Hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Những thành tựu này một phần được quyết định bởi mô hình tăng trưởng
kinh tế thời kỳ này phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Song cho đến nay, kinh
tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất ổn, nền kinh tế duy trì quá lâu ở mô hình "giá
trị gia tăng thấp", dựa vào tăng vốn đầu tư, lạm dụng khai thác tài nguyên thiên
nhiên, tận dụng lao động giá rẻ để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh. Mô hình
tăng trưởng kinh tế (MHTTKT) ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là dàn trải
theo chiều rộng, kém hiệu quả trong dài hạn, không thực sự phát huy được các thế
mạnh, khai thác có hiệu quả lợi thế của nền kinh tế.
Điều đó cho thấy một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh không đồng
nghĩa với một nền kinh tế mạnh. Vì vậy, MHTTKT của Việt Nam trong giai đoạn
2017-2020, tầm nhìn đến 2030 cần được chuyển đổi với nội dung cơ bản là: sự kết
hợp giữa tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu, trong đó tăng
trưởng theo chiều sâu là hướng đi chủ đạo, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để thực hiện MHTTKT mới, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó
phát triển nguồn nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố
đầu vào quan trọng của MHTTKT được coi là giải pháp “đột phá”, có tính quyết
định. Trong khi đó, nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đông về số lượng, nhưng
chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
quốc tế.
Từ những căn cứ trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề "Nguồn nhân lực
để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", làm đề tài Luận án Tiến sĩ
kinh tế của mình
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nguồn nhân lực đú đổi mới mô hình tăng trưởng kinh từ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐỨC HẢI
NGUåN NH¢N LùC §Ó ®æi míi
m« h×nh T¨ng trëng kinh tÕ ë ViÖt Nam
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đoàn Xuân Thủy
2. GS.TS. Chu Văn Cấp
Phản biện 1:.........................................................
.........................................................
Phản biện 2:.........................................................
.........................................................
Phản biện 3:.........................................................
.........................................................
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20...
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Những thành tựu này một phần được quyết định bởi mô hình tăng trưởng
kinh tế thời kỳ này phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Song cho đến nay, kinh
tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất ổn, nền kinh tế duy trì quá lâu ở mô hình "giá
trị gia tăng thấp", dựa vào tăng vốn đầu tư, lạm dụng khai thác tài nguyên thiên
nhiên, tận dụng lao động giá rẻ để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh. Mô hình
tăng trưởng kinh tế (MHTTKT) ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là dàn trải
theo chiều rộng, kém hiệu quả trong dài hạn, không thực sự phát huy được các thế
mạnh, khai thác có hiệu quả lợi thế của nền kinh tế.
Điều đó cho thấy một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh không đồng
nghĩa với một nền kinh tế mạnh. Vì vậy, MHTTKT của Việt Nam trong giai đoạn
2017-2020, tầm nhìn đến 2030 cần được chuyển đổi với nội dung cơ bản là: sự kết
hợp giữa tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu, trong đó tăng
trưởng theo chiều sâu là hướng đi chủ đạo, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để thực hiện MHTTKT mới, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó
phát triển nguồn nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố
đầu vào quan trọng của MHTTKT được coi là giải pháp “đột phá”, có tính quyết
định. Trong khi đó, nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đông về số lượng, nhưng
chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
quốc tế.
Từ những căn cứ trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề "Nguồn nhân lực
để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", làm đề tài Luận án Tiến sĩ
kinh tế của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực để đổi mới
MHTTKT. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng nguồn nhân lực - yếu tố đầu vào của
MHTTKT hiện có giai đoạn 2001-2016, Luận án đề xuất một số giải pháp phát
triển nguồn nhân lực, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đổi mới
MHTTKT ở Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn về nguồn nhân lực để đổi mới MHTTKT.
2
Hai là, đánh giá một cách khách quan thực trạng nguồn nhân lực - yếu tố
đầu vào của MHTTKT hiện có của Việt Nam (2001-2016).
