Vi nấm là một trong những tác nhân gây bệnh ở động vật
thủy sản và bệnh do vi nấm đã và đang gây thiệt hại cho
nghề nuôi thủy sản ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vi nấm
bậc thấp như Achlya và Saprolegnia là các giống vi nấm
thường gây bệnh trên các loài cá nước ngọt với các sợi nấm
phát triển nhanh và tạo thành búi màu trắng như bông gòn
(Bruno and Woo, 1994; Yanong, 2003). Ngoài ra, vi nấm bậc
cao F. oxysporum được tìm thấy ở vết thương dưới da cá rô
phi (Oreochromis niloticus) nuôi ở Tây Ban Nha (Cutuli et
al., 2015). Đặc biệt một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện
các vi nấm phức nhiễm trên động vật thủy sản như F.
incarnatum-equiseti complex (FIESC) và F. solani species
complex (FSSC) nhiễm trên trứng cá (Odontesthes
bonariensis) hay F. oxysporum species complex (FOSC)
nhiễm trên cơ cá vằn (Danio rerio) nuôi ở Hàn Quốc
(Marino et al., 2016; Kulatunga et al., 2017).
Cá tra và cá lóc là hai đối tượng nuôi thâm canh phổ biến ở
đồng bằng sông Cửu Long. Phân tích cá tra bệnh đã ghi nhận
được các loài Fusarium oxysporum, F. subglutinans và
Fusarium sp. nhiễm trên bóng hơi (Phạm Minh Trúc và ctv.,
2012; Phạm Minh Đức và ctv., 2012). Nhưng nghiên cứu này
chỉ dừng lại ở dạng định tính, chưa xác định tác nhân gây ra
bệnh trương bóng hơi và đặc điểm bệnh học của vi nấm
Fusarium. Nghiên cứu về bệnh cá lóc nói chung và bệnh do
nấm gây ra nói riêng vẫn còn hạn chế. Kết quả khảo sát mầm
bệnh trên cá lóc nuôi thâm canh trong ao đã phân lập được 4
giống vi nấm là Achlya sp., Fusarium sp., Acremonium sp.,
Geotrichum sp., đặc biệt vi nấm Achlya sp. chỉ xuất hiện ở
tháng nuôi thứ nhất và thứ ba (Phạm Minh Đức và ctv.,
2012). Như vậy, nghiên cứu một cách hệ thống về mầm bệnh
vi nấm trong môi trường ao nuôi cá tra và cá lóc là cần thiết
nhằm có được hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học để kiểm soát
mầm bệnh này.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu vi nấm trong nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) và cá lóc (channa striata) thâm canh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã ngành: 62 62 03 01
ĐẶNG THỤY MAI THY
NGHIÊN CỨU VI NẤM TRONG NUÔI
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ
CÁ LÓC (Channa striata) THÂM CANH
Cần Thơ, 2017
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Phạm Minh Đức
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Hoa
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp trường
Họp tại:
Vào lúc .. giờ .. ngày .. tháng .. năm ..
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đặng Thụy Mai Thy, Phạm Minh Đức và Trần Thị Tuyết
Hoa, 2016. Thành phần vi nấm kí sinh trên cá tra giống
(Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Khoa học Trường
Đại học Cần Thơ, 44:48-57.
2. Đặng Thụy Mai Thy, Trần Thị Tuyết Hoa và Phạm Minh
Đức, 2016. Khả năng gây bệnh của vi nấm trên cá lóc (Channa
striata) nuôi thâm canh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 22:105-113.
3. Pham Minh Duc, Dang Thuy Mai Thy, Y. Muraosa and
Kishio Hatai, 2015. Infection of striped catfish (Pangasianodon
hypophthalmus) in Vietnam caused by the fungus Fusarium
incarnatum-equiseti.Bullentin-European Association of Fish
Pathologists, 35:208-2016.
Sách tham khảo
Phạm Minh Đức, Trần Thị Tuyết Hoa và Đặng Thụy Mai Thy,
2015. Vi nấm và phương pháp nghiên cứu vi nấm gây bệnh trên
động vật thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 144 trang.
