Gia Lai là một trong những tỉnh trọng điểm trồng cà phê của vùng Tây Nguyên .
Theo số liệu thống kê năm 2014, diện tích cà phê của tỉnh Gia Lai có 79.122 ha,
chiếm 13,8% diện tích cà phê Tây Nguyên. Trong đó diện tích cà ph ê già cỗi cần thay
thế để trồng tái canh có 11.925 ha, chiếm 14,28% diện tích cà phê của tỉnh.
Quá trình tái canh tại Gia Lai cũng như toàn vùng Tây Nguyên diễn ra từ đầu
những năm 2010 nhưng thực tế cho thấy khi nhổ bỏ cà phê già cỗi để trồng lại trên
đất đã qua một chu kỳ trồng cà phê, nhiều diện tích cà phê tái canh chỉ tồn tạ i trong
thời gian rất ngắn, sau 2-3 năm cây cà phê thường sinh trưởng kém, vàng lá, thậm chí
chết, gây thiệt hại cho người dân và xã hội. Để khắc phục tình trạng nói trên đã có
một số nghiên cứu tiến hành theo các hướng khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào
việc tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật để hạn chế và phòng trừ các tác nhân đượ c cho
là nguyên nhân chính gây bệnh cho cây cà phê, chưa đi sâu tìm hiểu quan hệ giữa đất
trồng với tình trạng xuất hiện bệnh vàng lá, thối rễ và chết của cây cà phê. Do đó cho
đến nay việc tái canh cà phê vẫn đang là thách thức đối với sự ổn định và phát triển
bền vững của ngành cà phê nước ta.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, việc nghiên cứu một số tính chất vật lý,
hóa học và sinh học của đất, qua đó xác định được yếu tố hạn chế về vật lý, hoá học
và sinh học đất bazan trồng tái canh cà phê tại Gia Lai và đưa ra được các biện pháp
kỹ thuật thích hợp để tái canh cà phê thành công sẽ rất có ý nghĩa về khoa học,
không những về mặt học thuật mà còn có giá trị thực tiễn giúp hàng vạn hộ nông
dân ổn định cuộc sống và cả ngành sản xuất cà phê phát triển bền vững.
29 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ ANH TÚ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH YẾU TỐ HẠN CHẾ
CỦA ĐẤT BAZAN TÁI CANH CÀ PHÊ
TẠI TỈNH GIA LAI
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT
MÃ SỐ: 62 62 01 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2017
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN VĂN TOÀN
2. PGS.TS. CAO VIỆT HÀ
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Văn Chính
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Quang Đức
Hội Khoa học Đất Việt Nam
Phản biện 3: TS. Nguyễn Võ Linh
Viện Nghiên cứu Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Gia Lai là một trong những tỉnh trọng điểm trồng cà phê của vùng Tây Nguyên .
Theo số liệu thống kê năm 2014, diện tích cà phê của tỉnh Gia Lai có 79.122 ha,
chiếm 13,8% diện tích cà phê Tây Nguyên. Trong đó diện tích cà ph ê già cỗi cần thay
thế để trồng tái canh có 11.925 ha, chiếm 14,28% diện tích cà phê của tỉnh.