Ba là, đề xuất một số giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ nhằm phát
triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) để đổi
mới MHTTKT ở Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nguồn nhân lực để đổi mới MHTTKT ở Việt Nam với
tư cách là một yếu tố của MHTTKT, một trong các nguồn lực phát triển, đồng thời
là chủ thể sáng tạo và thực thi MHTTKT
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, Luận án tập trung nghiên cứu:
+ Sự tác động của nguồn nhân lực đến MHTTKT với hai khía cạnh: thứ
nhất, nguồn nhân lực (NNL) là một yếu tố của MHTTKT đóng vai trò nguồn
lực phát triển; thứ hai, phát triển NNL là điều kiện quyết định để thực hiện đổi
mới MHTTKT.
+ Mối quan hệ giữa đổi mới MHTTKT và phát triển nguồn nhân lực.
+ Đề xuất một số giải pháp ở tầm vĩ mô về phát triển nguồn nhân lực để đổi
mới MHTTKT giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030.
- Về không gian: trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Về thời gian: phân tích, đánh giá thực trạng NNL - yếu tố đầu vào của
MHTTKT hiện có từ 2001-2016. Các giải pháp PTNNL để đổi mới MHTTKT
được nghiên cứu trong giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tác giả sử dụng cách tiếp cận như
sau: kinh tế - xã hội; từ lý luận đến thực tiễn; tiếp cận nguồn nhân lực theo cách là
cơ sở tạo động lực cho mô hình tăng trưởng và là nguồn lực quyết định để đổi mới
MHTTKT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế
chính trị là trừu tượng hóa khoa học, cùng với các phương pháp cụ thể, như: phân
tích - tổng hợp; diễn dịch - quy nạp; kết hợp chặt chẽ giữa logic với lịch sử; thu
thập và xử lý thông tin thứ cấp; tổng kết thực tiễn và kế thừa kết quả nghiên cứu từ
các công trình khác liên quan đến đề tài.
3
5. Những điểm mới của Luận án
1- Luận án khẳng định: nguồn nhân lực là một trong các yếu tố đầu vào của
MHTTKT, đồng thời là chủ thể khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố khác
(vốn, công nghệ, thể chế...). Nguồn nhân lực sáng tạo và thực thi mô hình tăng
trưởng kinh tế, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò quyết định để
đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.
2- Kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore chuyển đổi thành công
từ MHTT theo chiều rộng sang MHTT theo chiều sâu kịp thời, hiệu quả là dựa
trên cơ sở đào tạo và phát triển NNLCLC, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo
và trình độ công nghệ quốc gia.
3- Luận án cho rằng, Việt Nam đang có lợi thế và cơ hội về nguồn lao động
dồi dào, chi phí không cao (so với Trung Quốc), song chất lượng NNL còn chưa
đáp ứng được nhu cầu và trong vài thập kỷ tới sẽ không còn "cơ cấu dân số vàng".
Vì vậy, cần có chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, lâu dài,
coi trọng chất lượng hơn số lượng, chú trọng đào tạo nghề, phát triển NNLCLC
trong sự gắn kết chặt chẽ với phát triển khoa học, công nghệ và yêu cầu của các
ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.
4- Các nhóm giải pháp phát triển NNL để đổi mới MHTTKT ở Việt Nam
giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có tính toàn diện và khả thi.
Trong đó, đáng quan tâm là giải pháp về chính sách sử dụng, đãi ngộ và phát huy
một số nhóm nhân lực có “tính đặc trưng”, như: nhóm nhân lực trong biên chế
Nhà nước (cán bộ, công chức, viên chức), lực lượng lao động thanh niên từ 15-
24 tuổi và nhóm nhân lực chất lượng cao, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
trong cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ quản trị doanh nghiệp cấp cao, đội ngũ
doanh nhân giỏi, cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn, đội ngũ trí thức trong
nước và trí thức Việt kiều, đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao, lành nghề.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được
kết cấu thành 4 chương, 9 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC MÔ HÌNH
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Luận án tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài
nước theo 2 nhóm vấn đề:
1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
Các nghiên cứu ngoài nước về nhân lực, vốn nhân lực và vốn con người của
Adam Smith (1776), Bardhan and Udry (1999), Gary Becker thuộc Đại học Chicago;
về nguồn nhân lực theo quan điểm của Liên hợp quốc (UN), Tổ chức lao động thế giới
(ILO), Ngân hàng thế giới (WB), Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP); về
phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người của C.Mác và Ph. Ăngghen, UNDP,
UNESCO, ILO Yêu cầu của MHTT đối với nguồn nhân lực, có nghiên cứu của
Michael Boozer (2003) về con đường dẫn đến thành công: mối quan hệ giữa phát triển
nhân lực và TTKT (Paths to Success: The Relationship between Human Development
and Economic Growth); nghiên cứu của Gustav Ranis và Frances Stewart (2005) về
mối liên kết động giữa kinh tế và phát triển nhân lực (Dynamic Links between the
Economy and Human Development).
