Thiên tai là hiện tượng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo thống kê
của CRED (2017) trong giai đoạn 2000-2016, trung bình một năm trên toàn thế giới
có 75.770 người chết vì thiên tai và thiệt hại về tài sản tương ứng là 113 tỷ USD.
Việt Nam đứng thứ tư về số người bị ảnh hưởng bởi lũ, đứng thứ mười về số người
bị ảnh hưởng bởi gió mạnh và lốc xoáy và đứng thứ mười sáu về số người bị ảnh
hưởng bởi hạn hán so với các nước khác trên thế giới (số liệu từ Văn phòng giảm
nhẹ thiệt hại thiên tai của Liên Hiệp Quốc UNISDR, 2009). Những thiệt hại về
người và tài sản do thiên tai sẽ làm nền kinh tế giảm nguồn cung (Cavallo và cộng
sự, 2014) từ đó có thể dẫn đến mất cân bằng cung cầu đối với một số thị trường
hàng hóa hoặc mất cân bằng tổng cung, tổng cầu đối với toàn bộ nền kinh tế. Mất
cân bằng cung cầu sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả của nền kinh tế. Ngoài ra,
giá cả hàng hóa và sản lượng là hai biến số quan trọng mà nhà nước cần kiểm soát
nhằm vận hành nền kinh tế ổn định và phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh
hưởng của thiên tai đến giá cả hàng hóa và sản lượng của các quốc gia trên thế giới
nói chung và tại Việt Nam nói riêng là một nhu cầu cần thiết nhằm giúp các nhà
hoạch định có được những chính sách tốt để đối phó với những biến động kinh tế do
thiên tai gây ra.
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN KHẮC HIẾU
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62310105
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP.HCM, Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học kinh tế TP. HCM
Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Hoàng Bảo; TS. Phạm Thị Thu Trà
Phản biện 1 : .....................................................................................................
Phản biện 2 : .....................................................................................................
Phản biện 3 : .....................................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:
..........................................................................................................................
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học kinh tế TP. HCM
i
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Khắc Hiếu và Nguyễn Hoàng Bảo (2016), "Tác động của thiên tai đến giá
cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ tại Việt Nam: Tiếp cận theo mô hình SVAR", Tạp
chí Phát triển Kinh tế 27(7), 51-69.
2. Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Khắc Hiếu (2016), Tác động của thiên tai đến giá
cả tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2004-2014, Hội thảo “Lựa chọn tốt hơn cho kinh
tế Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn”, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
3. Nguyễn Khắc Hiếu và Nguyễn Hoàng Bảo (2016), "Tác động của thiên tai đối với
tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Tiếp cận theo mô hình VAR", Tạp chí Phát triển
Kinh tế 27(2), 35-52.
4. Nguyễn Khắc Hiếu và Nguyễn Hoàng Bảo (2015), "Tác động của thiên tai đến thu
nhập đầu người tại Việt Nam: Tình huống bão Durian", Tạp chí Phát triển Kinh tế
26(7), 64-86.
5. Nguyen Khac Hieu (2014), The impact of natural disaster on income per capita of
Vietnamese: The case of Durian typhoon, International Conference on GTSD 2014,
HCMUTE.
6. Nguyễn Khắc Hiếu và Nguyễn Thị Anh Vân (2014), "Dự báo lạm phát tại Việt
Nam bằng mô hình mạng thần kinh nhân tạo", Tạp chí Phát triển Kinh tế, 286, 15-
35.
7. Nguyễn Khắc Hiếu (2014), “Dự báo lạm phát sáu tháng cuối năm 2014”, Tạp chí
Kinh tế và dự báo, 16, 16-18.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn
Thiên tai là hiện tượng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo thống kê
của CRED (2017) trong giai đoạn 2000-2016, trung bình một năm trên toàn thế giới
có 75.770 người chết vì thiên tai và thiệt hại về tài sản tương ứng là 113 tỷ USD.