1
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vi nấm là một trong những tác nhân gây bệnh ở động vật
thủy sản và bệnh do vi nấm đã và đang gây thiệt hại cho
nghề nuôi thủy sản ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vi nấm
bậc thấp như Achlya và Saprolegnia là các giống vi nấm
thường gây bệnh trên các loài cá nước ngọt với các sợi nấm
phát triển nhanh và tạo thành búi màu trắng như bông gòn
(Bruno and Woo, 1994; Yanong, 2003). Ngoài ra, vi nấm bậc
cao F. oxysporum được tìm thấy ở vết thương dưới da cá rô
phi (Oreochromis niloticus) nuôi ở Tây Ban Nha (Cutuli et
al., 2015). Đặc biệt một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện
các vi nấm phức nhiễm trên động vật thủy sản như F.
incarnatum-equiseti complex (FIESC) và F. solani species
complex (FSSC) nhiễm trên trứng cá (Odontesthes
bonariensis) hay F. oxysporum species complex (FOSC)
nhiễm trên cơ cá vằn (Danio rerio) nuôi ở Hàn Quốc
(Marino et al., 2016; Kulatunga et al., 2017).
Cá tra và cá lóc là hai đối tượng nuôi thâm canh phổ biến ở
đồng bằng sông Cửu Long. Phân tích cá tra bệnh đã ghi nhận
được các loài Fusarium oxysporum, F. subglutinans và
Fusarium sp. nhiễm trên bóng hơi (Phạm Minh Trúc và ctv.,
2012; Phạm Minh Đức và ctv., 2012). Nhưng nghiên cứu này
chỉ dừng lại ở dạng định tính, chưa xác định tác nhân gây ra
bệnh trương bóng hơi và đặc điểm bệnh học của vi nấm
Fusarium. Nghiên cứu về bệnh cá lóc nói chung và bệnh do
nấm gây ra nói riêng vẫn còn hạn chế. Kết quả khảo sát mầm
bệnh trên cá lóc nuôi thâm canh trong ao đã phân lập được 4
giống vi nấm là Achlya sp., Fusarium sp., Acremonium sp.,
Geotrichum sp., đặc biệt vi nấm Achlya sp. chỉ xuất hiện ở
tháng nuôi thứ nhất và thứ ba (Phạm Minh Đức và ctv.,
2012). Như vậy, nghiên cứu một cách hệ thống về mầm bệnh
vi nấm trong môi trường ao nuôi cá tra và cá lóc là cần thiết
nhằm có được hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học để kiểm soát
mầm bệnh này.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thành phần vi
nấm trong môi trường ao nuôi cá tra và cá lóc thâm canh, đặc
điểm bệnh học của vi nấm gây bệnh trên cá tra và cá lóc, hóa
chất và thảo dược sử dụng phòng trị bệnh vi nấm. Từ đó
cung cấp thông tin về vi nấm và bệnh do vi nấm trên cá,
đóng góp các dữ liệu khoa học làm cơ sở đề xuất giải pháp
phòng trị bệnh do vi nấm gây ra góp phần quản lý dịch bệnh
tổng hợp và phát triển nghề nuôi cá bền vững.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về mầm bệnh vi nấm nhiễm
trên cá tra, cá lóc và vi nấm xuất hiện trong môi trường nước
ao nuôi nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học về mầm bệnh vi
nấm phục vụ công tác đào tạo và ứng dụng cho thực tiễn sản
xuất.
1.4 Nội dung nghiên cứu
1) Nghiên cứu thành phần giống vi nấm trong môi trường
nuôi và trên cá tra bệnh và cá lóc bệnh.
2) Nghiên cứu đặc điểm bệnh học của vi nấm gây bệnh ở cá
tra và cá lóc.
3) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi nấm gây
bệnh.
4) Nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất và thảo dược đến vi
nấm gây bệnh và thử nghiệm phòng bệnh do nấm trong điều
kiện phòng thí nghiệm.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cung cấp và bổ sung thông tin về vi nấm
nhiễm trên cá tra và cá lóc. Đặc biệt vi nấm Achlya
bisexualis là tác nhân gây bệnh trên cá lóc và Fusarium
incarnatum-equiseti complex là tác nhân gây bệnh trương
bóng hơi trên cá tra nuôi thâm canh và các đặc điểm bệnh
học của hai loài vi nấm này. Nghiên cứu đã đánh giá ảnh
hưởng của hóa chất và thảo dược đến vi nấm gây bệnh, đây
là cơ sở khoa học cần thiết để đề xuất các giải pháp hiệu quả
trong phòng và trị bệnh do vi nấm nhiễm trên cá tra và cá
lóc. Luận án còn giúp nâng cao kiến thức, năng lực nghiên
3
cứu cho người tham gia và là nguồn tài liệu tham khảo bổ
sung cho nghiên cứu và giảng dạy.
