Chăn nuôi gà Sao lấy thịt đang phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa trên các loại thực liệu đặc biệt
là thực liệu cung cấp protein còn rất hạn chế nhằm xác định nguồn cung
cấp protein hiệu quả, làm cơ sở cho việc lựa chọn thức ăn và xây dựng
khẩu phần (KP).
Mặt khác, các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mức năng
lượng trao đổi, protein thô tối ưu trong KP để nuôi dưỡng gà Sao giai đoạn
tăng trưởng còn nhiều khác biệt. Đặc biệt, vấn đề giảm lượng protein thô
kết hợp với việc bổ sung lysine và methionine tổng hợp vào KP nhằm
giảm giá thành thức ăn, giảm tác động của chất thải chăn nuôi đến môi
trường, đây là vấn đề quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay
nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu trong và ngoài nước trên đối tượng
gà Sao. Song song đó, việc nghiên cứu, đánh giá các phương pháp xác
định tỷ lệ tiêu hoá (TLTH) trên gà Sao thì lại thiếu thông tin nhằm cung
cấp việc chọn lựa phương pháp nghiên cứu thích hợp trên đối tượng này.
Với lý do đó, đề tài nghiên cứu “Xác định mức năng lượng trao đổi,
protein thô, lysine và methionine trong khẩu phần của gà Sao (Numida
meleagris) nuôi lấy thịt ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xác định mức năng lượng trao đổi, protein thô, lysine và methionine trong khẩu phần của gà sao (numida meleagris) nuôi lấy thịt ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã ngành: 62 62 01 05
TÊN NCS: NGUYỄN ĐÔNG HẢI
XÁC ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI,
PROTEIN THÔ, LYSINE VÀ METHIONINE
TRONG KHẨU PHẦN CỦA GÀ SAO (Numida
meleagris) NUÔI LẤY THỊT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Cần Thơ, 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Đông
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường.
Họp tại:...
Vào lúc . giờ . ngày . tháng . năm ..
Phản biện 1:
Phản biện 2: .
Phản biện 3: .
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của luận án
Chăn nuôi gà Sao lấy thịt đang phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa trên các loại thực liệu đặc biệt
là thực liệu cung cấp protein còn rất hạn chế nhằm xác định nguồn cung
cấp protein hiệu quả, làm cơ sở cho việc lựa chọn thức ăn và xây dựng
khẩu phần (KP).
Mặt khác, các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mức năng
lượng trao đổi, protein thô tối ưu trong KP để nuôi dưỡng gà Sao giai đoạn
tăng trưởng còn nhiều khác biệt. Đặc biệt, vấn đề giảm lượng protein thô
kết hợp với việc bổ sung lysine và methionine tổng hợp vào KP nhằm
giảm giá thành thức ăn, giảm tác động của chất thải chăn nuôi đến môi
trường, đây là vấn đề quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay
nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu trong và ngoài nước trên đối tượng
gà Sao. Song song đó, việc nghiên cứu, đánh giá các phương pháp xác
định tỷ lệ tiêu hoá (TLTH) trên gà Sao thì lại thiếu thông tin nhằm cung
cấp việc chọn lựa phương pháp nghiên cứu thích hợp trên đối tượng này.
Với lý do đó, đề tài nghiên cứu “Xác định mức năng lượng trao đổi,
protein thô, lysine và methionine trong khẩu phần của gà Sao (Numida
meleagris) nuôi lấy thịt ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu luận án
Đánh giá khả năng tiêu hoá dưỡng chất và acid amin (AA) của KP có
sử dụng 4 nguồn thực liệu cung cấp protein khác nhau (đậu nành hạt, khô
dầu đậu nành ly trích, bột cá biển, bột cá tra) nhằm tìm ra nguồn thực liệu
cung cấp protein hiệu quả áp dụng vào chăn nuôi gà Sao giai đoạn tăng
trưởng ở ĐBSCL;
Xác định mức năng lượng trao đổi, protein thô tối ưu trong KP nuôi gà
Sao nuôi lấy thịt;
Xác định được mức lysine (Lys) và methionine (Met) tối ưu trong KP
có mức protein thấp để nuôi gà Sao trong giai đoạn tăng trưởng;
Xác định phương pháp đánh giá tỷ lệ tiêu hóa TLTH các dưỡng chất
và AA của một loại thực liệu hay KP ở gà Sao thông qua 3 phương pháp
2
xác định tỷ lệ tiêu hóa đó là phương pháp tiêu hóa toàn phần (THTP),
phương pháp tiêu hóa cắt bỏ manh tràng (THCMT) và phương pháp tiêu
hóa hồi tràng (THHT).
