Tóm tắt Luận án Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng Sông Hồng

Theo cách tiếp cận hệ thống của chuyên ngành Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế, luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng” tập trung vào nghiên cứu những vấn đề quan trọng sau đây: + Tổng hợp những vấn đề lý thuyết để tiến hành nghiên cứu luận án, bao gồm nội dung, bản chất của phát triển bền vững khu kinh tế ven biển, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững khu kinh tế ven biển, đánh giá phát triển bền vững đối với khu kinh tế ven biển.

pdf183 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐOÀN HẢI YẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐOÀN HẢI YẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ (Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế) MÃ SỐ: 62340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Tất Thắng 2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà HÀ NỘI - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Đoàn Hải Yến ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Giới thiệu luận án .................................................................................... 1 2. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5 4.3. Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 5.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 6 5.3. Nguồn số liệu ....................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 8 1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển bền vững ............. 9 1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển khu kinh tế và khu kinh tế ven biển ............................................................................................ 16 1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng ........................................................................ 20 1.4. Những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu phát triển bền vững khu kinh tế ven biển .................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN...................................................... 29 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững các khu kinh tế ........................... 29 2.1.1. Về vấn đề phát triển bền vững ........................................................ 29 2.1.2. Về vấn đề phát triển các khu kinh tế ............................................... 33 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển ......... 39 2.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển bền vững của Việt Nam ....... 39 2.2.2. Về nội hàm phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển .............. 41 iii 2.2.3. Một số tiêu chí để xác định các khu kinh tế ven biển có tiềm năng và lợi thế vượt trội ở Việt Nam ................................................................. 42 2.2.4. Đề xuất một số tiêu chí phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng ..................................................................... 46 2.3. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới 51 2.3.1.Trung Quốc ...................................................................................... 51 2.3.2. Hàn Quốc ........................................................................................ 59 2.3.3. Ấn Độ .............................................................................................. 63 2.3.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam trong việc phát triển các khu kinh tế .................................................................................. 67 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO QUAN ĐIỂM BỀN VỮNG ............................................................................................................. 76 3.1. Quan điểm và chủ trương của Việt Nam về phát triển các khu kinh tế ven biển ........................................................................................................ 76 3.2. Tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam trong thời gian qua ........................................................................................................ 80 3.2.1. Các chính sách ưu đãi áp dụng đối với các khu kinh tế ................. 85 3.2.2. Một số bất cập từ chính sách và mô hình phát triển các khu kinh tế ven biển trong thời gian qua ..................................................................... 86 3.3. Tình hình phát triển khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng ...................................................................................................................... 97 3.3.1. Hiện trạng vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................... 97 3.3.2. Tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển Vùng Đồng bằng sông Hồng ........................................................................................................ 105 3.3.3. Mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của các khu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng ............................................................................ 117 3.3.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng .......................................... 119 iv 3.3.5. Thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí phát triển bền vững KKTVB để xem xét đánh giá đối với phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng ............................................................................ 124 CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO ............... 134 4.1. Định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng ........................................................................................................... 134 4.1.1. Về mô hình quản lý ....................................................................... 134 4.1.2. Về cách thức lựa chọn hình thái đầu tư ........................................ 