Quan hệ pháp luật lao động là một trong những loại quan hệ pháp
luật cơ bản và quan trọng nhất, sự bền vững của quan hệ pháp luật lao
động là nền tảng cho nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Trong đó
QLLĐ là nhu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố tạo nên thành công và
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đối với quan hệ lao động
trong nền kinh tế thị trƣờng, ở tầm vĩ mô, QLLĐ là quyền của Nhà nƣớc
- chủ sở hữu lớn nhất của xã hội. Nhà nƣớc có quyền ban hành pháp
luật, tổ chức thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các đơn vị, tổ
chức, cá nhân khi tham gia quan hệ lao động. Ở tầm vi mô, trong các
đơn vị sử dụng lao động, Nhà nƣớc trao quyền lại cho NSDLĐ trong
khuôn khổ quy định của pháp luật. Theo đó, NSDLĐ có quyền trực tiếp
thực hiện những hoạt động tổ chức, điều hành NLĐ nhằm tạo ra trật tự,
kỷ cƣơng trong đơn vị, góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu
quả lao động.
Ở Việt Nam, BLLĐ năm 2012 tiếp tục thể chế đƣờng lối đổi mới
của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về lao động, sử
dụng lao động và quản lý lao động theo hƣớng ngày càng phù hợp hơn
với nền kinh tế thị trƣờng.
Tuy nhiên, trên thực tế, so với quyền của NLĐ thì quyền của
NSDLĐ ít đƣợc khoa học pháp lý quan tâm vì pháp luật thƣờng nghiêng
về phía bảo vệ quyền và lợi ích của bên yếu thế - NLĐ, trong khi
NSDLĐ cũng là một bên chủ thể trong quan hệ lao động. Vấn đề quyền
quản lý của NSDLĐ là tƣơng đối mới, quy định của pháp luật lại chƣa
đồng bộ, thống nhất mà chỉ nằm rải rác ở các điều luật dẫn đến việc áp
dụng thực hiện còn khó khăn.
Chính những lý do và yêu cầu cấp bách của xã hội trong việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ nên tác
giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quyền quản lý của người sử dụng
lao động” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. Qua đó, góp
phần nâng cao hiểu biết về các quy định pháp luật về quyền quản lý của
NSDLĐ, và đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện trong thực tế.
38 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về quyền quản lý của người sử dụng lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHAN THỊ NGỌC PHƢƠNG
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ
CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838 01 07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
THỪA THIÊN HUẾ - năm 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí
Phản biện 1: ........................................:..........................
Phản biện 2: ...................................................................
Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ họp
tại: Trƣờng Đại học Luật
Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm...........
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................ 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 4
6. Những đóng góp mới của Luận văn ..................................................... 5
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ....... 5
1.1. Khái quát về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao động ................. 5
1.1.1. Khái niệm quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao động .................. 5
1.1.2. Đặc trƣng về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao động .............. 6
1.1.3. Sự khác biệt giữa quyền quản lý lao động của Nhà nƣớc với quyền
quản lý lao động của ngƣời sử dụng lao động .......................................... 6
1.2. Khung pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao động ...... 7
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao động .. 7
1.2.2. Ý nghĩa của sự điều chỉnh pháp luật về quyền quản lý của ngƣời
sử dụng lao động ....................................................................................... 7
1.2.3. Nội dung của pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao
động........................................................................................................... 7
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................... 11
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI
HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƢỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM .................................................... 12
2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền thiết
lập các công cụ quản lý lao động của ngƣời sử dụng lao động ở Việt
Nam ......................................................................................................... 12
2.1.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền ban
hành nội quy, quy chế, quyết định của ngƣời sử dụng lao động ở Việt
Nam ......................................................................................................... 12
2.1.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền
thƣơng lƣợng, ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể, hợp đồng lao động và
các thỏa thuận khác của ngƣời sử dụng lao động ở Việt Nam ............... 14
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền tổ
chức, thực hiện quản lý lao động của ngƣời sử dụng lao động ở Việt
Nam ......................................................................................................... 17
2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền
tuyển lao động của ngƣời sử dụng lao động ở Việt Nam ....................... 17
2.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền sử
dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động ở Việt Nam ........................ 20
2.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền
chấm dứt sử dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động ở Việt Nam ... 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................ 28
Chƣơng 3. YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ CỦA
NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ............................... 29
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quyền quản lý của ngƣời
sử dụng lao động ..................................................................................... 29
3.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng
lao động ................................................................................................... 29
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao
động phải bảo vệ ngƣời lao động ............................................................ 29
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao
động phải bảo vệ ngƣời sử dụng lao động .............................................. 29
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao
động phải bảo đảm tính đồng bộ trong hoàn thiện các quy định của Bộ
luật lao động ............................................................................................ 29
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao
động phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc, phù hợp
với pháp luật lao động quốc tế ................................................................ 29
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng
lao động ở Việt Nam ............................................................................... 29
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền quản lý của
ngƣời sử dụng lao động ở Việt Nam ....................................................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................ 31
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................ 33
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quan hệ pháp luật lao động là một trong những loại quan hệ pháp
luật cơ bản và quan trọng nhất, sự bền vững của quan hệ pháp luật lao
động là nền tảng cho nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Trong đó
QLLĐ là nhu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố tạo nên thành công và
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đối với quan hệ lao động
trong nền kinh tế thị trƣờng, ở tầm vĩ mô, QLLĐ là quyền của Nhà nƣớc
- chủ sở hữu lớn nhất của xã hội. Nhà nƣớc có quyền ban hành pháp
luật, tổ chức thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các đơn vị, tổ
chức, cá nhân khi tham gia quan hệ lao động. Ở tầm vi mô, trong các
đơn vị sử dụng lao động, Nhà nƣớc trao quyền lại cho NSDLĐ trong
khuôn khổ quy định của pháp luật. Theo đó, NSDLĐ có quyền trực tiếp
thực hiện những hoạt động tổ chức, điều hành NLĐ nhằm tạo ra trật tự,
kỷ cƣơng trong đơn vị, góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu
quả lao động.
Ở Việt Nam, BLLĐ năm 2012 tiếp tục thể chế đƣờng lối đổi mới
của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về lao động, sử
dụng lao động và quản lý lao động theo hƣớng ngày càng phù hợp hơn
với nền kinh tế thị trƣờng.
Tuy nhiên, trên thực tế, so với quyền của NLĐ thì quyền của
NSDLĐ ít đƣợc khoa học pháp lý quan tâm vì pháp luật thƣờng nghiêng
về phía bảo vệ quyền và lợi ích của bên yếu thế - NLĐ, trong khi
NSDLĐ cũng là một bên chủ thể trong quan hệ lao động. Vấn đề quyền
quản lý của NSDLĐ là tƣơng đối mới, quy định của pháp luật lại chƣa
đồng bộ, thống nhất mà chỉ nằm rải rác ở các điều luật dẫn đến việc áp
dụng thực hiện còn khó khăn.
Chính những lý do và yêu cầu cấp bách của xã hội trong việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ nên tác
giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quyền quản lý của người sử dụng
lao động” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. Qua đó, góp
phần nâng cao hiểu biết về các quy định pháp luật về quyền quản lý của
NSDLĐ, và đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện trong thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về
quyền quản lý của NSDLĐ với những khía cạnh khác nhau nhƣ:
2
Luận án Tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Dung - trƣờng Đại học Luật Hà
Nội với đề tài “Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng
lao động ở Việt Nam” (2014) đã nghiên cứu, đánh giá toàn diện về
quyền quản lý của NSDLĐ nhƣng đây là đề tài ở cấp độ cao hơn.
Bên cạnh đó, tác giả có tìm hiểu Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác
giả Lê Thế Sơn - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề
tài:“Quyền quản lý của người sử dụng lao động trong pháp luật lao
động Việt Nam” (2015), công trình nghiên cứu các quy định về quyền
quản lý của NSDLĐ, thực trạng pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ
và thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ.
Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Bùi Xuân Thọ - trƣờng Đại học
Luật Hà Nội với đề tài: “Pháp luật lao động về quyền quản lý lao động
của người sử dụng lao động” (2010), công trình nghiên cứu pháp luật về
quyền quản lý của NSDLĐ, đánh giá những hạn chế và tồn tại của pháp
luật về quyền quản lý của NSDLĐ và giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ.
Hội thảo “Đánh giá 14 năm thực hiện BLLĐ và phương hướng
hoàn thiện BLLĐ sửa đổi, bổ sung vào năm 2011 của trường Đại học
Luật Hà Nội” (2010). Công trình nghiên cứu các quy định của BLLĐ và
đánh giá BLLĐ trong đó có pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ.
Bài viết “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Một trong
những quyền tự do kinh doanh của người sử dụng lao động” của tác giả
Nguyễn Thị Hoa Tâm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 9 năm
2012 và một số bài viết trên các tạp chí, sách báo cũng viết về đề tài này.
