Mức sống ngày càng cao đi cùng với sự quan tâm hơn đến sức
khỏe và môi trường đã tạo ra một nhu cầu mạnh mẽ về thực phẩm
hữu cơ (TPHC) tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công trong việc
tiếp cận một thị trường mới nổi không phải là điều dễ dàng. Để làm
được điều này, doanh nghiệp cần có những am hiểu sâu sắc về các
phân đoạn thị trường để từ đó xác định được thị trường mục tiêu
nhằm đưa ra những sản phẩm và thông điệp phù hợp. Từ thực tế đó,
một nghiên cứu về phân đoạn thị trường người tiêu dùng thực phẩm
hữu cơ là cần thiết trong bối cảnh hiện nay hầu như chưa có các
nghiên cứu tương tự tại Việt Nam.
Theo Nie và Zepeda (2011) việc phân đoạn thị trường người
tiêu dùng thực phẩm theo phong cách sống có nhiều ưu điểm hơn so
với việc phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học bởi nó phản ánh
những khía cạnh tâm lý của khách hàng như giá trị và thái độ, và từ
đó động cơ của hành vi tiêu thụ có thể được nắm bắt. Mặt khác, khác
với tiêu thức về thái độ hay sự ưa thích đối với sản phẩm, phong
cách sống quan tâm đến những đặc điểm có tính chất phổ quát và có
khả năng quan sát được ở người tiêu dùng, điều này giúp các nhà tiếp
thị có thể triển khai các chiến lược truyền thông hướng đến thị
trường mục tiêu.
Tác giả chọn đề tài “Phân đoạn thị trƣờng ngƣời tiêu dùng
thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam theo cách tiếp cận về phong cách
sống” với mong muốn phác thảo được các phân đoạn người tiêu
dùng thực phẩm hữu cơ; từ đó giúp các doanh nghiệp cung cấp thực
phẩm hữu cơ đề xuất được các chiến lược tiếp cận thị trường hiệu
quả
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân đoạn thị trường người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam theo cách tiếp cận về phong cách sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
MAI THỊ THẢO CHI
PHÂN ĐOẠN THỊ TRƢỜNG NGƢỜI
TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM
THEO CÁCH TIẾP CẬN VỀ PHONG CÁCH SỐNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng - 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. LÊ VĂN HUY
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
Phản biện 2: TS. HỒ HUY TỰU
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mức sống ngày càng cao đi cùng với sự quan tâm hơn đến sức
khỏe và môi trường đã tạo ra một nhu cầu mạnh mẽ về thực phẩm
hữu cơ (TPHC) tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công trong việc
tiếp cận một thị trường mới nổi không phải là điều dễ dàng. Để làm
được điều này, doanh nghiệp cần có những am hiểu sâu sắc về các
phân đoạn thị trường để từ đó xác định được thị trường mục tiêu
nhằm đưa ra những sản phẩm và thông điệp phù hợp. Từ thực tế đó,
một nghiên cứu về phân đoạn thị trường người tiêu dùng thực phẩm
hữu cơ là cần thiết trong bối cảnh hiện nay hầu như chưa có các
nghiên cứu tương tự tại Việt Nam.
Theo Nie và Zepeda (2011) việc phân đoạn thị trường người
tiêu dùng thực phẩm theo phong cách sống có nhiều ưu điểm hơn so
với việc phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học bởi nó phản ánh
những khía cạnh tâm lý của khách hàng như giá trị và thái độ, và từ
đó động cơ của hành vi tiêu thụ có thể được nắm bắt. Mặt khác, khác
với tiêu thức về thái độ hay sự ưa thích đối với sản phẩm, phong
cách sống quan tâm đến những đặc điểm có tính chất phổ quát và có
khả năng quan sát được ở người tiêu dùng, điều này giúp các nhà tiếp
thị có thể triển khai các chiến lược truyền thông hướng đến thị
trường mục tiêu.
