Thời gian qua ở Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô luôn được ưu tiên phát triển.
Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển ngành công
nghiệp ô tô nói chung và công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng
mà điển hình là “Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô
tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ
hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Thủ tướng Chính
phủ (năm 2015) và gần đây là “Quyết định về Cơ chế, chính sách thực hiện chiến lược và
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” của Thủ tướng Chính phủ (ngày 4
tháng 2 năm 2016). Tuy nhiên, cho đến nay CNHT nói chung và CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng vẫn còn quá nhỏ bé về quy mô và yếu kém về chất lượng
trong so sánh ngay với các quốc gia trong khu vực. Đó cũng là một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng Việt Nam vẫn chưa có được ngành công nghiệp ô tô phát
triển, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Thậm chí, ngay cả một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Việt Nam như
Toyota, Ford, v.v chủ yếu cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhập khẩu linh kiện và lắp ráp ô tô
thành phẩm với tỷ lệ nội địa hóa khá thấp. Thực tiễn đó đặt ra rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là
các câu hỏi “Tại sao nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Việt Nam đối với ngành công
nghiệp ô tô không mang lại nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của ngành này
trong khoảng 20 năm vừa qua?”; “Làm thế nào để các doanh nghiệp trong CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam lớn mạnh, tham gia được vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu và đủ
sức cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực và trên thế giới?
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Thời gian qua ở Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô luôn được ưu tiên phát triển.
Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển ngành công
nghiệp ô tô nói chung và công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng
mà điển hình là “Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô
tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ
hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Thủ tướng Chính
phủ (năm 2015) và gần đây là “Quyết định về Cơ chế, chính sách thực hiện chiến lược và
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” của Thủ tướng Chính phủ (ngày 4
tháng 2 năm 2016). Tuy nhiên, cho đến nay CNHT nói chung và CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng vẫn còn quá nhỏ bé về quy mô và yếu kém về chất lượng
trong so sánh ngay với các quốc gia trong khu vực. Đó cũng là một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng Việt Nam vẫn chưa có được ngành công nghiệp ô tô phát
triển, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Thậm chí, ngay cả một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Việt Nam như
Toyota, Ford, v.v chủ yếu cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhập khẩu linh kiện và lắp ráp ô tô
thành phẩm với tỷ lệ nội địa hóa khá thấp. Thực tiễn đó đặt ra rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là
các câu hỏi “Tại sao nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Việt Nam đối với ngành công
nghiệp ô tô không mang lại nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của ngành này
trong khoảng 20 năm vừa qua?”; “Làm thế nào để các doanh nghiệp trong CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam lớn mạnh, tham gia được vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu và đủ
sức cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực và trên thế giới?”
Số lượng nghiên cứu không nhiều liên quan tới phát triển CNHT ô tô ở Việt Nam
được công bố đã phần nào phản ánh sự quan tâm của giới học thuật cũng như chính sách
chưa tương xứng với trị trí và tiềm năng mà đáng ra nó có thể đạt được. Các tài liệu nghiên
cứu đã công bố cũng thường tập trung hoặc là vào việc phân tích ngành CNHT nói chung
hoặc là ngành công nghiệp ô tô cùng với ảnh hưởng của chiến lược và các chính sách đến
ngành công nghiệp ô tô. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã xem xét và sử dụng cách
tiếp cận của chuỗi giá trị của ngành sản xuất ô tô nhằm phân tích những phương thức quản
trị, cách thức tổ chức sản xuất nhằm tạo dựng năng lực cạnh tranh. Nói chung, cả lý thuyết
và thực tiễn đều cho thấy, ngành công nghiệp ô tô cần phải được tối ưu hóa và chuyên môn
hóa ở mức độ cao trong mỗi khâu của chuỗi cung ứng và đây chính là vai trò và vị trí tối
quan trọng của CNHT ô tô - một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, quyết định sự
sống còn của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới cũng như Việt Nam.
Thực tế, khái niệm về CNHT đã xuất hiện từ khá sớm ở các nước công nghiệp phát
triển, nhưng tại Việt Nam, thuật ngữ này mới chỉ được đề cập và nghiên cứu từ đầu những
năm 2000. Tuy nhiên, mục tiêu và cách tiếp cận, cũng như định nghĩa về CNHT còn nhiều
2
điểm khác nhau. Một điểm đáng chú ý nữa là các tài liệu nghiên cứu đã công bố lại ít chú ý
phân tích sâu về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực
CNHT nói chung và cho ngành công nghiệp ô tô để có thể đưa ra những khuyến nghị phù
hợp về mặt chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.
Như vậy, có thể cho rằng, việc đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô, thực trạng năng lực của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô, phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến sự phát triển CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô để từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển CNHT cho ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết. Do vậy,
đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” sẽ mang lại
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là nhằm đánh giá thực trạng phát triển CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô, phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến thực trạng đó làm cơ sở cho
việc đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới.