1.6 Điểm mới của luận án
Đã định danh và lưu giữ được các giống loài vi nấm trong
môi trường ao nuôi thâm canh cũng như vi nấm nhiễm trên
cá tra và cá lóc.
Nghiên cứu đã xác định vi nấm Fusarium incarnatum-
equiseti complex (FIESC) là tác nhân gây bệnh trương bóng
hơi ở cá tra. Ứng dụng phương pháp truyền thống và sinh
học phân tử xác định các đặc điểm hình thái, di truyền và
sinh học của các chủng FIESC gây bệnh. Mô tả đặc điểm mô
bệnh học bóng hơi bị bệnh do FIESC.
Nghiên cứu cũng xác định vi nấm Achlya bisexualis có khả
năng gây bệnh trên cá lóc. Phương pháp truyền thống và sinh
học phân tử cũng được ứng dụng để xác định các đặc điểm
hình thái, di truyền và sinh học của các chủng A. bisexualis
gây bệnh. Đồng thời mô tả biến đổi cấu trúc mô da và cơ cá
lóc bị nhiễm vi nấm A. bisexualis.
Đánh giá tác động của hóa chất và thảo dược đến Fusarium
incarnatum-equiseti complex và Achlya bisexualis và thử
nghiệm sử dụng cỏ mực phòng bệnh do hai loài vi nấm này
gây ra.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Vi nấm bậc thấp và vi nấm bậc cao nhiễm trên cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) và cá lóc (Channa striata)
nuôi ao thâm canh và vi nấm trong môi trường nước ao nuôi.
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: 1/2013 – 6/2016
Thu mẫu bệnh phẩm (cá tra và cá lóc) và môi trường nước ao
nuôi ở An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Trà
Vinh. Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm vi nấm thuộc Bộ
môn Bệnh học thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học
Cần Thơ.
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
4
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu cá bệnh do vi nấm
Thu mẫu môi trường nước ao nuôi và cá Thu mẫu cá tra và cá lóc bệnh
Phân lập vi nấm (nước và cá)
Định danh vi nấm (hình thái)
Xác định đặc điểm bệnh học của vi nấm gây bệnh trên cá
Chọn vi nấm phân lập trên cá bệnh
Cá tra
Xác định đặc điểm sinh học của vi nấm gây bệnh trên cá tra
và cá lóc
Định danh vi nấm gây bệnh
(đặc điểm hình thái, giải trình tự gen)
Cá lóc
Xác định ảnh hưởng của hóa chất và thảo dược đến vi nấm
gây bệnh
Thử nghiệm sử dụng thảo dược trên cá bệnh do vi nấm
trong điều kiện phòng thí nghiệm
Thí nghiệm cảm nhiễm xác định khả năng gây bệnh của
vi nấm trên cá
Mô
học
5
3.4.1 Xác định thành phần giống loài vi nấm trong môi
trƣờng ao nuôi cá tra và cá lóc thâm canh
Mẫu nước ở 6 ao cá tra và 6 ao cá lóc nuôi thâm canh tại tỉnh
An Giang và Cần Thơ được thu với nhịp thu mẫu hàng tháng
trong 5 đợt của chu kỳ nuôi.
Phương pháp phân lập vi nấm trong môi trường nước ao nuôi
được thực hiện theo Johnson et al. (2002).
Vi nấm được định danh theo khóa phân loại của Johnson et
al. (2002) và de Hoog et al. (2000).
3.4.2 Xác định thành phần giống loài vi nấm nhiễm trên
cá tra và cá lóc
3.4.2.1 Phƣơng pháp thu mẫu
Mẫu cá tra:
Mẫu thu định kỳ: tổng số 153 mẫu cá tra trong 6 ao nuôi thâm
canh được thu ở An Giang và Cần Thơ.
Thu mẫu cá bệnh: tổng số 116 mẫu cá tra giống và 207 mẫu
cá tra thịt được thu tại 28 ao nuôi ở 4 tỉnh An Giang, Cần
Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Mẫu cá lóc:
Mẫu thu định kỳ: tổng số 197 mẫu cá lóc trong 6 ao nuôi
thâm canh được thu ở An Giang và Cần Thơ.