Tác giả chọn đề tài “Phân đoạn thị trƣờng ngƣời tiêu dùng
thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam theo cách tiếp cận về phong cách
sống” với mong muốn phác thảo được các phân đoạn người tiêu
dùng thực phẩm hữu cơ; từ đó giúp các doanh nghiệp cung cấp thực
phẩm hữu cơ đề xuất được các chiến lược tiếp cận thị trường hiệu
quả.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp các tiêu thức phân đoạn thị trường TPHC
Phân đoạn thị trường người tiêu dùng TPHC tại Việt Nam
theo tiêu thức phong cách sống liên quan đến thực phẩm
Nhận diện những đặc điểm về nhân khẩu học, mức độ tiêu
thụ, thái độ và mức độ sẵn sàng chi trả cho TPHC của từng phân
đoạn
Đưa ra những hàm ý chính sách giúp các công ty cung cấp
TPHC tiếp cận được thị trường mục tiêu của mình.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thị trường người tiêu
dùng thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phong cách sống
liên quan đến thực phẩm của khách hàng và dùng tiêu thức này để
phân đoạn thị trường.
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định lượng
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thị trường và phân đoạn thị
trường TPHC
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Phân đoạn thị trường TPHC
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách
3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Với các nghiên cứu về phân đoạn thị trường thực phẩm hữu
cơ, có một số cách tiếp cận khác nhau được đề xuất. Một cách tiếp
cận được khá nhiều nghiên cứu sử dụng là Phong cách sống (Gil và
ctg (2000), Nie và Zepada (2011), Liang (2014), Zakowska-Biemans
(2011). Các phân đoạn được cho là khách hàng trung thành hoặc là
khách hàng tiềm năng của thực phẩm hữu cơ thường có các đặc điểm
về phong cách sống như: thích sự mới lạ; quan tâm đến an toàn thực
phẩm, thích những thực phẩm gần gũi với thiên nhiên; quan tâm đến
sức khỏe và môi trường. Các phân đoạn ít hoặc không tiêu thụ thực
hữu cơ được mô tả là những người thờ ơ với các đặc tính của thực
phẩm (các chất dinh dưỡng, sự tự nhiên của thực phẩm) và không
quan tâm đến các vấn đề môi trường.
Một cách tiếp cận khác được sử dụng để phân đoạn thị trường
là Đặc điểm tính cách. Chryssohoidis và Krystallis (2005) sử dụng
danh sách các giá trị (List of Values – LOV) của Homer và Kahle
(1988) với 9 giá trị để phân đoạn thị trường thực phẩm hữu cơ.
Trong nghiên cứu này, nhóm khách hàng trung thành của thực phẩm
hữu cơ là những người theo đuổi những giá trị về sự vui vẻ cũng như
sự tự tôn.
Các nghiên cứu của Chen và ctg (2014), Aslihan Nasir và
Karakaya (2014) và Paul và Rana (2012) lại phân đoạn thị trường
theo thái độ đối với thực phẩm hữu cơ.