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm (TN) 1: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng
chất và acid amin của KP có sử dụng đậu nành hạt, khô dầu đậu nành ly
trích ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng;
TN2: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất và acid
amin của KP có sử dụng bột cá biển, bột cá tra ở gà Sao giai đoạn tăng
trưởng;
TN3: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong KP đến tăng
trọng, tiêu thụ dưỡng chất, chất lượng quầy thịt và tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng
chất ở gà Sao tăng trưởng;
TN4: Ảnh hưởng các mức Lys và Met trong KP đến tăng trọng, chất
lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và acid amin của gà Sao nuôi
lấy thịt giai đoạn tăng trưởng;
TN5: Đánh giá các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng
chất và acid amin ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng.
1.4 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2012 đến năm 2015. Các thí nghiệm
được tiến hành tại Trại Chăn nuôi thực nghiệm số 474c/18, Đường
Nguyễn Văn Linh, khu phố Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ. Phân tích mẫu được thực hiện tại Trường Đại học
Cần Thơ; Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang; Phòng Phân tích thức
ăn và Sản phẩm chăn nuôi thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia.
1.5 Những đóng góp mới của luận án
So sánh được tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và acid amin của các thực liệu
cung cấp protein hiệu quả trong KP nuôi gà Sao giai đoạn tăng trưởng.
Xác định được mức năng lượng trao đổi trong KP nuôi gà Sao lấy thịt.
Xác định được mức Lys và Met tối ưu trong KP có mức protein thấp
để nuôi gà Sao trong giai đoạn tăng trưởng.
3
Đánh giá được hiệu quả của các phương pháp xác định TLTH dưỡng
chất và acid amin bằng phương pháp THTP, phương pháp THCMT và
phương pháp THHT trên gà Sao giai đoạn tăng trưởng.
1.6 Bố cục của luận án
Luận án dài 244 trang, gồm phần mở đầu, phần nội dung có 3 chương,
phần kết luận và đề nghị và phần phụ lục. Luận án có 91 bảng, 11 hình và
277 tài liệu tham khảo.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Gà Sao có mặt tại nước ta từ thế kỷ XIX do người Pháp mang vào nuôi
để làm cảnh vì chúng có ngoại hình đẹp, tuy nhiên số lượng rất ít ỏi và
phân bố tản mạn. Tháng 4 năm 2002, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy
Phương (thuộc Viện Chăn nuôi) nhập 3 dòng gà Sao từ Viện Nghiên cứu
tiểu gia súc Godollo (Hungary) về nuôi thử nghiệm, kết quả bước đầu cho
thấy, gà Sao có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái Việt Nam
và có sức sản xuất khả quan. Năm 2009, theo chương trình hợp tác giữa
Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Tiểu gia súc Godollo
(Hungari), Trường Đại học Cần Thơ đã tiếp nhận 500 con giống gà Sao
làm nền tảng phục vụ nghiên cứu và chuyển giao con giống, kỹ thuật cho
các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL.
