Tóm tắt Luận án Những vấn đề lý luận cơ bản về một số nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học

Dựa ưên khung lý thuyết về một số nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học (VLVH) và trãi nghiệm của bản thân về việc thực hiện giáo dục. đào tạo cho nhùng người vữa đi làm. vừa đi học: nghiên cứu này thực hiện thu thập dừ liệu được cho là các nhân tô tác động đên chât lượng giáo dục đại học hệ VLVH. đông thời tiên hành kiêm định độ tin cậy và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân to đó tới chat lượng giáo dục đại học hệ VLVH khối ngành kinh tế. quản lý và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó đe xuất các giãi pháp và khuyến nghị nhăm nâng cao chât lượng giáo dục của hệ này. 1.1. Hệ thong dừ liệu mà tác giá thu thập được bao gom: +. Dừ liệu cho nghiên cữu định tính: phỏng vân sâu một sô cán bộ lãnh đạo của 23 tô chức, cơ quan công lập và tư nhân có sử dụng nhân lực tôt nghiệp đại học hệ VLVH ưên địa bàn Hà Nội. Đà Nằng, thành phố Ho Chí Minh. Can Thơ: +. Dừ liệu cho nghiên cữu định lượng: phát 680 phiếu điều tra gom: sinh viên đang học hệ VLVH và đã tôt nghiệp, đang đi làm: các nhà tuyên dụng tại các cơ quan nhà nước, tư nhân, giảng viên, cán bộ quân lý giáo dục ở địa bàn Hà Giang. Hà Nội. Đà nang. Ho Chí Minh. Can Thơ. Đồng Nai. 1.2. Quá trình nghiên cứu: Ban đau. luận án để xuất mô hình nghiên cứu gom 03 nhóm nhân tổ: (i) nhóm các nhân tô bên trong trường đại học. (ii) nhóm các nhân tô bên ngoài trường đại học. (iii) nhóm các nhân tổ thuộc về người học. Nhưng ưong quá trình nghiên cửu. kiểm định độ tin cậy của các nhóm nhân tô và lượng hóa được mức độ tác đông cùa từng nhân tô đên chat lượng giáo dục đại học. nghiên cửu sinh đã sữa lại mô hình thành hình 3.3 bao gom: 01 biến phụ thuộc và 05 biến độc lập. Từ kết quã đó. tác giã đe xuất một so khuyến nghị và giải pháp với các trường đại học. với các cơ quan quân lý vì mô và với bản thân người học đê có thê nâng cao chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH khối ngành kinh te. quân lý và quân trị kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài phan mở đau. kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. nội dung chính của luận án được trình bày trong kêt câu gôm 04 chương như sau: Chương I: Tông quan các nghiên cứu liên quan đến luận án Chương II: Nhừng vân đè lý luận cơ bản vê một sô nhân tô tác động đên chât lượng giáo dục đại học hệ vữa làm vữa học Chương III: Ket quã nghiên cứu: Ket quà nghiên cứu: lượng hóa mức độ tác động cùa các nhân to đen chất lượng giáo dục đại học hệ vữa làm vữa học ưong khối ngành kinh tê. quân lý và quản trị kinh doanh Chương IV: Phương hướng và giải pháp nâng cao chât lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học ưong khối ngành kinh tế. quân lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam.

