Tóm tắt luận án Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

1. Tính cấp thiết của đềtài luận án Lào là quốc gia có lịch sửlâu đời, có một nền văn hóa dân tộc đặc sắc, gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữnước oanh liệt hàng ngàn đời của nhân dân các bộtộc Lào. Chính những giá trịvăn hóa nói chung, những giá trị văn hóa chính trị(VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đã đư ợc hình thành và phát triển trong lịch sửdân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào sựnghiệp đấu tranh bảo vệnền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước, là vũ khi để nhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưu xâm lược, đồng hóa của các thếlực ngoại bang. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, nhân dân các bộtộc Lào đã nỗlực phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn vềkinh tế-xã hội. Cùng với quá trình dân chủhóa xã hội, trình độdân trí nóichung, trình độVHCT nói riêng của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ở CHDCNDLào đã phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong nền kinh tếthịtrường cũng đã xuất hiện nhiều yếu tốtác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thời khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa nói chung, VHCT nói riêng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, cản trởsựphát triển của đất nước Lào. Với các lý do và những yêu cầu bức thiết nêu trên và với nhận thức vềtầm quan trọng của VHCT trong sựnghiệp cách mạng Lào, nghiên cứu sinh chọn đề tài: Những giá trịvăn hóachính trịtruyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ởCộng hoà Dân chủNhân dân Lào hiện naylàm đềtài nghiên cứu của luận án tiến sĩ Chính tr ịhọc của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụnghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án: Trên cơ sởlý luận vềVHCT, luận án phân tích làm rõ cơ sởhình thành và phát triển VHCT truyền thống Lào, xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích ý nghĩa của chúng đối với công cuộc đổi mới ởCHDCND Lào hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ: Đểthực hiện được mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: -Làm rõ lý luận vềVHCT và cơ sởhình thành VHCT truyền thống Lào. -Xác định những giá trịchủyếu của VHCT truyền thống Lào. -Phân tích ý nghĩa của những giá trịVHCT truyền thống Lào đối với công cuộc đổi mới ởCHDCND Lào hiện nay.

pdf27 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3391 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ALOUN BOUNMIXAY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀOVÀ Ý NGHĨA ĐỐI VƠI CÔNG CUỘC ĐỔI MƠI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỀN NAY Chuyên nghành : Chính trị học Mã số : 62 31 20 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2013 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : 1. GS.TS. Nguyễn Văn Huyên 2. PGS.TS. Lê Minh Quân Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi........giờ........, ngày..........tháng........năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lào là quốc gia có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa dân tộc đặc sắc, gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn đời của nhân dân các bộ tộc Lào. Chính những giá trị văn hóa nói chung, những giá trị văn hóa chính trị (VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đã được hình thành và phát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước, là vũ khi để nhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưu xâm lược, đồng hóa của các thế lực ngoại bang. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội. Cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội, trình độ dân trí nói chung, trình độ VHCT nói riêng của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ở CHDCND Lào đã phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thời khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa nói chung, VHCT nói riêng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước Lào. Với các lý do và những yêu cầu bức thiết nêu trên và với nhận thức về tầm quan trọng của VHCT trong sự nghiệp cách mạng Lào, nghiên cứu sinh chọn đề tài: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ Chính trị học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án: Trên cơ sở lý luận về VHCT, luận án phân tích làm rõ cơ sở hình thành và phát triển VHCT truyền thống Lào, xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích ý nghĩa của chúng đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Làm rõ lý luận về VHCT và cơ sở hình thành VHCT truyền thống Lào. - Xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào. - Phân tích ý nghĩa của những giá trị VHCT truyền thống Lào đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án 2 - Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu VHCT Lào với những giá trị truyền thống tiêu biểu của nó và hướng kế thừa, phát huy giá trị VHCT truyền thống Lào phục vụ công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu làm rõ những giá trị VHCT truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào và ý nghĩa của chúng đối với công cuộc đổi mới hiện nay (từ 1986 đến nay). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và các văn kiện, các nghị quyết của Đảng NDCM Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam v.v... về văn hóa và VHCT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp nghiên cứu cụ thể như lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh v.v... trong từng vấn đề đã đặt ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về VHCT truyền thống, luận án đã phân tích, nhằm xác định và rút ra được những giá trị VHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích và làm rõ những ý nghĩa và vai trò to lớn của các giá trị VHCT truyền thống đó trong công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận án cung cấp thêm những luận chứng khoa học cho việc làm rõ cơ sở hình thành VHCT Lào; xác định các giá trị truyền thống VHCT Lào và ý nghĩa của các giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động thực tiễn trong việc lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước Lào; làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo về chuyên đề VHCT. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Một số nghiên cứu chủ yếu ở phương Đông và ở phương Tây 3 VHCT được hình thành và phát triển gắn liền với đời sống chính trị, nó là những dấu hiệu phân biệt, thể hiện tính đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội. - Ở phương Đông, Khổng Tử (551-471 TCN) là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên đề cập đến VHCT với cách tiếp cận chính trị - đạo đức. Vấn đề căn bản trong học thuyết của ông là người quân tử (người cầm quyền) với những chuẩn mực cần thiết về ứng xử trong chính trị. Niềm tin của ông gắn chặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân. Khổng Tử cho rằng, chỉ những người quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử hay là người có văn hóa mới được cầm quyền, tư cách của những nhân vật đó phải kiên định với địa vị trong xã hội. Lão Tử (580-500 TCN) cũng là nhà tư tưởng đề cập đến đạo trị nước theo phương châm "vô vi nhi trị" trên cơ sở nhận thức và hành động theo "đạo" - theo quy luật vận động và phát triển tự nhiên của xã hội. Tuy chưa đề cập đến khái niệm VHCT, nhưng điều đó không có nghĩa là Lão tử không có quan niệm về VHCT. Thực ra, khi bàn về chính trị, về kế sách chính trị, về hoạt động chính trị, Lão Tử đã thể hiện quan niệm về VHCT của mình. - Ở phương Tây, Platôn (428-328 TCN) và Arixtốt (384-322 TCN) là những người đầu tiên xem chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Mặc dù triết lý chính trị - xã hội của các ông có những hạn chế lịch sử nhưng vẫn chứa đựng hạt nhân hợp lý trong quan niệm về VHCT. N.Machiavelli, nhà lý luận chính trị người Ý thời Phục Hưng, trong tác phẩm Quân vương (The Prince) của mình đã đề nghị một tầm nhìn thế giới về chính trị để miêu tả các phương pháp thực tế cho chế độ chuyên quyền để giành và giữ quyền lực chính trị. J.S.Mill, (thế kỷ XIX), là người đi tiên phong trong việc dùng khái niệm tự do trong chính trị. Ông đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát triển chính trị chủ chốt trong thời đại của ông. Trong tác phẩm Luận về tự do (On Liberty) của mình, Ông cho rằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người. Đến những năm 50 của thế kỷ XX, nhà chính trị học Mỹ G.Almond đã đưa khái niệm VHCT vào khoa học chính trị. G.Almond đã tập trung nghiên cứu hành vi chính trị của các cá thể, phân tích xem động cơ hành động của họ là gì, từ đó định nghĩa VHCT là tập hợp các lập trường và các xu hướng cá nhân của những người tham gia trong một hệ thống nào đó, là lĩnh vực chủ quan làm cơ sở cho hành động chính trị. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tuy chưa đưa ra một khái niệm đầy đủ về VHCT nhưng đã đề cập tới một số nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp cận khái niệm này một cách khoa học như vấn đề đấu tranh giành quyền lực, vấn đề cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, vấn đề xây dựng con người XHCN, vấn đề dân chủ XHCN. Nhìn chung, VHCT trên thế giới được tiếp cận nghiên cứu từ hai cách chính - tiếp cận từ góc độ vĩ mô (tổng thể luận) và từ góc độ vi mô (hành vi luận). 4 Cách tiếp cận tổng thể luận nghiên cứu VHCT của những quốc gia, giai cấp hay cộng đồng người nhất định. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu, giảng dạy về VHCT ở Việt Nam ngày càng được quan tâm. Từ nhiều góc độ, các nhà khoa học đã đề xuất nhiều cách tiếp cận, khám phá và chỉ ra những đặc trưng, đặc điểm của VHCT Việt Nam truyền thống và hiện đại. Một số sách, giáo trình, giáo khoa đã xuất bản: VHCT và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay của PGS,PTS. Phạm Ngọc Quang (chủ biên) (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách làm sáng tỏ nội dung khoa học của phạm trù VHCT và vai trò của nó trong hoạt động chính trị, trong quá trình xây dựng CNXH, trong việc nâng cao năng lực và bản lĩnh lãnh đạo của đội ngũ cán bộ; từ đó, đề ra phương hướng bồi dưỡng VHCT cho cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam. Văn hóa chính trị Việt Nam, truyền thống và hiện đại của GS. Nguyễn Hồng Phong (1998), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội". VHCT truyền thống Việt Nam là một đề tài của công trình, phân tích ảnh hưởng lớn và lâu dài của Khổng giáo nguyên thuỷ tới VHCT truyền thống ở Việt Nam. Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay do GS,TS. Trần Văn Bính chủ biên (2002), Nxb Lao động, Hà Nội. Đây là một hướng tiếp cận còn rất mới mẻ và phức tạp, nhưng đã được các tác giả đi sâu phân tích trên tinh thần tư duy mới. Công trình đã khái quát đư ợc nhiều vấn đề cơ bản về văn hóa trong lãnh đạo chính trị của Đảng ta hiện nay; tìm hiểu quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của văn hóa trong lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản; văn hóa với sự nghiệp chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh; công tác xây dựng Đảng dưới góc độ văn hóa; công tác cán bộ, nhìn từ khía cạnh văn hóa và bồi dưỡng văn hóa cho người lãnh đạo, quản lý ở các nước tư bản. Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên, PGS.TS. Nguyễn Văn Vĩnh và TS. Nguyễn Hoài Văn (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Theo các tác giả, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, lịch sử đấu tranh cho những khát vọng của con người Việt Nam đã hình thành nên những giá trị VHCT truyền thống Việt Nam. Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn VHCT của PGS,TS. Phạm Hồng Tung (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong khoa học chính trị hiện nay, VHCT giữ vị trí quan trọng, vừa với tính cách là một đối tượng của khoa học chính trị, vừa là một hướng tiếp cận liên ngành, có ý nghĩa phương pháp luận đối với một số ngành khoa học xã hội khác. 5 Các công trình khoa học trên, tập trung nghiên cứu về sự hình thành, phát triển, cấu trúc, đặc điểm, vai trò của văn hóa, VHCT của Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO Ở CHDCND Lào trong những năm qua, việc tiếp cận văn hóa nói chung, VHCT nói riêng còn hạn chế, nhưng cũng có một số công trình nghiên cứu và một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các tài li ệu của Đảng và Nhà nước đã đề cập, tiêu biểu là: Lịch sử Lào (1998), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á hợp tác với các nhà khoa học xã hội Lào đã nghiên cứu thành công đề tài liên quan đến vấn đề lịch sử, văn hóa Lào từ thời tiền sử đến hiện nay. Trong đó các nhà khoa học đã nghiên cứu từ những di tích văn minh thời tiền sử và sơ sử đến sự hình thành các mường cổ đại trên đất Lào; Vương quốc Lào Lạn Xạng thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước; Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893-1954); Cuộc đấu tranh của Nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Thắng lợi vĩ đại năm 1975 và sự lựa chọn, thử nghiệm biện pháp và con đường phát triển của Lào trong 20 năm sau giải phóng dân tộc Lào (1976-1995). Văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học của Khăm Mặn ChănThạLăngSỷ (2002), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Các công trình về VHCT ở Lào hiện nay đều khẳng định rằng, VHCT ở CHDCND Lào mang tính chất XHCN. Nó được hình thành từ khi Đảng NDCM Lào ra đời và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đưa vào vận dụng trong thực tiễn đất nước Lào. Nhiều tài liệu nghiên cứu khác đề cập đến VHCT được công bố trong các tác phẩm: Tính dân tộc của văn hóa Lào của Bua Ban VoLaKhun (1998); Sự hình thành của các dân tộc Lào, tập I (2006), tập II (2009) của Bun Mi ThạpSiMương; Tài liệu văn hóa và phát triển (2008), Bộ Văn hóa - Thông tin Lào; Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2010), Viện Khoa học Xã hội quốc gia Lào. Các công trình nêu trên đã phân tích và khẳng định về giá trị VHCT truyền thống Lào và nêu lên ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước Lào hiện nay. Chương 2 VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 2.1.1. Khái niệm văn hóa Thuật ngữ "văn hóa" xuất hiện từ xa xưa trong ngôn ngữ của nhân loại, xuất phát từ chữ Latinh "cultus", nghĩa gốc là "trồng trọt", được dùng theo hai nghĩa cultus và agri là "trồng trọt ngoài đồng" và cultus animi là "trồng trọt tinh thần". Như vậy, nguồn gốc của thuật ngữ văn hóa có liên quan đến lao động, hoạt 6 động tích cực cải tạo của con người, tức là sự giáo dục, giáo dưỡng, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách, phẩm chất, nhân cách con người, mà như Hồ Chí Minh đã nói, đó là "trồng người". Với cái nhìn bao quát các nền văn hóa và các giá trị văn hóa trên thế giới, năm 2002, UNESCO đã đưa ra quan niệm về văn hóa rằng, văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor định nghĩa một cách khái quát: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế hệ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Với ý nghĩa rộng rãi của thuật ngữ văn hóa, trong thời gian qua nhiều tác giả đã nêu lên những quan niệm và có những cách diễn đạt riêng, song tựu trung lại có thể khái quát thành 4 nội dung cơ bản. Theo đó, văn hóa theo nghĩa rộng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa hiểu theo nội dung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật; văn hóa đặt trong phạm vi nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hóa nghệ thuật; văn hóa xét từ vai trò của nó vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của sự phát triển xã hội, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Trên cơ sở tổng hợp những quan niệm nêu trên, có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ và hiện tại, biểu hiện thành hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. 2.1.2. Khái niệm chính trị và quan hệ giữa văn hóa và chính trị * Khái niệm chính trị Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Hiện nay trên thế giới đã hình thành bốn cách hiểu khác nhau về chính trị - chính trị là nghệ thuật của phép cai trị, những công việc của chung, sự thoả hiệp và đồng thuận, quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích. Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm xây dựng, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó Các nhà tư tưởng đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về chính trị, mỗi quan niệm có những yếu tố hợp lý riêng và có những cách tiếp cần riêng. Nhưng thực sự, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, những quan niệm đúng đắn và khoa học về chính trị mới được khẳng định. Theo đó "... giai cấp nào muốn nắm quyền thống trị - ngay cả khi quyền thống trị của nó đòi hỏi phải thủ tiêu toàn bộ hình thức xã hội cũ và sự thống trị nói chung, như trong trường hợp 7 của giai cấp vô sản - thì giai cấp ấy trước hết phải chiếm lấy chính quyền để đến lượt mình, có thể biểu hiện lợi ích của bản thân mình như là lợi ích phổ biến, điều mà giai cấp ấy buộc phải thực hiện trong bước đầu". Như vậy, chính trị bao giờ cũng gắn liền với giai cấp. Giai cấp nào muốn nắm được chính quyền, xoá bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới thì trước hết đều phải giành lấy chính quyền. Theo V.I.Lênin, chính trị là "lĩnh vực của những mỗi quan hệ của tất cả giai cấp, các tầng lớp với nhà nước và chính phủ, lĩnh vực của những mỗi quan hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau". Khái quát lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, quốc gia xoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà tập trung nhất là quyền lực nhà nước * Quan hệ gi÷a văn hóa vµ chính trị Văn hóa và chính trị là hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu của xã hội loài người và có quan hệ hữu cơ với nhau, từ đó nảy sinh vấn đề chính trị trong văn hóa, chính trị với văn hóa và văn hóa trong chính trị. Thứ nhất, vấn đề chính trị trong văn hóa: Văn hóa là tư tưởng là cặp phạm trù sinh đôi, mà chính trị là mặt trực tiếp của hệ tư tưởng. Có quan điểm cho rằng, "văn hóa là một lĩnh vực mà trong đó chính trị, tư tưởng quyết định phương hướng và chất lượng". Chính trị là bộ phận đặc thù trong văn hóa, phản ánh một lĩnh vực hoạt động phức tạp của xã hội thông qua sự in đậm dấu ấn của minh vào văn hóa theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, tuỳ thuộc vào sự tiến bộ, cách mạng hoặc lạc hậu, phản động của chính trị. Thứ hai, vấn đề văn hóa trong chính trị, văn hóa với chính trị: Mọi quan điểm và đường lối chính trị, công nghệ chính trị đều là sự thể hiện trình độ văn hóa của một giai cấp, một tổ chức, một cá nhân trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong sự phát triển của mình, chính trị chỉ được xem là văn hóa khi gắn với trình độ, năng lực sáng tạo tích cực của con người trong chính trị, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội. Có thể nói, Văn hóa với chính trị có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Văn hóa phục tùng chính trị, văn hóa đi vào chính trị với tính cách là động lực và mục tiêu của hoạt động chính trị; chính trị lãnh đạo văn hóa, chính trị gắn liền với văn hóa và sự tồn tại của chính trị khi nó còn là mặt hợp lý trong văn hóa. 2.1.3. Văn hóa chính trị Văn hóa chính trị là một loại hình của văn hóa, thể hiện phương diện văn hóa của chính trị. VHCT không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hóa, hay là sự cộng gộp hai lĩnh vực này, mà là chính trị bao hàm chất văn hóa từ bản chất bên trong của nó. VHCT thể hiện ở hai phương diện cơ bản: Một là, chính trị với ý nghĩa là chính tr ị dân chủ, tiến bộ hướng tới mục đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo 8 điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà. Đây là tính nhân văn sâu s¾c của một nền chính trị có văn hóa. Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu tượng mà là những tư tưởng thiết thực, cụ thể, có khả năng đi
Luận văn liên quan