Tóm tắt Luận án Phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

Vịnh BTL là một Vịnh thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm liền kề vịnh Hạ Long, ôm trọn huyện đảo Vân Đồn vớ i tổng diện tích trên 2.170 km², bao gồm 600 hòn đảo lớn, nhỏ. Tiềm năng tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL rất đa dạng phong phú. Nhận thấy được các giá trị “ngoại hạng” này, từ năm 2009, Chính phủ đã định hướng phát triển DLBĐ Vịnh BTL trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ CHÂU QUỐC TUẤN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền 2. TS. Võ Quế Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Trương Hoàng Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: TS. Nguyễn Mạnh Hải Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Luận án sẽ bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi: giờ phút, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vịnh BTL là một Vịnh thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm liền kề vịnh Hạ Long, ôm trọn huyện đảo Vân Đồn vớ i tổng diện tích trên 2.170 km², bao gồm 600 hòn đảo lớn, nhỏ. Tiềm năng tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL rất đa dạng phong phú. Nhận thấy được các giá trị “ngoại hạng” này, từ năm 2009, Chính phủ đã định hướng phát triển DLBĐ Vịnh BTL trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Với những điều kiện đó, DLBĐ Vịnh BTL giai đoạn 2005-2015 đã có bước phát triển quan trọng, đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, DLBĐ Vịnh BTL trong quá trình phát triển còn bộc lộ nhiều hạn chế, thách thức. Vấn đề đặt ra làm thế nào đưa DLBĐ Vịnh BTL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực xây dựng Đặc KKT Vân Đồn, bảo đảm an ninh quốc phòng theo định hướng đặt ra? Đến nay những câu hỏi lớn đó vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có một nghiên cứu thỏa đáng nào vạch ra hướng đi hiệu quả và tối ưu cho DLBĐ nói chung và DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả nghiên cứu quá trình phát triển DLBĐ Vịnh BTL tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nhằm phần nào giải quyết những vấn đề đó cả về mặt lý luận và thực tiễn 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần phát triển du lịch biển đảo Vịnh BTL theo hướng bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển cơ sở khoa học trong đó có cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ. - Đề xuất định hướng, các giải pháp nhằm phát triển DLBĐ Vịnh BTL, Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo hướng bền vững. 1.2.3. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DLBĐ. - Đánh giá tài nguyên DLBĐ (xác định mức độ thuận lợi tài nguyên cho phát triển một số loại hình DLBĐ) trên địa bàn Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. - Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. 2 - Đề xuất một số định hướng, giải pháp hợp lý để phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo hướng bền vững. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản của lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ; thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. - Đối tượng điều tra: Khách du lịch, chính quyền, dân cư bản địa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các chuyên gia, đơn vị quản lý nhà nước có liên quan về du lịch trên địa bàn Vịnh BTL. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Địa bàn Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, xét trên phạm vi không gian về địa giới hành chính. Luận án giới hạn phạm vi về không gian nghiên cứu là: Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và vùng phụ cận. - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2005 - 2015; các số liệu sơ cấp được khảo sát, điều tra trong năm 2014; thời gian dự báo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Luận án góp phần hệ thống hoá, bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ; tổng hợp các quan điểm đưa ra khái niệm DLBĐ, khái niệm phát triển du lịch biển đảo. Chỉ ra đặc điểm, nội dung và vai trò của phát triển DLBĐ. Nghiên cứu một số mô hình phát triển DLBĐ của một số địa phương trong và ngoài nước. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển DLBĐ. - Về thực tiễn: Luận án đánh giá tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL; phân tích thực trạng phát triển DLBĐ Vịnh BTL thông qua các nội dung đánh giá phát triển DLBĐ là: công tác phát triển sản phẩm; phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và phát triển thị trường khách DLBĐ. Đánh giá kết quả, đóng góp của DLBĐ Vịnh BTL đối với cơ cấu kinh tế của địa phương. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ qua đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phát triển DLBĐ Vịnh BTL giai đoạn 2005 - 2015 là căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới. - Về giải pháp: Luận án đề xuất 10 nhóm giải pháp cơ bản có tính khả thi để phát triển DLBĐ Vịnh BTL bền vững, góp phần đưa Vịnh BTL trong thời gian tới trở thành trung tâm DLBĐ chất lượng cao có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm về du lịch Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp. 2.1.1.2. Khái niệm về du lịch biển đảo Du lịch biển đảo là các hoạt động du lịch tại khu vực biển đảo, trên cơ sở khai thác đặc điểm, tiềm năng tài nguyên, môi trường biển đảo nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, đi lại và các nhu cầu khác của khách du lịch. 2.1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch biển đảo Phát triển du lịch biển đảo là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; từ đó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế - xã hội cho quốc gia, địa phương, trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng. 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch biển đảo 2.1.2.1. Đặc điểm của du lịch biển đảo Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đặc thù, có các đặc điểm sau: - Hoạt động DLBĐ gắn liền với tài nguyên biển và hải đảo. Sản phẩm và dịch vụ DLBĐ được sử dụng từ tài nguyên biển và trên các đảo - Du lịch biển đảo được tổ chức chủ yếu ở ‘vùng bờ biển’. Đây là vùng địa lý với hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi tác động của việc phát triển kinh tế, xã hội và thiên tai, bão gió nên loại hình này chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố khí hậu. - Du lịch biển đảo mang tính thời vụ rõ nét. Ở nước ta, thời vụ du lịch biển thường ngắn, chênh lệch cường độ giữa mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau vụ khá rõ ràng, đặc biệt ở miền Bắc. - Đầu tư hạ tầng để cho DLBĐ thường khó khăn, phức tạp và chi phí lớn hơn so với đầu tư hạ tầng các loại hình du lịch khác. - Phát triển DLBĐ có mối quan hệ chặt chẽ trong mối tương quan với các ngành kinh tế biển khác. - Phát triển du lịch biển đảo có mối quan hệ biện chứng với công tác quốc phòng vùng biển đảo. 4 2.1.2.2. Vai trò của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội Phát triển du lịch biển đảo góp phần tăng ngân sách và thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Phát triển du lịch biển đảo sẽ kích thích đầu tư trong và ngoài nước làm thay đổi diện mạo đô thị ven biển. Phát triển du lịch biển tăng cơ hội tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho cư dân địa phương. Thông qua thu hút và mở rộng luồng khách quốc tế, sự phát triển của du lịch biển đảo sẽ là kênh thông tin quan trọng để quảng bá hình ảnh và giữ vững chủ quyền biển đảo nước chủ nhà. 2.1.3. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình và khu vực hoạt động của du lịch biển dảo 2.1.3.1. Phân loại tài nguyên du lịch biển đảo Bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài du lịch nguyên nhân văn khu vực biển đảo. Phân loại theo Sơ đồ 2.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Khí hậu - Điều kiện khí hậu thuận lợi cho tổ chức các hoạt động du lịch. - Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. Địa chất, địa hình, địa mạo - Các giá trị địa chất, địa mạo - Các khu vực, kiểu dạng địa hình: + Vùng núi, có phong cảnh đẹp. + Địa hình karst, các hang động. + Các bãi biển, vũng - vịnh, tùng, áng... - Các di tích tự nhiên: như hòn trống mái, hòn gà trống mái (Hạ Long). Cảnh quan Cảnh quan du lịch tự nhiên, cảnh quan các di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long) - Các hệ sinh thái động, thực vật. - Các điểm tham quan sinh vật. Tài nguyên nhân văn vật thể - Các di sản văn hóa thế giới - Các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh các cấp bao gồm: + Các di chỉ khảo cổ. + Các di tích lịch sử. + Các di tích kiến trúc nghệ thuật. + Các công trình kiến trúc đương đại. + Các danh lam thắng cảnh. Tài nguyên nước và hải văn - Tài nguên nước: nước mặt, hồ, nước biển, nước khoáng mặn, nước nóng - Tài nguyên hải văn: sóng biển, dòng chảy, độ mặn nước biển, nhiệt độ nước biển... Sinh vật - Các vườn quốc gia, khu bảo tồn tiên nhiên rừng, biển - Các hệ sinh thái động, thực vật - Các điểm tham quan sinh vật Tài nguyên vị thế (không gian) - Tài nguyên có giá trị về vị thế (địa) tự nhiên. - Tài nguyên có giá trị vị thế (địa) KT - Tài nguyên có giá trị vị thế (địa) chính trị. Tài nguyên nhân văn phi vật thể - Các di sản văn hóa phi vật thể truyền miệng thế giới. - Các giá trị văn hóa phi vật thể các cấp bao gồm: + Lễ hội văn hóa + Các loại hình nghệ thuật, hò, vè, thơ ca + Các nghề và làng nghề truyền thống. + Nghệ thuật ẩm thực + Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, phong tục tập quán. Sơ đồ 2.1. Phân loại tài nguyên du lịch biển đảo 5 2.1.3.2. Sản phẩm du lịch biển đảo Sản phẩm DLBĐ được tạo ra từ nhiều yếu tố hữu hình và vô hình, được cấu thành từ 2 bộ phận là tài nguyên du lịch và dịch vụ DLBĐ. 2.1.3.3. Loại hình du lịch biển đảo Còn rất nhiều cách phân chia khác nhau như: Phân loại dựa theo tài nguyên du lịch;phân loại theo mục đích chuyến đi: phân theo lãnh thổ hoạt động; phân loại theo lứa tuổi. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2003), các loại hình DLBĐ được phân chia trên cơ sở mục đích chuyến đi: bao gồm các loại hình nghỉ dưỡng biển, tắm biển, thể thao biển, du lịch chữa bệnh,. 2.1.4. Nội dung phát triển du lịch biển đảo Nội dung phát triển DLBĐ gồm 07 nội dung: (i) Phát triển thị trường, sản phẩm du lịch biển đảo; (ii) Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, dịch vụ du lịch biển đảo; (iii) Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển đảo; (iv) Phát triển không gian du lịch; (v). Tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; (vi) Đầu tư và liên kết phát triển du lịch; (vii) Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu. 2.1.5. Kết quả của phát triển du lịch biển đảo Kết quả của sự phát triển DLBĐ được biểu hiện bằng sự tăng trưởng về khách du lịch, thu nhập du lịch và sự đóng góp của vào ngành dịch vụ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo Có 10 yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ theo sơ đồ 2.2. Sơ đồ 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch biển đảo Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo Công tác QLNN và cơ chế chính sách phát triển DLBĐ Công tác quy hoạch phát triển DLBĐ Cơ sở hạ tầng khu vực biển đảo Hệ thống du lịch phụ trợ Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh DL Nhận thức xã hội và tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch Cầu du lịch Cung du lịch Phát triển du lịch Tính Thời vụ của DLBD Tác động của biến đổi khí hậu Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh- quốc phòng 6 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO 2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển du lịch biển đảo - Mô hình và kinh nghiệm của Indonesia về xây dựng thành công du lịch biển đảo Bali: Nêu cao vai trò hoạch định, quản lý của chính quyền Indonesia đối phát triển DLBĐ và khai thác tối đa tài nguyên du lịch nhân văn trong phát triển DLBĐ. - Kinh nghiệm phát triển du lịch biển đảo của Malaysia: hướng thẳng vào nội dung của phát triển DLBĐ với việc xây dựng, định vị thương hiệu điểm đến quốc gia và phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch chuyên sâu, đặc thù. - Kinh nghiệm phát triển du lịch biển đảo của Singapore: phát triển đột phá về hạ tầng, dịch vụ, nguồn nhân lực, xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch xanh. Tạo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách. 2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước - Kinh nghiệm về phát triển du lịch biển đảo của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. - Kinh nghiệm về phát triển du lịch biển đảo của Đà Nẵng. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về thực tiễn phát triển DLBĐ Thứ nhất: Đẩy mạnh việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch DLBĐ một cách đồng bộ. Thứ hai: Đa dạng hóa phát triển sản phẩm DLBĐ Thứ ba: Coi tăng cường chất lượng nguồn nhân lực biển đảo là chìa khóa thành công. Thứ tư: Tạo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách. Gắn phát triển DLBĐ đi đôi với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi sinh vật khu vực biển đảo. Thứ năm: Xây dựng thương hiệu điểm đến về DLBĐ. 2.3. TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013) đã nghiên cứu xây dựng và ban hành Đề án “phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020”. Vũ Tuấn Cảnh (1995), Với Đề tài cấp Nhà nước “Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng và phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam”. Nguyễn Thu Hạnh (2004), nghiên cứu “Tổ chức kiến trúc cảnh quan các đảo du lịch ven bờ Đông Bắc Việt Nam trên quan điểm phát triển bền vững”. 