Thu mẫu cá bệnh: tổng số 242 mẫu cá lóc được thu tại 24 ao
nuôi thâm canh ở sáu tỉnh: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp,
Hậu Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh.
3.4.2.2 Phƣơng pháp phân lập vi nấm
Mẫu bệnh phẩm ở cá tra (cơ, mang, gan và bóng hơi) và cá
lóc (cơ, mang và gan) được cấy trên môi trường GYA có bổ
sung kháng sinh ampiciline và streptomycine với liều lượng
500 µg/l mỗi loại. Ủ đĩa cấy ở nhiệt độ 28C trong 5 ngày
(Hatai and Egusa, 1979).
3.4.3 Nghiên cứu đặc điểm bệnh học vi nấm gây bệnh ở cá
tra và cá lóc
3.4.3.1 Thí nghiệm cảm nhiễm 1 trên cá tra: khảo sát khả
năng gây bệnh của 5 giống vi nấm đƣợc phân lập từ cá
tra bệnh
6
Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên bằng
phương pháp ngâm theo Hanjavanit et al. (2010). Ghi nhận
dấu hiệu bệnh lý và tỉ lệ cá chết trong suốt 21 ngày sau khi
cảm nhiễm. Những cá có dấu hiệu lờ đờ, kém linh hoạt được
phân lập vi nấm trên môi trường GYA.
Bảng 3.1: Nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm 5 giống vi nấm ở cá tra
TT Nghiệm thức (NT) Chủng vi nấm
Mật độ bào tử
(bào tử/ml)
1 NT1 Achlya PCT0102 1,22 x 10
6
2 NT2 Saprolegnia PVL0203 1,24 x 10
6
3 NT3 Mucor PCT0208 1,15 x 10
6
4 NT4 Aspergillus PCT0126 1,23 x 10
6
5 NT5 Fusarium F1401 1,15 x 10
6
6 NTĐC Không cảm nhiễm vi nấm 0
3.4.3.2 Thí nghiệm cảm nhiễm 2 trên cá tra: khảo sát khả
năng gây bệnh của 5 chủng vi nấm Fusarium sp. đƣợc
phân lập từ cá tra bệnh trƣơng bóng hơi
Bảng 3.2: Nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm Fusarium sp. ở cá tra
TT Nghiệm thức (NT) Chủng vi nấm
Mật độ bào tử
(bào tử/ml)
1 NT1 FVN1301 1,41 x 10
6
2 NT2 F1401 1,25 x 10
6
3 NT3 F1402 1,32 x 10
6
4 NT4 F1503 1,27 x 10
6
5 NT5 F1509 1,26 x 10
6
6 NTĐC Không cảm nhiễm vi nấm 0
3.4.3.3 Thí nghiệm cảm nhiễm 3 trên cá tra: khảo sát mức
độ gây bệnh của Fusarium sp. đƣợc phân lập từ cá tra
bệnh trƣơng bóng hơi
Bảng 3.3: Nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm Fusarium sp. ở mật độ
bào tử khác nhau trên cá tra
TT Nghiệm thức (NT) Chủng vi nấm
Mật độ bào tử
(bào tử/ml)
1 NT1 F1401 1,25 x 10
6
2 NT2 F1509 1,28 x 10
6
3 NT3 F1401 1,25 x 10
4
4 NT4 F1509 1,28 x 10
4
5 NT5 F1401 1,25 x 10
2
6 NT6 F1509 1,28 x 10
2
7 NTĐC Không cảm nhiễm vi nấm 0
7
3.4.3.4 Thí nghiệm cảm nhiễm 4 trên cá lóc: khảo sát khả
năng gây bệnh của 5 giống vi nấm đƣợc phân lập từ cá lóc
bệnh
Bảng 3.4: Nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm 5 giống vi nấm ở cá lóc
TT Nghiệm thức (NT) Chủng vi nấm
Mật độ bào tử
(bào tử/ml)
1 NT1 Achlya ĐT02.32 1,09 x 106
2 NT2 Protoachlya CT01.03 1,21 x 10
6
3 NT3 Saprolegnia ĐT01.33 1,16 x 106
4 NT4 Aspergillus VL01.01 1,21 x 10
6
5 NT5 Fusarium TV01.06 1,23 x 10
6
6 NTĐC Không cảm nhiễm vi nấm 0
Chỉ tiêu theo dõi: Ghi nhận dấu hiệu bệnh lý và tỉ lệ cá chết
trong suốt 14 ngày sau khi cảm nhiễm. Những cá có dấu hiệu
lờ đờ, kém linh hoạt được phân lập vi nấm trên môi trường
GYA.