Việt Nam đứng thứ tư về số người bị ảnh hưởng bởi lũ, đứng thứ mười về số người
bị ảnh hưởng bởi gió mạnh và lốc xoáy và đứng thứ mười sáu về số người bị ảnh
hưởng bởi hạn hán so với các nước khác trên thế giới (số liệu từ Văn phòng giảm
nhẹ thiệt hại thiên tai của Liên Hiệp Quốc UNISDR, 2009). Những thiệt hại về
người và tài sản do thiên tai sẽ làm nền kinh tế giảm nguồn cung (Cavallo và cộng
sự, 2014) từ đó có thể dẫn đến mất cân bằng cung cầu đối với một số thị trường
hàng hóa hoặc mất cân bằng tổng cung, tổng cầu đối với toàn bộ nền kinh tế. Mất
cân bằng cung cầu sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả của nền kinh tế. Ngoài ra,
giá cả hàng hóa và sản lượng là hai biến số quan trọng mà nhà nước cần kiểm soát
nhằm vận hành nền kinh tế ổn định và phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh
hưởng của thiên tai đến giá cả hàng hóa và sản lượng của các quốc gia trên thế giới
nói chung và tại Việt Nam nói riêng là một nhu cầu cần thiết nhằm giúp các nhà
hoạch định có được những chính sách tốt để đối phó với những biến động kinh tế do
thiên tai gây ra.
Tại Việt Nam, những đề tài nghiên cứu về tác động của thiên tai đến các hoạt động
kinh tế chủ yếu tập trung trả lời câu hỏi nhân quả1. Các đề tài không tập trung nhiều
đến khía cạnh dự báo. Từ đó dẫn đến việc thiếu những căn cứ khoa học trong việc
dự báo những tác động trong tương lai của thiên tai và thiếu các căn cứ khoa học
trong việc ra các quyết định chính sách. Từ bối cảnh thực tiễn trên, đề tài này nhằm
lượng hóa tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam,
1
Thiên tai có tác động đến các biến số kinh tế không?
2
từ đó đề xuất những mô hình kinh tế lượng nhằm dự báo tác động của thiên tai đối
với tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam. Đồng thời đề tài cũng đưa ra một
số hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết
Về mặt lý thuyết, thiên tai có thể ảnh hưởng đến các biến số kinh tế cả trong ngắn
hạn và trong dài hạn. Trong ngắn hạn, những tác động của thiên tai đến tăng trưởng
kinh tế và lạm phát có thể được giải thích bằng mô hình tổng cung-tổng cầu
(Keynes, 1936) và mô hình cân bằng bên trong, cân bằng bên ngoài IB-EB (Salter,
1959). Trong dài hạn, những tác động của thiên tai đến tăng trưởng có thể được giải
thích bằng mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow (1956).
Nhiều nhà kinh tế học khác nhau đã có những nghiên cứu thực nghiệm khác nhau
nhằm kiểm định lại sự hợp lý của các mô hình lý thuyết trên trong việc giải thích
các tác động của thiên tai. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan sẽ được trình bày
chi tiết trong phần 2.3. Từ việc lược khảo các nghiên cứu ta thấy, số công trình
nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam không
nhiều, một số kết quả nghiên cứu chưa thống nhất với nhau. Tác giả vẫn chưa tìm
thấy một nghiên cứu nào tại Việt Nam nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đối với
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn2. Ngoài ra, tác giả cũng chưa tìm thấy đề tài nào
nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đối với lạm phát tại Việt Nam. Từ những lý do
trên, tác quyết định thực hiện ba mục tiêu nghiên cứu nhằm lấp đầy các khe hở
nghiên cứu đã tìm được.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được phân làm ba mục tiêu chính là: (1) phân tích tác động của thiên tai đến
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, (2) phân tích tác động của thiên tai đến lạm phát
tại Việt Nam, (3) đánh giá tác động của thiên tai đối với thu nhập bình quân đầu
người tại Việt Nam.
2
Lý do có thể là do trong dài hạn có những hạn chế về mặt dữ liệu và những hạn chế về mặt phương pháp.