Những công trình nghiên cứu, bài viết này có cách tiếp cận khác nhau về
quyền quản lý của NSDLĐ. Tuy vậy, để có nghiên cứu và đánh giá đúng
thực trạng quy định pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ trong
những năm gần đây kể từ khi BLLĐ năm 2012 có hiệu lực thì chƣa có
nghiên cứu nào đáp ứng đƣợc nhu cầu.
- Những thành tựu trong nghiên cứu mà Luận văn kế thừa và tiếp
tục phát triển:
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về quyền quản lý của
NSDLĐ, có thể thấy các nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, các công trình, bài viết, luận văn đã đƣa ra đƣợc những
vấn đề lý luận về quyền quản lý của NSDLĐ. Ở góc độ nhất định cũng
đã nêu đƣợc đặc điểm, nội dung quyền quản lý của NSDLĐ.
Thứ hai, các công trình, bài viết, luận văn đã phần nào phân tích
đƣợc các quy định của pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ, cũng
nhƣ thực tiễn thi hành tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.
3
Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả sẽ có sự
tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ
ra làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình về lý luận
cũng nhƣ thực tiễn.
- Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần
tiếp tục nghiên cứu:
Qua các công trình nghiên cứu đã công bố, tác giả thấy việc nghiên
cứu pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ còn những hạn chế, thiếu
sót, bất cập sau:
Thứ nhất, chƣa có nhiều công trình, bài viết nào phân tích một
cách bài bản có hệ thống thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền quản lý
của NSDLĐ.
Thứ hai, có ít công trình nghiên cứu nào phân tích, đánh giá đƣợc
sự khác biệt giữa quyền QLLĐ của Nhà nƣớc với quyền QLLĐ của
NSDLĐ để chỉ ra những điểm đặc trƣng nổi bật của hai quyền này.
Vì vậy, đề tài Luận văn về cơ bản là có tính mới. Đề tài đƣợc thực
hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các công trình đã đƣợc nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện vấn
đề này trong lý luận và thực tiễn. Luận văn này, hi vọng có thể đƣa ra
một góc nhìn tổng quát, chuyên sâu toàn bộ về quyền quản lý của
NSDLĐ theo quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá thực tiễn thi
hành tại Việt Nam và đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quyền quản lý của NSDLĐ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận về quyền
quản lý của NSDLĐ và khung pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ.
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống pháp
luật hiện hành và thực tiễn áp dụng quyền quản lý của NSDLĐ tại các
đơn vị, doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó, làm rõ những mặt đƣợc, mặt
còn hạn chế, bất hợp lý, bất cập.
Thứ ba, đề xuất hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
về quyền quản lý của NSDLĐ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
làm rõ một số vấn đề nhƣ sau:
- Nghiên cứu nội hàm, một số vấn đề lý luận về quyền quản lý của
NSDLĐ và pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ.
4
- Hệ thống hóa, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về
quyền quản lý của NSDLĐ.
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về
quyền quản lý của NSDLĐ, từ đó chỉ ra những hạn chế, vƣớng mắc của
pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ.
- Đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện về pháp luật, đảm bảo quá trình
thực thi pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ tại các doanh nghiệp ở Việt
Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các quan điểm, nội hàm về quyền quản lý của NSDLĐ để làm rõ
cơ sở lý luận, đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng; một số nội dung
trong các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế.
Các quy định của pháp luật hiện hành về quyền quản lý của
NSDLĐ: BLLĐ năm 2012, các văn bản liên quan và các trƣờng hợp
thực tế điển hình để chỉ ra những vƣớng mắc trong các quy định của
pháp luật và thực tiễn áp dụng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Luận văn nghiên cứu các khía cạnh về mặt lý luận,
các quy định của pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ, đồng thời
Luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn thi hành quyền quản lý của NSDLĐ
tại các đơn vị theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, kiến nghị
một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
quyền quản lý của NSDLĐ ở Việt Nam.
Thời gian: từ năm 2012 đến năm 2018.
Địa bàn nghiên cứu: cả nƣớc.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn đƣợc trình bày dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin về Nhà nƣớc và pháp luật và những quan điểm của
Đảng, Nhà nƣớc về phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội
chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, Luận văn sử dụng kết hợp
các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm:
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng trong tất cả các chƣơng của Luận văn để phân tích các khái niệm,
phân tích quy định của pháp luật, các số liệu,...
5
- Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc sử dụng trong Luận văn để so sánh
một số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau, tập trung
chủ yếu ở chƣơng 2 của Luận văn.
- Phƣơng pháp diễn giải quy nạp: Đƣợc sử dụng trong Luận văn để
diễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và đƣợc sử dụng
trong tất cả các chƣơng của Luận văn.