3.4.3.5 Thí nghiệm cảm nhiễm 5 trên cá lóc: khảo sát khả
năng gây bệnh của 5 chủng vi nấm Achlya bisexualis đƣợc
phân lập từ cá lóc bệnh
Bảng 3.5: Các nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm Achlya bisexualis
ở cá lóc
TT Nghiệm thức (NT) Chủng vi nấm
Mật độ
(bào tử/ml)
1. NT1 ĐT02.32 1,22 x 106
2. NT2 ĐT01.05 1,26 x 106
3. NT3 AG02.05 1,19 x 106
4. NT4 CT01.09 1,23 x 106
5. NT5 CT04.03 1,25 x 106
6. NT6 ĐT02.32 1,22 x 104
7. NT7 ĐT01.05 1,26 x 104
8. NT8 AG02.05 1,19 x 104
9. NT9 CT01.09 1,23 x 104
10. NT10 CT04.03 1,25 x 104
11. NTĐC Không cảm nhiễm vi nấm 0
3.4.3.6 Thí nghiệm cảm nhiễm 6 trên cá tra và cá lóc:
khảo sát khả năng gây bệnh của vi nấm Achlya bisexualis
đƣợc phân lập từ cá tra và cá lóc
8
Bảng 3.6: Thí nghiệm cảm nhiễm Achlya bisexualis ở cá lóc và cá tra
TT
Nghiệm
thức (NT)
Chủng vi nấm Loài cá
Mật độ
(bào tử/ml)
1 NT1 ĐT02.32 Cá lóc 1,12 x 106
2 NT2 ĐT02.32 Cá tra 1,12 x 106
3 NT3 PCT01.02 Cá lóc 1,23 x 10
6
4 NT4 PCT01.02 Cá tra 1,23 x 10
6
5 NTĐC1 Không vi nấm Cá lóc 0
6 NTĐC2 Không vi nấm Cá tra 0
3.4.4 Phƣơng pháp định danh vi nấm
Các chủng vi nấm ở các thí nghiệm cảm nhiễm xác định khả
năng gây bệnh trên cá được tái phân lập và định danh bằng
phương pháp truyền thống và phương pháp sinh học phân tử
giải trình tự gen.
3.4.5 Phƣơng pháp mô học
Mẫu mô bóng hơi cá tra và da, cơ cá lóc thu trong các ao cá
bệnh và ở thí nghiệm cảm nhiễm vi nấm được cố định trong
dung dịch 10% formol trung tính.
Bảng 3.7: Số lượng mẫu cá thu phân tích mô học
Nội dung Loài cá Số mẫu
Cá bệnh trương bóng hơi Cá tra 81
Thí nghiệm cảm nhiễm 5 chủng vi nấm FIESC Cá tra 63
Cá bệnh ở ao nuôi Cá lóc 68
Thí nghiệm cảm nhiễm 5 giống vi nấm Cá lóc 59
3.4.6 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi nấm gây bệnh
trên cá tra và cá lóc
Năm chủng vi nấm Fusarium incarnatum-equiseti complex
và 5 chủng Achlya bisexualis.
3.4.6.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển
của vi nấm
Sợi nấm và bào tử được nuôi cấy ở các mức nhiệt độ khác
nhau (23, 28, 33 và 38C). Đo đường kính phát triển của
khuẩn lạc nấm sau 3-5 ngày. Sau 24-48 giờ xác định số lượng
bào tử nẩy mầm (Koeypudsa et al., 2005).
3.4.6.2 Ảnh hƣởng của pH đến khả năng phát triển của vi
nấm
9
Vi nấm được nuôi cấy trong môi trường GY lỏng được điều
chỉnh các khoảng pH 3-11 và ghi nhận kết quả trong 5-7 ngày
(Koeypudsa et al., 2005).
3.4.6.3 Ảnh hƣởng của độ mặn đến khả năng phát triển
của vi nấm
Vi nấm được nuôi cấy trong môi trường GYA với các nồng
độ muối khác nhau 0%; 0,5%; 1%; 1,5% và 2% và ghi nhận
kết quả trong 5-7 ngày (Koeypudsa et al., 2005).