Ngoài ra, trong dài hạn ta khó có thể tách được các tác động nhiễu dẫn đến kết quả nghiên cứu sẽ ít có ý
nghĩa thống kê
3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu được giới hạn là thiên tai và những tác động
của thiên tai đối với một số biến số kinh tế tại Việt Nam. Thuật ngữ thiên tai sẽ
được định nghĩa chi tiết trong mục 2.1 của đề tài. Đối với phạm vi nghiên cứu, tác
giả giới hạn việc nghiên cứu thiên tai chỉ tại Việt Nam mà không nghiên cứu thiên
tai các các quốc gia khác trên thế giới với mục đích là các hàm ý chính sách đi kèm
với kết quả nghiên cứu sẽ sát với thực tiễn của Việt Nam hơn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Đề tài sử dụng hai phương pháp định lượng là kiểm soát tích hợp (Synthetic
Control) và phương pháp tự hồi quy vectơ có cấu trúc (SVAR). Dữ liệu cho nghiên
cứu gồm hai phần chính đó là dữ liệu về thiên tai và dữ liệu về các biến số kinh tế.
Dữ liệu về các biến số kinh tế trong nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ ba nguồn
đó là Tổng cục Thống kê, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Dữ liệu về thiên tai được thu thập từ Tổng cục Thống kê, CRED và
DESINVENTAR.
1.5 Ý nghĩa đề tài
Về mặt lý thuyết, đề tài đã kiểm chứng lại sự phù hợp của mô hình tổng cung-tổng
cầu (Keynes, 1936), mô hình IB-EB (Salter, 1959) và mô hình tăng trưởng kinh tế
Solow (1956) trong việc lý giải tác động của thiên tai đối với tăng trưởng kinh tế và
lạm phát, đặc biệt là trong bối cảnh một quốc gia cụ thể như Việt Nam.
Về mặt thực nghiệm, đề tài đã lượng hóa được những tác động của thiên tai và đưa
ra các mô hình dự báo tác động thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Các
kết quả trên có thể giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm những bằng chứng
thực nghiệm về những tác động của thiên tai. Đó là những cơ sở khoa học để các
nhà hoạch định chính sách có được những quyết định phù hợp khi thiên tai xảy ra từ
đó có thể giảm nhẹ được những tác động tiêu cực của thiên tai cũng như có thể dự
báo được các kịch bản kinh tế trong tình huống có thiên tai.
4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm liên quan
Phần này sẽ trình bày khái niệm về thiên tai, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thu
nhập bình quân đầu người. Theo Trung Tâm Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai
DMC (2017), “Thiên tai (Natural disaster) là quá trình hay hiện tượng tự nhiên có
thể gây chết người, thương tích hoặc các tác động khác tới sức khỏe, gây thiệt hại
về tài sản, sinh kế và các dịch vụ, làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội,
hoặc gây thiệt hại về môi trường.” Các hiện tượng tự nhiên được gọi là thiên tai
gồm có: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lũ quét, ngập lụt, mưa lớn, lốc, sét, sạt lở đất,
nước dâng, động đất, sóng thần, hạn hán, nắng nóng, rét hại, mưa đá, sụt lún đất và
xâm nhập mặn.
Theo Howitt và Weil (2008) trong cuốn The New Palgrave Dictionary of
Economics thì tăng trưởng kinh tế được định nghĩa sự gia tăng mức sống của một
quốc gia trong một khoảng thời gian (“Economic growth is the increase in a
country's standard of living over time”). Khái niệm lạm phát được sử dụng trong
nghiên cứu này chính là việc tăng giá cả hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ) trong rổ
hàng hóa tiêu dùng được thu thập bởi Tổng cục Thống kê để tính ra chỉ số giá tiêu
dùng (CPI). Theo Tổng cục Thống kê (2016a), thu nhập bình quân đầu người theo
tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân
khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
2.2 Các mô hình lý thuyết liên quan
Mô hình Solow và tác động của thiên tai trong dài hạn
Trong mô hình Solow (1956), có ba thông số chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn đó là: gA đại diện cho tiến bộ cộng nghệ, gK đại diện cho tăng
trưởng nguồn vốn và gL đại diện cho tăng trưởng lao động. Mankiw và cộng sự
(1992) đã bổ sung thêm yếu tố vốn nhân lực (H) vào mô hình Solow (1956) để phát
triển thành mô hình tăng trưởng nội sinh. Tăng trưởng vốn nhân lực được ký hiệu là
5
gH. Khi thiên tai xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến gA, gK, gH và gL từ đó dẫn đến ảnh
hưởng đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của một quốc gia.