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu
khác: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp trích dẫn,...
6. Những đóng góp mới của Luận văn
Là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện
về pháp luật quyền quản lý của NSDLĐ ở Việt Nam, Luận văn có những
đóng góp mới chủ yếu sau đây:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn các khái niệm quyền quản lý, quyền
quản lý của NSDLĐ và pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ, đặc
biệt là phân tích, đánh giá sự khác biệt giữa quyền QLLĐ của Nhà nƣớc
với quyền QLLĐ của NSDLĐ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về
quyền quản lý của NSDLĐ.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm và đƣa ra các giải pháp cụ thể để hoàn
thiện pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ, tăng cƣờng hiệu quả thực
thi pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và khung pháp luật về quyền
quản lý của người sử dụng lao động
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về
quyền quản lý của người sử dụng lao động ở Việt Nam
Chương 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về quyền quản lý của người sử dụng lao động ở Việt
Nam
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao động
1.1.1. Khái niệm quyền quản lý của người sử dụng lao động
Lao động là hoạt động có ý thức, có mục đích của con ngƣời tác
động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời
6
sống xã hội. Hoạt động này đòi hỏi sự phối hợp giữa các thành viên để
đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý là một quá trình tất yếu để quá trình lao
động diễn ra trật tự, ổn định, hiệu quả, đạt đƣợc mục đích đề ra.
Để hiểu đƣợc khái niệm quyền quản lý của NSDLĐ, trƣớc hết phải
hiểu đƣợc khái niệm “quyền quản lý” nói chung.
Theo C.Mac, trong cuốn Tƣ bản, quyển I, tập 2, Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội (1960) có viết: “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh
từ bản chất xã hội của quá trình lao động”.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Từ điển
Bách khoa (2010), khái niệm “quản lý” đƣợc hiểu là: 1) trông coi và giữ
gìn theo những yêu cầu nhất định. Quản lý hồ sơ, quản lý vật tƣ. 2) tổ
chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. QLLĐ,
ngƣời quản lý.
Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý Bộ Tƣ pháp,
NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tƣ pháp, “quản lý” đƣợc hiểu là: 1)
làm cho hoạt động, tƣ duy của từng ngƣời riêng lẻ, hoạt động của các tổ
chức với những cơ chế khoa học, tiến hành phù hợp với mục đích, lợi
ích chung nhằm đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất, nhiều nhất, ít chi phí nhất
trong thời gian nhanh nhất. Quản lý đƣợc thực hiện bằng ba loại biện
pháp chủ yếu (kinh tế, hành chính, giáo dục...) và các hình thức tác động
nhƣ lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, khen thƣởng, xử phạt v.v... 2) là giữ gìn,
bảo quản. Quản lý tài sản, quản lý hồ sơ, tài liệu.
Quyền quản lý của NSDLĐ chỉ những hoạt động trực tiếp của
NSDLĐ trong việc tổ chức, điều khiển NLĐ của đơn vị sử dụng lao
động. Quan niệm của các quốc gia về quyền quản lý của NSDLĐ đƣợc
thể hiện chủ yếu qua hai học thuyết là thuyết tổ chức (Institutional
theory) và thuyết hợp đồng (Contractual theory).
Nhƣ vậy, có thể đƣa ra khái niệm quyền quản lý của NSDLĐ là
quyền của NSDLĐ chỉ đạo, điều hành NLĐ trong đơn vị, trên cơ sở thiết
lập công cụ QLLĐ và tổ chức, thực hiện QLLĐ theo quy định của pháp
luật nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả lao động.
1.1.2. Đặc trưng về quyền quản lý của người sử dụng lao động
1.1.2.1. Quyền quản lý của NSDLĐ là loại quyền năng đặc biệt
1.1.2.2. Quyền quản lý của NSDLĐ là quyền năng có giới hạn
1.1.2.3. Quyền quản lý của NSDLĐ mang tính chất mệnh lệnh mềm dẻo
linh hoạt
1.1.3. Sự khác biệt giữa quyền quản lý lao động của Nhà nước với
quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
1.1.3.1. Căn cứ của việc thiết lập quyền quản lý lao động
7
1.1.3.2. Mục đích của việc quản lý lao động
1.1.3.3. Hình thức thể hiện quyền quản lý lao động
1.1.3.4. Biện pháp thực hiện quản lý lao động
1.2. Khung pháp luật về quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao động
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền quản lý của người sử dụng lao
động
Hệ thống các quy định của pháp luật về quyền quản lý của
NSDL