Thể tích hồng cầu "Hct"; 66 95.65 67 97.10 66.5 96.38 13 Tiểu cầu "PLT" (x 109L); 55 79.71 53 76.81 54 78.26 14 Cortisol(μg/dl); 53 76.81 53 76.81 53 76.81 15 Testosterone (Roche) 54 78.26 55 79.71 54.5 78.99 III Thể lực sức bền: 16 Ngưỡng yếm khí tốc độ (m/s) 65 94.20 66 95.65 65.5 94.93 17 T- Test (s); 55 79.71 53 76.81 54 78.26 18 Chạy 800m (phút); 65 94.20 64 92.75 64.5 93.48 19 Chạy 1500m (phút); 53 76.81 48 69.57 50.5 73.19 20 Chạy 3000m (phút); 54 78.26 54 78.26 54 78.26 21 Test Cooper (m); 66 95.65 65 94.20 65.5 94.93 22 Chạy 5 x 30m (s); 43 62.32 44 63.77 43.5 63.04 23 Chạy 10 x 30m (s); 47 68.12 45 65.22 46 66.67 24 Test yo-yo IR1; 64 92.75 66 95.65 65 94.20 25 Chạy 5 x 60m; 43 62.32 44 63.77 43.5 63.04 26 Chạy 4lần x100m (s) 63 91.30 68 98.55 65.5 94.93 27 Chạy 400m XPC (s) 62 89.86 61 88.41 61.5 89.13 28 Chạy 2000m (phút) 53 76.81 48 69.57 50.5 73.19 29 Chạy 4 x 400m (phút); 55 79.71 53 76.81 54 78.26 30 Chạy 5000m (phút); 54 78.26 54 78.26 54 78.26 31 Chạy 10000m (phút); 53 76.81 48 69.57 50.5 73.19 32 Chạy maratong (phút); 43 62.32 44 63.77 43.5 63.04 33 Test chạy gập khúc 7 x 30m (s); 62 89.86 62 89.86 62 89.86 34 Test chạy gập khúc 7 x 50m (s); 62 89.86 61 88.41 61.5 89.13 35 Dẫn bóng luồn cọc (Short Dribbling test); 60 86.96 62 89.86 61 88.41 36 Bật tường sút cầu môn, cự ly 10m x 5 lần (s), 54 78.26 52 75.36 53 76.81 37 Dẫn bóng luồn cọc, bật tường sút cầu môn x 5 lần (s) 61 88.41 62 89.86 61.5 89.13 38 Dẫn bóng dọc biên, chuyền bóng vào khu vực 5m50(s) x 5 lần 64 92.75 66 95.65 65 94.20 Đề tài luận án quy ước, chọn các chỉ số và test đạt trung bình tổng số điểm giữa 2 lần phỏng vấn có tỷ lệ phần trăm trên 80% tổng điểm sử dụng để kiểm tra đánh giá thực trạng về sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. Qua bảng 3.2 đề tài luận án đã chọn được 20 chỉ số và test gồm: Về chức năng sinh lý có 5 chỉ số. Chức năng sinh hóa có 4 chỉ số. Thể lực sức bền có 11 test. Các chỉ số và test có trung bình tổng điểm 2 lần phỏng vấn, đạt tỷ lệ dưới 80% sẽ bị loại bỏ. 3.1.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy các test đánh giá sức bền nữ VĐV bóng đá TP.HCM Nhằm mục đích xác định độ tin cậy của test kiểm tra sư phạm để đánh giá thực trạng sức bền nữ VĐV, đề tài tiến hành kiểm tra 2 lần bằng phương pháp retest, theo quy trình, quy phạm như nhau cùng một thời điểm (trước và sau 1 tuần). Theo kết quả kiểm tra, tiến hành tính hệ số tương quan cặp giữa 2 lần kiểm tra, nếu test có r>0.8 và P>0.05 thì có đủ độ tin cậy để sử dụng. Kết quả tính toán trình bày qua bảng 3.3 sau: Bảng 3.3. Hệ số tương quan cặp (r) các test qua 2 lần kiểm tra  TT  Nội dung test Lần 1 Lần 2 r X d X d 1 Ngưỡng yếm khí tốc độ “VanT” (m/s) 4.361 0.201 4.320 0.178 0.906 2 Yo-yo (s) 16.536 0.458 16.523 0.383 0.86 3 Chạy cooper (m) 2321.955 