Mô hình tổng cung-tổng cầu
Khi thiên tai xảy ra tổng cung của nền kinh tế sẽ giảm do những tác động của thiên
tai đến công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tổng cầu thì ít bị ảnh hưởng sau thiên
tai. Theo mô hình tổng cung-tổng cầu (Keynes, 1936), nền kinh tế sẽ bị giảm sản
lượng và giá cả hàng hóa gia tăng khi thiên tai xảy ra. Với việc sử dụng mô hình
tổng cung-tổng cầu ta đã giải thích được tác động ngắn hạn của thiên tai đối với
tăng trưởng kinh tế và giá cả hàng hóa tại Việt Nam.
Mô hình IB-EB
Theo Salter (1959), một nền kinh tế mở và nhỏ có hai loại hàng hóa chính đó là
hàng hóa ngoại thương (Tradable goods) và hàng hóa phi ngoại thương (Non
tradable goods). Cân bằng bên ngoài (EB) là cân bằng cung cầu đạt được đối với
hàng hóa ngoại thương. Cân bằng bên trong (IB) là trạng thái cân bằng đối với hàng
hóa phi ngoại thương. Kết hợp cân bằng bên ngoài và cân bằng bên trong ta có được
điểm hạnh phúc (bliss point) tại đó nền kinh tế không có lạm phát, thất nghiệp bằng
với thất nghiệp tự nhiên và cán cân ngoại thương cân bằng (không thặng dư, không
thâm hụt). Khi thiên tai xảy ra làm cho nền kinh tế mất cân bằng hay nền kinh tế rởi
vào trạng thái lạm phát và thâm hụt ngân sách. Điều này giải thích cho việc tăng giá
cả hàng hóa tiêu dùng sau thiên tai.
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
2.3.1 Tác động thiên tai đến tăng trưởng kinh tế
Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế
được tóm tắt trong bảng sau đây.
6
Bảng 2.1: Kết quả lược khảo tác động của thiên tai lên tăng trưởng kinh tế
Bài báo
Mẫu / Dữ liệu nghiên
cứu
Phương pháp
nghiên cứu
Kết quả tác động trong
ngắn hạn
Albala-
Bertrand
(1993)
Dữ liệu bảng của 28
thiên tai xảy ra ở 26 quốc
gia từ 1960-1979.
Phân tích thống kê
trước và sau thiên
tai.
Thiên tai có tác động
làm tăng 0,4% GDP.
Decon
(2004)
Dữ liệu của 350 hộ gia
đình ở vùng nông thôn
Ethiopia từ 1989-1997.
Fixed effects,
(Hausman &
Taylor, 1981) và
GMM
Nếu lượng mưa giảm
10% thì tăng trưởng
kinh tế sẽ giảm 1%.
Raddatz
(2007)
Dữ liệu bảng của 39 quốc
gia từ năm 1965-1997
Phương pháp tự hồi
quy vector (VAR)
Thiên tai có liên quan
đến khí hậu làm giảm
0,2% GDP đầu người.
Noy (2009) Dữ liệu bảng của 109
quốc gia từ 1970-2003
Phương pháp
Hausman & Taylor
(1981)
Thiên tai làm giảm
1,33% và 9,7 % GDP
tương ứng với các quốc
gia phát triển và đang
phát triển.
Noy và Vũ
Băng Tâm
(2010)
Dữ liệu bảng của 6 vùng
kinh tế Việt Nam trong
giai đoạn từ 1995-2006
Phương pháp
generalized method
of moments (GMM)
Thiên tai thiệt hại nhiều
về tài sản thì sẽ làm
tăng sản lượng đầu ra.
Fomby và
cộng sự
(2011)
Dữ liệu bảng của 84 quốc
gia trong giai đoạn 1960-
2007
Phương pháp tự hồi
quy vector có biến
ngoại sinh (VARX)
Hạn hán có ảnh hưởng
tiêu cực trong khi lũ lụt
có ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng.
Strobl
(2012)
Dữ liệu của 409 hạt nằm
trong 19 bang ven biển
của Mỹ từ 1975-2005.