Quá trình tái canh tại Gia Lai cũng như toàn vùng Tây Nguyên diễn ra từ đầu
những năm 2010 nhưng thực tế cho thấy khi nhổ bỏ cà phê già cỗi để trồng lại trên
đất đã qua một chu kỳ trồng cà phê, nhiều diện tích cà phê tái canh chỉ tồn tạ i trong
thời gian rất ngắn, sau 2-3 năm cây cà phê thường sinh trưởng kém, vàng lá, thậm chí
chết, gây thiệt hại cho người dân và xã hội. Để khắc phục tình trạng nói trên đã có
một số nghiên cứu tiến hành theo các hướng khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào
việc tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật để hạn chế và phòng trừ các tác nhân đượ c cho
là nguyên nhân chính gây bệnh cho cây cà phê, chưa đi sâu tìm hiểu quan hệ giữa đất
trồng với tình trạng xuất hiện bệnh vàng lá, thối rễ và chết của cây cà phê. Do đó cho
đến nay việc tái canh cà phê vẫn đang là thách thức đối với sự ổn định và phát triển
bền vững của ngành cà phê nước ta.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, việc nghiên cứu một số tính chất vật lý,
hóa học và sinh học của đất, qua đó xác định được yếu tố hạn chế về vật lý, hoá học
và sinh học đất bazan trồng tái canh cà phê tại Gia Lai và đưa ra được các biện pháp
kỹ thuật thích hợp để tái canh cà phê thành công sẽ rất có ý nghĩa về khoa học,
không những về mặt học thuật mà còn có giá trị thực tiễn giúp hàng vạn hộ nông
dân ổn định cuộc sống và cả ngành sản xuất cà phê phát triển bền vững.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được thực trạng tính chất vật lý, hoá học và sinh học của đất bazan
tái canh cà phê.
- Xác định được yếu tố hạn chế về vật lý, hóa học và sinh học của đất bazan
tái canh cà phê.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật khắc phục yếu tố hạn chế của đất bazan
trồng tái canh cà phê vối tại Gia Lai .
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đất đỏ bazan trồng cà phê tái canh trên địa bàn tỉnh Gia Lai và cà phê vối .
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được yếu tố hạn chế chính trong đất tái canh cà phê tại Gia Lai về
hóa học là hàm lượng hữu cơ , kali dễ tiêu, magiê trao đổi, về vật lý là dung trọng
và về sinh học là sự xuất hiện của tuyến trùng Pratylenchus spp., Meloidogyne
spp. và Rotylenchulus reniformis với mật độ cao, gây hại cà phê vối.
- Cung cấp cơ sở khoa học để bổ sung quy trình tái canh cà phê trên đất
bazan ở Gia Lai.
21.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đã xác định được ngưỡng giá trị gây ảnh hưởng xấu đến cà phê tái canh của
các yếu tố hạn chế từ đất bazan của tỉnh Gia Lai: ở tầng đất mặt OM ≤ 2,64%,
K2Odt ≤ 3,82mg/100g đất, Mg 2+ ≤ 0,48me/100g đất, D ≥ 0,87g/cm3 và sự xuất
hiện của 03 loại tuyến trùng: Pratylenchus spp., Meloidogyne spp. và Rotylenchulus
reniformis. Đây là những cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp khắc phục các
yếu tố hạn chế từ đất cũng như hoàn thiện quy trình tái canh cà phê.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung một số biện pháp canh tác tổng hợp như bón phân, xử lý thuốc bảo
vệ thực vật vào quy trình tái canh cà phê trên đất bazan tại Gia Lai.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Cà phê già cỗi, cà phê tái canh
Cho đến nay khái niệm về cà phê già cỗi vẫn chưa được định nghĩa một cách
chính thống nhưng theo Quy chuẩn nông nghiệp thì vòng đời cà phê là 25 năm.
Thực tế, những diện tích dưới 20 tuổi mà có những có biểu hiện già cỗi như: sinh
trưởng kém, ít cành thứ cấp, nhiều cành không cho quả, năng suất và chất lượng
thấp thì cũng được xếp vào loại cà phê già cỗi.
Cà phê tái canh là cà phê trồng mới trên đất đã trồng cà phê một chu kỳ, đã
thanh lý, nhổ bỏ cà phê già cỗi và trồng lại, bất luận đất ấy có luân canh hay không
luân canh với cây trồng khác.
2.1.2. Đất bazan
Đất bazan là tên gọi chung dùng để chỉ các loại đất phát triển từ các sản ph ẩm
phong hóa của đá bazan.
2.1.3. Yếu tố hạn chế trong đất
Theo định luật yếu tố hạn chế: “Đất thiếu hay thừa một nguyên tố dinh dưỡng
dễ tiêu (nào đó) so với yêu cầu của cây trồng cũng đều làm giảm hiệu quả của các
nguyên tố khác và do đó làm giảm năng suất của cây”.