3.4.6.4 Khả năng sử dụng carbohydrat của vi nấm
Vi nấm được nuôi cấy trong môi trường bổ sung glucose,
sucrose, maltose, mannose và arabinose nồng độ 1% và ghi
nhận kết quả trong 14 ngày (Kitancharoen and Hatai, 1998).
3.4.6.5 Khả năng sử dụng nitrite của vi nấm
Vi nấm được nuôi cấy trong môi trường bổ sung 43 mM
NaNO2 và 5 mM NaNO2 và ghi nhận kết quả trong 3-5 ngày
(Kitancharoen and Hatai, 1998).
3.4.7 Nghiên cứu ảnh hƣởng của hóa chất và thảo dƣợc
đến vi nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm
Chủng vi nấm thí nghiệm: 5 chủng FIESC và 5 chủng
Achlya bisexualis.
Hóa chất và thảo dƣợc: bronopol 50%, CuSO4 và
iodine, cỏ mực (Eclipta prostrata) và diệp hạ châu
(Phyllanthus niruri)
3.4.8 Thí nghiệm sử dụng cỏ mực phòng bệnh do vi nấm
trong điều kiện phòng thí nghiệm
Nguồn vi nấm thí nghiệm: Chủng FIESC F1509 cảm
nhiễm trên cá tra và Achlya bisexualis ĐT0232 gây nhiễm
trên cá lóc.
Bảng 3.8: Nghiệm thức thí nghiệm sử dụng cỏ mực ở cá tra và cá lóc
TT
Nghiệm
thức (NT)
Cỏ mực
g/kg thức ăn
Loài cá Chủng vi nấm
1 NT1 0 Cá tra
Không ngâm vi nấm 2 NT2 5 Cá tra
3 NT3 10 Cá tra
4 NT4 0 Cá tra
Ngâm vi nấm FIESC
F1509
5 NT5 5 Cá tra
6 NT6 10 Cá tra
10
TT
Nghiệm
thức (NT)
Cỏ mực
g/kg thức ăn
Loài cá Chủng vi nấm
7 NT7 0 Cá lóc
Không ngâm vi nấm 8 NT8 5 Cá lóc
9 NT9 10 Cá lóc
10 NT10 0 Cá lóc
Ngâm vi nấm
A.bisexualis ĐT0232
11 NT11 5 Cá lóc
12 NT12 10 Cá lóc
3.4.9 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả
và vẽ đồ thị bằng chương trình Microsoft Excel và phương
pháp phân tích thống kê t-test và ANOVA một nhân tố
(P<0,05) sử dụng phần mềm Statistica.
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Vi nấm trong môi trƣờng ao nuôi cá tra và cá lóc
4.1.1 Thành phần vi nấm trong môi trƣờng ao nuôi cá tra
và cá lóc
Kết quả thu được 351 chủng vi nấm ở ao cá tra và 360 chủng
ở ao cá lóc.
Bảng 4.1: Thành phần vi nấm trong môi trường ao nuôi cá tra và
cá lóc ở các địa điểm thu mẫu
Vi nấm
Cá tra Cá lóc
Cần
Thơ
An
Giang
Cần
Thơ
An Giang
Số chủng vi nấm
Achlya 23 16 43 61
Protoachlya 3 8 12 9
Saprolegnia 6 12 9 10
Mucor 23 21 20 29
Rhizopus 10 11 11 13
Acremonium 3 3 3 4
Aspergillus 40 41 24 28
Fusarium 50 58 27 27
Trichoderma 12 11 14 16
Tổng 170 181 163 197
4.1.2 Đặc điểm hình thái vi nấm trong môi trƣờng
ao nuôi cá tra và cá lóc
11
Achlya và Saprolegnia: lớp Oomycetes, bộ
Saprolegniales, họ Saprolegniaceae.
Fusarium, Aspergillus và Acremonium lớp
Hyphomycetes, bộ Hypocreales, họ Hypocreaceae.
Rhizopus: lớp Zygomycota, bộ Mucotales, họ
Mucoraceae.
Geotrichum: lớp Hemiascomycetes, bộ
Saccharomycetaceae, họ Dipodascaceae.
Trichoderma: lớp Euascomycetes, bộ Hypocreales, họ
Hypocreaceae.
