Tóm tắt Luận án Pháp luật về khuyến mại qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải có những chiến lược đúng đắn, những giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển. Từ lâu, khuyến mại được xem như một biện pháp hiệu quả nhằm lôi kéo và thu hút khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ được các thương nhân áp dụng. Kể từ khi được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật thương mại 1997 cho đến nay, khuyến mại là một trong những chế định quan trọng của pháp luật thương mại. Hiện nay, khuyến mại được ghi định tương đối chặt chẽ trong các văn bản như: Luật thương mại 2005, Nghị định 37/2006/NĐ-CP, Nghị định 68/2009/NĐ-CP, Nghị định 81/2018/NĐ-CP đã tạo dựng một hàng lang pháp lý tương đối vững chắc. Làm cơ sở quan trọng trong việc thực thi và áp dụng cho hoạt động khuyến mại. Tuy nhiên, trong thời gian triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, đã phát sinh một số vấn đề. Có nhiều ý kiến từ phía doanh nghiệp cho rằng các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến mại có những nội dung chưa thực sự phù hợp với thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, chưa tạo thuận lợi hóa cho quá trình thực hiện các thủ tục hành chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Quy định về chế tài đối với doanh nghiệp chưa chặt chẽ; quy định về các thủ tục hành chính chưa thực sự rõ ràng, thông thoáng; các quy định về các điều kiện và nội dung khuyến mại đối với doanh nghiệp khuyến mại chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, chưa thực sự khả thi; quy định về các hình thức khuyến mại, trách nhiệm của các đối tượng liên quan chưa cụ thể và rõ ràng dẫn đến khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc áp dụng. Bên cạnh đó, một trong những vướng mắc, bất cập lớn nhất hiện nay trong việc tổ chức tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến khuyến mại là do sự không rõ ràng, cụ thể và tính rườm rà, phức tạp của các hồ sơ, biểu mẫu. Điều này đã gây trở ngại cho các thương nhân trong việc chuẩn bị hồ sơ thông báo, đăng ký các thủ tục hành chính về khuyến mại khi phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu, chưa kể khối lượng các biểu mẫu cùng hồ sơ kèm theo là tương đối nhiều, làm tốn kém thời gian và tiền bạc của các thương nhân, cũng như gây khó khăn trong công tác tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý và lưu trữ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại các địa phương.

pdf32 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về khuyến mại qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐINH NGỌC DŨNG PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THỪA THIÊN HUẾ, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Luật - Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ Phản biện 1: ........................................ Phản biện 2: ........................................ Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học luật Vào lúc.......giờ......ngày........tháng......năm......... MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .......................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .......................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài ...................5 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn .................................6 8. Bố cục của Luận văn ......................................................................6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHUYẾN MẠI VÀ PHÁP LUẬT KHUYẾN MẠI .....................................................................7 1.1. Khái quát về các hình thức khuyến mại ......................................7 1.1.1. Khái niệm khuyến mại, các hình thức khuyến mại và đặc điểm của hoạt động khuyến mại .........................................................7 1.1.1.1. Khái niệm khuyến mại ..........................................................7 1.1.1.2. Khái niệm các hình thức khuyến mại ....................................7 1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động khuyến mại ....................................8 1.1.2.Các hình thức khuyến mại .......................................................10 1.2. Khái quát chung về pháp luật khuyến mại ................................11 1.2.1. Khái niệm, nguồn luật điều chỉnh về khuyến mại .................11 1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về khuyến mại ....................................11 1.2.2. Nội dung pháp luật về khuyến mại ........................................11 1.2.2.1. Chủ thể của khuyến mại ......................................................11 1.2.2.2. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại ................11 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................12 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..............................................................................13 2.1. Thực trạng pháp luật về khuyến mại .........................................13 2.1.1. Chủ thể của khuyến mại .........................................................13 2.1.2. Các hình thức khuyến mại ......................................................13 2.1.2.1. Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền .............................................................13 2.1.2.2. Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thu tiền ............... 13 2.1.2.3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó ............................................................... 13 2.1.2.4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ ...................................................................... 14 2.1.2.5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng .................................................................................................. 14 2.1.2.6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi ....................................................... 15 2.1.2.7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên ............... 15 2.1.2.8. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà quá trình thực hiện có sử dụng internet, phương tiện, thiết bị điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin ............................................................................................ 16 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về khuyến mại tại thành phố Đà Nẵng ................................................................................................. 16 2.2.1. Tình hình thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Đà Nẵng ... 16 2.2.1.1. Về công tác tiếp nhận thông báo khuyến mại và đăng ký tổ chức khuyến mại của thương nhân .................................................. 