Nội dung của định luật này có thể mở rộng với tất cả các yếu tố ngoại cảnh
khác: nước, nhiệt độ, chế độ khí, ánh sáng, các yếu tố liên quan tới sự phát triển của
rễ cây (thành phần cơ giới đất, độ chặt, độ xốp) và còn được mở rộng ra cả cho
trường hợp yếu tố dinh dưỡng hạn chế thừa, các độc tố....
2.2. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CÀ PHÊ
2.2.1. Yêu cầu về khí hậu
Cây cà phê thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, ngưỡng nhiệt độ thích hợp nhất cho
các quá trình sinh trưởng phát triển là 20-25oC. Ngoài ra, yêu cầu về nước của cây cà
phê rất nhiều, nhất là trong điều kiện thâm canh cao và cây cà phê hoàn toàn không
thích hợp với điều kiện gió lớn.
32.2.2. Yêu cầu về đất trồng
Các nghiên cứu đều khẳng định cây cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao
nhưng không đòi hỏi khắt khe về tính chất hoá học bằng tính chất vật lý của đất. Đất
trồng cà phê tối thiểu phải có tầng dày >70 cm, tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ
nước và dinh dưỡng tốt. Đất trồng cà phê muốn năng suất ổn định cần duy trì môi
trường đất tốt, hữu cơ ít nhất trên 2,5%, với đất nâu đỏ trên bazan cần ít nhất 3,5%,
đất ít chua, lân dễ tiêu trong đất từ 5 -10 mg P2O5/100 g đất và K2O dao động từ 10-15
mg/100 g đất.
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ Ở
NƯỚC TA
Ở Việt Nam, cây cà phê có thể trồng trên các loại đất có sản phẩm phong hóa
của đá gơnai, granit, phiến sét, đá vôi, đá bazan,... Theo Vũ Cao Thái (1989) các
cao nguyên đất bazan thuộc vùng Tây Nguyên ở nước ta có tầng đất dày, kết cấu
tốt, tơi xốp, độ phì cao, nên cây cà phê nơi đây sinh trưởng, phát triển tốt, cho
năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn những nơi khác.
2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN YẾU TỐ HẠN CHẾ
TRONG ĐẤT
2.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới
2.4.1.1. Nghiên cứu yếu tố hạn chế về tính chất vật lý đất
Hạn chế về tính chất vật lý thường được hiểu là đất có kết cấu kém, ít tơi xốp,
khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng kém và vì vậy thường ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của cây trồng. Sự thoái hóa vật lý cũng đồng nghĩa với việc biến đổi tính
chất vật lý của đất theo chiều hướng bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp và được coi
là yếu tố hạn chế. Những đất bị thoái hóa thường do bị phá vỡ kết cấu, tầng mặt bị
bào mòn, rửa trôi sét, hình thành tầng tích sét tạo nên những mặt chắn dẫn đến khả
năng thấm nước chậm, đất kém tơi xốp, khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng kém.
Thành phần cơ giới đất có liên quan đến sự phát triển của các loại nấm bệnh gây
hại trong đất. Townshens and Berry (1972) cho rằng tuyến trùng Pratylenchus
penetrans và P. minyus dễ dàng xâm nhập và gây hại ngô trên các loại đất có dung
trọng thấp.
2.4.1.2. Nghiên cứu yếu tố hạn chế về tính chất hóa học đất
Theo Buringh (1979) yếu tố hạn chế chính trên đất phát triển từ đá bazan là
lân dễ tiêu, tiếp theo là kali và lưu huỳnh. Sự thiếu hụt lân dễ tiêu đến mức trở
thành yếu tố hạn chế là do trong đất bazan giàu sesquyoxyt nên lân dễ tiêu đã bị cố
định mặc dù đá bazan là loại đá khi phong hoá cho đất giàu lân.
