1.1. Các công trình nghiên cứu về những phẩm chất tâm lý (PCTL) đáp
ứng yêu của nghề du lịch nói chung và nghề hướng dẫn du lịch (HDDL) nói
riêng còn hạn chế.
1.2. Việc xác định những PCTL của hướng dẫn viên du lịch (HDVDL)
đáp ứng yêu cầu hoạt động hướng dẫn là một vấn đề cấp bách cho ngành hướng
dẫn du lịch.
1.3. Các cơ sở đào tạo nghề HDDL, các công ty lữ hành vẫn còn ít quan
tâm về PCTL của HDVDL.
1.4. Tình hình HDVDL thiếu những PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề đã
và đang để lại hình ảnh xấu trong công ty lữ hành và khách du lịch.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÍ CÔNG MẠNH
NHỮNG PHẨM CHẤT TÂM LÝ CƠ BẢN
CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số : 62 31 04 01
Tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ t©m lý häc
hµ néi – 2016
Công trình được hoàn thành tại: Häc viÖn Khoa häc x· héi
Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Mạc Văn Trang
Phaûn bieän 1: PGS.TS. Phan Trọng Ngọ
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phaûn bieän 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Thụ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
Phaûn bieän 3: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng
Học viện Quản lý giáo dục
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại: Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi.............giờ...........phút, ngày........tháng........năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện KHXH
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Phí Công Mạnh (2015), Nghề hướng dẫn viên du lịch và những phẩm
chất tâm lý cần thiết của nghề, Tạp chí Tâm lý học Xã hội, số 6/2015.
2. Phí Công Mạnh (2015), Thực trạng phẩm chất tâm lý cơ bản của
hướng dẫn viên du lịch, Tạp chí Tâm lý học Xã hội, số 8/2015.
3. Phí Công Mạnh (2016), Phẩm chất tâm lý phù hợp nghề của sinh viên
hướng dẫn du lịch, Tạp chí Tâm lý học Xã hội, số 1/2016.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Các công trình nghiên cứu về những phẩm chất tâm lý (PCTL) đáp
ứng yêu của nghề du lịch nói chung và nghề hướng dẫn du lịch (HDDL) nói
riêng còn hạn chế.
1.2. Việc xác định những PCTL của hướng dẫn viên du lịch (HDVDL)
đáp ứng yêu cầu hoạt động hướng dẫn là một vấn đề cấp bách cho ngành hướng
dẫn du lịch.
1.3. Các cơ sở đào tạo nghề HDDL, các công ty lữ hành vẫn còn ít quan
tâm về PCTL của HDVDL.
1.4. Tình hình HDVDL thiếu những PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề đã
và đang để lại hình ảnh xấu trong công ty lữ hành và khách du lịch.
Với những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Những phẩm chất tâm lý cơ
bản (PCTLCB) của hướng dẫn viên du lịch” là việc làm cần thiết, không
những có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động hướng dẫn của HDVDL.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn những phẩm chất tâm lý cơ bản của
HDVDL, đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng và phát triển PCTLCB
phù hợp nghề, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HDVDL.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL.
3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện những PCTLCB
của HDVDL, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các PCTLCB của HDVDL.
3.3. Đề xuất một số biện pháp và thực nghiệm nhằm nâng cao những
PCTLCB của HDVDL.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu:
- 50 cán bộ quản lý và 150 hướng dẫn viên du lịch đang công tác tại các
công ty lữ hành.
- 150 sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành HDDL đang thực tập tại các
công ty lữ hành.
- 14 khách du lịch tại một số điểm du lịch.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biểu hiện, mức độ những phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL trong
hoạt động hướng dẫn du lịch.