4.2 Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra và cá lóc
theo chu kỳ nuôi
Kết quả ghi nhận được 3 giống vi nấm nhiễm trên cá tra là
Achlya, Aspergillus, Fusarium và 5 giống vi nấm nhiễm trên
cá lóc gồm Achlya, Protoachlya, Saprolegnia, Aspergillus và
Fusarium.
Bảng 4.2: Thành phần vi nấm nhiễm ở các cơ quan của cá tra và cá lóc
Vi nấm
Cá tra Cá lóc
Da-
cơ
Mang Gan Bóng
hơi
Da-cơ Mang Gan
Số chủng vi nấm/Tổng số chủng phân lập
Achlya 5/7 2/7 0 0 42/65 23/65 0
Protoachlya 0 0 0 0 3/4 1/4 0
Saprolegnia 0 0 0 0 1/1 0 0
Aspergillus 1/9 5/9 3/9 0 2/4 1/4 1/4
Fusarium 2/33 5/33 4/33 22/33 3/6 3/6 0
4.3 Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra ở thời điểm cá
bệnh
4.3.1 Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra giống
Kết quả phân lập được 88 chủng vi nấm phát triển ở các cơ
quan như mang, bóng hơi, gan, cơ và đã định danh được 5
giống vi nấm với tỉ lệ khác nhau lần lượt là Fusarium
(40,9%), Aspergillus (27,3%), Achlya (20,5%), Mucor
(6,8%) và Saprolegnia (4,5%).
4.3.2 Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra bệnh giai
đoạn nuôi thƣơng phẩm
12
Kết quả cho thấy 171 chủng vi nấm phân lập ở cá tra bệnh
trương bóng hơi được định danh thuộc giống Fusarium.
4.4 Đặc điểm bệnh học của vi nấm Fusarium sp. gây bệnh
ở cá tra
4.4.1 Khả năng gây bệnh của 5 giống vi nấm ở cá tra
Tỉ lệ cá chết cao nhất 70% sau 21 ngày ở nghiệm thức cảm
nhiễm vi nấm Fusarium F1401 (Hình 4.2).
4.4.2 Khả năng gây bệnh của các chủng Fusarium sp. ở cá
tra
Chủng F1509 có tỉ lệ chết tích lũy cao nhất (86,7%) và thấp
nhất (30%) chủng F1503 (Hình 4.3).
4.4.3 Khả năng gây bệnh của Fusarium sp. ở các mật độ
khác nhau
Hình 4.1: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bị bệnh trương bóng hơi
A. Bụng trương to; B. Bóng hơi trương to
A
B
Hình 4.2: Tỉ lệ chết tích lũy (%) của cá tra
cảm nhiễm các giống vi nấm
Hình 4.3: Tỉ lệ chết tích luỹ (%) ở cá tra
nhiễm vi nấm Fusarium sp.
13
Tỉ lệ cá chết cao nhất (86,7%) ở chủng F1509 với mật độ 106
bào tử/ml và thấp nhất (10%) ở chủng F1401 ở mật độ 102
bào tử/ml.
Bảng 4.3: Tỉ lệ nhiễm Fusarium incarnatum-equiseti complex
(FIESC) trên bóng hơi cá tra cảm nhiễm với mật độ bào tử khác nhau
Mật độ bào
tử/ml
F1401 F1509
Số cá
nhiễm
Tỉ lệ % Số cá
nhiễm
Tỉ lệ %
10
6
30/30 100 30/30 100
10
4
15/30 50 22/30 73,3
10
2
4/30 13,3 14/30 46,7
4.4.4 Biến đổi mô học ở cá tra bệnh do Fusarium
incarnatum-equiseti species complex (FIESC)
Hình 4.4: Mô bóng hơi cá tra bệnh thu ở ao nuôi thâm canh (H&E)
A:Mô bóng hơi bị hoại tử (10X); B: Hệ sợi nấm có vách ngăn (40X)
A B
Hình 4.5: Mô bóng hơi cá tra cảm nhiễm Fusarium incarnatum-equiseti
complex. A: Bào tử và sợi nấm xâm nhiễm vào lớp mô sợi (400x); B: Sợi
nấm phát triển từ vùng tế bào biểu mô bị hoại tử (200x) (H&E).
A B
14
4.4.5 Kết quả định danh vi nấm gây bệnh trên cá tra
Kết quả giải trìn