Trên thế giới, HTXNN đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp nông hộ sản xuất nhỏ lẻ có cơ hội tăng
thu nhập, cạnh tranh thị trường và phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Ở Việt Nam, HTXNN thu hút trên 7
triệu thành viên, đóng vai trò rất quan trọng trong phát
triển kinh tế, xã hội; là mô hình đem lại những lợi ích
thiết thực cho thành viên và những người nông dân, góp
phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, tăng thu nhập, từ
đó cải thiện cuộc sống người dân nông thôn (Cục Kinh
tế hợp tác & PTNT, 2017). Đối với Bạc Liêu, sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu, chịu áp lực lớn của tác động
biến đổi khí hậu và cạnh tranh thị trường về sản xuất
nông nghiệp, trong bối cảnh nông dân sản xuất nhỏ lẻ,
nguồn lực hộ giới hạn. Vì thế chủ trương của tỉnh xem
phát triển HTXNN là cơ hội phát triển nông nghiệp và
nông thôn. Tuy nhiên, thách thức phát triển HTXNN
hiện nay: (i) Nguồn lực nông dân tham gia còn giới hạn;
(ii) Năng lực tổ chức còn nhiều hạn chế; (iii) Hoạt động
kém hiệu quả và sức cạnh tranh kém so với các hình
thức tổ chức kinh tế khác; (iv) Hệ thống chính sách nhà
nước thiếu đồng bộ “thừa chồng chéo và thiếu liên kết”;
(v) Sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro do tác động
của biến đổi khí hậu và cạnh tranh thị trường ngày càng
gay gắt. Vì thế, nghiên cứu “Phát triển hợp tác xã nông
nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu” là vô cùng cần thiết.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 9 62 01 15
NGUYỄN VĂN TUẤN
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH BẠC LIÊU
Cần Thơ, 2018
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng bảo vệ luận án cấp Trường
Họp tại:.
Vào lúc giờ phút, ngày...tháng...năm 20.
Phản biện 1:.
Phản biện 2:.
Phản biện 3: .
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
1
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Văn Sánh
(2015). Hợp tác xã nông nghiệp Tiến Đạt huyện Vĩnh
Lợi – Lợi ích đem lại cho thành viên. Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Cần Thơ. Phần D: Khoa học
Chính trị, Kinh tế và Pháp luật. Số 36, trang 23-30.
2. Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Văn Sánh
(2015). Hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông
nghiệp huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 6, trang 9-15.
2
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, HTXNN đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp nông hộ sản xuất nhỏ lẻ có cơ hội tăng
thu nhập, cạnh tranh thị trường và phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Ở Việt Nam, HTXNN thu hút trên 7
triệu thành viên, đóng vai trò rất quan trọng trong phát
triển kinh tế, xã hội; là mô hình đem lại những lợi ích
thiết thực cho thành viên và những người nông dân, góp
phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, tăng thu nhập, từ
đó cải thiện cuộc sống người dân nông thôn (Cục Kinh
tế hợp tác & PTNT, 2017). Đối với Bạc Liêu, sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu, chịu áp lực lớn của tác động
biến đổi khí hậu và cạnh tranh thị trường về sản xuất
nông nghiệp, trong bối cảnh nông dân sản xuất nhỏ lẻ,
nguồn lực hộ giới hạn. Vì thế chủ trương của tỉnh xem
phát triển HTXNN là cơ hội phát triển nông nghiệp và
nông thôn. Tuy nhiên, thách thức phát triển HTXNN
hiện nay: (i) Nguồn lực nông dân tham gia còn giới hạn;
(ii) Năng lực tổ chức còn nhiều hạn chế; (iii) Hoạt động
kém hiệu quả và sức cạnh tranh kém so với các hình
thức tổ chức kinh tế khác; (iv) Hệ thống chính sách nhà
nước thiếu đồng bộ “thừa chồng chéo và thiếu liên kết”;
(v) Sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro do tác động
của biến đổi khí hậu và cạnh tranh thị trường ngày càng
gay gắt. Vì thế, nghiên cứu “Phát triển hợp tác xã nông
nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu” là vô cùng cần thiết.
3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh, đồng thời tìm hiểu được tiềm năng, thế
mạnh, cũng như những hạn chế của hợp tác xã nông
nghiệp ở Bạc Liêu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển hợp tác xã
nông nghiệp ở địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của luận án cần giải quyết bao
gồm: (i) Đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển của
hợp tác xã nông nghiệp tại Bạc Liêu; (ii) Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và phát triển của hợp tác
xã nông nghiệp ở Bạc Liêu; (iii) Đánh giá và so sánh
hiệu quả của hộ dân tham gia và không tham gia tổ chức
hợp tác xã. (iv) Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở địa
phương.
1.3. ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN VÀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các HTXNN sản xuất
lúa và làm các dịch vụ phục vụ sản xuất lúa.
- Giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ đánh giá
hiệu quả hoạt động SXKD, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả và phát triển HTX, phân tích các
lợi ích, hiệu quả của hộ dân tham gia và không tham
gia, để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
và phát triển HTXNN ở tỉnh Bạc Liêu.
4
- Địa bàn nghiên cứu: TP. Bạc Liêu, TX. Giá
Rai, huyện Vĩnh Lợi, huyện Hòa Bình, huyện Phước
Long và huyện Hồng Dân, thuộc tỉnh Bạc Liêu.
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Qua tổng hợp các kết nghiên cứu về HTXNN
trên thế giới và Việt Nam cho thấy:
1) Tổ chức HTXNN là cơ hội nâng cao sức sản
xuất cho nông hộ, nối kết thị trường và dịch vụ tốt
hơn (Đỗ Thị Tuyết và ctg., 1999; Phạm Thị Cần và
ctg., 2003; Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006; Komada,
2007; Sanjib Bhuyan, 2009; Phan Văn Hiếu, 2011)
2) Phát triển HTXNN giúp tạo cơ hội việc làm và
tăng thu nhập hộ nông dân qua đa dạng về hoạt động
sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển nông nghiệp
và nông thôn (Ariyaratne et al., 2000; Vũ Văn Phúc,
2004; Dương Ngọc Thành, 2009; Đặng Thị Thanh
Quỳnh, 2009; Chu Tiến Quang, 2012; Chen, A. and
Song, S.eds., 2012).
3) Các yếu tố tác động đến hiệu quả và phát triển
HTXNN gồm có: Yếu tố bên trong (tổ chức, đất đai, vốn,
cơ sở vật chất) và yếu tố bên ngoài (Chính sách, thị
trường, sinh thái nông nghiệp tác động đến sản xuất)
(Yukl, 1989; Pretty, 2000; Adrian and Thomas, 2001;
Trần Văn Thiện, 2009; Lê Thị Kim Liên, 2010; Nguyễn
Thị Ngọc Nhi, 2011; Mai Bảo Anh, 2015).
4) Hiệu quả hoạt động của HTX qua hiệu quả HTX
và hiệu quả xã hội (Narver & Slater,1990; Daman
5
Prakash 2000; Kyriakopoulos, 2004; Hill, 2007; Phan
Văn Hiếu, 2017; Dương Ngọc Thành, 2018).
Xây dựng khung nghiên cứu:
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Hình 2.1. Khung nghiên cứu
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Luận án sử dụng các
số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bạc
Liêu, các báo cáo hàng năm của Cục Thống kê tỉnh;
báo cáo tổng kết hàng năm của Liên Minh HTX tỉnh;
báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh; Phòng
Yếu tố bên trong
1. Nguồn năng lực về
tổ chức
2. Nguồn lực về vốn
3. Nguồn lực về đất
đai.
4. Nguồn lực về cơ sở
vật chất
Yếu tố bên ngoài
1. Chính sách (tín
dụng, CSHT)
2. Thị trường (đầu
vào, đầu ra)
3. Yếu tố sinh thái
nông nghiệp tác
động đến tổ chức
sản xuất
Nghiên cứu phát triển HTXNN ở tỉnh Bạc Liêu
Hiện trạng HTXNN ở
tỉnh Bạc Liêu
1. Xu thế phát triển
2. Phân tích hoạt động và
hiệu quả
3. Tìm hiểu tác động của
chính sách đến phát triển
HTXNN.
Đề xuất giải pháp phát triển HTXNN
1. Chọn lựa hình thức hoạt động hiệu quả
2. Nâng cao năng lực và phát triển HTX
3. Đề xuất giải pháp cải tiến chính sách phát
triển HTX kiểu mới
Hiệu quả tổ chức và hoạt động HTXNN
1. Nhận ra yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả và phát triển HTX
2. So sánh HQSX và lợi ích của hộ tham gia và không tham gia
3. Đánh giá SWOT để cải tiến phát triển HTX
6
Nông nghiệp và PTNT huyện và các vấn đề liên
quan đến HTX.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập bằng
cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan.
Tổng số mẫu quan sát là 404 mẫu. Sử dụng phương
pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên có điều kiện để
phỏng vấn KIP 20 mẫu, Ban giám đốc 64 mẫu, thảo
luận nhóm Ban giám đốc 20 cuộc; Sử dụng phương
pháp phân tầng ngẫu nhiên để khảo sát 150 hộ dân
tham gia và 150 không tham gia HTX. Chi tiết được
mô tả trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.1. Phân phối mẫu quan sát theo mục tiêu
Nội dung và mục tiêu
nghiên cứu
Phƣơng
pháp thu
thập
Nguồn và đối
tƣợng điều tra
Số
quan
sát
Phƣơng
pháp
chọn mẫu
1. Đánh giá thực trạng
HTXNN tỉnh Bạc Liêu
- Số liệu
thứ cấp.
