Tóm tắt Luận án Nhận diện người tiêu dùng đổi mới (identify consumer innovationess) - Tình huống dịch vụ 4G

Cần hiểu sâu sắc khách hàng đổi mới bởi đổi mới rất quan trọng trong kinh doanh hiện nay, nó là cơ sở trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu (Hauser et al., 2006). Mọi cá nhân và doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh đều phải hướng tới đối tượng khách hàng của mình, phải dựa trên cở sở mong muốn và nhu cầu của khách hàng để lập các kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách hàng và nắm bắt những biến đổi nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các biện pháp để giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới cả về số lượng và chất lượng. Trong bối cảnh mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra trên toàn Thế Giới và mạng di động 4G vừa mới được đưa vào rộng rãi tại thị trường Việt Nam từ đầu năm 2017, một sản phẩm đổi mới còn tương đối mới với người tiêu dùng. Với lý do trên, đề tài “Nhận diện người tiêu dùng đổi mới (identify consumer innovativeness – tình huống dịch vụ 4G ” sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp viễn Việt Nam trong việc đưa ra các chính sách Marketing thích hợp, góp phần gia tăng thị phần và tạo ra lợi nhuận.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nhận diện người tiêu dùng đổi mới (identify consumer innovationess) - Tình huống dịch vụ 4G, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN QUỐC ĐẠI NHẬN DIỆN NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỔI MỚI (IDENTIFY CONSUMER INNOVATIONESS) - TÌNH HUỐNG DỊCH VỤ 4G TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG Phản biện 1: PGS.TS. Trương Hồng Trình Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 8 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cần hiểu sâu sắc khách hàng đổi mới bởi đổi mới rất quan trọng trong kinh doanh hiện nay, nó là cơ sở trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu (Hauser et al., 2006). Mọi cá nhân và doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh đều phải hướng tới đối tượng khách hàng của mình, phải dựa trên cở sở mong muốn và nhu cầu của khách hàng để lập các kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách hàng và nắm bắt những biến đổi nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các biện pháp để giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới cả về số lượng và chất lượng. Trong bối cảnh mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra trên toàn Thế Giới và mạng di động 4G vừa mới được đưa vào rộng rãi tại thị trường Việt Nam từ đầu năm 2017, một sản phẩm đổi mới còn tương đối mới với người tiêu dùng. Với lý do trên, đề tài “Nhận diện người tiêu dùng đổi mới (identify consumer innovativeness – tình huống dịch vụ 4G ” sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp viễn Việt Nam trong việc đưa ra các chính sách Marketing thích hợp, góp phần gia tăng thị phần và tạo ra lợi nhuận. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tổng hợp cơ sở lý luận về khách hàng đổi mới và nhận diện khách hàng đổi mới.  Nghiên cứu thực nghiệm để nhận diện nhóm khách hàng đổi mới đối với dịch vụ mạng 4G có những đặc điểm cá nhân nào nổi bật. (ví dụ: am hiểu sản phẩm, am hiểu giá trị mà sản phẩm mang lại, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập,). 2  Đưa ra hàm ý chính sách giúp các công ty viễn thông hoạch định chính sách Marketing thích hợp cho các sản phẩm mạng di động trong tương lai. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thị trường người tiêu dùng sử dụng mạng di động ở Đà Nẵng, có độ tuổi từ 18 trở lên. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm khách hàng đổi mới. - Về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Đà Nẵng. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng gồm 2 bước: Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ dùng để điều chỉnh và bổ sung bảng câu hỏi và ghi nhận các ý kiến phản hồi về bảng câu hỏi. Bước 2: Sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức bằng bảng câu hỏi chi tiết. Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. 5. Bố cục đề tài Nội dung luận văn gồm có các phần sau: Đề tài gồm 4 Chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHÁCH HÀNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH. 6. Tổng quan tài liệu tham khảo 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHÁCH HÀNG ĐỔI MỚI 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỔI MỚI 1.1.1. Khái niệm đổi mới Đổi mới là việc sử dụng tri thức mới để tạo ra một dịch vụ hoặc sản phẩm mới mà khách hàng mong muốn. Đó là phát minh và thương mại hóa. Theo Porter thì đó là “một cách mới để thực hiện công việc”, theo sách Quản trị quá trình đổi mới và sáng tạo (NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012, trang 40). Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước”. Điều này cho thấy nội hàm của khái niệm đổi mới nhằm chỉ những hoạt động của con người làm thay đổi những cái cũ, lạc hậu bằng cái mới tiến bộ hơn. 1.1.2. Sản phẩm đổi mới Khái niệm "mới" luôn mang ý nghĩa tương đối. Sản phẩm đổi mới có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau như sau: Sản phẩm khác biệt: Cả công nghệ và thị trường đã chín muồi với quy mô thị trường lớn và mang tính đại chúng. Hầu hết các đổi mới ở khía cạnh khai thác công nghệ hiện có để tạo ra các sản phẩm có đặc điểm, chức năng, hình dáng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ. khác biệt so với các sản phẩm hiện có. Ví dụ: các mẫu điện thoại di động mới; các mẫu xe hơi mới. Sản phẩm khám phá: Các công nghệ hiện tại được ứng dụng và kết hợp với nhau để tạo nên sản phẩm/dịch vụ mới, đáp ứng một khu vực thị trường mới. Cạnh tranh dựa vào khả năng đáp ứng những đoạn thị trường ngách đặc biệt và tuỳ thuộc vào mối liên hệ mật thiết với khách hàng. Quá trình đổi mới thường được khám phá từ phía khách hàng, hoặc có sự hợp tác chặt chẽ với người sử dụng tiềm năng. 4 Ví dụ, điện thoại thông minh (smart phone) là sự kết hợp giữa điện thoại di động với thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA), cho phép vừa thực hiện chức năng nghe gọi, vừa quản lý công việc cá nhân, sử dụng dịch vụ trực tuyến, lại có thể đồng bộ hoá với máy tính của người dùng. Sản phẩm công nghệ: Công nghệ mới được phát triển để đáp ứng những nhu cầu hiện tại của thị trường. Những sản phẩm/dịch vụ đó cạnh tranh ở tính năng sản phẩm, chứ ít khi cạnh tranh bằng giá cả hay chất lượng. Quá trình đổi mới thường xuất phát từ phía các nhà khoa học, người phát triển công nghệ. Ví dụ, loại thuốc mới có tên Zelboraf để điều trị ung thư da (2011); máy chụp cộng hưởng từ dùng để chuẩn đoán hình ảnh trong y tế (1982); máy in laser (1976) là thuộc nhóm sản phẩm đổi mới này. Sản phẩm phức tạp: Cả công nghệ và thị trường đều mới và cùng nhau tiến hoá. Trong trường hợp này, các