16 2.2.1.2. Về công tác quản lý Nhà nước của Sở công thương đối với hoạt động khuyến mại ...................................................................... 17 2.2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Đà Nẵng ................................................................................................. 18 2.2.2.1. Những ưu điểm trong thực tiễn thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Đà Nẵng ................................................................... 18 2.2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Đà Nẵng ................................................................... 19 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................ 19 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................. 20 3.1. Một số kiến nghị thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện khuyến mại tại thành phố tại Đà Nẵng ....... 20 3.1.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khuyến mại .......... 20 3.1.1.1. Điều chỉnh các quy định của pháp luật về khuyến mại ...... 20 3.1.1.2. Điều chỉnh các quy định về xử phạt vi phạm trong hoạt động khuyến mại ..............................................................................20 3.1.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Đà Nẵng ...................................................................20 3.1.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khuyến mại ............................................................................20 3.1.2.2. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khuyến mại ..............................................................................21 3.1.2.3. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .................................................................................21 3.1.2.4. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các chủ thể tham gia thị trường .......................22 3.1.2.5. Tăng cường dịch vụ tư vấp pháp luật, hỗ trợ pháp luật miễn phí về khuyến mại dành cho các chủ thể ..........................................23 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................24 KẾT LUẬN .....................................................................................25 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải có những chiến lược đúng đắn, những giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển. Từ lâu, khuyến mại được xem như một biện pháp hiệu quả nhằm lôi kéo và thu hút khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ được các thương nhân áp dụng. Kể từ khi được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật thương mại 1997 cho đến nay, khuyến mại là một trong những chế định quan trọng của pháp luật thương mại. Hiện nay, khuyến mại được ghi định tương đối chặt chẽ trong các văn bản như: Luật thương mại 2005, Nghị định 37/2006/NĐ-CP, Nghị định 68/2009/NĐ-CP, Nghị định 81/2018/NĐ-CP đã tạo dựng một hàng lang pháp lý tương đối vững chắc. Làm cơ sở quan trọng trong việc thực thi và áp dụng cho hoạt động khuyến mại. Tuy nhiên, trong thời gian triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, đã phát sinh một số vấn đề. Có nhiều ý kiến từ phía doanh nghiệp cho rằng các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến mại có những nội dung chưa thực sự phù hợp với thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, chưa tạo thuận lợi hóa cho quá trình thực hiện các thủ tục hành chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Quy định về chế tài đối với doanh nghiệp chưa chặt chẽ; quy định về các thủ tục hành chính chưa thực sự rõ ràng, thông thoáng; các quy định về các điều kiện và nội dung khuyến mại đối với doanh nghiệp khuyến mại chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, chưa thực sự khả thi; quy định về các hình thức khuyến mại, trách nhiệm của các đối tượng liên quan chưa cụ thể và rõ ràng dẫn đến khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc áp dụng. Bên cạnh đó, một trong những vướng mắc, bất cập lớn nhất hiện nay trong việc tổ chức tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến khuyến mại là do sự không rõ ràng, cụ thể và tính rườm rà, phức tạp của các hồ sơ, biểu mẫu. Điều này đã gây trở ngại cho các thương nhân trong việc chuẩn bị hồ sơ thông báo, đăng ký các thủ tục hành chính về khuyến mại khi phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu, chưa kể khối lượng các biểu mẫu cùng hồ sơ kèm theo là tương đối nhiều, làm tốn kém thời gian và tiền bạc của các thương nhân, cũng như gây khó khăn trong công tác tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý và lưu trữ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại các địa phương. 2 Ngoài ra, với đặc thù của Đà Nẵng, việc thực hiện pháp luật về khuyến mại tại địa bàn Thành phố cũng còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Với mục tiêu thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của Thành phố; tạo điều kiện để Thành phố phát huy được những lợi thế trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của miền Trung vào năm 2020; tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thì trong hoạt động thực hiện pháp luật khuyến mại nói riêng và thương mại nói chung cần phải được nghiên cứu triệt để. Xuất phát từ những yêu cầu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Pháp luật về khuyến mại qua thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng” làm Luận văn thạc sỹ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Là một nội dung quan trọng của pháp luật thương mại, hiện nay dưới góc độ luật học liên quan đến vấn đề pháp luật về khuyến mại đã có một số công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau như: Luận án tiến sĩ Luật học: “Pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - Lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện” (2006) của tác giả Nguyễn Thị Dung, Trường ĐH Luật Hà Nội. Công trình nghiên cứu chủ yếu làm rõ pháp luật về xúc tiến thương mại, các vấn đề thực hiện trong thực tiễn. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực tiễn. Luận văn thạc sỹ Luật học: “Pháp luật về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh” (2015) của tác giả Đặng Hoài Nam, Trường ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu chủ yếu đưa ra các đề xuất cụ thể để hoàn thiện pháp luật về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh dựa trên cơ sở nghiên cứu làm rõ các nền tảng lý luận và thực tiễn của quy định pháp luật về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Luận văn thạc sỹ Luật học: “Pháp luật về các hình thức khuyến mại và thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Bình” (2016) của tác giả Phan Thị Liên, Trường ĐH Luật Hà Nội. Đây là một công trình có mức độ tương đối giống với đề tài Luận văn. Tuy nhiên nội dung chủ yếu của công trình nghiên cứu này chỉ đề cập đến các hình thức khuyến mại ở mức độ giới thiệu mà chưa đi sâu giải quyết các vấn đề liên quan theo quy định của các 3 văn bản pháp luật trước đây như: Luật thương mại 2005, Nghị định 37/2006/NĐ-CP,và giải quyết thức tiễn tại tỉnh Quảng Bình. Luận văn thạc sỹ Luật học: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam” (2016), của tác giả Hoàng Thị Kim Cương, Trường ĐH Luật Huế. Công trình nghiên cứu chủ yếu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động khuyến mại. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về mặt pháp luật cũng như thực tiễn ở Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp: “Hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2016), của tác giả Nguyễn Thị Hiên, Trường ĐH Luật Hà Nội. Công trình nghiên cứu chủ yếu trình bày khái quát về khuyến mại và các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật điều chỉnh các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Luận văn thạc sỹ Luật học: “Pháp luật về xúc tiến thương mại từ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” (2016), của tác giả Trần Thị Mai Hương, Học viện Khoa học xã hội. Nội dung chủ yếu của công trình nghiên cứu là làm rõ vấn đề pháp luật về xúc tiến thương mại qua thực tiễn hoạt động xuất khẩu. Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực tiễn. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác trên các tạp chí pháp luật như: “Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động xúc tiến thương mại và một số yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Dung, Tạp chí luật học số 09/2006. “Mấy ý kiến về hoạt động khuyến mại và vai trò của pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Dũng Hải, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 06/2008. “Bản chất pháp lý của hành vi xúc tiến thương mại và trung gian thương mại theo pháp luật Việt Nam”(2016) của tác giả Nguyễn Văn Tuyến trên Tạp chí dân chủ và pháp luật. Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được một số vấn đề liên quan đến hoạt động khuyến mại, đây là những tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về pháp luật các hình thức khuyến mại theo quy định mới của pháp luật hiện nay. Do đó, đây là khó khăn đồng thời là nhiệm vụ mà Luận văn cần giải quyết. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Luận văn có mục đích nghiên cứu là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về khuyến mại tại Đà Nẵng trong khuôn khổ các quy định của pháp luật Việt Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về khuyến mại tại địa bàn Đà Nẵng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận mới liên quan đến pháp luật về khuyến mại. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về khuyến mại. Tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện các quy định về khuyến mại tại Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2015 đến 6/2018. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật thời gian quan tại Đà Nẵng dựa trên những thống kê đã tổng hợp được. Đưa ra các giả pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức về mặt thực tiễn tại Đà Nẵng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu một số đối tượng sau: Một là, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động khuyến mại tại Việt Nam như: Hiến pháp năm 2013, Luật thương mại, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Hai là, các quan điểm, đường lối, học thuyết của Đảng và Nhà nước về thương mại và chiến lựơc phát triển thương mại Việt Nam. Ba là, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ luật học, Luận văn thạc sĩ luật học, các bài báo, giáo trình, tạp chí pháp luật,... Bốn là, các số liệu, các bản thống kê liên quan đến hoạt động khuyến mại của Sở công thương Đà Nẵng, Cục xúc tiến thương mại, 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn có phạm vi nghiên cứu như sau: Không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về khuyến mại. 5 Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến 6/2018. Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Đà Nẵng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -Lênin dựa trên những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Các học thuyết hiện đại về nền kinh tế thị trường. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai các vấn đề cần nghiên cứu, Luận văn sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa tại chương 1 Luận văn, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến khuyến mại. Phương pháp phân tích văn bản pháp luật, phân tích quy phạm pháp luật trong chương 2 Luận văn, nhằm làm rõ nội dung pháp luật về khuyến mại. Phương pháp so sánh tại chương 2 Luận văn, nhằm nhận diện một số điểm khác biệt, ưu điểm của các văn bản pháp luật được ban hành sau so với văn bản pháp luật được ban hành trước, từ đó thấy được sự phát triển của pháp luật Việt Nam về hoạt động khuyến mại. Phương pháp thống kê tại chương 2 Luận văn, nhằm khái quát chung một cách chính xác tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng. Phương pháp đánh giá kết hợp phương pháp bình luận trong toàn Luận văn, nhằm thể hiện ý kiến của tác giả về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp quy nạp kết hợp logic được sử dụng nhằm trình bày Luận văn một cách mạch lạc, dễ hiểu theo các nội dung nghiên cứu. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ những nội dung cần giải quyết tác giả đưa ra một số câu hỏi sau: Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về khuyến mại, có đáp ứng được nhu cầu thực tiễn không? tại sao? Thực tiễn thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng như thế nào, có ưu điểm hạn chế gì? Có giải pháp nào về mặt pháp luật hay thực tiễn không? 6 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, thì tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: Hoạt động khuyến mại là hoạt động kinh doanh của các thương nhân, được Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn liên quan quy định tương đối chặt chẽ. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn song vẫn còn những thiếu sót trong các quy định cần được bổ sung, điều chỉnh. Theo thống kê của Sở công thương Đà Nẵng, nhìn chung hoạt động khuyến mại tại địa bàn thành phố diễn ra sôi động, tình hình đăng ký tổ chức khuyến mại năm sau vượt trội so với năm trước. Việc vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khuyến mại tại địa phương cũng ở mức thấp. Nhưng vẫn tồn tại một số bất cập trong công tác xử lý vi phạm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay. Tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp: Một là, nhóm các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật; Hai là, nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Đà Nẵng trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn liên quan