Các nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước về nhân lực và vốn nhân lực của tác giả
Nguyễn Bình Đức, Chu Văn Cấp, Phí Mạnh Hồng; về nguồn nhân lực của Nguyễn
Minh Hạc, Nguyễn Sinh Cúc, Mạc Văn Tiến; về vai trò của NNL nhất là NNLCLC đối
với tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong đó có những kinh nghiệm quý báu của một
số nước có thể áp dụng đối với Việt Nam, như: Vũ Văn Phúc, Chu Văn Cấp (2012),
Vũ Văn Hòa (2013), Lưu Đức Hải (2015), Hà Thị Hằng (2014), Trần Văn Tùng
(2005), Trần Thọ Đạt (2008 và 2010) Nhìn chung, các nghiên cứu đều đặc biệt coi
trọng yếu tố NNL trong MHTTKT và nhấn mạnh tính tích cực, có tầm quyết định của
phát triển NNL đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
1.1.2. Các nghiên cứu về mô hình tăng trưởng
Trong lịch sử, có nhiều tác giả ngoài nước nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế với
các mô hình lý thuyết kinh điển, như: mô hình cổ điển của Adam Smith và David
Ricardo; mô hình giản đơn Harrod - Domar của trường phái Keynes; mô hình Tân cổ
điển (mô hình do Solow và Swan, năm 1956); mô hình tăng trưởng nội sinh; mô hình nhị
nguyên của Lewis được Oshima bổ sung; mô hình tăng trưởng "cân đối" và "cực"
tăng trưởng; mô hình "đàn sếu bay" Thực tiễn ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn
lịch sử đặt ra yêu cầu phải có các lý thuyết về MHTTKT phù hợp để thúc đẩy tăng
trưởng và nâng cao năng suất lao động.
Ở trong nước, các nghiên cứu về MHTTKT khá đa dạng. Liên quan đến đề tài
Luận án, tác giả tổng hợp thành 3 nhóm: thứ nhất, phân tích, đánh giá về thực trạng mô
5
hình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm từ 2001-
2016; thứ hai, đánh giá thực trạng lao động (nhân lực) yếu tố đầu vào của MHTT với
tư cách là nhân tố tạo động lực của phát triển; thứ ba, các nghiên cứu về đổi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế. Đại biểu của các nghiên cứu kể trên, có: Trần Thọ Đạt,
Nguyễn Kế Tuấn, Nguyễn Đình Hương, Hà Văn Hiền, Phạm Hồng Chương thuộc Đại
học Kinh tế quốc dân, Lê Xuân Bá (CIEM), Chu Văn Cấp và cộng sự, Đào Duy Huân,
Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Hậu, Trần Chí Trung Các nghiên cứu cũng đã đề
cập đến giải pháp để thực hiện MHTTKT mới, trong đó nhấn mạnh giải pháp phát triển
NNL, nhất là NNLCLC - một yếu tố đầu vào tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
1.2. NHỮNG KẾT QUẢ RÚT RA TỪ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
NÊU TRÊN VÀ "KHOẢNG TRỐNG" CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những kết quả rút ra
1.2.1.1. Vai trò của nhân lực và nguồn nhân lực
Dù ở thời đại nào, nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của
lực lượng sản xuất xã hội. Trong số các nguồn lực, nguồn nhân lực được coi là
nguồn lực "nội sinh" chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nó có ưu thế
nổi bật là không có "giới hạn" nếu biết bồi dưỡng, khai thác hợp lý. Nguồn nhân
lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của quốc gia.
1.2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của nó
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC sẽ tạo động lực quan trọng cho
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển nguồn nhân lực... trong đó, phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo và đào tạo
nghề là con đường cơ bản để phát triển nguồn nhân lực.