Theo Sheila et al. (2007) thì đất trồng cà phê sau một thời gian dài, chuẩn bị
bước vào tái canh thì pH, lân dễ tiêu có xu hướng giảm so với đất rừng và do vậy mật
độ vi sinh vật hữu ích giảm, trong đó đáng chú ý là mật độ nấm đối kháng
Trichoderma spp. giảm tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây hại tấn công cà phê
4khi trồng tái canh.
Theo Lumbanraja et al., (1998) thì vườn cà phê trồng 20 năm, chuẩn bị cho
trồng tái canh thì hàm lượng dinh dưỡng trong đất có xu hướng giảm so với khi bắt
đầu trồng mới từ đất rừng.
2.4.1.3. Nghiên cứu yếu tố hạn chế về sinh học đất
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nhận định rằng tuyến trùng là một trong
những nguyên nhân chính gây suy giảm sức sản xuất dẫn đến phải thanh lý trước tuổi
của các vùng chuyên canh cà phê. Campos et al., (1990) nhận thấy rằng ở El
Salvador, Java và Ấn Độ thì Pratylenchus coffeae là loài tuyến trùng gây hại chính
trên cây cà phê.
Bên cạnh loài tuyến trùng gây vết thương rễ thì tuyến trùng gây u sưng rễ cà
phê (Meloidogyne spp.) cũng gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho nhiều quốc gia trồng
cà phê trên thế giới. Theo thống kê, sản lượn g cà phê tại Trung Mỹ giảm 10% do
nhóm tuyến trùng này gây hại (Sasser, 1979), tại Guatemala sản lượng giảm
khoảng 40% (Alvarado, 1997), tại Brazil sản lượng giảm 15 - 35% tùy theo từng
vùng trồng cà phê (Castillo and Wintgens, 2004a).
Ngoài tuyến trùng thì nấm cũng được cho là tác nhân gây hại trên cà phê. Rai
et al. (1974) nghiên cứu về bệnh nấm rễ cây cà phê đã phát hiện 164 loài nấm
trong đất, trong đó có 144 loài thuộc nấm bất toàn. Các nấm gây hại rễ cây giai
đoạn cây non thường là Phythium, Phytophthora, Fusarium, Selerotium và
Rhizoetonia (Mehrotra, 1980). Người ta còn nhận thấy các nấm Armillaria mellea
và một số loài Fusarium thường là những tác nhân gây bệnh thối rễ, cổ rễ và cả
phần thân dưới đất của cà phê.
2.4.1.4. Nghiên cứu tái canh cà phê
Ở Uganda, vườn cà phê bị tàn phá bởi bệnh chết héo (Coffee wilt disease) do
nấm Fusarium xylariodes gây ra nên người trồng cà phê buộc phải trồng lại. Uganda
đã có chương trình chọn giống cà phê vối hiệu quả, được bắt đầu từ năm 1956 và
đã cho ra 6 dòng vô tính. Những giống cà phê vô tính này với khả năng kháng nấm
Fusarium xylariodes gây bệnh chết héo cây cà phê (CWD) đã giúp phục hồi ngành
cà phê của nước này.
Ở Indonesia nguyên nhân chủ yếu để tái canh cây cà phê là do tuyến trùng
Pratylenchus coffeae tấn công và chương trình tái canh tại Indonesia được chính phủ
tài trợ cho ICCRI để sản xuất hàng ngàn cây cà phê giống ghép dòng BP42 và BP
358 trên gốc ghép dòng BP308 cho người nông dân trồng tái canh.
Trong khi đó ở Brazil đã ghi nhận có hai loài tuyến trùng chính gây hại trên cà
phê đó là Meloidogyne spp và Pratylenchus spp, (Souza, 2008). Các nhà khoa học đã
khuyến cáo rằng để hạn chế sự lây lan của tuyến trùng gây hại thì chỉ nên trồng cà
phê trên những diện tích mới, tránh trồng lại trên những diện tích cũ đã nhiễm bệnh.