Do đối tượng gà Sao mới được quan tâm trong những năm gần đây, vì
thế những nghiên cứu trên gà Sao ở nước ta còn khá mới mẻ, chưa nhiều,
chưa có tính hệ thống. Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào khả năng
thích nghi của gà Sao trong điều kiện khí hậu ở nước ta trên các chỉ tiêu
về sinh trưởng, sinh sản. Trong khi đó, các nghiên cứu và đề xuất về nhu
cầu năng lượng, protein thô, Lys và Met trên thế giới ở gà Sao giai đoạn
tăng trưởng còn nhiều biến động, trong đó, giai đoạn từ 5-8 tuần tuổi biến
động từ 2.800-3.100 kcal ME/kg thức ăn, 18-24% CP, 0,95-1,50% Lys và
0,40-0,48% Met; giai đoạn 9-12 tuần tuổi là 2.600-3.200 kcal ME/kg thức
ăn, 16-20% CP, 0,79-1,30% Lys và 0,33-0,48% Met.
Đặc biệt việc nghiên cứu bổ sung Lys và Met tổng hợp vào KP có mức
protein thô thấp trên gà Sao chưa được tiến hành nghiên cứu. Đây là xu
hướng mà các nhà nghiên cứu gia cầm hiện nay đang thực hiện nhằm làm
giảm giá thành và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, nâng cao hiệu suất chăn
4
nuôi, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm lượng nitơ
trong chất thải.
Việc nghiên cứu các phương pháp xác định TLTH dưỡng chất và acid
amin trên gà Sao còn rất ít và hạn chế, đặc biệt là TLTH acid amin. Do
đó, việc nghiên cứu các phương pháp xác định TLTH các dưỡng chất và
acid amin của các thực liệu đặc biệt là các thực liệu cung cấp protein là
hết sức cần thiết, giúp đánh giá phương pháp phù hợp để áp dụng trong
nghiên cứu TLTH thức ăn hay KP trên gà Sao, từ đó đánh giá chất lượng
thức ăn chính xác, đây là nền tảng cho việc lựa chọn thực liệu cho phối
hợp KP hiệu quả.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất
và acid amin của khẩu phần có sử dụng đậu nành hạt, khô dầu đậu
nành ly trích ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng
Thí nghiệm được bố trí trên 96 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 6 theo thể
thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất là 2 nguồn thức ăn cung cấp
protein (đậu nành hạt và khô dầu đậu nành ly trích); nhân tố thứ hai là 4
mức độ protein trong KP (16; 18; 20 và 22% CP). Mỗi nghiệm thức (NT)
được lặp lại 3 lần. Mỗi đơn vị TN có 4 con gà Sao.
Các loại thức ăn dùng trong TN1 gồm tấm gạo, đậu nành hạt (ĐN), và
khô dầu đậu nành ly trích (KD). Ngoài ra, Permasol – 500 còn được pha
vào nước uống với liều 2 g/lít nước để bổ sung vitamin và khoáng chất
cho gà Sao TN.
Bảng 3.1: Công thức KP của các nghiệm thức TN1 (% nguyên trạng)
Nguyên liệu ĐN KD
ĐN16 ĐN18 ĐN20 ĐN22 KD16 KD18 KD20 KD22
Tấm gạo 76,8 71,3 65,7 60,2 77,1 71,7 66,5 60,9
ĐN 23,2 28,7 34,3 39,8 - - - -
KD - - - - 22,9 28,3 33,5 39,1
Tổng cộng: 100 100 100 100 100 100 100 100
ĐN16; ĐN18; ĐN20; ĐN22; KD16; KD18; KD20; KD22 nghiệm thức sử dụng đậu nành hạt hay khô
dầu đậu nành trong KP với mức protein thô tương ứng là 16; 18; 20 và 22%.
