Tính bền vững trong hoạt động ngân hàng được bàn luận và thực hiện ngày càng nhiều tại các nước phát
triển. Các nhà quản lý ngân hàng tin rằng thực hiện bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thành
công của ngân hàng trong tương lai. Quan điểm này được cũng cố khi nghiên cứu về tính bền vững của hai tổ chức là United Nations Global Compact và Accenture (2010) được công bố. Đây được xem là nghiên cứu
lớn nhất về tính bền vững với cuộc khảo sát từ 766 CEO của gần 100 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có 41
CEO đến từ các ngân lớn như: Grupo Santander, Calvert Group, HSBC, Storebrand, UniCredit Kết quả
khảo sát cho thấy 98% các CEO của ngân hàng khẳng định tầm quan trọng của các vấn đề bền vững đối với
sự thành công trong tương lai của hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng có vai trò là một trung gian tín dụng, là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, là kênh
dẫn vốn cho nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng ảnh hưởng và định hướng phát triển kinh tế xét trên cả quy mô và hiệu suất. Lý do cho việc ngân hàng tích hợp phát triển bền vững trong hoạt động của NHTM một phần vì định hướng của các cơ quan quản lý, của các tổ chức xã hội, yêu cầu của các tổ chức tài trợ vốn
thường gắn kết với yếu tố môi trường và xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước thường trực tiếp hoặc gián
tiếp quy định về vấn đề quản lý các tác động đến môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù
các tác động đến môi trường của bản thân ngân hàng là không lớn so với các ngành, lĩnh vực khác của nền
kinh tế, tuy nhiên ngân hàng có tác động với kích thước lớn lên môi trường và cộng đồng thông qua các
khách hàng của mình. Bên cạnh đó, hợp tác kinh tế thông qua tài trợ các dự án trên toàn cầu thường yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Ngoài ra, phát triển bền vững còn có chiều hướng xuất phát bên trong ngân hàng, phát sinh thông qua nhu cầu thiết lập các mục tiêu cốt lõi và tạo nên giá trị
thương hiệu của mình, gắn kết và cân bằng lợi ích của nhiều bên liên quan, tạo ra lợi thế thương mại, xây
dựng cơ sở của người tiêu dùng và thị phần, thu hút các đối tác tài chính từ đó tăng lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn.
Phát triển bền vững tại các NHTM Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, một số ngân hàng đang quan tâm và
từng bước lồng ghép vấn đề môi trường nhằm hỗ trợ các quyết định tín dụng, thực hiện các biện pháp tiết
kiệm chi phí về môi trường trong hoạt động nội bộ. Hiện vẫn chưa có NHTM nào phát triển theo mô hình
ngân hàng bền vững, các NHTMNN đóng vai trò chi phối trong hệ thống các TCTD, ngoại trừ 3 NHTMNN
được mua lại với giá 0 đồng các NHTMNN có tình hình tài chính lành mạnh có năng lực và quy mô lớn,
trong đó vẫn chưa có ngân hàng nào kinh doanh theo mô hình bền vững. Các NHTMCP có những ngân hàng quy mô vốn nhỏ có khả năng phát triển theo mô hình bền vững nhưng có năng lực tài chính lành mạnh và một số NHTMCP đã hoàn thành giai đoạn tái cấu trúc (2011-2015) như SHB, Maritime Bank
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----∞∞-----
BÙI KHẮC HOÀI PHƢƠNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG C C
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN N TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội – 2019
Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Ngân hàng
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TÔ KIM NGỌC
2.PGS.TS. NGUYỄN THỊ MÙI
Phản biện 1: ..............................................................................
................................................
Phản biện 2: ..............................................................................
........................................................
Phản biện 3: ..............................................................................
....................................................
Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ cấp Học viện
Vào hồi giờ.. Ngày . Tháng . Năm 2019 tại Học viện Ngân hàng
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Học viện Ngân hàng
- Thƣ viện Quốc gia
1
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Tổng số
Ngân hàng
54%
68%
39%
30%
Rất quan trọng Quan trọng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Tính bền vững trong hoạt động ngân hàng được bàn luận và thực hiện ngày càng nhiều tại các nước phát
triển. Các nhà quản lý ngân hàng tin rằng thực hiện bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thành
công của ngân hàng trong tương lai. Quan điểm này được cũng cố khi nghiên cứu về tính bền vững của hai tổ
chức là United Nations Global Compact và Accenture (2010) được công bố. Đây được xem là nghiên cứu
lớn nhất về tính bền vững với cuộc khảo sát từ 766 CEO của gần 100 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có 41
CEO đến từ các ngân lớn như: Grupo Santander, Calvert Group, HSBC, Storebrand, UniCreditKết quả
khảo sát cho thấy 98% các CEO của ngân hàng khẳng định tầm quan trọng của các vấn đề bền vững đối với
sự thành công trong tương lai của hoạt động kinh doanh.
