Tóm tắt Luận án Những vấn đề của đồng tiền chung châu âu hiện nay và một số hàm ý cho Đông Nam Á

Đồng tiền chung châu Âu chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999 và cho đến nay đã có với 18/28 quốc gia sử dụng chung (được gọi là khu vực đồng tiền chung châu Âu-Eurozone). Đây được coi là một thể chế liên kết kinh tế - tiền tệ khu vực đầu tiên duy nhất, cũng như được xem là một hình mẫu thành công và mô hình liên kết triển vọng, tạo động lực tích cực cho đa dạng hóa các cực và động lực tăng trưởng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây đã và đang xuất hiện vấn đề gia tăng xu hướng biến động mất giá của đồng Euro và suy giảm lòng tin vào đồng tiền này do áp lực nợ công của các quốc gia nội khối, do bất cập trong cơ chế quản lý vận hành đồng Euro và cả do chịu sự ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế khởi nguồn tại Mỹ năm 2008, khiến khu vực Eurozone chao đảo, thậm chí đe dọa cả sự tồn tại hay không tồn tại của đồng tiền này. Khu vực ASEAN hợp tác ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực nên đã gợi mở nên ý tưởng hình thành đồng tiền chung. Nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra của đồng tiền chung châu Âu, từ đó rút kinh nghiệm cho việc hình thành đồng tiền chung của khu vực AEC, cũng như để hàm ý chính sách cho Việt Nam chủ động thích ứng trong tương lai là điều cần thiết cả về lý thuyết và thực tiễn. Cho đến nay, chưa hề có đề tài hay công trình nghiên cứu khoa học nào, cả cấp quốc gia hay quốc tế, trong nước và nước ngoài đề cập trực tiếp đến những vấn đề và có mục tiêu đặt ra trên đây. Đó cũng là lý do mà đề tài “Những vấn đề của đồng tiền chung châu Âu hiện nay và một số hàm ý cho Đông Nam Á” được NCS lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Những vấn đề của đồng tiền chung châu âu hiện nay và một số hàm ý cho Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VƯƠNG THU HƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế. Mã số : 62 31 01 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Công Tuấn 2. TS. Lê Thanh Bình Phản biện 1: GS.TS Đỗ Đức Bình Phản biện 2: PGS.TS Lê Xuân Bá Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Minh Quang Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: Học viện Tại: Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. vào hồi . giờ phút, ngày tháng năm 2017. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Học viện Khoa học Xã hội, thư viện Quốc gia. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Đồng tiền chung châu Âu chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999 và cho đến nay đã có với 18/28 quốc gia sử dụng chung (được gọi là khu vực đồng tiền chung châu Âu-Eurozone). Đây được coi là một thể chế liên kết kinh tế - tiền tệ khu vực đầu tiên duy nhất, cũng như được xem là một hình mẫu thành công và mô hình liên kết triển vọng, tạo động lực tích cực cho đa dạng hóa các cực và động lực tăng trưởng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây đã và đang xuất hiện vấn đề gia tăng xu hướng biến động mất giá của đồng Euro và suy giảm lòng tin vào đồng tiền này do áp lực nợ công của các quốc gia nội khối, do bất cập trong cơ chế quản lý vận hành đồng Euro và cả do chịu sự ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế khởi nguồn tại Mỹ năm 2008, khiến khu vực Eurozone chao đảo, thậm chí đe dọa cả sự tồn tại hay không tồn tại của đồng tiền này. Khu vực ASEAN hợp tác ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực nên đã gợi mở nên ý tưởng hình thành đồng tiền chung. Nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra của đồng tiền chung châu Âu, từ đó rút kinh nghiệm cho việc hình thành đồng tiền chung của khu vực AEC, cũng như để hàm ý chính sách cho Việt Nam chủ động thích ứng trong tương lai là điều cần thiết cả về lý thuyết và thực tiễn. Cho đến nay, chưa hề có đề tài hay công trình nghiên cứu khoa học nào, cả cấp quốc gia hay quốc tế, trong nước và nước ngoài đề cập trực tiếp đến những vấn đề và có mục tiêu đặt ra trên đây. Đó cũng là lý do mà đề tài “Những vấn đề của đồng tiền chung châu Âu hiện nay và một số hàm ý cho Đông Nam Á” được NCS lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những nguyên nhân và giải pháp về sự mất giá và suy giảm lòng tin vào đồng Euro, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách hướng tới hình thành đồng tiền chung của khu vực AEC, cũng như một số gợi ý chính sách thích ứng cần có của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và phân tích, làm rõ cơ sở lý thuyết và tiến trình ra đời, kết quả hoạt động thực tế của đồng tiền chung châu Âu. - Làm rõ những động thái và nguyên nhân gây ra sự bất ổn, giảm giá của đồng Euro và suy giảm lòng tin vào đồng Euro; phân tích các giải pháp thích ứng, tác động và triển vọng của chúng tới Eurozon và Eu. - Đề xuất một số hàm ý chính sách cần có trong quá trình liên kết và hướng tới một đồng tiền thanh toán chung của khu vực AEC và hàm ý chính sách thích ứng cần thiết cho Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, Luận án tập trung làm rõ những cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế ra đời đồng tiền chung; những nguyên nhân chủ yếu và ảnh hưởng của sự biến động, giảm giá đồng tiền chung; Đồng thời, nghiên cứu sâu những chính sách chung của cộng đồng, cũng như của quốc gia nhằm ổn định đồng tiền chung và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: 3 + Luận án tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề nổi bật của đồng tiền chung châu Âu thời gian gần đây là sự bất ổn, giảm giá của đồng Euro và sự suy giảm lòng tin vào đồng Euro; + Đồng thời, luận án nghiên cứu làm rõ những nguyên nhân và giải pháp nhằm đối phó với hai vấn đề trên, tập trung vào ba nhóm nguyên nhân chính là cơ chế quản lý liên kết kinh tế - tiền tệ, nợ công của các nước thành viên Eurozone, cũng như hệ lụy từ sự kiện Brexit và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008; + Luận án phân tích, đưa ra hàm ý chính sách cần có trong quá trình hướng tới hình thành đồng tiền thanh toán chung của các nước AEC và hàm ý chính sách thích ứng cho Việt Nam trong so sánh với kinh nghiệm từ khu vực đồng tiền chung châu Âu. - Phạm vi không gian: + Các nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu và Eu + Các nước thành viên AEC - Phạm vi thời gian: + Kể từ khi thành lập đồng Euro đến nay; + Tập trung vào giai đoạn 2008- 2016 và tầm nhìn 2025-2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án + Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu + Phương pháp tham vấn trực tiếp ý kiến chuyên gia và kế thừa khoa học + Phương pháp thống kê + Phương pháp nghiên cứu điển hình (case studies – tiếp cận điểm) + Phương pháp so sánh, đối chiếu 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Góp phần hệ thống hóa và phân tích sâu lý thuyết về điều kiện ra đời, tác động hai mặt và nhân tố thể chế bảo đảm sự ổn định và lòng tin của đồng tiền chung; - Đánh giá những tác động của vấn đề nợ công, cơ chế kiểm soát thâm hụt NSNN và nợ công; đánh giá các giải pháp thực tế giải quyết nợ công, nâng cao năng lực kiểm soát sự ổn định đồng tiền chung và dự