5
Bảng 3.2: Thành phần hoá học (TPHH) và giá trị ME các KP TN1 (% DM)
Chỉ tiêu ĐN KD
ĐN
16
ĐN
18
ĐN
20
ĐN
22
KD
16
KD
18
KD
20
KD
22
DM 88,3 88,8 89,2 89,6 87,0 87,1 87,2 87,3
CP 16,0 18,0 20,0 22,0 16,0 18,0 20,0 22,0
EE 5,92 6,87 7,83 8,76 2,13 2,19 2,26 2,33
CF 2,90 3,43 3,98 4,50 2,45 2,89 3,31 3,76
NDF 12,0 13,4 14,9 16,4 8,64 9,35 10,0 10,8
Arg 0,91 1,01 1,10 1,20 0,95 1,06 1,17 1,28
Lys 0,73 0,81 0,90 0,98 0,77 0,87 0,96 1,06
Met 0,51 0,55 0,60 0,63 0,53 0,58 0,62 0,66
Thr 0,45 0,50 0,55 0,60 0,50 0,57 0,63 0,69
ME* 3.487 3.484 3.481 3.478 3.236 3.175 3.116 3.052
DM: vật chất khô; CP: protein thô; EE: béo thô; CF: xơ thô; NDF: xơ trung tính; Arg: arginine;
Thr: threonine; *: Năng lượng trao đổi (kcal/kg DM)
TN1 được bố trí ở 2 giai đoạn là 8 và 10 tuần tuổi. Giai đoạn 8 tuần
tuổi: tuần tuổi thứ 6 tuần tuổi thứ 7 là thời gian nuôi thích nghi và xác
định mức ăn cho gà; tuần tuổi thứ 8 là thời gian thu mẫu thức ăn và chất
thải (5 ngày). Giai đoạn 10 tuần tuổi: tuần tuổi thứ 9, gà được cho ăn để
làm quen với KP TN và xác định mức ăn cho gà; tuần tuổi thứ 10 là thời
gian thu mẫu.
Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất
và acid amin của khẩu phần có sử dụng bột cá biển, bột cá tra ở gà
Sao giai đoạn tăng trưởng
TN được bố trí trên 96 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 6 theo thể thức
thừa số 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất là 2 nguồn thức ăn cung cấp protein
(bột cá biển và bột cá tra), nhân tố thứ hai là là 4 mức độ protein trong KP
ăn (16; 18; 20 và 22% CP). Mỗi NT được lặp lại 3 lần. Mỗi đơn vị TN có
4 con gà Sao.
Các loại thức ăn dùng trong TN2 gồm tấm gạo, bột cá biển (BCB) và
bột cá tra (BCT). Các loại thức ăn dùng trong TN2 gồm tấm gạo, bột cá
biển (BCB) và bột cá tra (BCT). TN2 được tiến hành tương tự như đã mô
tả trong TN1.
6
Bảng 3.3: Công thức KP của các nghiệm thức TN 2 (% nguyên trạng)
Thực liệu Nghiệm thức
BCB16 BCB18 BCB20 BCB22 BCT16 BCT18 BCT20 BC22
Tấm gạo 81,0 76,3 71,8 67,2 82,7 78,4 74,2 70,2
BCB 19,0 23,7 28,2 32,8 - - - -
BCT - - - - 17,3 21,6 25,8 29,8
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100
BCB16; BCB18; BCB20; BCB22; BCT16; BCT18; BCT20; BCT22 nghiệm thức sử dụng bột cá biển
hay bột cá tra trong KP với mức protein thô tương ứng là 16; 18; 20 và 22%.
Bảng 3.4: TPHH và giá trị ME của các KP TN 2 (% DM)
Chỉ tiêu Nghiệm thức
BCB
16
BCB
18
BCB
20
BCB
22
BCT
16
BCT
18
BCT
20
BCT
22
DM 91,0 91,0 91,0 91,0 91,5 91,5 91,6 91,7
CP 16,0 18,0 20,0 22,0 16,0 18,0 20,0 22,0
EE 1,86 2,18 2,49 2,80 2,78 3,32 3,86 4,36
CF 1,07 1,05 1,04 1,03 1,11 1,11 1,10 1,10
NDF 6,07 6,16 6,24 6,33 6,37 6,54 6,70 6,86
Lys 0,84 0,97 1,09 1,21 0,74 0,84 0,94 1,03
Met 0,59 0,65 0,72 0,78 0,56 0,62 0,68 0,74
Thr 0,58 0,67 0,75 0,83 0,53 0,61 0,68 0,75
ME 3.353 3.319 3.286 3.253 3.433 3.419 3.405 3.392
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong
khẩu phần đến tăng trọng, tiêu thụ dưỡng chất, chất lượng quầy thịt
và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất ở gà Sao tăng trưởng.