52.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.4.2.1. Nghiên cứu yếu tố hạn chế về vật lý
Nhìn chung các nghiên cứu về vật lý đất sau một chu kỳ canh tác cà phê gần
như chưa được đề cập mà chỉ tập trung nghiên cứu về vật lý đất của đất trồng cà phê.
Tuy nhiên khi đất bazan bị suy thoái đến mức mất sức sản xuất thì các đặc trưng vật
lý bị biến đổi mạnh theo hướng bất lợi đối với sinh trưởng của cây trồng. Đó là hiện
tượng giảm hàm lượng sét tầng mặt, dung trọng cao, độ xốp thấp, xuất hiện chai cứng
ngay bên dưới tầng A. Đất mất kết cấu, sức chứa ẩm và lượng nước hữu hiệu đều
giảm. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khi
nghiên cứu về tính chất đất bazan trồng cà phê ở Tây Nguyên (Nguyễn Khả Hoà,
1995; Nguyễn Văn Toàn, 2004; Nguyễn Công Vinh, 1996)....
2.4.2.2. Nghiên cứu yếu tố hạn chế về hóa học
Trong các yếu tố hóa học, yếu tố hạn chế được nhiều nghiên cứu xác định là
suy giảm hữu cơ, theo Lương Đức Loan (1991) đất mới khai hoang từ rừng có
hàm lượng hữu cơ 5-6%, nhưng sau 4-5 năm canh tác thì lượng hữu cơ chỉ còn 2 -
3%. Khi hàm lượng hữu cơ trong đất giảm sẽ kéo theo sự thay đổi hàng loạt các
tính chất lý, hóa học đất theo hướng bất lợi cho sinh trưởng, phát triển và năng
suất của cà phê (Trình Công Tư, 1999).
Sau yếu tố hạn chế về hàm lượng hữu cơ thì lân được coi là yếu tố hạn chế
trong đất trồng cà phê (Lương Đức Loan, 1991; Tôn Nữ Tuấn Nam, 1995).
Nguyễn Tử Siêm (1990) chỉ ra rằng lân dễ tiêu thấp đã trở thành yếu tố hạn chế
đến sinh trưởng và năng suất cà phê trên đất bazan Phủ Quỳ. Nhận định nà y cũng
đã được Nguyễn Khả Hoà ( 1995) khẳng định khi nghiên cứu về lân với cây cà phê
trên đất bazan Tây Nguyên.
Sự thiếu hụt các nguyên tố trung và vi lượng cũng được một số tác giả nghiên
cứu. Theo Tôn Nữ Tuấn Nam (1993), phần lớn đất đang trồng cà phê ở Tây
Nguyên thiếu lưu huỳnh. Đất đỏ bazan tuy có hàm lượng lưu huỳnh ca o hơn các
loại đất khác (đạt 300-700 ppm), nhưng không đủ cung cấp cho cà phê. Đồng quan
điểm với nhận định trên Trình Công Tư (1999) cũn g khuyến cáo nên sử dụng các
dạng đạm có lưu huỳnh.
2.4.2.3. Nghiên cứu yếu tố hạn chế về sinh học trong đất
Cây cà phê có biểu hiện triệu chứng vàng lá, thối rễ là do bị tuyến trùng
Pratylenchus coffeae tấn công và gây hại kết hợp cùng một số loại nấm ký sinh gây
bệnh khác như Fusarium solani, Fusarium oxysporum và Rhizoctonia solani (Phan
Quốc Sủng và cs., 2001; Trần Kim Loang, 2002).
Trinh et al. (2009) công bố một loài tuyến trùng nội ký sinh di chuyển
Radopholus arabocoffeae gây chết hàng loạt vườn cà phê tại huyện Krông Năng,
Đắk Lắk. Cũng theo Trinh et al. (2009) thông báo về sự phân bố thành phần tuyến
trùng ký sinh gây hại trên cây cà phê ở Việt Nam với ba loài gây hại chính là
6Meloidogyne spp., Pratylenchus coffeae và Radopholus arabocoffeae bên cạnh đó
còn thêm sự phổ biến của loài Pratylenchus brachyurus và một giống mới
Apratylenchus vietnamensis spp.