ứng dụng của công nghệ chưa được khám phá hết, nhưng cùng với thời gian nhà khoa học phối hợp với người sử dụng để tạo ra những sản phẩm và ứng dụng mới. Ví dụ, Aerogel, một loại vật liệu có cấu trúc rất độc đáo ở dạng hợp chất có trạng thái rắn nhẹ nhất, rắn nhất, cách điện tốt nhất và mật độ vật chất thấp nhất. Nhưng sản xuất Aerogel rất tốn kém và mất rất nhiều thời gian, vì vậy hiện nay ứng dụng chủ yếu của nó là trong ngành công nghiệp vũ trụ, quân sự và cứu hoả. Công nghệ này vẫn đang được nghiên cứu và phát triển để có ứng dụng rộng rãi hơn trên thị trường hàng hoá như mỹ phẩm, sơn kim loại, cửa kính, lốp xe 1.1.3. Đặc điểm sản phẩm đổi mới Rogers (1995) phân biệt 5 đặc điểm của sản phẩm đổi mới: - Lợi thế tương đối, trong đó mô tả liệu sự đổi mới có được coi là tốt hơn (so với các giải pháp hiện có) cho một cá nhân; - Tính tương thích, trong đó mô tả liệu một cá nhân thấy 5 rằng sự đổi mới là tương thích với các giá trị, nhu cầu và kinh nghiệm của mình; - Sự phức tạp, trong đó mô tả liệu một cá nhân thấy khó khăn khi sử dụng sản phẩm; - Có khả năng xảy ra, cho phép thử nghiệm trước khi chấp nhận sử dụng; Khả năng quan sát, trong đó mô tả mức độ thể hiện sự đổi mới với người khác. 1.2. KHÁI NIỆM NGƯỜI ĐỔI MỚI 1.2.1. Lý do phải đo lường người đổi mới McDonald & Alpert (1999) mô tả sáu lý do thực tế để phải đo lường người đổi mới như sau: - Đo lường người đổi mới mới để khuếch tán sản phẩm mới, qua đó để tạo ra dòng tiền.. - Đo lường người đổi mới để để tranh thủ sự hợp tác của những người đổi mới trong việc điều chỉnh và cải tiến sản phẩm mới. - Những người đổi mới sớm sẽ giới thiệu quảng cáo đến người tiêu dùng khác. - Người đổi mới sớm thường am hiểu về các danh mục sản phẩm họ quan tâm. - Người đổi mới sớm giúp tạo hình ảnh 'nhà lãnh đạo thị trường'. Qua đó, các doanh nghiệp có thể được xem như là những người dẫn đầu thị trường với sản phẩm đổi mới của họ. - Một số lý do có thể muốn ngăn chặn sự khuếch tán của những đổi mới không mong muốn. “Không phải tất cả các đổi mới đều tốt, và một số đổi mới mà xã hội không mong muốn hoặc phá hoại” (McDonald & Alpert, 1999). 1.2.2. Khái niệm người đổi mới 6 Khái niệm người đổi mới phản ảnh đặc điểm của một cá nhân trong việc đáp ứng lại sản phẩm mới. Có 3 quan điểm nghiên cứu về người đổi mới: quan điểm hành vi, quan điểm đặc tính cá nhân và quan điểm nghiên cứu đổi mới theo từng lĩnh vực cụ thể (Goldsmith & Foxall, 2003). Quan điểm hành vi Xét trên góc độ hành vi, mức độ đổi đổi mới của một người tiêu dùng được phản ảnh bởi mức độ chấp nhận sản phẩm mới của họ. Người tiêu dùng đổi mới là người chấp nhận sớm đối với sản phẩm mới (người tiên phong). Theo quan điểm này, người tiêu dùng đổi mới là sẵn sàng mua sản phẩm mới ngay giai đoạn giới thiệu sản phẩm (trong chu kỳ sống sản phẩm). Sở dĩ họ có hành vi chấp nhận sớm sản phẩm đổi mới vì họ có mức độ nhận thức cao về các giá trị mà sản phẩm mới đem lại, bao gồm cả những giá trị hữu hình như giá trị chức năng, giá trị về kĩ thuật hay kinh tế của sản phẩm mới và cả những giá trị vô hình như giá trị về mặt biểu tượng hay giá trị tâm lý. Quan điểm đặc tính cá nhân ( đổi mới bẩm sinh) Quan điểm đặc tính cá nhân cho rằng tính đổi mới của người tiêu dùng do đặc tính cá nhân của họ quyết định. Người đổi mới được cho là người thích cái mới và sự khác biệt, dám chấp nhận rủi ro. Một số nghiên cứu trong trường phái này cho rằng người có đặc điểm cả nhân cởi mở, hướng