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Những vấn đề lý luận cơ bản về một số nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu tóm tắt công trình nghiên cứu Dựa trên khung lý thuyết về một số nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học (VLVH) và trải nghiệm của bản thân về việc thực hiện giáo dục, đào tạo cho những người vừa đi làm, vừa đi học; nghiên cứu này thực hiện thu thập dữ liệu được cho là các nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH, đồng thời tiến hành kiểm định độ tin cậy và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đó tới chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của hệ này. 1.1. Hệ thống dữ liệu mà tác giả thu thập được bao gồm: +. Dữ liệu cho nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu một số cán bộ lãnh đạo của 23 tổ chức, cơ quan công lập và tư nhân có sử dụng nhân lực tốt nghiệp đại học hệ VLVH trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; +. Dữ liệu cho nghiên cứu định lượng: phát 680 phiếu điều tra gồm: sinh viên đang học hệ VLVH và đã tốt nghiệp, đang đi làm; các nhà tuyển dụng tại các cơ quan nhà nước, tư nhân, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ở địa bàn Hà Giang, Hà Nội, Đà nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai. 1.2. Quá trình nghiên cứu: Ban đầu, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 03 nhóm nhân tố: (i) nhóm các nhân tố bên trong trường đại học, (ii) nhóm các nhân tố bên ngoài trường đại học, (iii) nhóm các nhân tố thuộc về người học. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy của các nhóm nhân tố và lượng hóa được mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lượng giáo dục đại học, nghiên cứu sinh đã sửa lại mô hình thành hình 3.3 bao gồm: 01 biến phụ thuộc và 05 biến độc lập. Từ kết quả đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp với các trường đại học, với các cơ quan quản lý vĩ mô và với bản thân người học để có thể nâng cao chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong kết cấu gồm 04 chương như sau: Chương I: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án Chương II: Những vấn đề lý luận cơ bản về một số nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học Chương III: Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu: lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh Chương IV: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. 2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu của luận án 2.1. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng đã thúc đẩy cạnh tranh ngày càng gay gắt trên mọi lĩnh vực. Mỗi tổ chức, cá nhân, quốc gia muốn tồn tại, phát triển buộc 2 phải có đủ sức cạnh tranh, và cạnh tranh về chất lượng được đặt lên hàng đầu. Giáo dục và đào tạo không nằm ngoài xu thế này. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển kinh tế buộc mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải biết làm cho mình thích ứng. Do đó, việc học, tự học hoàn thiện bản thân, hay việc dùng người có tri thức của các tổ chức để đạt được mục tiêu đã định là vấn đề quan tâm đặc biệt. Chủ trương chính sách đổi mới giáo dục: “Đẩy mạnh giáo dục trong nhân dân bằng cả hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã hội học tập...” đã được quán triệt. Sứ mệnh này được đặt lên vai của ngành giáo dục: phải nghiên cứu, thiết kế nội dung chương trình, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực giảng viên và thực hiện đào tạo cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước, đồng thời hoàn thành mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Trong đó, đào tạo đại học hệ VLVH mở ra cơ hội học tập cho nhiều người, đáp ứng được yêu cầu về thời gian, điều kiện cũng như nguyện vọng của người học, góp phần tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước trong bối cảnh hội nhập. 2.2. Xuất phát từ những bất cập của thực tiễn Thực tế cho thấy sự bùng nổ về mặt quy mô của của đào tào đại học hệ VLVH thời gian qua đã bị chi phối bởi quan điểm: “nồi cơm của các trường” tức lợi ích có được nhờ quy mô, dẫn đến việc đào tạo đại học hệ VLVH đã không đáp ứng được nhu cầu đổi mới đất nước, mà còn dẫn đến nhiều bất cập về mặt chất lượng. Có hai vấn đề mà xã hội đặc biệt quan tâm đó là: chất lượng đào tạo và mức độ đáp ứng nhu cầu học tập. Loại hình đào tạo VLVH là loại hình đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời và ngày càng cao của mọi tầng lớp người dân trong xã hội, góp phần to lớn tạo nên một xã hội học tập. 2.3. Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án khá nhiều và phong phú, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực quản lý đào tạo, trao đổi đúc rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo. Việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH và lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là vô cùng quan trọng mà chưa có công trình nào bàn đến. Do vậy, đây chính là khoảng trống mà tác giả luận án phải nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở lý luận và phân tích tác động một số nhân tố đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH để đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH tại Việt Nam. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH của Việt Nam thuộc khối ngành kinh tế, quản lý, và quản trị kinh doanh thời gian từ năm 2005 đến 2016; - Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH; - Kiểm chứng các nhân tố đó; - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH; 3 - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng: một số nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Phạm vi về nội dung: nghiên cứu ảnh hưởng của 03 nhóm nhân tố: Nhóm bên trong trường học; Nhóm bên ngoài trường học; Nhóm thuộc về người học. Phạm vi về thời gian, không gian: giai đoạn 2005-2016, trên địa bàn một số tỉnh thành trong nước gồm: Hà Giang, Hà Nội, Đà nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai. 5. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu 5.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.1.1. Quan sát khoa học: thực hiện 08 buổi hội thảo có tham dự và không tham dự để tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin. 5.1.2. Thống kê: điều tra để thu thập số liệu, phân tích, tính toán, đánh giá, dự báo, tổng hợp, ra quyết định là kết quả nghiên cứu. 5.1.3. Thực nghiệm khoa học: chủ động thực hiện tác động vào người học trong quá trình đào tạo thực tế để hướng sự phát triển của họ theo mục tiêu dự kiến của mình. 5.1.4 Phân tích tổng kết kinh nghiệm: đánh giá lại những thành quả thực tiễn trong quá trình thực hiện nghiên cứu để rút ra kết luận bổ ích cho luận án. 5.1.5 Chuyên gia: sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia bao gồm các thầy, các nhà quản lý giáo dục, nghiên cứu giáo dục có kinh nghiệm, đồng nghiệp 5.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 5.2.1. Phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu tại bàn các tài liệu, tổng hợp các thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu. 5.2.2. Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng hướng phát triển, sắp xếp thành một hệ thống trên cơ sở mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn. 5.2.3 Mô hình hóa: xây dựng mô hình gần giống với đối tượng để nghiên cứu. 5.2.4 Giả thuyết: đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó là đúng. 6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu (i) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh? (ii) Mức độ tác động của từng nhân tố đó đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam giai đoạn 2005-2016 như thế nào? (ii) Giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam đến năm 2025? 6.2. Thiết kế nghiên cứu Dựa vào khung lý thuyết của các nghiên cứu liên quan đến luận án, thiết kế và kiểm định mô hình nghiên cứu, đưa ra những kết luận cho luận án. 4 7. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt phát triển khoa học: (i) luận án hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về những nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; (ii) Phát hiện và thẩm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, (iii) Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào kết quả kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu và định lượng được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh và mối quan hệ giữa chúng đã được nghiên cứu, luận án đã dùng kết quả đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước - Phan Thị Thu Hiền và Triệu Tất Đạt (2014) [1], “Hệ vừa làm vừa học: giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo” tại tạp chí số 57 năm 2014, Viện Nghiên cứu Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí - Nguyễn Quế Anh (2010) [9],“Nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội - Hướng tới hội nhập và phát triển”. Nguyễn Thị Hoàng (2009) [20], “Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại các trường CĐ, ĐH Việt Nam” - Nguyễn Thị Bích Hà (2007) [4], tác giả nghiên cứu “Quản l ý đào tạo đại học hệ vừa học vừa làm ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp”. - Nguyễn Thị Hồng Nga (2013) [31], “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học ở việt nam hiện nay - Ngô Minh Oanh (2013) [33], “Đào tạo hệ vừa làm vừa học: thành công, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng” - Phạm Thị Phượng (2013) [34], “Nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Thương mại” - Trịnh Văn Anh và Nguyễn Ngọc Tài (2013) [35], “Những bất cập trong đào tạo hệ vừa làm vừa học hiện nay và một số giải pháp khắc phục” - Lê Hữu Bình (2013) [36], “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Đồng Tháp”. Nguyễn Thanh Bình (2013) [37], “Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An”. Nguyễn Thị Thu Ba (2013) [40], “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học”. Trần Đăng Khoa (2013) [46], “Vừa học vừa làm dưới góc nhìn của người học và quản lý” 5 1.2. Một số công trình nghiên cứu ngoài nước - Doctor Shahida Sajjad (2008) [69], “Effective teaching methods at higher education”- Special Training Department, University of Karachi, - Biggs & Tang (2007) [67], “Analyzing evaluate quality standards of the institution in terms of Constructive Alignment” - Thorsten Gruber, Roediger Voss and Isabelle Szmigin (2007) [68], “Service quality in higher education: The role of student expectations”, University of Manchester - Alton Y.K. Chua (2011) [72], “A knowledge management perspective at higher education” Nanyang Technological University, Singapore - Karimi Nazila and Behrangi Mohammad Reza (2011) [73], “Eliciting Management Education Model of Teaching (M.E.M.T.)” From a Decade Studies in Iran and Its Use for Teaching - Fariba Damirchilia, Masomeh Tajarib (2011) [77], “Explaining Internal Factors Effective on Educational Quality Improvement Based on Views of Students from Zanjan Azad Universities” Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh đã xây dựng được khung lý thuyết về một số nhân tố tác động đến Chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH trong khối ngành Kinh tế, Quản lý, Quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Thiết kế mỗi nhân tố như là một biến quan sát (biến độc lập), tác động đến biến phụ thuộc là Chất lượng giáo dục, và mã hóa các biến được trình bày tại Bảng 3.7 của Chương3). 