1.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực, NNLCLC đáp ứng yêu
cầu phát triển của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Đài
Loan... là coi trọng nhân tố con người, coi trọng phát triển giáo dục - đào tạo và
đào tạo nghề; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực...
1.2.1.4. Lý luận về mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế là sự diễn đạt cơ bản nhất về TTKT và các
nhân tố tác động đến TTKT. Phân loại theo thời gian (lịch sử) có MHTTKT Cổ
điển, Tân cổ điển, hiện đại; theo cách tiếp cận thương mại có MHTT thay thế nhập
khẩu, MHTT hướng vào xuất khẩu; theo cách thức sử dụng yếu tố đầu vào có
MHTT theo chiều rộng, MHTT theo chiều sâu.
Về cấu trúc của MHTT, bao gồm: động lực của tăng trưởng (tiêu dùng, đầu
tư, chi tiêu công và xuất khẩu ròng); các nhân tố đầu vào (vốn, lao động, tài
nguyên, công nghệ); và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế.
1.2.1.5. Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới, các lý thuyết
tăng trưởng kinh tế đã chỉ ra nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng nhất.
6
Một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cần có NNLCLC bên
cạnh các yếu tố vốn, công nghệ và tài nguyên.
1.2.1.6. Các nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
của MHTTKT ở Việt Nam giai đoạn 2001-2016, các nghiên cứu đều có nhận định
chung là: Việt Nam đang có lợi thế và cơ hội về lực lượng lao động dồi dào với chi phí
thấp (so với Trung Quốc) nhưng chất lượng NNL không cao đã ảnh hưởng đến chất
lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, là một trong 3 điểm nghẽn của sự
phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.1.7. Các nghiên cứu về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 ở Việt Nam, các nghiên cứu đều chỉ rõ sự cần thiết
phải đổi mới MHTTKT, bắt nguồn từ các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài. Do đó,
đổi mới MHTTKT phải kết hợp tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều
sâu, lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo. Nguồn nhân lực để đổi mới
MHTTKT cần phải có tầm nhìn dài hạn, lâu dài, chất lượng hơn số lượng, đáp ứng
đúng yêu cầu của nền kinh tế.
1.2.2. Những "khoảng trống" - những vấn đề cần được tiếp tục nghiên
cứu và hướng nghiên cứu của luận án
1.2.2.1. Những "khoảng trống" của các nghiên cứu trước đó
(1) Chưa có nhiều công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống dưới góc độ
Kinh tế chính trị về nguồn nhân lực để đổi mới MHTTKT, đặc biệt là những đặc
trưng, vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực để đổi mới MHTTKT.
(2) Yêu cầu của đổi mới MHTTKT đối với nguồn nhân lực và vai trò của
Nhà nước trong việc bảo đảm các yêu cầu này.
(3) Còn ít công trình đánh giá một cách toàn diện, hệ thống về thực trạng
nguồn nhân lực - yếu tố đầu vào của MHTTKT ở Việt Nam hơn 30 năm qua.
(4) Theo đó, còn thiếu vắng những nghiên cứu về hệ thống giải pháp nhằm
phát triển nguồn nhân lực để đổi mới MHTTKT ở Việt Nam giai đoạn 2017-2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
1.2.2.2. Hướng nghiên cứu của Luận án
(1) Làm rõ một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về NNL để đổi
mới MHTTKT; những yêu cầu của đổi mới MHTTKT đối với phát triển NNL.
(2) Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam - yếu tố đầu vào của
MHTTKT hơn 30 năm qua; tập trung phân tích thực trạng NNL trong mô hình
tăng trưởng kinh tế hiện có giai đoạn 2001-2016, từ đó nêu ra kết quả, hạn chế
của nguồn nhân lực cùng với những nguyên nhân của hạn chế đó.
(3) Bối cảnh đổi mới MHTTKT ở Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 đặt
ra những yêu cầu gì đối với NNL? và những giải pháp nào để phát triển NNL của
MHTTKT mới?
7
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1.1. Lý luận về mô hình tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế là sự diễn đạt một cách cơ bản lý thuyết tăng
trưởng kinh tế, các yếu tố quyết định tăng trưởng của một nền kinh tế hay một
quốc gia và các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với
các điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường.