TN này gồm TN nuôi sinh trưởng và TN tiêu hóa.
TN nuôi sinh trưởng
Giai đoạn (GĐ) 5-8 tuần tuổi
Được bố trí trên 150 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 5 theo thể thức hoàn
toàn ngẫu nhiên gồm 5 NT tương ứng với 5 mức ME trong KP (2.800;
2.900; 3.000; 3.100; 3.200 kcal/kg DM thức ăn) với cùng mức 20% CP.
Mỗi NT được lặp lại 3 lần. Mỗi đơn vị TN có 10 con gà Sao. Thành phần
hóa học (TPHH) và giá trị năng lượng trao đổi (ME) của các KP TN được
trình bày qua Bảng 3.5.
7
Bảng 3.5: TPHH và giá trị ME của các KP GĐ 5–8 tuần tuổi (% DM)
Chỉ tiêu (%)
Nghiệm thức
ME2800 ME2900 ME3000 ME3100 ME3200
DM 89,9 89,5 89,1 88,7 88,4
OM 87,5 88,6 89,8 90,9 91,8
CP 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0
EE 12,1 11,2 10,2 9,14 8,29
CF 6,48 5,77 5,03 4,25 3,62
NDF 21,4 20,2 18,6 17,1 16,2
ME 2.800 2.900 3.000 3.100 3.200
ME2800; ME2900; ME3000; ME3100; ME3200: nghiệm thức có mức năng lượng trao đổi tương
ứng là 2.800; 2.900; 3.000; 3.100 và 3.200 kcal/kg DM thức ăn.
Giai đoạn 9-14 tuần tuổi
Được bố trí trên 150 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 9 theo thể thức hoàn
toàn ngẫu nhiên gồm 5 NT tương ứng với 5 mức ME trong KP (2.900;
3.000; 3.100; 3.200; 3.300 kcal/kg DM thức ăn) với cùng mức 18% CP.
Mỗi NT được lặp lại 3 lần, mỗi đơn vị TN có 10 con gà Sao.
Bảng 3.6: TPHH và giá trị ME của các KP TN GĐ 9-14 tuần tuổi (% DM)
Chỉ tiêu (%) Nghiệm thức
ME2900 ME3000 ME3100 ME3200 ME3300
DM 89,4 89,1 88,7 88,3 87,9
OM 89,0 90,0 91,3 92,5 93,6
CP 18,0 18,0 18,0 18,0 18,0
EE 10,8 10,0 8,87 7,94 6,98
CF 5,80 5,17 4,32 3,60 2,88
NDF 20,0 19,1 17,1 15,7 14,3
ME 2.900 3.000 3.100 3.200 3.300
ME2900; ME3000; ME3100; ME3200; ME3300: nghiệm thức có mức năng lượng trao đổi tương
ứng là 2.900; 3.000; 3.100; 3.200 và 3.300 kcal/kg DM thức ăn.
Thí nghiệm tiêu hoá
Là cơ sở để bổ sung cho kết luận của TN nuôi sinh trưởng trong TN3.
TN được tiến hành ở 2 giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi. Bố trí TN tương tự như
TN nuôi sinh trưởng, nhưng mỗi đơn vị TN có 4 con gà Sao. Thời gian và
cách tiến hành thu mẫu tương tự như TN1.
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng các mức lysine và methionine trong khẩu
phần đến tăng trọng, chất lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất
và acid amin của gà Sao nuôi lấy thịt ở giai đoạn tăng trưởng.
Gồm TN nuôi sinh trưởng và TN tiêu hóa.