7 Lê Đức Tố (2005), Với nghiên cứu “Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam” Đinh Sỹ Kiệm (2013), với đề tài “Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cự Nam Trung bộ đến năm 2020”. Trần Xuân Ảnh (2011), nghiên cứu về “Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Vũ Thị Hạnh (2011), nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh”. Lê Chí Công (2014) với nghiên cứu “Xây dựng lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam” Ngoài ra, còn một số các công trình dưới dạng sách, báo, đề án, luận án... cũng đề cập tới các vấn đề DLBĐ. Song đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra một cách hệ thống khái quát hóa lý luận về DLBĐ và phát triển DLBĐ để làm căn cứ, cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển DLBĐ nói chung, Vịnh BTL nói riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLBĐ mang tính khả thi, có cơ sở khoa học. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI VỊNH BÁI TỬ LONG 3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Vịnh BTL, nằm trong Vịnh Bắc Bộ, được ôm trọn bởi huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh ở vùng Đông Bắc. Có vị trí quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, với tiềm năng tự nhiên biển đảo phong phú và hấp dẫn. Đây là những lợi thế quan trọng để phát triển DLBĐ tại Vịnh BTL. - Đặc điểm địa hình: Có địa hình khá đa dạng, có hơn 600 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau, được hợp bởi quần đảo Vân Hải, quần đảo Cái Bầu và Vườn Quốc Gia BTL. - Khí hậu và thủy văn: Vịnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu phân hóa hai mùa mang tính chất hải đảo rõ rệt nóng ẩm, mưa nhiều, mùa hạ nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội - Dân số và lao động: Năm 2015, dân số trên địa bàn Vịnh là 45.747 người, trong đó nam chiếm 49,3%. Dân số trong độ tuổi lao động là 32.743 người, chiếm 71,6% tổng dân số. 8 - Kinh tế: Kinh tế trên địa bàn Vịnh BTL giai đoạn 2005 - 2015 có mức độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất khá cao đạt 16,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư. 3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 3.2.1. Phương pháp tiếp cận Gồm các phương pháp: Tiếp cận tài nguyên du lịch; tiếp cận theo khu vực du lịch; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận theo thể chế, chính sách và tiếp cận dưới góc độ cung cầu du lịch. 3.2.2. Khung phân tích phát triển du lịch biển đảo Mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra của phát triển DLBĐ, tác động đến cung và cầu du lịch. 3.2.3. Chọn điểm nghiên cứu Luận án phân chia không gian du lịch Vịnh BTL thành 03 khu vực chính và trong mỗi khu vực chia thành 03 cụm du lịch để nghiên cứu 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 3.3.1. Thông tin số liệu thứ cấp Được thu thập từ các nguồn tin cậy bao gồm các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Các Sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh; Các tổ chức chính trị, phòng, ban chuyên môn của huyện Vân Đồn; UBND các xã, thị trấn trên địa bàn Vịnh BTL, 3.3.2. Thông tin, số liệu sơ cấp Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các chủ thể liên quan trực tiếp đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL bằng hình thức phát phiếu trưng cầu ý kiến với số lượng: 559 khách du lịch để đánh giá phân khúc thị trường; 212 khách để đánh giá cảm nhận của khách về DLBĐ Vịnh BTL; 41 cơ sở kinh doanh du lịch; 120 hộ dân trên địa bàn và trưng cầu ý kiến 20 chuyên gia, cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH 3.4.1. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu và phiếu điều tra được tập hợp một cách đầy đủ rồi tiến hành kiểm chứng và làm sạch, sau đó tiến hành xử lý số hóa các thông tin, dữ liệu để nhập liệu vào phần mềm SPSS và Exel trong Microsoft trên máy tính và tính toán, phân tích theo các yêu cầu nghiên cứu đặt ra. 3.4.2. Phương pháp phân tích Luận án sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm: Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp chuyên gia; phương pháp SWOT. 9 3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU - Chỉ tiêu về đánh giá tài nguyên du lịch. - Chỉ tiêu nghiên cứu phát triển DLBĐ bao gồm: Các chỉ tiêu liên quan đến dòng khách DLB; Chỉ tiêu về xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường khách; Chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động DLB; Chỉ tiêu liên quan đến phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ; Chỉ tiêu liên quan đến lao động DLBĐ; Chỉ tiêu liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch. Ngoài ra Luận án còn dùng một số chỉ tiêu mang tính chất định tính có liên quan trong quá trình nghiên cứu. PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG 4.1.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long
Luận văn liên quan