2
5. Giả thuyết khoa học
HDDL là hoạt động tương tác người – người; để thực hiện tốt hoạt động
này, HDVDL cần có mức độ cao các PCTL về xu hướng, tính cách, kinh
nghiệm, phong cách hướng dẫn du lịch đáp ứng yêu cầu của nghề HDDL; Tuy
nhiên trên thực tế, mức thể hiện, mức hiệu quả của các PCTLCB này ở các
HDVDL còn nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế nhiều nhất là các PCTL về yêu
quý nghề HDDL; hứng thú làm việc với khách du lịch; tính trách nhiệm với
công ty lữ hành, du khách; kỹ năng xử lý tình huống; thiếu sự thân thiện, cởi
mở; Những hạn chế đó do nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó ảnh hưởng lớn
nhất là yếu tố công tác tập huấn, bồi dưỡng của công ty lữ hành và hoạt động tự
rèn luyện của HDVDL. Có nhiều biện pháp để nâng cao PCTLCB của
HDVDL, trong đó, biện pháp tập huấn bồi dưỡng là phù hợp và hiệu quả trong
điều kiện thực tế hoạt động của HDVDL tại của các công ty du lịch.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu ở một số công ty lữ hành du lịch trên địa bàn Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn Hà Nội: công ty du lịch Vietravel; công ty du
lịch Đất Việt; công ty TNHH Thương Mại và du lịch Khát Vọng Việt; công ty du
lịch Hà Nội Redtour. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần
truyền thông du lịch Việt; công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist; công ty TNHH
dịch vụ du lịch Đất nước Việt; công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Phượng
Hoàng.
Ngoài ra nghiên cứu sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành HDDL ở các
trường đang thực tập tại các công ty lữ hành như: Đại học Công nghiệp Hà Nội;
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Đại học Văn hóa Hà Nội.
6.2. Nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu xác định PCTLCB của HDVDL; đánh giá
thực trạng nhận thức mức độ cần thiết; thực trạng mức độ thể hiện, mức độ hiệu
quả của các PCTLCB ở HDVDL. Đồng thời, nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố đến các PCTLCB của HDVDL và khả năng tác động nâng cao một số
PCTLCB thông qua hình thức bồi dưỡng, tập huấn.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một
số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học sau đây: nguyên tắc hoạt
động và giao tiếp; nguyên tắc tiếp cận hệ thống; nguyên tắc xã hội – lịch sử.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản;
phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi; phương
pháp phỏng vấn sâu; phương pháp quan sát; phương pháp nghiên cứu trường
3
hợp (phân tích chân dung tâm lý điển hình); phương pháp thực nghiệm tác
động; phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận: Xác định được khái niệm, chỉ ra được những PCTLCB của
HDVDL và biểu hiện của những PCTLCB đó.
8.2. Về thực tiễn: Luận án đã đánh giá được các mức độ biểu hiện cụ thể của 15
PCTLCB thành phần của HDVDL thuộc về bốn mặt PCTLCB (xu hướng, tính
cách, kinh nghiệm, phong cách HDDL); cũng như các yếu tố chủ quan và khách
quan ảnh hưởng đến các PCTLCB của HDVDL. Từ kết quả nghiên cứu lý luận
và thực tiễn, tác giả đã đề xuất được một số biện pháp và kiến nghị có tính khả
thi để nâng cao những PCTLCB của HDVDL trong bối cảnh hiện nay. Luận án
là một tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, tuyển chọn, đào tạo,
sử dụng HDVDL.
9. Cấu trúc của luận án
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về những phẩm chất tâm lý cơ bản
của hướng dẫn viên du lịch
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về phẩm chất tâm lý cơ bản của
hướng dẫn viên du lịch
Kết luận
Kiến nghị
Danh mục các công trình khoa học liên quan đến luận án đã được công bố
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG PHẨM
CHẤT TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
1.1. Tổng quan nghiên cứu về phẩm chất tâm lý và phẩm chất tâm lý của HDVDL
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về phẩm chất tâm lý gắn liền với hoạt
động chuyên môn, nghề nghiệp
- Nghiên cứu ở nước ngoài: PCTL được nhiều tác giả ngoài nước nghiên
cứu ở nhiều góc độ khác nhau và đều xem xét PCTL trong hoạt động chuyên
môn, nghề nghiệp cụ thể như: Trong lĩnh vực kinh doanh có các đại diện tiêu
biểu như: G.L.Mikhail (1994); A.P.Pollet (1995); J.F.Meyer (2011). Trong lĩnh
vực quản lý/lãnh đạo có các đại diện tiêu biểu như: A.G.Côvaliôv(1976);
G.Courtois (1990); S. Ghoshal & A.Bartlett (1994). Trong lĩnh vực y học có các
đại diện tiêu biểu như: M.A.Simpson (1972); N.Đ.Lacoxina & G.C.Usacov
(1984); J.D.Cue (1985); L.K.Benyamin (1987); J.T. Sulval (1994); M.X.