Hình1: Tầm quan trọng của tính bền vững
Nguồn: United Nations Global Compact and Accenture CEO Study (2010).
Ngân hàng có vai trò là một trung gian tín dụng, là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, là kênh
dẫn vốn cho nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng ảnh hưởng và định hướng phát triển kinh tế xét trên cả
quy mô và hiệu suất. Lý do cho việc ngân hàng tích hợp phát triển bền vững trong hoạt động của NHTM một
phần vì định hướng của các cơ quan quản lý, của các tổ chức xã hội, yêu cầu của các tổ chức tài trợ vốn
thường gắn kết với yếu tố môi trường và xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước thường trực tiếp hoặc gián
tiếp quy định về vấn đề quản lý các tác động đến môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù
các tác động đến môi trường của bản thân ngân hàng là không lớn so với các ngành, lĩnh vực khác của nền
kinh tế, tuy nhiên ngân hàng có tác động với kích thước lớn lên môi trường và cộng đồng thông qua các
khách hàng của mình. Bên cạnh đó, hợp tác kinh tế thông qua tài trợ các dự án trên toàn cầu thường yêu cầu
nghiêm ngặt về vấn đề quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Ngoài ra, phát triển bền vững còn có chiều hướng
xuất phát bên trong ngân hàng, phát sinh thông qua nhu cầu thiết lập các mục tiêu cốt lõi và tạo nên giá trị
thương hiệu của mình, gắn kết và cân bằng lợi ích của nhiều bên liên quan, tạo ra lợi thế thương mại, xây
dựng cơ sở của người tiêu dùng và thị phần, thu hút các đối tác tài chính từ đó tăng lợi nhuận trong ngắn hạn
và dài hạn.
Phát triển bền vững tại các NHTM Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, một số ngân hàng đang quan tâm và
từng bước lồng ghép vấn đề môi trường nhằm hỗ trợ các quyết định tín dụng, thực hiện các biện pháp tiết
kiệm chi phí về môi trường trong hoạt động nội bộ. Hiện vẫn chưa có NHTM nào phát triển theo mô hình
ngân hàng bền vững, các NHTMNN đóng vai trò chi phối trong hệ thống các TCTD, ngoại trừ 3 NHTMNN
được mua lại với giá 0 đồng các NHTMNN có tình hình tài chính lành mạnh có năng lực và quy mô lớn,
trong đó vẫn chưa có ngân hàng nào kinh doanh theo mô hình bền vững. Các NHTMCP có những ngân hàng
quy mô vốn nhỏ có khả năng phát triển theo mô hình bền vững nhưng có năng lực tài chính lành mạnh và
một số NHTMCP đã hoàn thành giai đoạn tái cấu trúc (2011-2015) như SHB, Maritime Bank
2
Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế về tính bền vững của hoạt động ngân hàng
trong tương lai, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại
Việt Nam”, nhằm đánh giá tính bền vững và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển bền vững các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển bền vững hệ thống ngân hàng
2.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
Đánh giá tính bền vững theo hiệu quả hoạt động
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đánh tính bền vững của công ty, ngân hàng, quan điểm về tính bền
vững trước đây được gắn với hiệu quả hoạt động dựa trên cơ sở tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Những
nghiên cứu gần đây đã có bước chuyển biến thay vì chỉ tối đa hóa lợi ích cho cổ đông như trước đây sẽ mở
rộng thành tối đa hóa lợi ích cho các bên liên quan khác của tổ chức bao gồm: cổ đông, khách hàng, nhà đầu
tư, cơ quan quản lý và mở rộng cho cả cộng đồng. Theo cách tiếp cận truyền thống, hiệu quả kinh doanh
ngân hàng là nhằm tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.
Ứng dụng lý thuyết các bên liên quan trong đánh giá phát triển bền vững:
Phương pháp đánh giá hiệu suất tổng thể kết hợp với đánh giá mức độ phát triển bền vững của ngân
hàng là một trong những hướng nghiên cứu mới. Phương pháp này ứng dụng lý thuyết các bên liên quan
nhằm đánh giá mức độ bền vững ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính như các nghiên cứu truyền thống
trước đây kết hợp các tiêu chí phi tài chính như các tiêu chí xã hội và môi trường nhằm đáp ứng lợi ích của
các bên liên quan.