ngoại thường thích sự đổi mới. Venkatraman and Price (1990) cũng xây dựng dựa trên công trình của Pearson (1970) để tạo ra sự khác biệt giữa đổi mới nhận thức và cảm quan: đổi mới nhận thức là khuynh hướng cởi mở với những trải nghiệm mới kích thích tư duy, có thể là bên trong hoặc bên ngoài, trong khi đổi mới cảm quan là xu hướng hòa nhập với niềm vui trong những trải nghiệm bên trong như tưởng tượng, mơ mộng. Tính đổi mới bẩm sinh là một khuynh 7 hướng mua mới các sản phẩm và thương hiệu khác nhau hơn là trung thành với một lựa chọn trước đây (Steenkamp et al, 1999). Quan điểm đổi mới trong từng lĩnh vực cụ thể Quan điểm này cho rằng người đổi mới không có nghĩa là người luôn quan tâm hay thích sản phẩm mới, mà một người có xu hướng phản ứng đối với sản phẩm mới khác nhau tùy loại sản phẩm. Chẳng hạn các tín đồ thời trang chỉ phản ứng nhanh với những đổi mới trong lĩnh vực thời trang, tín đồ công nghệ chỉ quan tâm tới những đổi mới về công nghệ mà không quan tâm tới thời trang. Lần đầu tiên, Goldsmith và Hofacker (1991) khởi động ý tưởng về tính đổi mới theo từng lĩnh vực cụ thể. Khái niệm đổi mới có thể hiểu là "khuynh hướng mua sản phẩm mới trong một loại sản phẩm cụ thể ngay sau khi chúng xuất hiện thị trường và tương đối sớm hơn hầu hết những người tiêu dùng khác trong phân khúc thị trường "(Foxall, Goldsmith, & Brown, 1998). Các nghiên cứu trong quan điểm này cho rằng tính đổi mới của người tiêu dùng đối với một loại sản phẩm nào đó bị ảnh hưởng bởi: đặc tính cá nhân (độ tuổi, giới tính, trình độ, sở thích), bởi sự hiểu biết, sự quan tâm về loại sản phẩm, mong muốn trở thành người dẫn dắt trong lĩnh vực nào đó. Họ mong muốn sự mới mẻ và khác biệt thể hiện trong các lĩnh vực sản phẩm cụ thể, nơi cá nhân có thể đổi mới, tìm kiếm các sản phẩm mới và khác biệt khi xuất hiện, nhưng có sẽ lạ lẫm trong các loại sản phẩm khác. 1.2.3. Thang đo người đổi mới a. Quan điểm hành vi Để đo lường hành vi đổi mới, phương pháp thứ nhất là người ta đo thời gian khách hàng quyết định mua sản phẩm từ khi nó được tung ra thị trường. Cách thứ hai là người ta đo lường tình huống mua sản phẩm mới. Người ta sẽ xây dựng các kịch bản, các mô tả về sản 8 phẩm mới giả tưởng và hỏi đáp viên có sẵn sàng mua hay không. Các nghiên cứu theo quan điểm hành vi, thang đo mô tả hành vi của những người đổi mới sớm với sản phẩm mới (người khởi xướng người tiêu dùng) được xác định bởi mức độ nhận thức về chức năng, kỹ thuật, kinh tế và các vấn đề mang tính biểu tượng (xã hội, tâm lý), nhận thức rủi ro và những lợi ích mà sản phẩm mang lại ở giai đoạn đầu vòng đời sản phẩm. Thang đo của Roehrich (1995) là một trong những thang đo theo quan điểm này. Ông cho rằng sự đổi mới là một biểu hiện của hai nhu cầu là: nhu cầu kích thích và nhu cầu độc đáo. Do đó, thang đo của ông bao gồm hai nhân tố: đổi mới hưởng thụ (gắn liền với nhu cầu kích thích) và đổi mới xã hội (gắn liền với nhu cầu độc đáo). b. Quan điểm đặc tính cá nhân (đổi mới bẩm sinh) Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý đã đưa ra các thang đo đặc tính cá nhân (thang đo tính cách) trong đó có những câu hỏi, nhân tố nhắm nhận diện những người có đặc tính đổi mới. Trong nghiên cứu về đổi mới bẩm sinh của Le Louarn (1997), xác định khuynh hướng đổi mới là “một khuynh hướng trung tâm để đưa ra quyết định đổi mới, thể hiện bản thân ở mọi cấp độ hoạt động của con người”. Thang đo này có ba nhân tố chính là: (1)Thích