Lebeđinxki & V.N.Myaxkishev (1996); Lĩnh vực giáo dục, dạy học có các đại
diện tiêu biểu như: D.F. Xamuilenco (1961); N.V.Cuzmina & V.A.Xlatvenin
(1967); E.A.Climov (1974); N.V.Cudomina (1981); P.N.Gônôbôlin (1976).
Trong lĩnh vực tư pháp, một số tác giả tiêu biểu như: A.G.Coovaliôv (1986);
A.V.Đulôv (1975); M.I. Enhikiev (1996); V.I. Chupharôpxki (1997). Về lĩnh
vực quân sự có tác giả tiêu biểu như: M.V. Phrunde (1980); Evđôkimôp (1982);
V.A.Egorôp (1983). Các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cho thấy
trong mỗi lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp đều có đặc thù riêng. Xuất
phát từ những đặc điểm hoạt động, từ yêu cầu của công việc, nghề nghiệp, đòi hỏi
mỗi người hành nghề phải có PCTL để đáp ứng yêu cầu của nghề. Đồng thời
chính trong hoạt động lại là điều kiện để hình thành và phát triển những PCTL mà
hoạt động đó đòi hỏi. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả chỉ nêu ra những PCTL cần
thiết cho từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn, còn ít đi sâu vào cơ sở lý luận của
việc đề xuất và xác định các PCTL đó. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài về PCTL trong hoạt động nghề nghiệp đã cung cấp những cơ sở quan
trọng giúp chúng tôi định hướng trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án này.
- Nghiên cứu ở trong nước: Ở nước ta, Tâm lý học quan tâm đến lĩnh vực
hoạt động nghề nghiệp khá muộn và còn ít công trình nghiên cứu. Một số đại
diện tiêu biểu như: Trần Trọng Thủy (1997); Mạc Văn Trang và cộng sự
(1993).
Trong lĩnh vực nghiên cứu PCTL đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực nghề
nghiệp đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, cụ thể: Về lĩnh vực sư phạm, đã
có một số tác giả nghiên cứu về PCTL của giáo viên, người hiệu trưởng, cán bộ
quản lý. Các tác giả tiêu biểu như: Lê Văn Hồng, Khăm Kẹo Vông Phi La,
5
Nguyễn Thạc, Nguyễn Thành Nghị. Về lĩnh vực y tế đã có nhiều tác giả nghiên
cứu PCTL của người thầy thuốc, bác sĩ. Các tác giả tiêu biểu như: Phạm Tất
Dong, Nguyễn Sinh Phúc, Trần Ninh Giang, Nguyễn Văn Nhận, Về hoạt
động kinh doanh có các đại diện tiêu biểu như: Nguyễn Phương Anh, Nguyễn
Thị Kim Phương, Chu Xuân Việt, Nguyễn Thị Tuyết, Về lĩnh vực tâm lý học
quân sự một số tác giả có đề cập PCTL trong các công trình nghiên cứu của
mình như: Nguyễn Ngọc Phú, Nguyễn Anh Chiến, Lê Đức Phúc, Nguyễn Đình
Gấm, Chu Thanh Phong, Bùi Xuân Hoàn, Đinh Hồng Tuấn, Phùng Đức Quát,
Nguyễn Mai Lan, Trương Công Am, Đỗ Văn Thọ, Về ngành an ninh, đã có
một số nghiên cứu sau: Nguyễn Mai Lan (2000); Đỗ Văn Thọ (2003); Trương
Công Am (2003). Về lĩnh vực quản lý cải tạo phạm nhân một số tác giả có đề
cập đến PCTL của người cán bộ quản giáo trong các công trình nghiên cứu của
mình như các tác giả: Nguyễn Hữu Duyên, Phạm Đức Duẩn, Lê Như Hoa,
Đặng Thanh Nga, Nguyễn Văn Tập, Ngoài ra một số tác giả khác Đỗ Thị Hòa,
Nguyễn Thị Kim Luân, Nguyễn Viết Sự, bước đầu đã chỉ ra một số PCTL trong
hoạt động của một số nghề như: nghề lái xe, vận động viên thể thao, giáo viên, nhà
tâm lý học đường.