Đánh giá tính bền vững của ngân hàng thương mại thông qua các sáng kiến xanh:
Sahitya và Lalwani (2014) nghiên cứu tầm quan trọng của sáng kiến xanh đối với việc đạt được mục
tiêu phát triển ngân hàng bền vững tại Ấn độ. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã đánh giá những nổ lực của các
NHTM nhằm thực hiện phát triển bền vững, bao gồm các hoạt động bên trong ngân hàng như sử dụng tiết
kiệm nguồn năng lượng, khai thác cơ sở vật chất hiệu quả. Nghiên cứu của Dyllick và Muff (2016) phân tích
ý nghĩa của mô hình kinh doanh bền vững và phân loại tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thành ba cấp độ khác nhau.
Ứng dụng chỉ số DJSI nhằm đánh giá tính bền vững của một tổ chức:
Các DJSI đánh giá hiệu suất của các công ty hàng đầu thế giới về các chỉ tiêu kinh tế, môi trường và xã
hội, cung cấp cho các nhà đầu tư với các tiêu chuẩn khách quan để quản lý danh mục đầu tư của họ. (Searcy
và cộng sự, 2012). Các DJSI dựa trên sự phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội, đánh giá các vấn
đề như quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, xây dựng thương hiệu, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tiêu chuẩn
chuỗi cung ứng, tiêu thụ năng lượng, phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển bền vững theo tiêu chuẩn sáng kiến báo cáo toàn cầu GRI
Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) đã được phát triển với mục tiêu giúp các tổ chức báo cáo về hoạt
động môi trường, xã hội, kinh tế và tăng cường trách nhiệm giải trình của họ.
2.2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về phát triển bền vững ngân hàng tại Việt Nam chưa nhiều. Chưa có nghiên cứu toàn diện
về đánh giá phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trần Thị Hoàng Yến (2016) ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội nhằm kiểm tra mối quan hệ và tác
động của các biến độc lập là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả tài chính của ngân hàng thông
qua các biến phụ thuộc là ROA và ROE. Trong nghiên cứu này tác giả đã làm rõ các lý thuyết về trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp trong đó có lý thuyết về các bên liên quan và đây là lý thuyết cốt lõi và phổ biến nhất về
3
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) tổng hợp được các quan điểm,
các chỉ tiêu đánh giá về phát triển ngân hàng bền vững. Thông qua đánh giá thực trạng phát triển hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam và tái cấu trúc theo thông lệ quốc tế, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp
phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung đánh giá
thực trạng phát triển và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại dựa theo các tiêu chí đánh giá tính ổn
định và lành mạnh hệ thống ngân hàng là chủ yếu. Nghiên cứu này chưa đi sâu đánh giá về thực trạng phát
triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế về khía cạnh môi trường và xã hội trong
hoạt động ngân hàng.
Nhìn chung các nghiên cứu về phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại ở trong nước chưa
nhiều, đặc biệt về các mô hình ngân hàng bền vững. Các nghiên cứu trong nước tập trung nhiều về đánh giá
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, rất ít nghiên cứu về phát triển bền vững của ngân hàng
thương mại. Nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án là của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự
(2015) phân tích thực trạng phát triển của ngân hàng thương mại gắn với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng, tuy nhiên nghiên cứu này phân tích phát triển bền vững hệ thống ngân hàng không tích hợp vấn đề môi
trường và xã hội trong hoạt động của ngân hàng đây được xem các trụ cột quan trọng của tính bền vững.
2.3 Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu
t u t u ết về phát triển bền vữ â t ươ mại? Để trả lời câu hỏi này, nghiên
cứu sẽ trình bày, tổng hợp hệ thống lý thuyết về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, bao gồm: các
quan điểm phát triển bền vững ngân hàng thương mại, các nguyên tắc phát triển bền vững, các mô hình phát
triển bền vững ngân hàng thương mại Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đề xuất định nghĩa, bổ sung và hoàn
thiện các nguyên tắc và các mô hình phát triển bền vững ngân hàng.
ọc cho Việt Nam về phát triển bền vữ â t ươ mại từ kinh nghiệm của các
ước trên thế giới? Câu hỏi này được trả lời thông qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững ngân
hàng thương mại từ các mô hình ngân hàng điển hình, thành công của các quốc gia khác nhau. Các kinh
nghiệm từ hệ thống thể chế, xây dựng lộ trình phát triển bền vững của cơ quan quản lý, các giai đoạn phát
triển bền vững, đến việc thực hành phát triển bền vững của các ngân hàng thành công và điển hình tại các
quốc gia trong khu vực và ở các nước phát triển.