Trần Kim Loang (1999) trong công trình nghiên cứu bệnh hại rễ cà phê tại
Đắk Lắk cho thấy khi nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối rễ tơ thì ngoài sự xuất
hiện của các loài nấm như Fuarium oxysporum, Rhizoctonia bataticola, thì trên
các mẫu đều có sự xuất hiện của các loài tuyến trùng Pratylenchus coffeae và
Meloidogyne spp. Qua các kết quả nghiên cứu, tác giả đã kết luận rằng “Tuyến trùng
là tác nhân đầu tiên của bệnh thối rễ cọc”.
2.4.2.4. Nghiên cứu về giải pháp để tái canh cà phê thành công
Bón phân hữu cơ cho cà phê sẽ giúp cải thiện được tính chất vật lý đất (dung
trọng, độ xốp), giúp giảm nhiệt độ đất trong mùa khô và tăng khả năng giữ ẩm tạo
điều kiện thuận lợi cho cà phê sinh trưởng tốt, chống chịu được với sậu bệnh hại
tấn công. Bón phân chuồng hoặc tàn dư thực vật (lá, cành cà phê) đã làm cho đất
tơi xốp hơn so với không bón, dung trọng đất giảm, độ xốp đất tăng 11 - 14% (Lê
Hồng Lịch và Lương Đức Loan, 1997).
Chế Thị Đa (2013) đã khuyến cáo: khi tái canh cà phê cần phải áp dụng đồng
bộ các giải pháp kỹ thuật canh tác trước và sau khi tái canh để góp phần tái canh
thành công. Một số khuyến cáo cụ thể như: (1) Cày rà rễ thật kỹ ngay sau khi nh ổ
bỏ cà phê già cỗi và trước khi tái canh. (2) Luân canh với loại cây trồng ngắn ngày
khác hai năm - loại cây trồng thích hợp nhất là cây họ đậu. (3) Sử dụng phân hữu
cơ (phân chuồng) để bón lót có hiệu quả rất cao - liều lượng phải đạt 15 - 20
kg/hố. (4) Nguồn tuyến trùng ký sinh gây hại thực vật trên nền đất tái canh phải
được khống chế ở mức thấp (≤ 100 con/100g đất). (5) Với nền đất trồng có nguồn
vi sinh vật gây hại rễ cà phê cao (tuyến trùng ký sinh, nấm ký sinh gây bệnh...) cần
phải thực hiện luân canh trong thời gian lâu hơn (3 - 4 năm) với cây họ đậu trước
khi trồng lại.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá một số điều kiện tự nhiên và thực trạng tái canh cà phê trên đất
bazan tại Gia Lai.
- Nghiên cứu một số tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất bazan
trồng tái canh cà phê tại Gia Lai.
- Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan trồng tái canh cà phê tại
Gia Lai.
- Nghiên cứu thí nghiệm sử dụng biện pháp kỹ thuật đơn lẻ nhằm khắc phục
yếu tố hạn chế trong đất bazan trồng tái canh cà phê.
- Xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khắc phục
7yếu tố hạn chế trong tái canh cà phê.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật khắc phục yếu tố hạn chế trong tái canh cà phê.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu, số liệu đã công bố trên các báo cáo khoa học, các tạp
chí, các số liệu thống kê có liên quan .
