Tóm tắt Luận án Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay

Từ trước tới nay, các nhà khoa học, nhà văn hóa học của Lào và một số nước trên thế giới, nhất là của Việt Nam, đã nghiên cứu và đề cập đến nhiều khía cạnh của truyền thống văn hóa. Tuy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học,nhà văn hóa học đã thể hiện được tính quy luật, tính đặc thù của truyền thống văn hóa, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích về vấn đề “ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay”.

doc24 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu của luận án Từ trước tới nay, các nhà khoa học, nhà văn hóa học của Lào và một số nước trên thế giới, nhất là của Việt Nam, đã nghiên cứu và đề cập đến nhiều khía cạnh của truyền thống văn hóa. Tuy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học,nhà văn hóa học đã thể hiện được tính quy luật, tính đặc thù của truyền thống văn hóa, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích về vấn đề “ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay”. Với sự tiếp thu, kế thừa và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào và sự hiểu biết của mình đối với những bước đổi mới tư duy mang tính đột phá của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện hiện nay, tác giả đã tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa về vấn đề: “phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào”. 2. Lý do chọn đề tài luận án Thứ nhất, Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay là quá trình biện chứng khách quan dưới tác động của quy luật xã hội nói chung, đồng thời vân hành trong tương tác biện chứng của các quan hệ mang tính đặc thù quân sự. Thứ hai, Việc nghiên cứu lý luận và phân tích những kinh nhiệm thực tiễn về việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của tất cả những người làm công tác văn hóa. Thứ ba, Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay là quá trình lâu dài, có nhiều giai đoạn và phải giải quyết nhiều vấn đề với những biện pháp và hình thức khác nhau. Thứ tư, Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay là phải giải quyết “ mối quan hệ truyền thống và hiện đại”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích: Dưới góc độ Triết học Mác – Lênin, luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: 1. Làm rõ thực chất, cấu trúc và tính quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. 2. Đánh giá tình hình và xác định yêu cầu mới phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. 3. Đề xuất giải pháp phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là những khía cạnh bản chất, tính quy luật của việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. Phạm vi nghiên cứu của luận án Trong kho tàng giá trị văn hóa truyền thống phong phú của các bộ tộc Lào, luận án tập trung đề cập những giá trị liên quan trực tiếp đến đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Phạm vi khảo sát ở một số đơn vị đủ quân trên địa bàn Viêng Chăn. Các tài liệu thực tiễn được tham khảo tập trung từ 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án Là hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về văn hóa và văn hóa truyền thống, về quân đội và đời sống văn hóa trong quân đội. Đặc biệt, đó là quan điểm của Đảng ủy Bộ Quốc phòng, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị về xây dựng cơ quan văn hóa và chiến sĩ văn hóa trong Quân đội. Đó còn là tác phẩm và bài viết có liên quan của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Lào. Cơ sở thực tiễn của luận án Cơ sở thực tiễn của luận án chính là thực tiễn đời sống văn hoá các đơn vị cơ sở Quân đội nhan dân Lào. Chủ yếu dựa vào số liệu thống kê, tài liệu báo cáo tổng kết của các cơ quan, đơn vị cơ sở; kết quả nghiên cứu thực tiễn qua các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ Quốc phòng; công trình nghiên cứu của các các cơ quan, cá nhân trong và ngoài quân đội liên quan. Cơ sở thực tiễn còn dựa trên kết quả điều tra, khảo sát của tác giả về phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án vận dụng phương pháp tiếp cận xã hội – lịch sử, giá trị và hoạt động, hệ thống và cấu trúc, đồng đại và lịch đại, đồng thời vận dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp của các khoa học liên ngành, đặc biệt coi trọng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích và tổng kết thực tiễn 6. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần xây dựng quan niệm về đời sống văn hoá đơn vị cơ sở và hệ thống hoá những giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào đang hiện diện trong đời sống văn hoá đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. - Khái quát thực chất, tính quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. - Luận giải cơ sở thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp mang tính phương pháp luận, đồng bộ và khả thi phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án góp phần luận giải cơ sở khoa học của việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, góp phần khẳng định vai trò của văn hoá đối với công cuộc xây dựng Quân đội nhân dân Lào cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có thể sử dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động thực tiễn của lãnh đạo và chỉ huy các cấp ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào trong xây dựng đời sống văn hoá cho bộ đội hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện, nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận và phụ lục. TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, có rất nhiều công trình khoa học đã công bố dưới các dạng: bài báo khoa học, chuyên đề nghiên cứu, đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp ngành, cấp bộ, cấp quốc gia nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa nói chung, ở đơn vị cơ sở quân đội nói riêng. Theo hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả luận án tiếp cận các công trình khoa học liên quan trên các vấn đề cơ bản sau: 1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có đề cập, luận giải về đời sống văn hóa Ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự nghiên cứu về văn hóa những năm gần đây ngày càng được quan tâm. Các nhà khoa học đã đề xuất nhiều cách tiếp cận, khám phá, chỉ ra đặc trưng, đặc điểm của giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa từ nhiều góc độ. Tiêu biểu là: Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên), “Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở Việt Nam hiện nay”[55], Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên), “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”[93], Đỗ Huy (2002), “Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam”[36] Trong công trình “Hoạt động sáng tạo là quá trình phát triển và tự hoàn hiện đời sống”, Nguyễn Văn Huyên (1998) đã khẳng định: “Sáng tạo không chỉ là tạo ra một thế giới văn hóa bên ngoài con người. Điều đó có ý nghĩa cao cả hơn, đó là quá trình hình thành và phát triển những phẩm chất bên trong; là hiện thân của sự phát triển văn hóa”[35]. Sự nghiệp phát triển con người sẽ toàn diện hơn, hiệu quả hơn, thậm chí còn quyết định hơn nếu vạch ra được đặc trưng bản chất sáng tạo, dựa vào yếu tố bên trong, phát huy những yếu tố nội sinh của bản thân văn hóa. Cuốn sách “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở” của PGS, TS. Văn Đức Thanh (2004) đã đề cập đến một số vấn đề chung về tiếp cận khái niệm môi trường văn hoá và vai trò của môi trường văn hóa cơ sở trong xây dựng đời sống cộng đồng. Tác giả đã chỉ rõ: “Nói đến vai trò của môi trường là nói đến tổng thể những điều kiện phát triển con người cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Song, nói đến vai trò của môi trường văn hóa thì chủ yếu là nói đến tác động tổng thể của những điều kiện nuôi dưỡng, vun đắp, phát triển những giá trị văn hóa trong con người và cộng đồng từ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ” [75; tr. 46 – 47]. “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” của PSG. TS. Phạm Duy Đức (chủ biên, 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội là công trình nghiên cứu mang tính dự báo chiến lược, tiếp cận văn hóa từ bình diện lý luận chính trị; quán triệt quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa; thực hiện và phát huy quan điểm, đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước; tiến hành tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam; góp phần xác định phương hướng và nêu những giải pháp cụ thể để hoạch định chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trong những năm qua, việc tiếp cận nghiên cứu về văn hóa nói chung, về văn hoá truyền thống và phát triển đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào nói riêng còn ít được đề cập. Tuy nhiên, cùng các tài liệu của Đảng và Nhà nước, cũng đã có một số công trình nghiên cứu và một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. “Văn hóa nghệ thuật và vai trò của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học của Sỉ Bun Hương Phăn Đa Vông (1999), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Cùng với xác định nội dung khái niệm văn hóa nghệ thuật; làm rõ cơ cấu, chức năng xã hội và mối quan hệ với các lĩnh vực xã hội khác, luận án đã giới thiệu khái quát những nét tiêu