báo triển vọng đồng Euuro và liên kết khối Euurozone; - Nêu ra một số hàm ý trong liên kết kinh tế-tiền tệ khu vực AEC nói chung và nhằm lành mạnh nền tài chính-tiền tệ Việt Nam nói riêng trong hội nhập khu vực và quốc tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần nhận diện những hạn chế về cơ sở lý luận và cơ chế quản lý cho sự ra đời, duy trì hoạt động ổn định đồng tiền chung của một cộng đồng kinh tế khu vực. - Luận án góp phần cảnh báo và đề xuất một số chính sách, giải pháp cần có cho quá trình thúc đẩy liên kết kinh tế-tiền tệ các nước AEC, cũng như kiểm soát nợ công, thâm hụt NSNN, và nợ xấu của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Luận án “Những vấn đề của đồng tiền chung châu Âu hiện nay và một số hàm ý cho Đông Nam Á”, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các Bảng và hình, và Danh mục Tài liệu tham khảo, bao gồm 4 chương: Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỒNG TIỀN CHUNG 5 Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG EuRO VÀ EuROZONE TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY Chương 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH HƯỚNG TỚI ĐỒNG TIỀN CHUNG TRONG AEC VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA VIỆT NAM Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến hội nhập và liên kết quốc tế nói chung - Nguyễn Quang Thuấn và Bùi Nhật Quang đồng chủ biên cuốn sách “Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển châu Âu: Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam” Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011, đã đưa ra hệ thống hóa các lý thuyết về quá trình hình thành, vận hành của các loại hình phát triển xã hội điển hình ở một số quốc gia Liên minh châu Âu. Vấn đề xây dựng chiến lược phát triển tổng thể kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội được mô tả khá rõ. Trên cơ sở tính ưu việt của các mô hình này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những kiến nghị và bài học cho Việt Nam. - Lưu Ngọc Trinh chủ biên cuốn sách “Kinh tế và chính trị thế giới đến năm 2020” đã nghiên cứu nền kinh tế, chính trị thế giới và khu vực trong thời gian từ năm 2000 cho đến hết thập kỷ đầu thế kỷ XXI lẫn triển vọng của chúng tới năm 2020 hoặc xa hơn. Đi sâu trả lời các câu hỏi lớn: Những vấn đề nổi bật của nền kinh tế và chính trị thế giới hiện nay (10 năm đầu thế kỷ XXI) và trong hơn một thập kỷ tới là gì? Thực trạng của các vấn đề đó, nguyên nhân xuất hiện và tồn tại chủ yếu. Xu hướng tiến triển cơ bản của các vấn đề nổi bật này sẽ như thế nào trong hơn một thập kỷ tới; tác 6 động tới định hướng phát triển và chính sách đối ngoại của Việt Nam như thế nào trong 10 năm qua và trong khoảng hơn một thập kỷ tới. Cộng đồng quốc tế, khu vực và Việt Nam sẽ phải chịu những tác động gì, sẽ tham gia như thế nào, ứng phó ra sao trước các vấn đề nổi bật này của nền kinh tế và chính trị thế giới, khu vực. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến liên kết Eu và vấn đề của đồng Euro - Bài viết “Khủng hoảng kinh tế ở Liên minh châu Âu: tác động và giải pháp ứng phó” của Nguyễn Quang Thuấn được đăng trên Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 7, năm 2009 đã đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Eu, nợ công ở một số nước Eu, và đưa ra những giải pháp ứng phó khủng hoảng kinh tế và triển vọng phát triển trong thời gian tới. - Cuốn sách “Euro - Vị thế quốc tế, những ảnh hưởng tới hệ thống tiền tệ thế giới và kinh tế Việt Nam” do Bùi Đường Nghiêu chủ biên đã phân tích việc châu Âu cho lưu hành đồng