Nghiên cứu của Mesias Diaz và ctg (2012) sử dụng kết hợp
mức độ tiêu thụ và kiến thức về thực phẩm hữu cơ làm tiêu thức
phân đoạn.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
PHÂN ĐOẠN THỊ TRƢỜNG THỰC PHẨM HỮU CƠ
1.1. THỊ TRƢỜNG TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI MUA CỦA
NGƢỜI TIÊU DÙNG
1.1.1. Thị trƣờng
1.1.2. Mô hình hành vi của ngƣời tiêu dùng
1.2. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƢỜNG
1.2.1. Định nghĩa
1.2.2. Các tiêu thức phân đoạn thị trƣờng tiêu dùng
a. Phân đoạn theo tiêu thức địa lý
b. Phân đoạn theo tiêu thức nhân khẩu học
c. Phân đoạn theo tiêu thức tâm lý
d. Phân đoạn theo tiêu thức hành vi
1.2.3. Yêu cầu đối với việc phân đoạn hiệu quả
1.3. THỊ TRƢỜNG THỰC PHẨM HỮU CƠ
1.3.1. Thực phẩm hữu cơ
1.3.2. Thị trƣờng thực phẩm hữu cơ trên toàn cầu
a. Nhu cầu về thực phẩm hữu cơ trên toàn cầu
b. Nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm hữu cơ
c. Khách hàng của thực phẩm hữu cơ
1.3.3. Thị trƣờng thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƢỜNG
THỰC PHẨM HỮU CƠ
1.4.1. Phân đoạn theo tiêu thức về Phong cách sống
1.4.2. Phân đoạn theo tiêu thức Đặc điểm tính cách
1.4.3. Phân đoạn theo tiêu thức về Thái độ
5
1.4.4. Phân đoạn theo tiêu thức về Mức độ sử dụng
1.5. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƢỜNG THỰC PHẨM HỮU CƠ
THEO CÁCH TIẾP CẬN VỀ PHONG CÁCH SỐNG LIÊN
QUAN ĐẾN THỰC PHẨM (FRL – FOOD RELATED
LIFESTYLE)
1.5.1. Phong cách sống
1.5.2. Phong cách sống liên quan đến thực phẩm
1.5.3. Các nghiên cứu phân đoạn thị trƣờng thực phẩm
hữu cơ theo cách tiếp cận Phong cách sống liên quan đến thực
phẩm
a. Nghiên cứu của Żakowska-Biemans, 2011
Nghiên cứu này sử dụng phong cách lựa chọn thực phẩm
(Food choice questionnaire, Steptoe và ctg (1995)) và phong cách
sống liên quan đến thực phẩm được học tập từ thang đo của Grunert
và ctg (1993) với một số điều chỉnh rút gọn làm tiêu thức phân đoạn
thị trường.
Bảng 1.3. Tiêu thức phân đoạn về phong cách sống liên quan đến
thực phẩm của Żakowska-Biemans, 2011
Nhân tố Chỉ báo
Sự mới lạ
Tôi thích thử những thức ăn mới mà tôi chưa thử
bao giờ
Tôi thường là người đầu tiên thử những sản phẩm
mới
Nếu tôi được lựa chọn, tôi thích chọn thử những
thực phẩm mới
Tầm quan trọng
của thông tin
sản phẩm
Với tôi, thông tin sản phẩm là rất quan trọng. Tôi
cần phải biết sản phẩm chứa những gì
Tôi so sánh các nhãn trên sản phẩm để chọn thực
phẩm giàu dinh dưỡng nhất
6
Cửa hàng thực
phẩm chuyên
doanh
Tôi không thấy có lý do gì để mua sắm trong các
cửa hàng thực phẩm chuyên doanh
Tôi thích mua thực phẩm trong các cửa hàng thực
phẩm chuyên doanh
Thực phẩm hữu
cơ
Tôi luôn luôn mua thực phẩm hữu cơ khi tôi có cơ
hội
Tôi không bận tâm về việc trả giá cao hơn cho
thực phẩm hữu cơ
Sự tiện lợi
Việc mua được sản phẩm tươi là rất quan trọng
với tôi
Tôi thích mua thực phẩm tươi hơn là thực phẩm
chế biến sẵn
Tôi sử dụng rất nhiều thực phẩm đông lạnh để nấu
ăn
Tôi thường sử dụng những thực phẩm nấu sẵn
Tinh thần vị
chủng
Điều tốt nhất là mua thực phẩm có nguồn gốc từ
chính nước mình
Tôi chuộng việc hỗ trợ cho các thực phẩm từ
vùng/nước tôi dù rằng nó có thể gây ra tốn kém
cho tôi trong dài hạn
Kết quả cho ra 5 phân đoạn thị trường: 1) Không gắn kết
(21%); 2) Truyền thống (20%); 3) Không quan tâm (13%); 4) Ý thức
(20%); 5) Thực dụng (25%). Trong đó phân đoạn thứ 2 và thứ 4 là
những phân đoạn sử dụng nhiều thực phẩm hữu cơ hơn. Những khía
cạnh mà hai phân đoạn này quan tâm hàng đầu đó là sự an toàn đối
với sức khỏe. Tuy nhiên, trong khi nhóm Ý thức là những người cởi
mở với sự mới lạ thì những khách hàng thuộc nhóm Truyền thống lại
có vẻ không mấy hào hứng với những thực phẩm mới và thích những
sản phẩm sản xuất từ vùng/đất nước của mình hơn.