biểu trong tiến trình lịch sử văn hóa Lào, xem đó là bối cảnh văn hóa – lịch sử của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Lào theo phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng. Văn hóa nghệ thuật Lào được hình thành có liên quan chặt chẽ với phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào [130]. “Xây dựng và phát triển văn hóa thẩm mỹ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế”, Luận án Tiến sĩ Triết học của Xi Lửa Bun Khắm (2001), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án chứng minh rằng, nền văn hóa thẩm mỹ phản ánh sâu sắc đời sống thẩm mỹ gắn liền với giá trị đặc thù độc đáo của các bộ tộc; văn hóa dân tộc được thực thành bởi sự thống nhất của phát huy giá trị văn hóa, văn hóa đạo đức, văn hóa khoa học, văn hóa giáo dục, văn hóa thẩm mỹ Tất cả đểu hướng tới cái chân, cái thiện và cái mỹ. Đây là công trình tham gia góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa nói chung, văn hóa thẩm mỹ nói riêng ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay [131]. “Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học của Son Thạ Nu Thăm Mạ Vông (2004), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Thực tiễn đời sống hiện thực ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong sự nghiệp đổi mới cho thấy vai trò của văn hóa đang được khẳng định như nhân tố bên trong của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu của công trình làm rõ thêm vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế trong sự vận dụng vào điều kiện của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, từ đó góp phần khắc phục cả xu hướng tách rời văn hóa với kinh tế lẫn xu hướng xem văn hóa chỉ là sản phẩm thụ động của kinh tế [132]. “Văn hóa chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Chính trị học của Khăm Mặn Chăn Thạ Lăng Sỷ (2002), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án nêu rõ: trong quá trình nghiên cứu về chính trị qua các giai đoạn, thời kỳ lịch sử khác nhau của các quốc gia, dân tộc, các nhà khoa học đã chú ý đến quan hệ giữa truyền thống văn hóa và hoạt động chính trị. Luận án nêu rõ các công trình về văn hóa chính trị ở Lào hiện nay đểu khẳng định ngay từ khi thành lập, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cần nhận thức toàn diện và sâu sắc về tác động của nhiều nhân tố để đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả văn hóa chính trị ở Lào hiện nay [121]. 1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về giá trị văn hóa truyền thống Ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về giá trị văn hóa truyền thống và bức tranh tổng thể hệ giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống; những biến động mới, xu thế biến đổi thang giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống trong nền kinh tế thị trường Tiêu biểu là: Cuốn sách “Nguồn gốc văn hóa truyền thống Việt Nam” của PGS. TS Lê Văn Quán (2007), Nxb Lao động, Hà Nội là tập hợp kết quả nghiên cứu và khảo sát về văn hóa Việt Nam trải nhiều thế kỷ đã khẳng định không thể giải thích các hiện tượng văn hóa ở mỗi giai đoạn cũng như văn hóa hiện đại nếu tách rời mối quan hệ khăng khít với truyền thống. Nói cách khác, sẽ vô cùng phiến diện và sai lầm nếu xem xét các hiện tượng văn hóa một cách biệt lập. Có nhiều công trình đi sâu khái quát hệ giá trị văn hoá truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”(1980) của GS. NGND. Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tái bản năm 2011, Các học giả Việt Nam khi bàn về văn hoá truyền thống đều đặt nó trong cái nhìn đối sánh với hiện đại. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn – Phạm Văn Đức – Hồ Sỹ Quý “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong sự nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2001). Tác phầm “Văn hóa Việt Nam trong con đường đổi mới – những thời cơ và thách thức”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (2010). Ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, vấn đề văn hoá truyền thống. Tiêu biểu là: Luận án Tiến sĩ Triết học của Bua Phon Bun Nha Nit “Mối quan hệ giữa truyền thống và đổi mới trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” (1990), Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Chính trị học của A Loun Boun Mi Xay “Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” (2013), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Trên Tạp chí Khoa học quân sự - chính trị, Học viện Quốc phòng Cay xỏn Phom Vi Hản (năm thứ nhất, số 2, tháng 6 – 12/2011, tr 16 – 21) có bài viết của Đại tá, TS. Sôm Phon Si Sụ Văn Nạ về “Xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội nhân dân Lào”. Gần đây đã có Chỉ thị về Tiêu chuẩn về xây dựng cơ quan có văn hóa và chiến sĩ có văn hóa, số 144/CTH, ngày 27/05/2001 của Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Lào. 2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 2.1. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài Thứ nhất, về mặt lý luận: Các công trình khoa học được nêu trên tuy đã đề cập khá nhiều đến phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa hiện nay. Thứ hai, về mặt thực tiễn: Qua tổng quan cho thấy, trong các công trình khoa học đã công bố, chưa có công trình khoa học đề cập và luận giải một cách chi tiết, thuyết phục cơ sở thực tiễn của việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Thứ ba, về phương hướng giải pháp: Phần lớn các công trình khoa học đã công bố mới chỉ đưa ra những giải pháp kế thừa, phát triển giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. 2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Một là, nghiên cứu toàn diện, nhận diện đầy đủ sự vận động, phát triển của giá trị văn hóa truyền thống; trên cơ sở đó luận giải một cách cơ bản, hệ thống những vấn đề lý luận về phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Hai là, khảo sát thực tiễn, đánh giá toàn diện, đầy đủ, cụ thể thực trạng, đúc rút những kinh nghiệm phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Ba là, phân tích sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, xác định yêu cầu, đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi cao trong tiến hành phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Chương 1 TIẾP CẬN LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƠN VỊ CƠ SỞ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 1.1. Giá trị văn hoá truyền thống các bộ tộc Lào và đời sống văn hoá ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào 1.1.1. Giá trị văn hoá truyền thống các bộ tộc Lào Quan niệm về hệ giá trị văn hoá truyền thống Theo cách tiếp cận trên, có thể thấy giá trị văn hóa truyền thống là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được hình thành từ điều kiện tự nhiên, xã hội và quá trình hoạt động thực tiễn tích cực của con người trong lịch sử, được trau truyền và tỏa sáng qua các thế hệ trong những vòng cộng đồng văn hóa nhất định, không chỉ khẳng định bản sắc mà còn là gốc nền bền vững cho sự phát triển của văn hoá đương đại cũng như định hướng cho văn hoá tương lai. 1.1.2. Đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào Đời sống văn hoá là tổng thể các phương thức hoạt động sống thể hiện chân – thiện – mỹ, gồm hệ chế định mà con người và cộng đồng không những sáng tạo nên giá trị văn hoá mà còn tự lớn lên về mặt giá trị văn hoá. Đời sống văn hoá trong quân đội cũng chính là tổng hoà các phương thức hoạt động sống về phương diện văn hoá, bao gồm khám phá và sáng tạo văn hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, đánh giá và hưởng thụ văn hóa, nhập thân và toả sáng văn hóa, song diễn ra trong môi trường sống đặc biệt – môi trường quân sự. Đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào -Đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào chứa đựng dấu ấn văn hoá với những sắc thái riêng của các vùng, miền và các tộc người. - Đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào mang đặc trưng phản ánh tính chất của đơn vị cơ sở. - Đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào mang đặc trưng phản ánh quan hệ thống nhất - đa dạng của văn hóa Lào. - Đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào mang đặc trưng phản ánh quan hệ truyền thống - hiện đại của văn hóa Lào. 1.2. Thực chất và tính quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào 1.2.1. Thực chất phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào Thực chất phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào được xem xét trên các bình diện sau. Thứ nhất: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào được đặt trên tiền đề vai trò khách quan của bản thân giá trị văn hóa truyền thống đối với mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa ở từng đơn vị cơ sở Thứ hai: Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống các bộ tộc Lào đối với đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào mặt dù là khách quan, song chỉ có sự tác động, ảnh hưởng thực tế và đạt hiệu quả cao khi có sự hoạt động tự giác, được tổ chức thống nhất và mang tính khoa học của cán bộ, chiến sĩ. Thứ ba: Giá trị văn hóa truyền thống các bộ tộc Lào được phát huy tốt không chỉ nhằm trực tiếp phát triển đời sống văn hóa cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn nhằm và chủ yếu nhằ
Luận văn liên quan