Các tác giả nói trên là những người đi đầu, đột phá trong việc nghiên cứu
tâm lý nghề nghiệp ở Việt Nam. Các tác giả trên với các công trình nghiên cứu
của mình đã góp phần rất lớn vào thực tiễn công tác hướng nghiệp, tuyển chọn,
đào tạo và tuyển dụng nghề ở nước ta.
Như vậy, trong và ngoài nước đã có nhiều tác giả nghiên cứu về PCTL
trong hoạt động nghề nghiệp. Nhiều công trình nghiên cứu về PCTL của
người lao động trong một số lĩnh vực nghề nghiệp như: kinh doanh, y học,
hoạt động quân sự, hoạt động phòng chống tội phạm, quản lý/lãnh đạo, tham
vấn tư vấn, các nghiên cứu của các tác giả chỉ ra rằng: đặc điểm, tính chất,
vị trí, chức năng của các hoạt động đòi hỏi người lao động ấy phải có những
phẩm chất tương ứng để thực hiện hoạt động có hiệu quả. Đồng thời chính
trong các hoạt động ấy lại làm phát triển, hoàn thiện những PCTL mà hoạt
động đó đòi hỏi.
1.1.3. Những nghiên cứu về phẩm chất tâm lý của HDVDL
1.1.3.1. Những nghiên cứu về PCTL của HDVDL ở nước ngoài
Phẩm chất của HDVDL là một hướng nghiên cứu đã được một số tác giả
nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Có thể hệ thống hóa theo một số hướng
nghiên cứu sau đây.
Thứ nhất, nghiên cứu phẩm chất nói chung của HDVDL chú ý mối quan
hệ với khách du lịch. Một số tác giả tiêu biểu như: C.F. Wayne (1978); E.
Cohen (1985); E.C. Fine & J.H. Speer (1985); Y. Xiao & Y. Wu (2003); Zhang,
6
H.Q., & Chow, I. (2004). Thứ hai, nghiên cứu phẩm chất nói chung của
HDVDL đáp ứng yêu cầu của công ty lữ hành có một số đại diện tiêu biểu như:
Goerges Taylor (1995); A. Boyle & A. Arnott (2004); P. Yang & C. Shi (2007).
Thứ ba, nghiên cứu PC của HDVDL chú ý phẩm chất đối với quốc gia, dân tộc có
đại diện tiêu biểu như: J.C. Holloway (1981); S. Liang (2006); H. Kong (2007).
Thứ tư, nghiên cứu PC HDVDL chú ý tác phong, tính cách trong HDDL có đại
diện tiêu biểu như: L. Wang (1997); K. Hughes (1991); R. Black & S. Ham
(2005).
1.1.3.2. Những nghiên cứu về phẩm chất tâm lý của HDVDL ở trong nước
Ở Việt Nam, đây là hướng nghiên cứu còn mới mẻ và còn lẻ tẻ chưa có hệ
thống. Có một số tác giả tiêu biểu như: Đinh Trung Kiên (1999); Nguyễn Văn
Đính - Phạm Hồng Chương (2000); Dương Thu Hà (2001); Nguyễn Hữu Thụ
(2009); Đoàn Hương Lan (2010); Dương Đình Bắc (2012). Các tác giả trên phần
nào cũng đề cập khá chi tiết về phẩm chất nói chung của mà HDVDL cần đáp
ứng yêu cầu của nghề HDDL, tuy nhiên vẫn chưa có một công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về PCTL của HDVDL ở trong nước.