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô
tô; vai trò của CNHT ô tô đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng như
sự phát triển kinh tế - xã hội;
- Phân tích và đánh giá được thực trạng, năng lực của CNHT cho ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam; Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam;
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong bối cảnh mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận án là sự phát triển CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô ở Việt Nam.
Để phục vụ mục tiêu nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển CNHT
cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam, luận án sử dụng định nghĩa CNHT được nêu trong
Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 11 năm 2015 là “các
ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung
cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất
hoặc sản phẩm tiêu dùng”. Như vậy, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô được hiểu là các
hoạt động sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho toàn bộ quá
trình sản xuất ô tô hoàn chỉnh.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài phân tích đánh giá thực trạng phát triển CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2016, đặc biệt
tập trung vào giai đoạn 2010 - 2014. Các khuyến nghị giải pháp nhằm phát triển CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô được xem xét cho khoảng thời gian từ nay đến năm 2030.
3
4. Đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận:
Từ các vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành công
nghiệp ô tô, luận án đã xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá thực trạng sự phát triển
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thời gian qua, qua đó cung cấp căn cứ thực
tiễn cho việc đề xuất các nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp
ô tô nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2025 tầm nhìn đến năm 2030
Về phương pháp nghiên cứu:
Luận án xây dựng và đưa ra phương pháp chiết xuất, xử lý các dữ liệu từ các Bộ Điều
tra Doanh nghiệp (GES) hàng năm cung cấp bởi Tổng cục Thống kê (GSO) để phân tích,
đánh giá về sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo tiến trình thời gian.
Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, phân tích một số bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô tại một số quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều
kiện phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô như Thái Lan, Trung Quốc Đây là cơ
sở quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp tham khảo và phân tích
khả năng vận dụng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển CNHT ô tô ở Việt Nam.
Thứ hai, những kết quả thực nghiệm từ các Bộ Điều tra doanh nghiệp hàng năm của
Tổng cục Thống kê giai đoạn 2011-2014 đã cho thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng phát
triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đó là còn quá yếu kém, phát triển chậm.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa; năng lực về
vốn, trình độ công nghệ hạn chế; khả năng nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm mới hạn
chế; sản phẩm tương đối đơn giản với hàm lượng công nghệ thấp; tỷ lệ nội địa hóa sử dụng
linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước trung bình thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong
khu vực; nhiều doanh nghiệp chưa đủ năng lực và công nghệ sản xuất để tham gia vào chuỗi
giá trị ngành công nghiệp ô tô trong nước.
Thứ ba, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới.
5. Bố cục của luận án
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài luận án được cấu trúc thành 4
chương. Cụ thể như sau.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn một số nước về phát triển công nghiệp
hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô
Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt
Nam trong thời gian qua
Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công
nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô, từ các vấn đề lý thuyết về CNHT, vai trò của CNHT; về phương
thức và cơ chế nhằm phát triển CNHT của các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý ở các
nước cũng như các công trình nghiên cứu về công nghiệp ô tô, CNHT nói chung và CNHT
cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian qua, luận án đã chỉ ra các khoảng
trống nghiên cứu. Đó là đến nay vẫn chưa có một công trình nào đánh giá đầy đủ, chi tiết và
có hệ thống thực trạng phát triển của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành CNHT
cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam, phác thảo rõ được bức tranh tổng thể về phát triển
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam thời gian qua và một trong những nguyên
nhân chủ yếu là sự thiếu hụt các dữ liệu cần thiết để phân tích cũng như việc chưa có
phương pháp nghiên cứu phù hợp. Đó là lý do cần thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Để đạt được những mục tiêu nêu nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết một số câu
hỏi nghiên cứu cụ thể:
- Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam cần được tiếp cận theo
hướng nào?
- Thực trạng, năng lực và hiệu quả hoạt động của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở
Việt Nam hiện nay ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam?
- Khuyến nghị gì cho các nhà hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển CNHT
cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong bối cảnh mới?
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu ở trên, luận án kết hợp sử dụng phương pháp nghiên
cứu liên ngành nhằm tổng hợp, phân tích và có những đánh giá khách quan, đáng tin cậy
làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp phát triển của ngành CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu so
sánh, phương pháp lịch sử và phân kỳ lịch sử, phương pháp logic, và phương pháp nghiên
cứu trường hợp. Trong đó:
Phương pháp nghiên cứu so sánh nhằm tổng hợp và phân tích các tài liệu nghiên cứu
liên quan, những nghiên cứu trước đó về CNHT, những văn bản, chính sách của các cơ quan
quản lý nhà nước về phát triển CNHT.