sự mới mẻ, (2)Tự chủ, độc lập, không phụ thuộc người khác, (3) Chấp nhận rủi ro. c. Quan điểm đổi mới trong từng lĩnh vực cụ thể Các nhà nghiên cứu thường tiến hành nghiên cứu trong những lĩnh vực, sản phẩm cụ thể để nhận diện khách hàng đổi mới trong từng lĩnh vực. Ví dụ nghiên cứu điển hình theo quan điểm này là thang đo của Goldsmith &Hofacker (1991) với nghiên cứu “developed the Domain Specific Innovativeness Scale (DSI)” và thang đo của Yann 9 Truong (2013) với nghiên cứu “A cross-country study of consumer innovativeness and technological service innovation”. Thang đo của Goldsmith &Hofacker (1991) Những chuyên gia trong các các sản phẩm nhất định có khả năng xác định các sản phẩm đổi mới khi chúng được phát hành ra thị trường (Bartels & Reinders, 2011; Gao, Rohm, Sultan & Pagani, 2013; Goldsmith & Hofacker, 1991). Ví dụ, những người sành rượu vang có xu hướng nhận thức nhanh hơn việc tung ra một sản phẩm mới có nguồn gốc từ một loại cây trồng cụ thể hơn người tiêu dùng không phải là người sành. Các chuyên gia ô tô có khả năng đánh giá tốt hơn hiệu suất của động cơ. Các chuyên gia trong các sản phẩm làm đẹp sẽ nhanh chóng xác định được những mặt tích cực và tiêu cực của một loại kem dưỡng da mới. Nhận thức điều này là do miền cụ thể của những người đổi mới trong một lớp sản phẩm, được Goldsmith và Hofacker (1991) đề xuất thông qua cấu trúc được gọi là đổi mới theo miền sản phẩm cụ thể (DSI - Domain specific innovativeness), bao gồm các nhân tố:(1) sự đổi mới, (2) Thái độ đối với sản phẩm mới, (3) hành vi đối với sản phẩm mới,(4) sử dụng sản phẩm, (5) lãnh đạo quan điểm, (6) tìm kiếm ý kiến xung quanh, (7) Nhận thức rủi ro. 10 Hình 1.1. Mô hình tính DSI Goldsmith &Hofacker (1991) Thang đo của Yann Truong (2013) Một nghiên cứu tiêu biểu khác về quan điểm đổi mới theo lĩnh vực/ sản phẩm cụ thể là nghiên cứu của Yann Truong (2013) với bài “A cross-country study of consumer innovativeness and technological service innovation”. Nghiên cứu này điều tra các tác động của sự đổi mới của người tiêu dùng đối với thái độ trên một sản phẩm/dịch vụ cụ thể ở ba quốc gia châu Âu. Sản phẩm đó là Video On Demand (VOD)- các video theo yêu cầu, một sản phẩm kỹ thuật số. Trong thang đo của mình, Yann Truong sử dụng năm nhân tố để đo tính đổi mới đối với sản phẩm VOD: (1) Tính đổi mởi của khách hàng Tính đổi mới được đo lường bằng cách áp dụng của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới sớm hơn mức trung bình (Rogers, 2003). (2) Nhận thức về tính mới của sản phẩm Đổi mới Thái độ Lãnh đạo ý kiến Đổi mới theo miền sản phẩm Nhận thức rủi ro Hành vi Tìm kiếm ý kiến Sử dụng sản phẩm 11 Tính mới mẻ là một trong những thuộc tính nổi bật nhất của sự đổi mới. Tính mới, mức độ mà một sản phẩm hoặc dịch vụ được coi là khác biệt hoặc độc đáo so với các sản phẩm khác. (3) Nhận thức về giá trị của sản phẩm mới Nhận thức giá trị sản phẩm là sự đánh giá của khách hàng từ các giá trị mà sản phẩm mang lại so với chi phí bỏ ra (Agarwal và Teas, 2001; Zeithaml, 1988). Tuy nhiên, nhận thức giá trị là một cấu trúc đa chiều bao gồm giá trị chức năng, giá trị xã hội, giá trị chất lượng và giá trị tiền tệ. Trong nghiên cứu này giá trị tiền tệ được sử dụng, đề cập đến giá mà một người trả tiền để có được một sản phẩm. (4) Nhận thức về rủi ro của sản phẩm mới Người tiêu dùng luôn cảm nhận được một số rủi ro khi thực hiện quyết định mua một sản phẩm. Nhận thức rủi ro có nhiều khía cạnh, bao gồm vật lý, chức năng, rủi ro xã hội, tâm lý và tài chính (Jacoby và Kaplan, 1972). Trong trường hợp đổi mới công nghệ, những người đổi mới phân biệt mình với đa số bởi sự tự tin của họ trong kỹ năng kỹ thuật. (5) Thái độ đối với sự đổi mới về công nghệ Cấu trúc này đo lường mức độ quan tâm của người trả lời. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, các nghiên cứu về tính đổi mới ở người tiêu dùng trên thế giới được hệ thống lại nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài. Có ba quan điểm về đổi mới gồm: quan điểm đổi mới hành vi, quan điểm đổi mới bẩm sinh, và quan điểm đổi mới theo miền sản phẩm cụ thể. Bài nghiên cứu này đi theo quan điểm đổi mới theo miền sản phẩm, cụ thể ở đây là mạng di động 4G. 12 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN MẠNG DI ĐỘNG 2.1.1. Lịch sử phát triển mạng di động 2.1.2. Sự đổi mới của mạng di dộng 4G So với mạng di động 3G trước đó, mạng di động 4G có những ưu điểm nổi bật như sau:  4G không phải cuộc cách mạng mà là một sự tiến hóa, cải thiện đáng kể trải nghiệm Internet 3G.  Cải thiện tốc độ là yếu tố gây ấn tượng và dễ nhận thấy nhất, 4G có thể tăng tốc độ tải về của thiết bị lên tới 100 Mbps khi di chuyển, và đạt xấp xỉ 1 Gbps trong điều kiện đứng yên.  Mang lại trải nghiệm kết nối di động băng rộng vượt trội so với các thế hệ trước.  4G có công suất cao hơn, nghĩa là có thể hỗ trợ một lượng lớn người dùng tại một thời điểm bất kỳ..  4G có hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn 3G, cho phép dung lượng dữ liệu truyền lớn hơn. 2.1.3. Thị trường mạng di động Thế giới GSMA Intelligence - Tổ chức thống kê số liệu uy tín nhất hiện nay với hàng triệu số liệu được cập nhật mỗi ngày từ hơn 1.400 nhà mạng viễn thông và hơn 1.200 Mobile Virtual Network Operator (MVNO, mạng di động ảo) trên toàn thế giới vừa phát hành bản báo cáo thống kê về 4G - LTE giai đoạn 2012 – 2020. Sau gần 10 năm chính thức có mặt trên thế giới, lượng kết nối di động sử dụng công nghệ 4G - LTE hiện đang chiếm khoảng gần 1/4 lượng kết nối di động toàn cầu với gần 600 nhà mạng đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 13 2.1.4. Thị trường mạng di động tại Việt Nam Theo khảo sát của We Are Social Singapore vào tháng 1/2017, Việt Nam có 53% dân số dùng internet, số lượng thuê bao di động đạt 124.7 triệu thuê bao. Kết quả cho thấy xu hướng người dùng sử dụng di động để lướt net ngày càng tăng. 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Hình 2.2. Mô hình quy trình nghiên cứu 2.3. XÂY DỰNG THANG ĐO 2.3.1. Nhận diện các nhân tố của người đổi mới Mô hình nghiên cứu được tham khảo từ nghiên cứu của Yann Truong (2013) gồm 5 nhân tố Tính đổi mởi của khách hàng (đặc tính bẩm sinh), Nhận thức về tính mới của sản phẩm, Nhận thức về giá trị Xác định vấn đề nghiên cứu Tổng hợp cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định tính Thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha Phân tích ANOVA Kết quả nghiên cứu So sánh Mean Thang đo nháp 14 của sản phẩm mới, Nhận thức về rủi ro của sản phẩm mới, Thái độ đối với sự đổi mới về công nghệ. Bên cạnh đó trong thang đo của Goldsmith &Hofacker (1991) có đề cập đến nhân tố Lãnh đạo quan điểm. Vậy thang đo nháp nghiên cứu khách hàng đổi mới – tình huống mạng di động 4G, dựa trên các nhân tố sau: (1) Tính đổi mới của khách hàng, (2) Nhận thức về tính mới của sản phẩm, (3) Nhận thức về giá trị của sản
Luận văn liên quan