7
b. Nghiên cứu của Nie và Zepada (2011)
Hai tác giả này cũng sử dụng thang đo Phong cách sống liên
quan đến thực phẩm với một số điều chỉnh rút gọn để phân đoạn thị
trường.
Tiêu thức phân đoạn bao gồm 4 nhân tố:
- Cách thức mua sắm
- Khía cạnh chất lượng
- Phương pháp nấu nướng
- Động cơ mua sắm
Bốn phân đoạn thị trường tìm được bao gồm:
- Người tiêu dùng lý trí
- Người tiêu dùng mạo hiểm
- Người tiêu dùng không quan tâm
- Người tiêu dùng bảo thủ và không bận tâm
c. Nghiên cứu của Liang (2014)
Nghiên cứu này thực hiện phân đoạn người mua thực phẩm
hữu cơ online tại Đài Loan với mục tiêu phân tích sự khác nhau
trong hành vi tiêu thụ của các nhóm khách hàng với các phong cách
sống liên quan đến thực phẩm khác nhau.
Bảng 1.5. Tiêu thức phân đoạn về phong cách sống liên quan đến
thực phẩm của Liang (2014)
Nhân tố Chỉ báo
Sức khỏe và bữa ăn thoải
mái
Tôi thích những bữa ăn tối thoải mái
Khi tôi dùng bữa, những bữa ăn ngon
rất quan trọng với tôi
Tôi thích rau quả và thịt tươi hơn là
thực phẩm đông lạnh và đóng hộp
Cả gia đình sẽ có những cuộc trò
chuyện vui vẻ trong bữa ăn
8
Yêu thích nấu ăn
Tôi lên danh sách thực phẩm cần mua
Tôi thích thử những công thức nấu ăn
mới
Những công thức và bí quyết nấu ăn từ
những nền ẩm thực khác cho phép tôi
có những trải nghiệm thú vị trong bếp
Nấu ăn là một hoạt động thú vị và thử
thách
Tôi thích thử những công thức nấu ăn
từ những nước khác
Theo đuổi sự tiện lợi
Khi nấu ăn, tôi sử dụng nhiều nguyên
vật liệu chế biến sẵn
Tôi dự trữ nhiều thức ăn nhanh ở nhà
Yêu thích thực phẩm hữu
cơ
Tôi thấy việc mua thực phẩm hữu cơ là
quan trọng
Tôi không quan tâm đến việc phải trả
thêm tiền để mua thực phẩm hữu cơ
Tầm quan trọng của thông
tin sản phẩm
Thông tin sản phẩm rất quan trọng đối
với tôi
Tôi so sánh thông tin trên sản phẩm để
quyết định mua sản phẩm nào
Không thích mua sắm thực
phẩm
Tôi không thích thú việc mua sắm thực
phẩm
Tôi cho rằng không có lý do gì để mua
sắm trong các cửa hàng thực phẩm
chuyên doanh
Nghiên cứu này tìm ra 3 phân đoạn với tên gọi là: 1) Người
tiêu dùng thực phẩm truyền thống; 2) Người tiêu dùng thực phẩm
không gắn kết; 3) Người tiêu dùng thực phẩm hăng hái.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
9
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU PHÂN ĐOẠN THỊ TRƢỜNG
NGƢỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HỮU CƠ
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
2.2. THIẾT KẾ THANG ĐO
2.2.1. Tiêu thức phân đoạn Phong cách sống liên quan
đến thực phẩm
Trong nghiên cứu này, tiêu thức phân đoạn Phong cách sống
liên quan đến thực phẩm được áp dụng phần lớn theo thang đo của
Liang (2014) và Żakowska-Biemans (2011). Đây là hai thang đo có
sự tương đồng cao, tuy được thực hiện ở các thị trường khác nhau
nhưng đều có khả năng phân đoạn thị trường thực phẩm hữu cơ.