8
TN nuôi sinh trưởng
Giai đoạn 5-8 tuần tuổi
Được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 NT tương ứng
với 6 KP TN. Mỗi NT được lặp lại 3 lần. Mỗi đơn vị TN có 10 con gà Sao
đầu tuần tuổi thứ 5. Các NT bao gồm:
Nghiệm thức 1,04L0,46M: KP của NT này có 20% CP, không bổ sung
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,04% Lys và 0,46% Met.
Nghiệm thức 0,91L0,40M: KP của là NT này có 17% CP, không bổ
sung Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,91% Lys và 0,40% Met.
Nghiệm thức 1,10L0,45M: KP của NT này có 17% CP, có bổ sung
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,10% Lys và 0,45% Met.
Nghiệm thức 1,10L0,55M: KP của NT này có 17% CP, có bổ sung
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,10% Lys và 0,45% Met.
Nghiệm thức 1,40L0,45M: KP của NT này có 17% CP, có bổ sung
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,40% Lys và 0,55% Met.
Nghiệm thức 1,40L0,55M: KP của NT này có là 17% CP, có bổ sung
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,40% Lys và 0,55% Met.
Thực liệu trong KP gồm tấm gạo; bắp; cám gạo; bột cá biển; đậu nành
hạt; DCP; lysine và methionine tổng hợp (tùy theo KP). Thành phần hóa
học (TPHH) và giá trị năng lượng trao đổi (ME) của khẩu phần TN được
trình bày qua Bảng 3.7.
Bảng 3.7: TPHH và giá trị ME của các KP TN GĐ 5–8 tuần tuổi (% DM)
Chỉ tiêu, % Nghiệm thức
1,04L
0,46M
0,91L
0,40M
1,10L
0,45M
1,10L
0,55M
1,40L
0,45M
1,40L
0,55M
DM 91,2 90,0 90,1 90,2 90,3 90,3
OM 89,3 89,7 89,4 89,3 89,0 88,9
CP 20,0 17,0 17,0 17,0 17,0 17,0
EE 9,36 7,53 7,52 7,53 7,53 7,53
CF 5,69 4,72 4,72 4,73 4,74 4,74
NDF 17,4 16,2 16,4 16,5 16,8 16,9
Lys 1,04 0,91 1,10 1,10 1,40 1,40
Met 0,46 0,40 0,45 0,55 0,45 0,55
ME (kcal/kg DM) 3.098 3.101 3.099 3.099 3.101 3.100
9
Giai đoạn 9–14 tuần tuổi
Có tổng cộng 180 con gà Sao được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên từ đàn gà giai đoạn 5–8 tuần tuổi. TN có 6 NT tương ứng với 6 KP
TN có các mức Lys và Met khác nhau. Mỗi NT được lặp lại 3 lần. Mỗi
đơn vị TN có 10 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 9. Các NT bao gồm:
Nghiệm thức 0,98L0,43M: KP của NT này có 18% CP, không bổ sung
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,98% Lys và 0,43% Met.
Nghiệm thức 0,80L0,37M: KP của NT này có 15% CP, không bổ sung
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,80% Lys và 0,37% Met.
Nghiệm thức 0,90L0,40M: KP của NT này có 15% CP, có bổ sung Lys
và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,90% Lys và 0,40% Met.
Nghiệm thức 0,90L0,50M: KP của NT này có 15% CP, có bổ sung Lys
và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,90% Lys và 0,50% Met.
Nghiệm thức 1,20L0,40M: KP của NT này có 15%, có bổ sung Lys và
Met tổng hợp vào KP. KP có 1,20% Lys và 0,40% Met.
Nghiệm thức 1,20L0,50M: KP của NT này có 15% CP, có bổ sung Lys
và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,20% Lys và 0,50% Met.