Các nước có những đặc điểm khác nhau nên có sự khác biệt về MHTT. Tùy
theo góc độ nghiên cứu mà phân loại thành các dạng MHTTKT. Luận án nghiên
cứu MHTT dạng khái quát theo chiều rộng và theo chiều sâu, bao hàm 3 yếu tố
tạo lập căn bản: vốn, lao động, tiến bộ công nghệ, đồng thời xem xét sự kết hợp
của 2 loại MHTT.
2.1.1.2. Các yếu tố của mô hình tăng trưởng kinh tế
- Xét một cách tổng thể, cấu trúc của MHTT, bao gồm: (i) động lực của tăng
trưởng (tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu công và xuất khẩu ròng); (ii) các nhân tố đầu
vào cho tăng trưởng (vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ); (iii) cơ chế quản lý
thể hiện ở thể chế và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế.
- Các nhân tố tác động đến MHTTKT của một quốc gia:
Thứ nhất, nhân tố kinh tế: vốn vật chất, lao động (Lao động thô và vốn con
người); tiến bộ công nghệ và các nhân tố kinh tế khác, như: vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), thương mại quốc tế, vai trò nhà nước và chi tiêu công cộng, cơ
cấu ngành kinh tế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, nhân tố phi kinh tế: các yếu tố văn hóa - xã hội, thể chế kinh tế -
xã hội
Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế có tác động gián tiếp
đến tăng trưởng kinh tế và rất khó lượng hóa cụ thể mức độ tác động của chúng
đến tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, có thể thấy rằng: nguồn nhân lực hay nguồn lực lao động là một
trong các yếu tố đầu vào của MHTTKT, đóng vai trò tạo động lực cho tăng trưởng
kinh tế và thực hiện đổi mới MHTTKT.
2.1.1.3. Phân loại các mô hình tăng trưởng kinh tế
Luận án phân loại MHTTKT dưới 3 góc độ:
- Theo mức đóng góp của các yếu tố đầu vào của MHTT: có MHTT theo
chiều rộng và MHTT theo chiều sâu.
- Theo lịch sử xuất hiện: có MHTT Cổ điển, Tân cổ điển, hiện đại.
8
- Theo cách tiếp cận thương mại: có MHTT dựa vào lựa chọn chiến lược
công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và MHTT dựa vào lựa chọn chiến lược công
nghiệp hóa hướng về xuất khẩu...
2.1.2. Nguồn nhân lực - yếu tố đầu vào của mô hình tăng trưởng kinh tế
Nhân lực, nguồn nhân lực, nguồn lực con người là một nhân tố trong
MHTTKT của một quốc gia hay một nền kinh tế qua các thời kỳ phát triển.
2.1.2.1. Quan niệm về nhân lực và nguồn nhân lực
- Nhân lực được hiểu là sức lực của con người, nằm trong mỗi con người và
làm cho con người hoạt động.
- Vốn nhân lực (Human Capital) được hiểu là tiềm năng và khả năng phát
huy tiềm năng về sức khỏe, kiến thức của cá nhân và là cái mang lại lợi ích tương
lai cao hơn lợi ích hiện tại. Giá trị vốn nhân lực chính là giá trị sức lao động, nó
phụ thuộc vào thể lực, trí lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của
người lao động.
- Bên cạnh khái niệm vốn nhân lực, người ta còn đề cập đến khái niệm vốn
con người. Con người ở đây là con người xã hội. Vốn con người theo cách hiểu
phổ biến nhất là tập hợp kiến thức và kỹ năng mà một người lao động có được
thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm làm việc, qua đó làm gia tăng giá trị
sức lao động của họ trên thị trường lao động.
Lý luận tăng trưởng kinh tế nội sinh đã chỉ ra rằng động lực của tăng trưởng
bền vững chính ở việc khai thác yếu tố nguồn lực con người.
- Nguồn nhân lực (Human Resource) được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
* Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng, là tổng thể các tiềm năng lao động của
con người, của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương được chuẩn bị ở
một mức độ nào đó, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn
nhân lực là một bộ phận trong các nguồn lực phát triển: nguồn lực vật chất (trừ
con người), nguồn lực tài chính, nguồn lực khoa học -