Trong nghiên cứu này, các nhân tố giống nhau giữa hai
thang đo của Liang (2014) và Żakowska-Biemans (2011) được giữ
Nghiên cứu định lượng
Xác định vấn đề
nghiên cứu
Phân tích nhân tố EFA và
loại biến có trọng số nhân
tố nhỏ
Kiểm tra hệ số Cronbach’s
Alpha
Tổng hợp cơ
sở lý thuyết
Thang đo
nháp
Nghiên cứu
định tính
Điều chỉnh
thang đo
Thang đo
chính thức
Kết quả
nghiên cứu
Phân tích Cluster
Mô tả các phân
đoạn thị trường
10
lại bao gồm: Quan tâm đến thông tin sản phẩm; Ưa thích thực phẩm
hữu cơ; Ưa thích sự tiện lợi.
Nghiên cứu này bổ sung thêm 2 nhân tố Quan tâm đến thực
phẩm tốt cho sức khỏe, và Ưa thích nấu nướng dựa trên sự tham
khảo từ thang đo của Liang (2014) và thang đo gốc của Grunert và
ctg (1993). Nhân tố Quan tâm đến sức khỏe được thêm vào nghiên
cứu vì nhiều nghiên cứu lý thuyết chỉ ra rằng nhóm tiêu thụ thực
phẩm hữu cơ nhiều hơn thường là những khách hàng quan tâm đến
sức khỏe hơn. Tương tự đối với nhân tố Ưa thích nấu nướng, nghiên
cứu của Liang (2014) cũng cho thấy Phân đoạn người tiêu dùng thực
phẩm hữu cơ không gắn kết không thích việc nấu nướng. Ngoài ra, 2
nhân tố: Ưa thích sự mới lạ trong thực phẩm và Ưa thích sản phẩm
từ địa phương/quốc gia mình thuộc thang đo của Żakowska-Biemans
(2011) cũng được đưa vào thang đo nháp.
2.2.2. Các biến mô tả
a. Mức độ tiêu thụ thực phẩm hữu cơ
b. Thái độ và sự quan tâm đến thực phẩm hữu cơ
c. Mức độ sẵn sàng chi trả
d. Các biến nhân khẩu học
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo
luận nhóm tập trung (2 nhóm, mỗi nhóm 8 người tiêu dùng thực
phẩm hữu cơ). Kết quả thảo luận đề xuất gộp 2 thang đo Quan tâm
đến thông tin sản phẩm và quan tâm đến thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra 1 số từ ngữ được điều chỉnh lại cho dễ hiểu và gần gũi với
văn phong tiếng Việt hơn.