tiền chung duy nhất thay cho nhiều đồng tiền ở nhiều quốc gia có chủ quyền độc lập. Đồng thời cũng đánh giá và đưa ra những tác động đến đời sống kinh tế xã hội trong Liên minh châu Âu mà còn ảnh hưởng lớn tới hệ thống tài chính-tiền tệ thế giới, trong đó có Việt Nam. 1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến liên kết ASEAN và quản lý tài chính Việt Nam - Nguyễn Hồng Sơn biên soạn cuốn sách “Cộng đồng kinh tế ASEAN: nội dung và lộ trình” Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009, đề cập đến sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN và những đặc trưng cơ bản của cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động của việc thực hiện AEC đến các nước thành viên. Sự tham gia của Việt Nam vào quá trình liên kết kinh 7 tế ASEAN và một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tham gia vào AEC của Việt Nam. - Đinh Công Tuấn chủ biên cuốn sách “Nợ công Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm châu Âu” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014, nghiên cứu quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nội dung sách gồm các bài viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu nghiên cứu sâu về lĩnh vực tài chính-kinh tế. Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc cái nhìn mới, đầy đủ và rõ nét hơn về nợ công ở một số nước thuộc Liên minh châu Âu và liên hệ với nền kinh tế Việt Nam. 1.2. Các nghiên cứu nước ngoài 1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến lý thuyết liên kết kinh tế- tiền tệ - Tác giả Paul De Grauwe biên soạn cuốn sách “Economic of Monetary Union” (lý thuyết kinh tế của liên minh tiền tệ) Nxb Oxford University Press, 2000, đã đề cập tới lý thuyết chi phí và lợi ích của đồng tiên chung, cơ hội và chi phí của lý thuyết so sánh, giới thiệu về hệ thống tiền tệ châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời giới thiệu về chính sách tiền tệ của châu Âu. 1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề bất ổn của đồng Euro - Trong nghiên cứu “Optimum Currency Areas and the European Experience” (Khu vực tiền tệ tối ưu và kinh nghiệm châu Âu), tác giả chỉ ra rằng khu vực tiền tệ tối ưu là một liên minh của các quốc gia có một mức độ cao của hội nhập kinh tế giữa các hàng hóa và dịch vụ, tài sản tài chính và thị trường lao động. Nó là một khu vực mà hiệu quả tiền tệ đạt được thông qua việc gia nhập một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định. Tác giả cho rằng, châu Âu không có dịch chuyển lao động ở mức độ lớn do sự khác biệt về 8 văn hóa, do tổ chức công đoàn và do các quy định. Cuối cùng, tác giả kết luận rằng châu Âu không phải là một khu vực tiền tệ tối ưu. 1.3. Đánh giá chung Nhìn chung, hơn 50 công trình nghiên cứu được khảo cứu trên đây cho thấy, các nghiên cứu cả trong và ngoài nước có đề tài đối tượng và nội dung đề cập đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu và thống nhất về sự cần thiết, điều kiện và lộ trình hình thành đồng tiền thanh toán chung của AEC; chưa có nhiều định hướng cho quản lý tài chính Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay Những khoảng trống trên cũng là những định hướng và nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận án. Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỒNG TIỀN CHUNG 2.1. Cơ sở lý thuyết hình thành và vận hành đồng tiền chung 2.1.1. Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu Theo lý thuyết này, “Khu vực tiền tệ tối ưu” là lãnh thổ gồm những nước cùng chung những điều kiện, khả năng thích hợp nhất để sử dụng một đồng tiền thống nhất, hoặc chung những khả năng để thiết lập một đồng giá vững chắc giữa các đồng tiền quốc gia của mình. Điều kiện tồn tại của “Khu vực tiền tệ tối ưu” là trong lãnh thổ đó tồn tại khả năng cơ động giữa các “yếu tố sản xuất” (bao gồm cả sự cơ động bên trong và bên ngoài); Tốc độ lạm phát giữa các nước thành viên phải đồng đều và ổn định giá cả; Tỷ lệ thất nghiệp thấp và sự cân bằng trong cán cân thanh toán. Khi các quy chế về tiền tệ tài chính đã thống nhất và có sự phối hợp của chính sách tiền tệ thì các dao động chính sách tiền tệ sẽ bị xóa bỏ. Lúc đó một Liên minh kinh tế sẽ được thành lập, đồng tiền riêng 9 của các nước sẽ bị hủy bỏ và thay vào đó là đồng tiền thống nhất chung cho cả khối. Lý thuyết “Khu vực tiền tệ tối ưu” đã tạo ra cơ sở lý luận trực tiếp cho sự ra đời và phát triển của sự thống nhất tiền tệ châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay. 2.1.2. Lý thuyết chủ nghĩa tiền tệ Lý thuyết “Chủ nghĩa tiền tệ” đã trải qua các thời kỳ: Trước Keynes, Keynes và hậu Keynes. 2.1.3. Lý thuyết “chu kỳ kinh tế thực” Lý thuyết chu kỳ kinh tế thực (Real business cycle theory) giải thích tính chu kỳ (tăng, giảm theo chu kỳ) của nền kinh tế một quốc gia hay một khối là phản ứng để tối ưu hóa nền kinh tế trước các cú sốc do tăng cung tiền. Lý thuyết này nhấn mạnh nhiều về các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, song có tác động nhất định đến sự ra đời và phát triển của đồng Euro. 2.2. Cơ sở thực tế để vận hành ổn định đồng tiền chung 2.2.1. Một số hình thức liên kết kinh tế quốc tế chủ yếu 2.2.1.1. Hiệp định mậu dịch ưu đãi (Preferential Trade Agreement/PTA) Trong các thỏa thuận này, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có thể vẫn còn, nhưng thấp hơn so với khi áp dụng cho quốc gia không tham gia hiệp định. 2.2.1.2. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone) Tham gia hình thức này, các nước cam kết giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau, tiến đến hình thành một thị 10 trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ, các nước thành viên vẫn giữ quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước thành viên ngoài khu vực, chẳng hạn như: AFTA, NAFTA, 2.2.1.3. Liên minh về thuế quan (Customs Union) Các nước tham gia bị mất quyền tự chủ trong quan hệ mua bán với các nước ngoài khối, lập ra biểu thuế quan chung áp dụng cho toàn khối khi buôn bán hàng hóa với các nước ngoài khối, thỏa thuận lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối. 2.2.1.4. Thị trường chung (Common Market) Các nước thành viên cam kết xóa bỏ những trở ngại liên quan đến quá trình buôn bán: Thuế quan, hạn ngạch, giấy phép 2.2.1.5. Liên minh về Kinh tế-Tiền tệ (Economi-Monetery Union) Đây là hình thức liên kết kinh tế cao nhất cho đến thời điểm hiện tại, với nội dung xây dựng chính sách kinh tế chung, xây dựng chính sách ngoại thương chung, hình thành một đồng tiền chung thống nhất, quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất, xây dựng ngân hàng chung, xây dựng quỹ tiền tệ chung, xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nước ngoài đồng minh và các tổ chức tài chính quốc tế, tiến tới thực hiện liên minh về chính trị. 2.2.2. Quá trình hình thành và cơ chế vận hành Euro và Eurozone 2.2.2.1. Nền tảng pháp lý và cơ cấu tổ chức Eurozone Liên minh châu Âu có ba trụ cột pháp lý chính: 1) Hiệp ước Maastricht - Trụ cột thứ nhất 2) Hiệp ước Amsterdam - Trụ cột thứ hai 11 3) Hiệp ước Nice - Trụ cột thứ ba 2.2.2.2. Đồng tiền chung và điều kiện gia nhập khu vực đồng tiền chung Theo hiệp ước