221.4 2358.9 173.4 0.93 4 Chạy 4lần x100m (s) 14.91 0.59 14.79 0.52 0.89 5 Chạy 400m XPC (s) 62.62 3.9 63.4 3.81 0.99 6 Chạy 800m (phút) 3.37 0.19 3.39 0.17 0.84 7 Chạy 7 x 30 (s) 7.93 0.321 8.018 0.272 0.85 8 Chạy 7 x 50 (s) 78.503 3.51 77 2.381 0.90 9 Dẫn bóng luồn cọc (s) 15.764 0.645 15.757 0.614 0.95 10 Dẫn bóng luồn cọc, bật tường sút cầu môn x 5 lần (s) 10.54 0.63 10.65 0.66 0.94 11 Dẫn bóng dọc biên chuyền bóng vào khu vực 5m50 x 5lần (s) 8.51 0.45 8.7 0.45 0.98 Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy, 11/11 test đều có hệ số tương quan (r≥0,8) có ý nghĩa thống kê (P<0,05), nên bảo đảm đủ độ tin cậy cần thiết cho phép sử dụng để đánh giá sức bền nữ VĐV bóng đá. Như vậy, từ kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài lựa chọn được 20 chỉ số và test cần thiết sử dụng để kiểm tra đánh giá sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM, trong đó có 5 chỉ số về chức năng sinh lý, 4 chỉ số sinh hóa và 11 test thể lực. 3.1.5. Thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên cơ sở các chỉ số, test được chọn ứng dụng để kiểm tra, đề tài tiến hành kiểm tra và đánh giá thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM, được thể hiện các chỉ số cơ bản. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4 sau: Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM TT Nội dung kiểm tra Trước thực nghiệm (n=22) X e d Cv% Chức năng sinh lý 1 Mạch đập yên tĩnh (lần/phút) 59.364 0.047 7.215 12.153 2 Huyết áp tối đa (mmHg) 105.86 0.05 11.997 11.333 Huyết áp tối thiếu (mmHg) 70.273 0.047 7.554 13.604 3 Công năng tim (HW) 2.109 0.032 0.727 34.453 4 Dung tích sống (ml) 2954.6 0.019 129.93 12.056 5 VO2max (m/kg/phut) 46.823 0.041 7.486 15.989 Chức năng sinh hóa 6 Bạch cầu "WBC" (103/mm3) 8.474 0.031 2.513 29.657 7 Hồng cầu "RBC" (10^6/mm3) 4.554 0.031 0.321 7.048 8 Hemoglobin (g/dl) 13.32 0.024 0.733 5.502 9 Hct (%) 42.42 0.026 2.509 5.916 Test thể lực về sức bền 10 Ngưỡng yếm khí tốc độ (m/s) 4.361 0.020 0.201 13.511 11 Yo-yo (s) 16.536 0.014 0.458 2.771 12 Chạy Cooper (m) 2322 0.042 221.4 9.535 13 Chạy 4lần x100m (s) 14.91 0.017 0.59 3.957 14 Chạy 400m XPC (s) 62.62 0.028 3.9 6.23 15 Chạy 800m (phút) 3.37 0.025 0.19 5.65 16 Chạy 7 x 50 (s) 78.503 0.018 3.51 4.472 17 Chạy 7 x 30 (s) 7.93 0.02 0.321 4.053 18 Dẫn bóng luồn cọc (s) 15.764 0.018 0.645 4.093 19 Dẫn bóng luồn cọc, bật tường sút cầu môn x 5 lần (s) 10.54 0.027 0.63 6.014 20 Dẫn bóng dọc biên chuyền bóng vào khu vực 5m50 x 5lần (s) 8.51 0.023 0.45 5.232 Kết quả bảng 3.4 trên được thể hiện như sau: * Về chức năng sinh lý của nữ VĐV bóng đá TP.HCM: có 4/5 chỉ số sinh lý đều có hệ số biến thiên Cv>10% (11.333 - 15.989) biểu hiện sự đồng nhất trung bình, 1/5 chỉ số biểu hiện sự đồng nhất thấp (Công năng tim) Cv=34.453%, sai số tương đối của giá