Nhìn tổng thể, có thể nói cho đến nay chưa có một công trình, một đề
tài nào nghiên cứu về PCTL của HDVDL một cách hệ thống. Do đó, vấn đề
PCTL của HDVDL rất cần thiết phải có sự nghiên cứu đầy đủ và hệ thống
đáp ứng với đòi hỏi của lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề này.
1.2. Vận dụng quan điểm tâm lý học của K.K.Platonov vào nghiên cứu
phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
1.2.1. Quan điểm về hoạt động và nhân cách: quan điểm hoạt động và nhân
cách nghề nghiệp của K.K.Platonov đã khẳng định rằng hoạt động và nhân cách
nghề nghiệp có quan hệ biện chứng chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau. Đó là quan
điểm cơ bản, là tư tưởng được quán triệt trong nghiên cứu phẩm chất nhân cách
nói chung và PCTLCB của HDVDL trong hoạt động HDDL. Trong đó, theo
K.K.Platonov xu hướng, kinh nghiệm là hai thành phần không thể thiếu trong
những PCTLCB của nghề nói chung và HDVDL nói riêng.
1.2.2. Mô hình “Tam giác hướng nghiệp” của K.K. Platonov và định hướng
nghiên cứu PCTLCB của HDVDL: mô hình “tam giác hướng nghiệp”của
K.K.Platonov được quán triệt như là một hướng tiếp cận để xem xét xác định
những yêu cầu của nghề HDDLvà đòi hỏi đối với PCTLCB của HDVDL trong
hoạt động HDDL quan hệ với các yếu tố thị trường lao động của ngành
HDVDL ở trong nước và quốc tế. PCTLCB của HDVDL trong mối quan hệ với
các yếu tố liên quan là chức năng, vai trò, nhiệm vụ, đặc điểm, yêu cầu hoạt
động hướng dẫn của HDVDL. Yếu tố thị trường lao động được xem xét là một
trong những yếu tố ảnh hưởng để những PCTLCB của HDVDL.
7
1.3. Lí luận phẩm chất tâm lý cơ bản
1.3.1. Phẩm chất
Phẩm chất là những đặc điểm, thuộc tính tích cực của cá nhân để đáp
ứng yêu cầu cụ thể của xã hội và qui định cá nhân này khác với các cá nhân
khác. Phẩm chất được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp
của cá nhân, đồng thời chi phối đời sống của cá nhân.
1.3.2. Phẩm chất tâm lý
Trong luận án này chúng tôi quan niệm: Phẩm chất tâm lý là những đặc
điểm, thuộc tính tâm lý tích cực của cá nhân đáp ứng yêu cầu cụ thể của nghề
nghiệp, được đánh giá theo những tiêu chí nhất định, chủ yếu bao gồm xu
hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách làm việc. Những phẩm chất đó được
hình thành, phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp, đồng thời chi phối hoạt
động và giao tiếp nghề nghiệp của cá nhân.
1.3.3. Phẩm chất tâm lý cơ bản
Phẩm chất tâm lý cơ bản là những đặc điểm, thuộc tính tâm lý tích cực của
cá nhân đáp ứng yêu cầu cụ thể của nghề nghiệp, có tính cần thiết, tính thể hiện
và tính hiệu quả ở mức cao về xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách làm
việc; được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp nghề nghiệp,
đồng thời chi phối hoạt động và giao tiếp nghề nghiệp của cá nhân.
1.4. Lí luận về hướng dẫn viên du lịch
1.4.1. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch
Trong luận án này chúng tôi xác định: HDVDL là người thay mặt cho công
ty lữ hành đảm nhiệm vai trò trực tiếp quản lý, thuyết minh, điều hành, tổ chức,
đảm bảo an toàn cho du khách trong một chương trình du lịch đã được thỏa thuận
nhằm đáp ứng yêu cầu, mong muốn của du khách và thực hiện các nhiệm vụ của
doanh nghiệp.