Phương pháp Least
Squares Dummy
Variable (LSDV)
Bão làm giảm tốc độ
tăng trưởng kinh tế
0,45%.
Loayza và
cộng sự
(2012)
Dữ liệu bảng của 68 quốc
gia đang phát triển và 26
quốc gia phát triển từ
1961-2005
Phương pháp GMM Đối với những nước
đang phát triển bão có
ảnh hưởng tiêu cực đến
phát triển nông nghiệp.
Klomp và
Valckx
(2014)
Dữ liệu của hơn 11 ngàn
thiên tai xảy ra trên thế
giới từ 1970-2011.
Hồi quy dữ liệu lớn
(meta-regression
analysis)
Thiên tai có ảnh hưởng
tiêu cực đến tăng
trưởng trong ngắn hạn.
Doyle và
Noy (2015)
Dữ liệu chuỗi thời gian
theo quý của New
Zealand từ Q4-1992 đến
Q1-2013
Phương pháp tự hồi
quy vector có biến
ngoại sinh (VARX)
Động đất làm giảm sản
lượng đầu ra và chỉ số
giá tiêu dùng tại New
Zealand.
7
Bài báo
Mẫu / Dữ liệu nghiên
cứu
Phương pháp
nghiên cứu
Kết quả tác động
trong dài hạn
Skidmore
và Toya
(2002)
Dữ liệu bảng của 89 quốc
gia từ 1960-1990
Hồi quy pooled
OLS
Thiên tai có liên quan
đến khí hậu làm tăng
0,42% GDP.
Noy và
Nualsri
(2007)
Dữ liệu bảng 98 quốc gia
từ 1975-1999
Phương pháp fixed-
effects và GMM
Thiên tai gây ra thiệt
hại lớn về người làm
giảm tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn
Cavallo và
cộng sự
(2013)
Dữ liệu bảng 196 quốc
gia từ 1970-2008
Phương pháp
Synthetic Control
Thiên tai không ảnh
hưởng đến sản lượng
đầu ra cả trong ngắn
hạn và dài hạn.
Barone và
Mocetti
(2014)
Dữ liệu chuỗi thời gian
1951-2004
Phương pháp
Synthetic Control
Động đất làm giảm
GDP bình quân đầu
người tại Ý.
Nguồn: tổng hợp của tác giả
2.3.2 Tác động thiên tai đến giá cả hàng hóa
Nghiên cứu điển hình trong nhánh nghiên cứu này là công trình của Cavallo và
cộng sự (2014). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù hàng hóa bị thiếu hụt 32% ở
Chile và 17% ở Nhật Bản sau thiên tai nhưng giá cả hàng hóa vẫn không tăng.
Ngược lại, nghiên cứu của Benson (1997) về bão Kira xảy ra vào tháng 1 năm 1993
ở Fiji cho thấy, bão làm tăng 6,8% giá cả lương thực, thực phẩm tại đây. Cuối cùng,
bão Katrina làm tăng giá cả hàng hóa 1,4% so với mức giá trị trung bình trước bão
(Gagnon and Lopez-Salido, 2014).
2.3.3 Tác động thiên tai đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình
Đầu tiên, Paxson (1992) nghiên cứu tác động của mưa, lũ lên thu nhập hộ gia đình
tại Thái Lan. Tiếp theo, Datt và Hoogeween (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của hiện
tượng El Nino3 lên thu nhập bình quân đầu người tại Philippines. Kết quả cho thấy,
thiên tai làm giảm thu nhập bình quân đầu người tại hai quốc gia trên. Tại Mỹ,
3
Là hiện tượng nước biển ở phía đông Thái Bình Dương có nhiệt độ cao hơn bất thường so với nhiệt độ
trung bình. Điều này làm cho một lượng lớn hơi nước bốc hơi và dẫn đến mưa lớn và lũ lụt ở một số quốc
gia. Ngược lại, một số quốc gia khác lại rơi vào cảnh hạn hán như: Úc, Philippines, Indonesia, Thái Lan và
Việt Nam.