3.2.2. Phương pháp chọn điểm (vườn) cà phê để điều tra thu thập số liệu sơ
cấp và lấy mẫu đất, mẫu rễ phân tích
3.2.2.1. Phương pháp chọn điểm (vườn) cà phê nghiên cứu và điều tra số liệu
sơ cấp
Tiêu chí để chọn điểm (vườn) cà phê tái canh phục vụ điều tra thu thập số liệu
sơ cấp, lấy mẫu đất, mẫu rễ để phân tích là ở một vùng tập trung, có cùng loại đất đỏ
bazan, cùng điều kiện về địa hình, cùng điều kiện canh tác theo quy trình và cùng tái
canh cà phê năm 2010. Kết quả chọn được 60 vườn tại: Công ty cà phê Ia Sao 1,
Công ty cà phê Ia Sao 2, Công ty cà phê 706 và Công ty TNHH một thành viên Ia
Grai thuộc huyện Ia Grai, trong đó có 20 vườn tốt, 20 vườn xấu và 20 vườn trung
bình (Theo phân loại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
3.2.2.2. Phương pháp điều tra lấy mẫu đất phân tích tính chất vật lý và hoá học
Các vườn cà phê được lựa chọn để lấy mẫu là những vườn cà phê tái canh năm
2010 có cùng điều kiện về địa hình, loại đất (đất bazan), cùng thời điểm trồng tái
canh và cùng quy trình tái canh. Mỗi vườn được chọn nghiên cứu lấy tại 5 điểm
(tương đương với 5 cây phát triển tốt hoặc 5 cây bệnh vàng lá, chết) theo TCVN
5297-1995. Điểm lấy mẫu đất là vòng ngoài của tán lá cây cà phê, mỗi điểm lấy 2
tầng (tầng 0-20 và tầng > 20-50 cm).
3.2.2.3. Phương pháp lấy mẫu đất, mẫu rễ để phân tích tuyến trùng
Vườn cà phê lấy mẫu đất, mẫu rễ để phân tích tuyến trùng cũng là các vườn lấy
mẫu phân tích tính chất vật lý, hoá học của đất bazan tái canh. Tại mỗi vườn nghiên
cứu lấy tại 3 điểm (tương đương với 3 cây bệnh vàng lá đại diện cho vườn cà phê tái
canh xấu và 3 cây tại vườn cà phê tái canh trung bình. Riêng đối với vườn cà phê tốt
lấy tại 3 cây sống). Mỗi điểm lấy 2 tầng đất, tầng 1 (0-20 cm và tầng 2 từ > 20-50 cm
kể từ mặt đất, sau đó trộn đều thành một mẫu đại diện. Đất và rễ được giữ trong túi
bóng và để thùng mát vận chuyển về phò ng thí nghiệm phân tách. Các chỉ số như tỷ
lệ vàng lá, nốt sần, hoại tử rễ, và các chỉ số về cây che bóng, cây che phủ, trồng xen
cũng được ghi nhận trong quá trình điều tra.
3.2.3. Phương pháp phân tích đất
Các mẫu đất được phân tích tính chất vật lý và hóa học theo hướng dẫn cụ thể
tại các TCVN: (1) Thành phần cơ giới đất (3 cấp): TCVN 8567:2010. (2) Dung trọng
đất (D): phương pháp ống trụ kim loại. (3) Tỷ trọng (d): phương pháp picnomet. (4)
Độ xốp: tính theo công thức P(%) = (1 - D/d) x 100. (5) pHKCl: TCVN 5979:2007. (6)
Chất hữu cơ của đất: TCVN 6644:2000. (7) N tổng số: TCVN 6498:1999. (8) P2O5
8tổng số: TCVN 8940:2011. (9) K2O tổng số: 8660:2011. (10) P2O5 dễ tiêu:
8941:2011. (11) K2O dễ tiêu: 8662:2011. (12) Ca2+, Mg2+ trao đổi: TCVN 8569:2010.
(13) Al3+ di động: TCVN 4619:1988. (14) SO32- tổng số: TCVN 7371:2004. (15)
Đồng: TCVN 8246:2009. (16) Kẽm: TCVN 8246:2009. (17) Bo: TCVN 7370-
2:2007.
3.2.4. Phương pháp phân tích tuyến trùng trong đất và rễ
Quá trình phân tích tuyến trùng được thực hiện qua các bước: Tách lọc, cố định,
bảo quản, làm tiêu bản, nhân nuôi và phân loại .
3.2.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Sử dụng phân hữu cơ khắc phục yếu tố hạn chế về hữu cơ
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lặp lại, mỗi ô
cơ sở 20 cây, gồm 3 công thức thí nghiệm.
CT1: Bón