ức đ phát triển bền vững củ các â t ươ mại Việt Nam? Câu hỏi này sẽ được trả
lời thông qua việc bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngân hàng và sử
dụng các tiêu chí này để đánh giá mức độ bền vững của các ngân hàng thương mại qua các khía cạnh bền
vững về kinh tế, xã hội và môi trường, đây là những giá trị cốt lỗi của ngân hàng bền vững và được tích hợp
trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
ững rào cả đ i với quá trình phát triển bền vữ â t ươ mại Việt Nam? Tác giả
tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm xác định những rào cản nào là lớn đối với các ngân hàng thông qua khảo
sát điều tra theo các tiêu chí đã xác định đối với các nhà quản lý ngân hàng.
m m t ế o để phát triển bền vữ â t ươ mại Việt Nam trong xu thế h i nhập?
Câu hỏi này được trả lời thông qua để xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững NHTM.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển bền vững các ngân hàng
thương mại và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam.
3.2. Mục tiêu cụ thể
4
- Đánh giá thực trạng phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian
2008-2017.
- Phân tích các điều kiện liên quan đến môi trường phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt
Nam, làm rõ các thách thức đối với chiến lược phát triển bền vững ngân hàng thương mại.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam giai
đoạn 2019-2025.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
Đ tượng nghiên cứu: phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam, theo các khía cạnh về tính
ổn định lành mạnh của ngân hàng, các vấn đề về môi trường và xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu phát triển bền vững của 12 ngân hàng thương mại cổ phần của
Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2008-2017, số liệu được thu thập trong báo cáo tài chính đã được
kiểm toán của từng ngân hàng nhằm tính toán các chỉ số tài chính. Số liệu thu thập trong khoảng thời gian
dài và các chỉ số tài chính tương đối nhiều nên trong phạm vi của luận án chỉ đánh giá phát triển bền vững
của 12 ngân hàng thương mại bao gồm: 3 NHTMCPNN và 9 NHTMCP.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả sử dụng Stata 12 nhằm tính toán các chỉ số, mức độ
bình quân, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, tính toán các mức độ của dãy số thời gian nhằm đánh
giá mức độ bền vững của các ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian 2008-2017.
5.2 Phƣơng pháp khảo sát
Nghiên cứu khảo sát chuyên sâu đối với 250 nhà quản lý ngân hàng từ cấp phó phòng giao dịch trở lên
nhằm đánh giá việc thực hiện cũng như rào cản về phát triển vững của các ngân hàng thương mại. Đối tượng
khảo sát là những nhà quản lý, những người góp phần hoạch định chiến lược, triển khai và thực hiện chiến
lược phát triển bền vững của ngân hàng.
6. Những đóng góp của luận án
Về lý luận, luận án tổng hợp, làm rõ các mô hình phát triển ngân hàng bền vững, hoàn thiện và phát
triển hệ thống tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững, chỉ rõ các điều kiện cần thiết để phát triển bền vững
ngân hàng. Trên cơ sở đó, mỗi ngân hàng định hướng phát triển bền vững theo từng mô hình phù hợp với
chiến lược của ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi ích của các bên liên quan.
Về thực tiễn, Luận án phân tích thực trạng phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại trong giai
đoạn 2008-2017, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế về phát triển bền vững của
NHTM Việt Nam. Luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam
phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị ngân
hàng trong việc xây dựng khung chính sách và thực thi mô hình ngân hàng bền vững phù hợp với chiến lược
của từng ngân hàng. Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý các cấp nhằm xây dựng
chính sách, đề án hỗ trợ hệ thống ngân hàng thương mại phát triển bền vững.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2008- 2017.
Chương 3: Giải pháp phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2019-2025.
5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ L LUẬN CƠ ẢN VỀ PH T TRIỂN ỀN VỮNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 QUAN ĐIỂM, CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1.1 Quan điểm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là "sự phát triể đáp ứ được những nhu cầu hiện tại mà không ả ưởng, tổn
hạ đến những khả đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tươ ". Định nghĩa này nhấn mạnh đến khía
cạnh lâu dài của phát triển bền vững, không vì sự phát triển hiện tại mà làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương
lai. (WCED, 1987).
1.1.2 Quan điểm phát triển Ngân hàng bền vững
Thông qua nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, tác giả
đề xuất định nghĩa về ngân hàng bền vững: “Ngân hàng bền vững là ngân hàng có năng lực tài chính lành
mạnh, hiệu quả và bền vững. Ngân hàng có những chính sách và hoạt động nhằm cải thiện môi trường.
Các hoạt động của ngân hàng nhằm mang lại lợi ích cho các bên liên quan và mở rộng cho cả cộng
đồng”.