1.4.2. Chức năng của hướng dẫn viên du lịch
Trong hoạt động hướng dẫn du lịch, HDVDL đảm nhiệm các chức năng
cơ bản sau: Chức năng tổ chức; Chức năng trung gian; Chức năng truyền thông,
quảng bá; Chức năng phiên dịch.
1.4.3. Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch
Các nhiệm vụ mà HDVDL đảm nhiệm bao gồm: quản lý hoạt động
chương trình theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đại diện cho
công ty trong việc thực hiện cam kết của công ty với khách du lịch; nghiên cứu
và hiểu thấu đáo các chương trình du lịch do công ty xây dựng và cung ứng các
đối tượng tham quan; xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và bài thuyết
minh; xây dựng kịch bản trên đường đi; HDV còn phải tham gia khảo sát và xây
dựng tuyến tham quan mới; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đón, tiễn, vận
8
chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí, thuyết minh và các hoạt
động thanh toán cho đoàn khách theo chương trình; kiểm tra và kiểm soát các
dịch vụ theo sự đặt chỗ
1.4.4. Vai trò của hướng dẫn viên du lịch
Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, người HDVDL phải đảm nhận
nhiều vai trò cùng một lúc, thể hiện ở 4 vai trò cơ bản sau: Vai trò người phục
vụ; Vai trò marketing viên không chuyên; Vai trò sứ giả; Vai trò người bảo vệ an
ninh quốc, an toàn du lịch.
1.4.5. Đặc điểm hoạt động của hướng dẫn du lịch
Đặc điểm hoạt động HDDL được xem xét dưới các khía cạnh như: Về đối
tượng tác động; về mục đích hoạt động; Về môi trường, điều kiện hoạt động; Về
công cụ của hoạt động; Về sản phẩm hoạt động.
1.4.6. Yêu cầu hoạt động hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch
Hiện nay, có một số tác giả đưa ra quan điểm yêu cầu hoạt động hướng
dẫn du lịch của HDVDL như: Về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; Về phẩm
chất đạo đức; yêu cầu về phong cách; Về năng lực; Về sức khỏe, ngoại hình.
1.5. Phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
1.5.1. Khái niệm phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL
Trong luận án này chúng tôi quan niệm rằng: Phẩm chất tâm lý cơ bản của
HDVDL là những đặc điểm, thuộc tính tâm lý tích cực của người HDVDL đáp
ứng yêu cầu của nghề HDDL, có tính cần thiết, tính thể hiện, tính hiệu quả ở
mức cao về xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách hướng dẫn du lịch;
được hình thành, phát triển, thể hiện thông qua hoạt động và giao tiếp du lịch,
đồng thời chi phối hoạt động và giao tiếp nghề nghiệp của HDVDL.
1.5.2. Các thành phần cấu thành phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn
viên du lịch
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vai trò, đặc điểm hoạt động hướng dẫn
của HDVDL, chúng tôi xác định các thành phần cấu thành PCTLCB của
HDVDL bao gồm: Nhóm phẩm chất tâm lý về xu hướng: (1) yêu quý nghề
hướng dẫn du lịch; (2) hứng thú làm việc với khách du lịch; (3) nhu cầu nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhóm phẩm chất tâm lý về tính cách: (1)
tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn; (2) tính trách nhiệm với công ty lữ
hành và khách du lịch; (3) tính kiên trì trong công việc. Nhóm phẩm chất tâm lý
về kinh nghiệm: (1) Tri thức nghề HDDL; (2) kỹ năng hướng dẫn tham quan;
(3) Kỹ năng tổ chức trò chơi; (4) Kỹ năng xử lý các tình huống; (5) Kỹ năng
quản lý đoàn khách. Nhóm phẩm chất tâm lý về phong cách hướng dẫn du lịch:
Chủ yếu gồm những phẩm chất như: (1) nhanh nhẹn, linh hoạt; (2) chu đáo, tận
tâm; (3) vui vẻ, hài hước; (4) thân thi