Phương pháp lịch sử và phân kỳ lịch sử nhằm xem xét, đánh giá và so sánh các chiến
lược, chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cùng với việc điều chỉnh các
chính sách đối với ngành CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo tiến trình thời gian và đặt
5
trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Phương pháp logic được sử dụng nhằm xâu chuỗi các sự kiện, khái quát hóa để thấy
được quá trình phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là tìm ra mối liên
hệ giữa các chính sách và ảnh hưởng của chúng sự phát triển của CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô và ngành công nghiệp ô tô.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng do những tính chất đặc thù riêng của
ngành CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Nó cho phép nghiên cứu một số trường hợp nghiên
cứu điển hình của ngành, ví dụ như những trường hợp thực hành tốt hoặc thất bại, để từ đó đưa
ra những nhận định và đề xuất phù hợp về phát triển ngành CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường và đánh giá thực trạng,
trình độ phát triển cũng như hiệu quả hoạt động của ngành CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng của kinh tế học hiện đại
bao gồm các kỹ thuật phân tích thống kê, kinh tế lượng.
1.2.2. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, luận án
tận dụng, thu thập và khai thác cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính thức, ví dụ như Tổng cục Thống kê,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, và các nguồn được tổng hợp sẵn ví dụ như từ
Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF).
Dữ liệu sơ cấp được tiếp cận từ nguồn cơ sở dữ liệu điều tra của Tổng cục Thống kê,
Bộ số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp hàng năm.
Cụ thể, dữ liệu và số liệu của ngành công nghiệp ô tô cũng như CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô tại Việt Nam được thu thập với chiều dài 15 năm, trong khoảng thời gian
từ năm 2000 đến 2014.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập, phân tích, tổng hợp và so sánh với kinh nghiệm của
một số quốc gia trong khu vực từ đó có những nhận định khách quan, khoa học về khái
niệm CNHT, bản chất của mối quan hệ giữa CNHT và công nghiệp sản xuất ô tô, nguyên
nhân dẫn đến sự thất bại của mô hình phát triển CNHT, đưa ra bức tranh tổng thể, trung
thực về sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Để có thể tận dụng và khai thác dữ liệu sơ cấp từ Bộ số liệu Tổng Điều tra doanh
nghiệp của Tổng cục Thống kê, luận án sử dụng định nghĩa hẹp của CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô, như được định nghĩa trong Mục 1.5. Luận án căn cứ vào Hệ thống ngành kinh
tế của Việt Nam (VSIC 2007) ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg để xác định
phạm vi CNHT. Mặc dù việc sử dụng VSIC 2007 bị hạn chế về mức độ chi tiết trong hệ
thống ngành kinh tế (chỉ đến phân ngành cấp 5, đây là cách tiếp cận khả thi duy nhất để có
thể có được nguồn số liệu thống kê đầy đủ dựa trên kết quả Tổng điều tra doanh nghiệp
hàng năm của GSO để phục vụ nghiên cứu. Điều này khắc phục được nhược điểm của nhiều
nghiên cứu trước đây khi chủ yếu dựa trên kết quả khảo sát.
Bên cạnh đó, để tiện cho việc phân tích và gợi ý chính sách, các doanh nghiệp đang
hoạt động trong lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô được phân loại theo loại hình
6
sản xuất. Theo đó, dữ liệu doanh nghiệp được khai thác bao gồm: (i) tất cả các phân ngành
sản xuất trang thiết bị, linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô; (ii) các phân ngành
sản xuất thân và thùng xe; (iii) tất cả các phân ngành gia công cơ khí, trang thiết bị, linh kiện,
phụ tùng ô tô; (iv) và ngành sản xuất ô tô. Hai phân ngành khác là (v) lắp ráp ô tô và (vi) sửa
chữa ô tô cũng được khai thác và sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu.
Luận án đặc biệt quan tâm và khai thác dữ liệu và báo cáo về các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn 2010-2014 bởi tại
thời điểm triển khai luận án, số liệu thống kê cập nhật nhất và đồng bộ hóa đến năm 2014.
Về cơ bản, điểm dừng số liệu là năm 2014. Tuy nhiên, một số dữ liệu về CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô cũng được cập nhật đến năm 2016.
1.2.3. Khung phân tích và mô hình hóa
Khung đánh giá năng lực và thực trạng phát triển ngành CNHT ô tô ở Việt Nam được
mô tả như trong Hình 1.1. Theo đó, luận án đánh giá tình hình phát triển ngành dựa trên ba
hợp phần cơ bản gồm (i) Quy mô và thực trạng sản xuất, (ii) hiệu quả sản xuất, và (iii) khoa
học công nghệ (KH&CN) và đầu tư phát triển.