11
Bảng 2.2. Thang đo chính thức
Mã Phong cách sống liên quan đến thực phẩm
Ƣa thích sự mới lạ trong thực phẩm
LS1 Tôi thích thử những thức ăn mới mà tôi chưa thử bao giờ
LS2 Tôi thường là người đầu tiên thử những thực phẩm mới
LS3
Nếu tôi được lựa chọn, tôi thường chọn thử những thực
phẩm mới
Quan tâm đến thực phẩm tốt cho sức khỏe
LS4
Với tôi, thông tin sản phẩm rất quan trọng: tôi cần biết về
những thành phần chứa trong thực phẩm
LS5
Tôi so sánh thông tin trên nhãn mác sản phẩm để chọn
những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất
LS6
Tôi thường lên kế hoạch về loại và số lượng thực phẩm mà
gia đình tiêu thụ
LS7
Đối với tôi sự tự nhiên của thực phẩm là yếu tố chất lượng
quan trọng nhất
LS8 Tôi tránh các thực phẩm có chất phụ gia
Ƣa thích nấu nƣớng
LS9 Với tôi nấu ăn là một hoạt động thú vị
LS10 Tôi thích thử những công thức nấu ăn mới
LS11
Tôi có được trải nghiệm thú vị khi thử các công thức và bí
quyết nấu ăn từ các nền ẩm thực khác
LS12 Tôi thích thử những công thức nấu ăn từ các nước khác
Ƣa thích thực phẩm hữu cơ
LS13 Tôi luôn mua thực phẩm hữu cơ khi tôi có cơ hội
LS14
Tôi không quan tâm đến việc phải trả giá cao hơn cho thực
phẩm hữu cơ
12
Ƣa thích sự tiện lợi
LS15 Việc mua được thực phẩm tươi không quan trọng với tôi
LS16
Tôi thích mua thực phẩm chế biến sẵn hơn là thực phẩm
tươi
LS17
Tôi sử dụng nhiều thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng
hộp để nấu nướng
LS18 Tôi thường sử dụng thực phẩm ăn liền, thức ăn chế biến sẵn
Ƣa thích sản phẩm từ địa phƣơng/quốc gia mình
LS19
Tôi thích mua thực phẩm có nguồn gốc từ địa phương/quốc
gia mình
LS20
Tôi ủng hộ cho những thực phẩm có nguồn gốc từ địa
phương/quốc gia mình dù nó có thể đắt hơn
2.3.2. Nghiên cứu định lƣợng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp
phỏng vấn cá nhân trực tiếp và phỏng vấn qua internet.
Số lượng bản câu hỏi giấy được phát ra là 50 và bản câu hỏi
online được đặt tại đường link:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeBpcuzFsKCAhHyv8n
CejwUne3MLC4leeDDXesB3VtgUyMPlw/viewform
Mục tiêu là thu về trên 200 phiếu trả lời.
2.4. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
Bản câu hỏi sẽ tập trung vào 3 phần: Câu hỏi gạn lọc, thông
tin nghiên cứu (phong cách sống liên quan đến thực phẩm, thái độ và
sự quan tâm đến thực phẩm hữu cơ, mức độ sẵn sàng chi trả) và
thông tin cá nhân.
13
2.5. CHỌN MẪU
2.5.1. Quy mô mẫu
Tổng số bản câu hỏi thu về là 244, trong đó có 203 bản hợp
lệ được sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu.
2.5.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Mẫu là những
khách hàng đã tiêu thụ phẩm hữu cơ.
2.6. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU VÀ XỬ LÝ DỮ
LIỆU
2.6.1. Phân tích thống kê mô tả
2.6.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo
2.6.3. Phân tích nhân tố khám phá
2.6.4. Phân tích cụm (cluster analysis)
2.6.5. Kiểm định One-way ANOVA
2.6.6. Phân tích bảng chéo
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MÔ TẢ MẪU
3.1.1. Phân bố địa lý và nhân khẩu học
Có thể thấy khách hàng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đa số là
nữ giới, độ tuổi từ 26 đến 35 là chủ yếu. Họ đồng thời có trình độ
học vấn khá cao với 94.6% có trình độ từ cao đẳng trở lên. Qui mô
gia đình chủ yếu là từ 3 người trở lên, trong đó 57.6% có trẻ em dưới
6 tuổi trong thành phần gia đình. Thu nhập của họ khá cao với 57.2%
có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.
14
3.1.2. Mức độ tiêu thụ thực phẩm hữu cơ
16.7% mẫu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ rất thường xuyên.
24.6 % thường xuyên tiêu thụ; 34% thỉnh thoảng tiêu thụ và 24.6%
hiếm khi tiêu thụ.
3.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO
Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha cho thấy tất cả các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân
tố khám phá.