1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu trong nước và ngoài nước đều khẳng định: Chất lượng giáo dục dù là hệ chính quy hay vừa làm vừa học đều vô cùng quan trọng, là nền tảng của tăng trưởng kinh tế xã hội. Mỗi nghiên cứu đi sâu vào phân tích một vài khía cạnh của giáo dục nói chung, giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học nói riêng, và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, đó cũng là những yếu tố vô cùng quan trọng cấu phần nên chất lượng giáo dục đại học và đại học hệ vừa làm vừa học. 1.4. Khoảng trống nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trên đây chưa đưa ra khái niệm về đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học, chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh nào công bố các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học, cũng như mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố tới chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH, và mối quan hệ, tương tác giữa giữa những nhân tố đó. Đây chính là khoảng trống để tác giả của luận văn cần tiếp tục nghiên cứu. CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC 2.1. Giáo dục và giáo dục đại học Giáo dục:“Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người” Giáo dục đại học: là giai đoạn giáo dục diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, truyền cho người học những kiến thức, hiểu biết chuyên sâu nhằm giúp họ đạt tới những giới hạn mới của tri thức trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. 6 Yêu cầu của giáo dục đại học - Gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. - Tuân thủ quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước. -Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế; đáp ứng được các yêu cầu về quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học. Vai trò của giáo dục đại học - Mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết của chúng ta đối với các mức độ phức tạp của xã hội hiện đại, và nó cho phép chúng ta đóng góp vào sự giàu mạnh của cộng đồng. - Mở ra cơ hội để người học đạt được các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân và hiệu quả về thu nhập, cải tiến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân chúng ta.” 2.2. Giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học Quan niệm về giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học: Là hoạt động giáo dục dành cho người đang đi làm, giúp họ cập nhật kiến thức, phát triển các kỹ năng trong một nghề nghiệp xác định. Đặc điểm của giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học: Đối tượng: đào tạo cho những người đang làm việc trong hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, đang nắm giữ những vị trí việc làm cụ thể giúp bổ sung kiến thức cho thực hiện tốt công việc trước mắt, hoặc muốn chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai, hoặc để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn. Thời gian: hầu hết là ngoài giờ. Địa điểm đào tạo: thường phân tán, ít tập trung. Khối lượng kiến thức: tùy mục tiêu khác nhau mà cơ cấu và khối lượng kiến thức này cũng có sự khác nhau. Nhu cầu ngành nghề: đa dạng: kinh tế, quản lý, quản trị, dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản, kỹ thuật, công nghiệp... Mục tiêu của giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học:“ Thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra: “Đẩy mạnh giáo dục trong nhân dân bằng cả hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã hội học tập...”. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ cho những người đang đi làm không có điều kiện và thời gian học tập trung, mà họ vẫn không phải thoát ly sản xuất, vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao nơi công tác. Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo. Vai trò của đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học Đối với xã hội học tập: đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời, nhu cầu nâng cao kiến thức của người dân, là giải pháp học đại học cho người lao động. Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực: gia tăng tỷ lệ người lao động có trình độ đại học; gia tăng kiến thức, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực cho đội ngũ lao động hiện hành, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững. 7 2.3. Chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh Quan niệm về chất lượng giáo dục đại học “Chất lượng giáo dục đại học là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục đại học” - TS. Tô Bá Trượng (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) Theo PGS.TS Nguyễn Đức Trí (Viện Chiến lược và chương trình giáo dục) quan niệm rằng: Chất lượng giáo dục đại học được đánh giá bằng sự tăng trưởng trong phát triển trí tuệ và nhân cách người học.” Quan niệm về chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh “Chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH là chất lượng con người được đào tạo từ hoạt động giáo dục dưới hình thức VLVH”. (PGS.TS. Tô Bá Trượng - Viện khoa học Giáo Dục Việt Nam, Phó Giám Đốc Trung Tâm Phát Triển Giáo Dục) “Theo quan điểm của tác giả luận án: định nghĩa thống nhất sử dụng trong luận án: Chất lượng giáo dục đại học hệ VLVH khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh là kết quả của hoạt động giáo dục đại học được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp đại học hệ VLVH khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể.” Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh Tiếp cận trên góc độ của Nhà nước: “Tỷ lệ sinh viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian dự kiến với trình độ sau khi tốt nghiệp đạt được các yêu cầu đặt ra của chương trình đào tạo với chi phí thấp”. Tiếp cận trên góc độ của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo: ban hành Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. Bộ tiêu chuẩn gồm 10 tiêu chuẩn - 61 tiêu chí: Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học (gồm 2 tiêu chí) Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (gồm 7 tiêu chí) Tiêu chuẩn 3: Chương trình giáo dục (gồm 6 tiêu chí) Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo (gồm 7 tiêu chí) Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên (gồm 8 tiêu chí) Tiêu chuẩn 6: Người học (gồm 9 tiêu chí) Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu k
Luận văn liên quan