8
Masozera và cộng sự (2007) cho rằng bão Katrina ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu
nhập người dân New Orleans bất kể họ có thu nhập cao hay thấp. Tương tự,
Coffman và Noy (2011) khẳng định bão Iniki có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập
cá nhân, làm giảm 12% dân số và giảm 15% việc làm của đảo. Ngoài ảnh hưởng
đến thu nhập, thiên tai còn có tác động đến tốc độ tăng thu nhập (Fuente, 2010) và
bất bình đẳng trong phân bố thu nhập (Yamamura, 2015).
Tại Việt Nam, Vũ Băng Tâm và Eric Iksoon Im (2014) khẳng định, thiên tai không
có tác động đến thu nhập bình quân đầu người, nhưng có tác động đồng biến lên
đầu tư nhà ở và hoạt động nội thương tại Việt Nam. Ngược lại, Arouri và cộng sự
(2015) khẳng định thiên tai có tác động tiêu cực đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình
tại Việt Nam. Ngoài thu nhập một số tác giả còn nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai
đến tiền lương của người dân, điển hình là nghiên cứu của Benerjee (2007); Mueller
và Osgood (2009); Shah và Steinberg (2012). Cuối cùng, Shah và Steinberg (2012)
khẳng định trong năm xảy ra hạn hán công việc và tiền lương của người dân nhận
được sẽ ít hơn.
Khi thu nhập bị giảm do tác động của thiên tai người dân có xu hướng điều chỉnh
chi tiêu của mình. Người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu (Arouri và cộng sự,
2015; Khandker, 2007) hoặc chuyển sang tiêu dùng những thực phẩm rẻ tiền hơn và
nhiều calo hơn (Hou, 2010). Người dân cũng có xu hướng chuyển qua tiêu dùng
những sản phẩm do mình từ làm ra (Lê Đăng Trung, 2013).
2.3.4 Tác động thiên tai đến một số biến số kinh tế, xã hội khác
Tác động của thiên tai đến các biến số kinh tế xã hội khác có thể được tóm tắt trong
bảng sau đây:
Bảng 2.2: Kết quả tác động của thiên tai đến các biến số kinh tế, xã hội khác
Tác giả Kết quả nghiên cứu
Thomas và cộng sự
(2010)
23% phúc lợi bị giảm do bão và lũ lụt
Lê Đăng Trung (2013) Sản lượng lúa gạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng thu
9
nhập từ nông nghiệp thì không bị ảnh hưởng từ bão
Damrey
Rodriguez-Oreggia và
cộng sự (2012)
Thiên tai làm tăng tỷ lệ nghèo và làm giảm chỉ số phát
triển con người (HDI) tại Mexico
Glave và cộng sự
(2008)
Thiên tai làm tăng tỷ lệ nghèo tại Peru
Cuaresma (2009) Thiên tai liên quan đến địa chất như động đất và lở tuyết
làm giảm vốn con người ở các quốc gia.
Noy và Nualsri (2011) Tại các quốc gia phát triển chính phủ chi tiêu nhiều hơn
sau thiên tai, trong khi tại các quốc gia đang phát triển
chính phủ lại chi tiêu ít hơn sau thiên tai
Carter và cộng sự
(2007)
Những hộ gia định có thu nhập thấp ít có khả năng phục
hồi các tài sản bị thiệt hại sau thiên tai và thời gian phục
hồi lâu hơn những hộ gia đình có thu nhập cao hơn
Jakobsen (2012) Bão Mitch không có ảnh hưởng đến các tài sản sản xuất
(Productive assets) nhưng có ảnh hưởng làm giảm các
tài sản phi sản xuất (Non-productive assets)
Neumayer và Plumper
(2007)
Thiên tai làm giảm tuổi thọ của người dân và phụ nữ bị
giảm tuổi thọ nhiều hơn nam giới
Evans và cộng sự
(2010)
Bão nhỏ (low-severity storm) có ảnh hưởng tích cực đến
tỷ lệ sinh trong khi bão lớn (high-severity storm) có ảnh
hưởng tiêu cực đến tỷ lệ sinh
Jensen (2000) Những thay đổi đột ngột về lượng mưa làm giảm tỷ lệ đi
học từ 33% đến 50%
Boustan và cộng sự
(2012)
Dân số có xu hướng di cư khỏi vùng có nhiều lốc xoáy
10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tron