Quy mô và thực trạng sản xuất được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về tài sản, vốn, lao
động, tham gia vào thương mại quốc tế, giá trị tăng thêm, doanh thu và lợi nhuận. Hiệu quả
sản xuất được đánh giá thông qua hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kỹ thuật và năng suất
nhân tố tổng hợp (TFP).
Hình 1.1. Mô hình hóa khái niệm và khung đánh giá thực trạng hoạt động của các
doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNHT ô tô
Nguồn: Đề xuất bởi tác giả.
KH&CN và đầu tư
phát triển
Tình hình sản xuất Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả kinh
doanh
Hiệu quả kỹ thuật
Quy mô sản xuất
Năng lực sản xuất
Thương mại quốc tế
Máy móc, trang thiết bị
Đầu tư phát triển
Năng suất nhân tố tổng hợp
(TFP)
NĂNG LỰC VÀ THỰC
TRẠNG NGÀNH CNHT
Ô TÔ
7
Các chỉ tiêu bình quân phản ánh tình hình sản xuất trong năm của các doanh nghiệp
trong ngành CNHT ô tô, ví dụ như tài sản, vốn, lao động, được tính toán theo phương pháp
trung bình số học không trọng số cho toàn mẫu dữ liệu nghiên cứu, hoặc cho từng hạng mục
gồm loại hình sản xuất, loại hình sở hữu, quy mô doanh nghiệp.
Giá trị tăng thêm (AV, Added Value) của doanh nghiệp có thể được ước tính theo hai
phương pháp, từ khía cạnh sản xuất hoặc khía cạnh thu nhập, cụ thể như sau.
( ), , ,
1
1 nSX
j t ji t ji t
i
AV GO IC
n
=
= −∑ (1)
( ), , , , ,
1
1 nTN
j t ji t ji t ji t ji t
i
AV loinhuan laborincome itax dep
n
=
= + + +∑ (2)
Trong phương trình (1), GO là giá trị sản xuất của doanh nghiệp, IC là chi phí trung
gian trong quá trình sản xuất. Giá trị tăng thêm hạch toán theo khía cạnh thu nhập được
hạch toán theo phương trình (2). Trong đó, loinhuan là lợi nhuận ròng trước thuế được hiệu
chỉnh theo 5% giá trị hàng tồn kho, laborincome là thu nhập của người lao động hay chi phí
lao động và các khoản chi liên quan đến người lao động mà doanh nghiệp chi trả, itax là
thuế gián thu mà doanh nghiệp phải chi trả, và dep là giá trị khấu hao tài sản của doanh
nghiệp tại thời điểm t.
Các chỉ số i được sử dụng để biểu diễn doanh nghiệp thứ i trong mẫu dữ liệu nghiên
cứu gồm N doanh nghiệp ( 1,2,..., ,...,i n N= ) trong năm nghiên cứu, và j là một chỉ số để biểu
diễn một trong 03 hạng mục chỉ tiêu gồm loại hình sản xuất, loại hình doanh nghiệp (theo
quyền sở hữu), và quy mô doanh nghiệp (phân theo quy mô lao động), và n là số doanh
nghiệp thuộc hạng mục chỉ tiêu j (j = 1, 2, , K tiêu chí cho mỗi hạng mục), và t là chỉ số
biễu diễn năm nghiên cứu thứ t, trong vòng 5 năm, từ năm 2010 đến 2014.
Chỉ tiêu giá trị tăng thêm trung bình của từng năm nghiên cứu được tính như sau:
( ),
1
1 K
t j t
k
AV AV
K
=
= ∑
(3)
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu tăng trưởng theo thời gian được tính thông qua công thức:
1
1 100
t
t
t
Indexg
Index
−
= − ×
(4)
Trong đó, gt là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tương tứng cần tính toán ở năm thứ t được tính
toán từ chỉ số của năm thứ t (Indext) và chỉ số của năm thứ t-1 (Indext-1).
Hiệu quả kinh doanh được đánh giá thông qua các chỉ số cơ bản như ROA và ROE.
Trong đó, ROA và ROE tương ứng biểu diễn tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm thứ t. Hai chỉ tiêu ngày được tính toán như sau:
,
,
1 ,
1 n ji t
j t
i ji t
loinhuan
ROA
n tongts
=
= ∑
(5)
,
,
1 ,
1 n ji t
j t
i ji t
loinhuan
ROE
n voncsh
=
= ∑
(6)
8
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
Ở Việt Nam hiện nay thì CNHT cho ngành công nghiệp ô tô được hiểu là hệ thống
các cơ sở sản xuất và công nghệ sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành
phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô.
Ngoài những điểm chung của CNHT, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có những
đặc điểm riêng biệt, đó là tính cơ bản, hiện đại và đa dạng; tính đa cấp; tính hệ thống liên
kết theo quy trình sản xuất, theo khu vực và phụ thuộc vào ngành công nghiệp ô