trị trung bình e≤0.05có thể đại diện cho tập hợp mẫu. Các chỉ số sinh lý của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM có độ đồng nhất trung bình và thấp, có thể là do kiểm tra ban đầu sau kỳ nghỉ năm 2015 nên sự hồi phục của VĐV có sự chênh lệch lớn. * Chức năng sinh hóa nữ VĐV bóng đá TP.HCM: có 3/4 chỉ số sinh hóa đều có hệ số biến thiên dao động từ Cv = 5.502 - 7.04820% biểu hiện sự đồng nhất rất thấp, sai số tương đối đều có e=0.024–0.031<0.05 có thể đại diện cho tập hợp mẫu. * Về sức bền của nữ VĐV bóng đá TP.HCM: Sức bền của nữ VĐV Đội tuyển bóng đá TP.HCM có 10/11 test đều có hệ số biến thiên Cv = 2.771 – 9.535 10% biểu hiện sự đồng nhất trung bình, sai số tương đối e = 0.012 – 0.042 < 0.05 nên có thể đại diện cho tập hợp mẫu. Khi so sánh theo tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của Viện Khoa học TDTT ở VĐV bóng đá U15-17 tuổi cho thấy thể lực của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM đạt ở mức kém. 3.1.6. Thực trạng sử dụng phương pháp và phương tiện huấn luyện sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM * Thực trạng sử dụng các phương pháp huấn luyện sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM Thông qua trao đổi trực tiếp với Ban huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM, trong quá trình huấn luyện dựa trên cơ sở lý luận huấn luyện thể thao, ban huấn luyện đã sử dụng các phương pháp huấn luyện trong quá trình huấn luyện sức bền theo các giai đoạn của chu kỳ huấn luyện năm theo quan điểm: Sử dụng đa dạng nhiều phương pháp huấn luyện trong huấn luyện sức bền. Tùy theo mục đích, nhiệm vụ của từng giai đoạn trong huấn luyện sức bền nên có sự thay đổi về phương pháp và tỷ lệ lượng vận động. Các phương pháp thường được sử dụng gồm: Phương pháp tập biến đổi liên tục và ngắt quãng; Phương pháp thi đấu; Phương pháp tập luyện đồng đều; Phương pháp tập luyện vòng tròn; Phương pháp Farlekt; Phương pháp tập giãn cách; Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định biến đổi; Phương pháp tập luyện lặp lại – tăng tiến. * Thực trạng sử dụng các phương tiện huấn luyện sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM Để khảo sát thực trạng sử dụng các bài tập trong huấn luyện sức bền, thông qua trao đổi trực tiếp với Ban huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM và kết hợp tổng hợp các giai đoạn huấn luyện cho thấy việc thực hiện nội dung các bài tập trong huấn luyện sức bền cho nữ VĐV bóng đá TP.HCM qua các giai đoạn huấn luyện của chu kỳ huấn luyện năm như sau: (1) Tỷ trọng huấn luyện sức bền cao nhất ở thời kỳ chuẩn bị; (2) Số giáo án có nội dung huấn luyện sức bền trong chu kỳ tuần ở giai đoạn chuẩn bị chung: 2-3 giáo án/tuần; Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn: 1-2 giáo án/tuần; Giai đo
Luận văn liên quan