Từ những quan điểm về phát triển ngân hàng bền vững như trên, ngân hàng bền vững có những đặc
trưng như sau: (1) NHBV có năng lực tài chính lành mạnh, hiệu quả và bền vững. (2) NHBV có những chính
sách khuyến khích, hỗ trợ các công ty, dự án đầu tư có trách nhiệm với môi trường và xã hội nhằm góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. (3) Hoạt động của ngân hàng bền vững không chỉ đem lại lợi ích cho
các cổ đông mà còn cho các bên liên quan khác như: khách hàng, cơ quan quản lý, nhân viên, nhà cung ứng
và rộng hơn là đem lại lợi ích cho cả cộng đồng.
1.1.3 Các mô hình phát triển bền vững ngân hàng thƣơng mại
a. Theo mức đ phát triển bền vững
Hình 1. 1 Các mức độ phát triển bền vững ngân hàng thƣơng mại
Tổng hợp của tác giả
Mức độ thứ nhất là phát triển chưa bền vững, mục tiêu của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ
đông, chưa quan tâm và chú trọng đến hiệu quả về môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay, đầu tư.
Mức độ thứ hai là phát triển tích hợp, là ngân hàng có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và tích hợp vấn
đề E&S trong hoạt động. Ở mức độ này, cấu trúc lợi thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động cho vay truyền
thống và cho vay các dự án có lợi cho môi trường và cộng đồng
Mức độ cuối cùng là ngân hàng bền vững, là ngân hàng đã xây dựng và thực thi các hệ thống chính sách
về phát triển bền vững, bao gồm: các nguyên tắc và chuẩn mực phát triển bền vững, quản trị ngân hàng theo
thông lệ quốc tế, có những sáng kiến về phát triển bền vững. Các nguyên tắc và chuẩn mực về phát triển bền
vững của ngân hàng được thực thi từ các cấp lãnh đạo nhằm ra các quyết định tín dụng, đầu tư.
Ngân hàng
bền vững
Ngân hàng tích hợp
Phát triển chƣa bền vững
6
b. Theo chiế ược kinh doanh
- Mô hình Ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền th ng: mô hình kinh doanh này phổ biến
ở các đang phát triển với trình độ về công nghệ và vốn chưa cao, chưa có các điều kiện để phát triển ngân
hàng bền vững. Đặc trưng của mô hình này là ngân hàng sẽ xem xét các tác động đến môi trường, xã hội
trong xét duyệt các dự án cho vay và trong hoạt động đầu tư, từ chối các dự án có ảnh hưởng xấu đến môi
trường, xã hội.
Hình 1.2: Mô hình ngân hàng bền vững kêt hợp với kinh doanh truyền thống
Tổng hợp của tác giả
- Mô hình ngân hàng bền vững:
Liên minh toàn cầu về các giá trị của ngân hàng đã xây dựng các đặc trưng chủ yếu của NHBV bao gồm
6 nguyên tắc sau: ba trụ cột trung tâm là con người, hành tinh và sự phồn thịnh; phục vụ nền kinh tế thực;
mối quan hệ lâu dài với khách hàng; dài hạn, khả năng tự duy trì và phục hồi; quản lý minh bạch và toàn
diện; các nguyên tắc này gắn liền với nền văn hóa của ngân hàng.
Mô hình này thường được thực hiện nhiều ở các nước phát triển nơi các ngân hàng được hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển bền vững nhờ vào hệ thống pháp lý được thiết kế tốt và có nhiều sáng kiến về
tính bền vững được tạo dựng. NHBV ở các nước này có mối liên hệ chặt chẽ và được trợ giúp của các tổ
chức phi chính phủ về các sáng kiến môi trường và các vấn đề xã hội nhằm cung cấp các sản phẩm tài chính
bền vững.
NHBV kết hợp
với kinh doanh
truyền thống
Hiệu quả
kinh tế
xem xét tác
động xã hội
xem xét tác
động môi
trường
Nền văn hóa
của ngân hàng
Ba trụ cột
trung tâm
Nền kinh
tế thực
Mối quan
hệ lâu dài
với khách
hàng
Dài hạn,
khả năng tự
duy trì và
phục hồi
Quản lý
minh bạch
và toàn
diện
7
1.2. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ Đ NH GI PH T TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Dựa trên quan điểm và các mô hình ngân hàng bền vững, luận án tổng hợp, bổ sung và hoàn thiện hệ
thống các tiêu chí nhằm đánh giá tính bền vững của NHTM theo các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội
và môi trường. Các tiêu chí này được tích hợp trong hoạt động của NHTM, bao gồm đảm bảo hiệ