Bảng 3.8: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các KP
trong thí nghiệm giai đoạn 9–14 tuần tuổi (% DM)
Chỉ tiêu, % Nghiệm thức
0,98L
0,43M
0,80L
0,37M
0,90L
0,40M
0,90L
0,50M
1,20L
0,40M
1,20L
0,50M
DM 89,9 89,2 89,3 89,3 89,4 89,4
OM 90,9 91,7 91,5 91,4 91,1 91,0
CP 18,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0
EE 7,38 6,26 6,27 6,27 6,26 6,27
CF 4,46 4,14 4,15 4,15 4,15 4,16
NDF 15,0 14,7 14,8 14,9 15,1 15,2
Lys 0,98 0,80 0,90 0,90 1,20 1,20
Met 0,43 0,37 0,40 0,50 0,40 0,50
ME (kcal/kg DM) 3.199 3.200 3.200 3.201 3.199 3.199
Thí nghiệm tiêu hoá
Thí nghiệm được tiến hành ở 2 giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi, bố trí TN
tương tự như TN nuôi sinh trưởng, nhưng mỗi đơn vị TN có 4 con gà Sao.
10
Thời gian thu mẫu thức ăn và mẫu chất thải là 5 ngày cho mỗi giai đoạn.
Thí nghiệm 5: Đánh giá các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa các
dưỡng chất và acid amin ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng
TN được bố trí trên 60 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 10 theo thể thức
hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 NT tương ứng với 3 phương pháp xác định
TLTH (THTP, THCMT và THHT), mỗi NT có 5 lần lặp lại. Mỗi đơn vị
TN có 4 con gà Sao. TN được tiến hành trong 3 tuần tương tự như TN1.
Bảng 3.9: Thành phần hoá học và giá trị ME của KP TN 5 (% DM)
Chỉ tiêu Giá trị (%) Chỉ tiêu Giá trị (%)
DM 88,8 NDF 12,5
OM 93,7 ADF 5,22
CP 18,0 Lys 1,20
EE 4,98 Met 0,38
CF 3,40 ME (kcal/kg DM) 3.200
Các chỉ tiêu theo dõi trong TN tiêu hoá của TN 1, 2, 3, 4 và 5 gồm: vật
chất khô (DM), khoáng tổng sổ (Ash), protein thô (CP), béo thô (EE), xơ
thô (CF), xơ trung tính (NDF), xơ acid (ADF) của mẫu thức ăn ăn vào,
mẫu thức ăn thừa và mẫu chất thải, lượng thức ăn tiêu thụ, tỷ lệ tiêu hóa
(TLTH) các chất dinh dưỡng, lượng nitơ tích lũy.
Các chỉ tiêu theo dõi trong TN nuôi sinh trưởng: của TN3, TN4 gồm:
lượng thức ăn, các dưỡng chất tiêu thụ, khối lượng cơ thể (KLCT), tăng
khối lượng cơ thể (TKLCT), hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), các chỉ tiêu
thành phần thân thịt, thành phần dưỡng chất của thịt gà, hiệu quả kinh tế.
3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft Excel (2010)
và phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình tuyến tính tổng quát
(GLM) trên phần mềm Minitab 16 (2010). Tukey test được sử dụng để so
sánh giá trị trung bình của các NT và Paired T-test được sử dụng để so
sánh các giá trị trung bình ở 2 giai đoạn tuổi. Các giá trị trung bình được
xem là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P<0,05.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng
chất và acid amin của KP có sử dụng đậu nành hạt, khô dầu đậu nành
11
ly trích ở gà Sao GĐ tăng trưởng
Giai đoạn 8 tuần tuổi
Bảng 4.1: Tỷ lệ tiêu hóa (%) biểu kiến các dưỡng chất và acid amin
Chỉ tiêu Nguồn CP Mức CP P
ĐN KD CP16 CP18 CP20 CP22 Nguồn CP Mức CP
DM 81,1 80,5 79,3c 80,4bc 81,9a 81,6ab 0,132 0,001
OM 82,3 81,9 80,7c 81,8bc 83,5a 82,4ab 0,321 0,001
CF 34,9 36,5 31,7b 34,7ab 39,8a 36,6ab 0,25