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ - EFA
Kết quả phân tích nhân tố khám phá:
- Nhân tố “Ưa thích sự mới lạ trong thực phẩm” – INNO gồm
các biến: LS1, LS2, LS3.
- “Quan tâm đến sức khỏe thông qua thực phẩm” – HEAL
gồm các biến: LS4, LS5, LS6, LS7, LS8, LS13.
- “Ưa thích nấu nướng” – COOK gồm các biến: LS9, LS10,
LS11, LS12.
- “Ưa thích sự tiện lợi” – CONV gồm các biến: LS15, LS16,
LS17, LS18.
- “Ưa thích thực phẩm địa phương và TPHC” – ETHN gồm
các biến: LS14, LS19, LS20.
3.4. PHÂN TÍCH CỤM (CLUSTER ANALYSIS)
Các tiêu thức dùng để phân đoạn là 5 nhân tố đã phân tích
khám phá được ở phần 3.3. Dựa vào phương pháp phân cụm thứ bậc
ta thấy giải pháp 3 cụm là hợp lý.
3.5. HỒ SƠ CÁC PHÂN ĐOẠN
3.5.1. Phong cách sống liên quan đến thực phẩm
Dựa trên 5 nhóm nhân tố về phon cách sống liên quan đến
thực phẩm, đề tài đã tìm ra 3 phân đoạn thị trường: (1) Người tiêu
15
dùng thực phẩm hữu cơ truyền thống; (2) Người tiêu dùng thực
phẩm hữu cơ hiện đại, (3) Người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ không
gắn kết.
Bảng 3.13. Các phân đoạn của thị trường người tiêu dùng
thực phẩm hữu cơ
Phong cách sống liên
quan đến thực phẩm
Phân đoạn
Truyền
thống
(62.1%)
Hiện đại
(26.6%)
Không gắn
kết
(11.3%)
Ưa thích sự mới lạ trong
thực phẩm
3.16 3.54 2.78
Quan tâm đến sức khỏe
thông qua thực phẩm
4.11
ns
3.97
ns
2.66
Ưa thích nấu nướng 3.71 4.02 3.13
Ưa thích sự tiện lợi 1.81 3.75 2.29
Ưa thích thực phẩm địa
phương và TPHC
3.57
ns
3.81
ns
2.62
ns: không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 phân đoạn có ký hiệu này
3.5.2. Mức độ tiêu thụ, thái độ và sự quan tâm đối với
TPHC và mức độ sẵn sàng chi trả cho TPHC
a. Mức độ tiêu thụ thực phẩm hữu cơ
Kiểm định Chi – bình phương với mức ý nghĩa 5% cho thấy
mức độ tiêu thụ thực phẩm hữu cơ có sự khác biệt giữa 3 phân đoạn
tìm được. Phân đoạn truyền thống là nhóm khách hàng thường xuyên
tiêu thụ thực phẩm hữu cơ hơn 2 phân đoạn còn lại.
b. Thái độ và sự quan tâm đối với thực phẩm hữu cơ
Khi thực hiện so sánh từng phân đoạn, có thể thấy giữa phân
đoạn người tiêu dùng truyền thống và phân đoạn người tiêu dùng
hiện đại không có sự đánh giá khác biệt ở các phát biểu: “Tôi tin
rằng TPHC tốt hơn thực phẩm thông thường”, “Tôi tìm kiếm TPHC
để mua”, “Khi mua TPHC tôi biết chắc chắn mình đang mua gì”.
16
Tuy nhiên 2 phân đoạn này lại khác biệt rõ rệt với phân đoạn người
tiêu dùng không gắn kết. Đối với phát biểu “Tôi có nhiều kiến thức
về TPHC” thì lại ngược lại. Phân đoạn 2 lại cho điểm phát biểu này
cao hơn hẳn 2 phân đoạn còn lại.
c. Mức độ sẵn sàng chi trả cho thực phẩm hữu cơ
Có thể thấy mức độ sẵn sà