136 4.1.3. Về định hướng xây dựng chính sách ưu đãi ................................. 137 4.2. Giải pháp phát triển các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo ......... 138 4.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế ............................................................ 138 4.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế ............................................................ 140 4.2.3. Nhóm giải pháp về xã hội ............................................................. 148 4.2.4. Nhóm giải pháp về môi trường ..................................................... 150 KẾT LUẬN ................................................................................................... 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............... CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................ 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 157 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 166 v DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Ma trận phân tích về phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển 48 Bảng 2.2. Đánh giá về mức độ đáp ứng các tiêu chí của các khu kinh tế Việt Nam hiện nay 52 Bảng 2.3. Các khu kinh tế tự do và ngành nghề thu hút đầu tư ở các khu kinh tế của Hàn Quốc 67 Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu của các SEZ ở Ấn Độ (2003-2012) 73 Bảng 3.1. Các khu kinh tế ven biển đã thành lập và quy hoạch của Việt Nam 89 Bảng 3.2. Tình hình hoạt động của các khu kinh tế ven biển (luỹ kế đến hết năm 2014) 93 Bảng 3.3. Số liệu cơ bản của các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng 110 Bảng 3.4. Ma trận SWOT cho Vùng Đồng bằng sông Hồng 113 Bảng 3.5. Mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của các khu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng 128 Biểu đồ 3.1. Vốn đăng ký FDI vào các khu kinh tế Hải Phòng Biểu đồ 3.2. Mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tới môi trường 133 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các chiều của bền vững 9 Hình 1.2. Mô hình tứ giác của sự bền vững 9 Hình 1.3. Sáu hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững chủ yếu 11 Hình 1.4. Khung phân tích của luận án 29 Hình 2.1. Thông điệp về phát triển bền vững trong Hội nghị Rio+ (2002) 33 Hình 2.2. Jacobs & Sadler, Mô hình 3 vòng tròn giao thoa 35 Hình 2.3. Bob Doppelt & Peter Senge, Mô hình 3 vòng tròn phụ thuộc nhau 35 Hình 2.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các KKT ven biển 55 Hình 2.5. Bản đồ các đặc khu kinh tế của Trung Quốc 60 Hình 2.6. Bản đồ các đặc khu kinh tế của Ấn Độ 72 Hình 3.1. Bản đồ các khu kinh tế ở Việt Nam trong quy hoạch đến năm 2020 99 Hình 3.2. Bản đồ hành chính Vùng Đồng bằng sông Hồng 111 Hình 3.3. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Quảng Ninh 118 Hình 3.4. Định hướng phát triển khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn đến năm 2020 121 Hình 3.5. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hải Phòng 124 Hình 3.6. Bản đồ khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải 129 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp ĐBSH Đồng bằng sông Hồng FEZ Khu kinh tế tự do KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế KKTVB Khu kinh tế ven biển PTBV Phát triển bền vững SEZ Đặc khu kinh tế TP Thành phố VN Việt Nam PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một số chính sách liên quan đến phát triển khu kinh tế ven biển Phụ lục 2. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Bộ tiêu chí Dow Jones Phụ lục 3. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Bộ tiêu chí GRI Phụ lục 4. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững Liên Hợp Quốc Phụ lục 5. Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương của Việt Nam giai đoạn 2013-2020 Phụ lục 6. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2015- 2020 Phụ lục 7. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng giai đoạn 2015-2020 Phụ lục 8. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Theo cách tiếp cận hệ thống của chuyên ngành Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế, luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng” tập trung vào nghiên cứu những vấn đề quan trọng sau đây: + Tổng hợp những vấn đề lý thuyết để tiến hành nghiên cứu luận án, bao gồm nội dung, bản chất của phát triển bền vững khu kinh tế ven biển, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững khu kinh tế ven biển, đánh giá phát triển bền vững đối với khu kinh tế ven biển. + Đánh giá thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng trên quan điểm phát triển bền vững; Thử nghiệm đánh giá các tiêu chí bền vững đối với các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng. + Đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới. Luận án có 180 trang, trong đó nội dung chính có 150 trang, 11 bảng và biểu đồ, 16 hình, 8 phụ lục. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (22 trang). Trong chương này, tác giả tập trung khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án ở 3 khía cạnh chính: (i) Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề phát triển bền vững; (ii) Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề phát triển khu kinh tế và khu kinh tế ven biển; (iii) Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề phát triển kinh tế -xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển (48 trang). Trong chương này, trên cơ sở lý thuyết phát triển bền vững và hệ thống các bộ tiêu chí như: Bộ tiêu chí phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương của Việt Nam, tác giả đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển theo hai nhóm: (i) Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại; (ii) Tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa. Đồng thời, tác giả cũng phân tích quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển các khu kinh tế ven biển. 2 Chương 3. Thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng theo quan điểm bền vững (58 trang). Trong chương này, dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển đã đề xuất ở chương 2, tác giả tập trung phân tích tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam và ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua; Thử nghiệm đánh giá đánh giá các tiêu chí bền vững đối với các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng. Chương 4. Định hướng và giải pháp phát triển các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo (22 trang). Trong chương này, tác giả đề xuất mô hình quản lý, phương thức phát triển và định hướng xây dựng các chính sách ưu đãi. Phần đề xuất giải pháp cụ thể, tác giả chia thành 4 nhóm: (i) Giải pháp về thể chế; (ii) Giải pháp về kinh tế; (iii) Giải pháp về xã hội; (iv) Giải pháp về môi trường. Các kết quả chính mà luận án đã đạt được: Luận án đã làm rõ các khái niệm về khu kinh tế, khu kinh tế ven biển; đồng thời căn cứ trên khung lý thuyết phát triển bền vững (PTBV) và tiêu chí đánh giá PTBV, Luận án đã luận giải nội hàm của PTBV các khu kinh tế ven biển từ góc độ chuyên ngành Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế theo hướng tiếp cận hiện đại; làm rõ nội dung, bản chất của phát triển bền vững khu kinh tế ven biển; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững khu kinh tế ven biển; đánh giá phát triển bền vững đối với khu kinh tế ven biển; đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển. Trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển đã đề xuất, Luận án đánh giá thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng; thử nghiệm đánh giá các yếu tố bền vững – không/ chưa bền vững của các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đồng thời đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới. 2. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên biển. Nằm ở phía Tây Biển Đông, Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố có biển, với tổng chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế (gấp 3 lần lãnh thổ trên đất liền). Vùng biển, ven biển và hải đảo của Việt Nam là địa bàn chiến lược rất 3 quan trọng cả về kinh tế và an ninh - quốc phòng và có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển. Vùng ven biển là nơi tập trung cao các hoạt động kinh tế và xã hội, nơi đây tập trung gần 60% dân số, khoảng 50% đô thị lớn quan trọng và hầu hết các khu công nghiệp lớn của cả nước. Thêm vào đó, vị trí biển của Việt Nam nằm ở trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển rất năng động cũng như gần một trong những đường hàng hải quốc tế thuộc loại sôi động nhất thế giới. Vị thế này có tầm quan trọng cả về an ninh cũng như kinh tế. Tiềm năng tài nguyên ở biển và ven biển khá phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại nổi trội như dầu khí, hải sản, điều kiện xây dựng cảng, du lịch biển và ven biển là những nguồn lực phát triển quan trọng. Trong thời gian qua, việc khai thác tài nguyên biển đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, tuy vậy, quy mô kinh tế biển Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Việc quản lý, sử dụng biển, ven biển ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả và bền vững. Tài nguyên biển và các nguồn lợi từ biển đang có xu hướng suy giảm. Ở một số vùng, chất lượng nước biển cũng đang có xu hướng bị ô nhiễm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển” là sự tiếp tục đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế trong tình hình mới. Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 cũng xác định: phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 55% tổng GDP cả nước và 60% kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, các khu kinh tế phấn đấu đưa mức đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng từ 15- 20%, tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3-1,5 triệu người. Theo Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008, đến nay đã hình thành hệ thống 15 khu kinh tế (KKT) của cả nước, gồm: 2 KKT ở vùng Đồng bằng sông Hồng; 10 KKT ở vùng Duyên hải miền Trung; 3 KKT ở miền Nam. Tổng diện tích đất liền và mặt nước biển của 15 KKT là 697.800 ha. Tuy nhiên, việc phát triển các KKTVB đang còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, do vậy những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này còn rất ít. Chính vì vậy, việc nghiên cứu luận cứ khoa học đối với sự phát triển bền vững các KKTVB vùng Đồng bằng sông Hồng là vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn cao. NCS hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ bé thảo luận khoa học về các giải pháp huy động được tốt hơn nguồn lực để phát triển bền vững các KKTVB trong thời gian tới. 3. Mục đích nghiên cứu 4 Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các KKTVB, luận án có đóng góp về mặt lý luận và học thuật, trong đó đề xuất mới về nội dung, bản chất của phát triển bền vững KKTVB, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững KKTVB, đánh giá phát triển bền vững đối với KKTVB. Bên cạnh đó, luận án cũng đã có đóng góp về mặt thực tiễn, trong đó đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững các KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới. Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển các KKTVB theo hướng phát triển bền vững. - Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các KKTVB theo hai nhóm: (i) Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại; (ii) Tiêu chí đánh giá tác động lan toả. - Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia đã thành công trong việc phát triển các KKT (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ), từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam về phát triển các KKT theo hướng bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển các KKT ở nước ta nói chung và các KKTVB vùng ĐBSH trong thời gian qua, bao gồm những kết quả đạt được, những bấ
Luận văn liên quan