Maastrich, để tham gia Eu, các thành viên phải hội đủ các tiêu chuẩn sau: 1) Về lạm phát: tỷ lện lạm phát không vượt quá mức 1,5% mức lạm phát bình quân của 3 nước có chỉ số lạm phát thấp nhất. 2) Về lãi suất dài hạn: Mức lãi suất dài hạn không vượt quá 2% mức lãi suất dài hạn trung bình của ba nước có mức lãi suất dài hạn thấp nhất. 3) Về thâm hụt ngân sách: Mức bội chi ngân sách không vượt quá 3% GDP (có tính đến các trường hợp: Mức thâm hụt đang trong xu hướng được cải thiện để đạt tới tỷ lệ quy định, mức thâm hụt vượt quá 3% GDP chỉ mang tính chất tạm thời không đáng kể và không phải mức bội chi cơ cấu). 4) Về tỷ giá: Đồng tiền quốc gia phải là thành viên của cơ chế tỷ giá châu Âu (ERM) hai năm trước khi gia nhập liên minh kinh tế tiền tệ và không được phá giá tiền tệ so với các đồng tiền khác. 5) Về bình ổn giá cả: Các nước muốn tham gia khu vực Eurozone thì phải đảm bảo bình ổn giá cả ở mức 3,1% với đồng nội tệ trong thời gian 12 tháng và với đồng Euro ở mức 3,1% trong thời gia 24 tháng. 6) Về mức nợ công: Mỗi nước phải có mức nợ công không vượt quá 60% GDP. Ngoài ra, môi trường kinh tế phải thuận lợi; hệ thống pháp luật phải tương thích với những yêu cầu gia nhập Eurozone mà Hiệp định và Quy chế Hệ thống các Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra. Thực tế cho thấy, việc vi phạm các tiêu chí nguyên tắc trên chính là cội rễ gây ra những vấn đề cho đồng Euro và đe dọa sự ổn định chung cho cả khu vực đồng tiền chung này. 2.2.3. Một số tác động hai mặt khi tham gia Euro và Eurozone 12 2.2.3.1. Những tác động tích cực Thứ nhất, hạ thấp đáng kể chi phí của hoạt động kinh doanh trong nội khối nhờ giảm chi phí và rủi ro gắn với chuyển đổi ngoại tệ. Thứ hai, gia tăng đáng kể cạnh tranh về giá cả trong nhiều ngành trong khu vực Eurozone. Thứ ba, tăng xung lực phát triển mới cho toàn khu vực và thế giới. 2.2.3.2. Một số tác động tiêu cực Thứ nhất, các quốc gia mất quyền kiểm soát chính sách tiền tệ, đòi hỏi chính sách tiền tệ chung của Eu phải được quản lý tốt hơn. Thứ hai, tham gia Liên minh tiền tệ châu Âu có thể dẫn đến gánh nặng về cơ chế lãi suất chung và áp đặt một tỷ giá hối đoái chung, thiếu linh hoạt Thứ ba, việc tham gia liên minh tiền tệ khi chính sách tiền lương không linh hoạt, sự di chuyển lao động thấp và những hệ thống tài khoá quốc gia riêng biệt không có sự chu chuyển đáng kể tài khoá qua biên giới, sẽ làm tăng mức độ tổng thể của thất nghiệp chu kỳ giữa các thành viên EMU Kết luận chương 2 Trong tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu hơn, rộng hơn của thế giới, những hình thức hợp tác, liên kết kinh tế cũng có sự phát triển ngày càng đa dạng hơn và nội dung hợp tác cũng ngày càng toàn diện hơn. Sự ra đời đồng tiền chung trong hợp tác khu vực là hệ quả tất yếu trên cơ sở hội tụ những điều kiện ngặt nghèo đòi hỏi sự đồng thuận và cơ chế vận hành hiệu lực, nghiêm khắc và cũng là biểu hiện cao nhất trong sự hợp tác liên minh kinh tế khu vực này. Đồng Euro gắn với khu vực Eurozone trong Eu, với tất cả các tác động hai mặt của nó đối với toàn thể khối, cũng như với từng quốc gia 13 thành viên, có thể được coi là hình mẫu cho tất cả các quốc gia, khu vực đang có ý tưởng đẩy mạnh và tiến tới nhất thể hóa về liên kết kinh tế và chính trị. Việc coi nhẹ những nguyên tắc và điều kiện nền tảng cho sự ra đời và vận hành đồng tiền chung có thể làm tăng tác động mặt trái và giảm tác động tích cực kỳ vong theo mục tiêu ban đầu đặt ra cho việc thành lập liên minh kinh tế tiền tệ chung; Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có
Luận văn liên quan