- Phương
pháp KIP
- Thảo luận
nhóm Ban
giám đốc
- Cục Thống kê
- Chi cục PTNT
tỉnh
- Liên Minh HTX
tỉnh
- Phòng Nông
nghiệp & PTNT
huyện
- Ban giám đốc
1
3
4
12
20
P.pháp
chọn
mẫu phi
ngẫu
nhiên có
điều kiện
2. Phân tích các yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt
động và phát triển
HTXNN tỉnh Bạc Liêu.
Số liệu sơ
cấp
Hợp tác xã nông
nghiệp
64
Chọn tất
cả HTX
3. So sánh lợi ích và hiệu
quả sản xuất của hộ dân
tham gia và không tham
gia HTXNN
Số liệu sơ
cấp
- Hộ dân tham gia
HTX
- Hộ dân không
tham gia HTX
150
150
P.pháp
p.tầng
ngẫu
nhiên
4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển HTXNN ở Bạc Liêu.
Nguồn: Tổng hợp số liệu của điều tra, 2016
7
Bảng 3.2. Cỡ mẫu và cơ cấu mẫu quan sát ngƣời dân
T
T
Địa bàn HTX
Đối tƣợng
Số hộ tham
gia
Số hộ không
tham gia
1 TP. Bạc Liêu 6 18 12
2 TX. Giá Rai 9 27 18
3 Huyện Vĩnh Lợi 8 24 16
4 Huyện Hòa Bình 4 9 8
5 Huyện Phước Long 15 28 30
6 Huyện Hồng Dân 22 44 66
Tổng 64 150 150
Nguồn: Tổng hợp điều tra thành viên và người dân, 2016
3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, luận án sử
dụng các phương pháp phân tích số liệu sau:
(i) Phương pháp phân tích mục tiêu 1: Sử dụng
phương pháp phân tích thống kê (Tần số, tỷ lệ, số trung
bình, số lớn nhất, số nhỏ nhất)
(ii) Phương pháp phân tích mục tiêu 2: Sử dụng
phương pháp phân tích mối tương quan (Cross-tab) và
phân tích hồi quy đa biến.
(iii) Phương pháp phân tích mục tiêu 3: Sử dụng
phương pháp thống kê, kiểm định t-test.
(iv). Phương pháp phân tích mục tiêu 4: Dựa vào
các kết quả nghiên cứu nội dung từ 1 đến 3 kết hợp với
phân tích SWOT làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp
phát triển HTXNN ở Bạc Liêu và vùng ĐBSCL.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
4.1.1 Tình hình phát triển
Theo số liệu trên cho thấy, tính đến cuối năm
2015, Bạc Liêu có 64 HTXNN, thu hút hơn 1,8 ngàn
thành viên tham gia, tổng nguồn vốn góp quy định
8
hơn 7,6 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn hoạt động hơn
5,5 tỷ đồng. Diện tích phục vụ của HTXNN hơn 2,8
nghìn ha. Số lượng HTX năm 2015 tăng 19 HTX so
với năm 2011, nguồn vốn góp đăng ký của thành
viên tăng hơn 3,7 tỷ đồng, vốn hoạt động tăng gần 3
tỷ đồng. Qua đó cho thấy, tổ chức này đang có xu thế
phát triển ngày càng cao về số lượng và chất lượng
hoạt động (Bảng 4.1)
Bảng 4.1. Tình hình phát triển
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
2015
so
2011
Số HTX hoạt động (số lượng) 45 48 54 54 64 19
Số lượng thành viên (người) 1.420 1.512 1.629 1.629 1.834 414
Số thành viên có đất (người) 1.420 1.512 1.629 1.629 1.834 414
Diện tích HTX phục vụ (ha) 1.728 1.890,5 2.107,6 2.480,3 2.860,8 1.132,8
Diện tích thành viên (ha) 976 1.089 1.350,6 1.350,6 1.763,7 787,7
Vốn góp của thành viên (tr. đ) 3.880 4.520 5.490 6.327 7.629 3.749
Vốn hoạt động (tr. đồng) 2.579 2.712 3.843 4.745,2 5.574,5 2.995,5
Nguồn: Số liệu Liên Minh HTX tỉnh Bạc Liêu, 2016
4.1.2. Đánh giá, phân loại hợp tác xã
Các tiêu chí phân loại bao gồm: (1) Doanh thu
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm
của HTX; (2) Lợi ích của các thành viên tham gia
HTX; (3) Vốn hoạt động của HTX; (4) Quy mô
thành viên HTX ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng;
(5) Hợp tác xã được khen thưởng trong năm; và (6)
Mức độ hài lòng của thành viên đối với HTX. Công
tác đánh giá, phân loại HTX nhằm xem xét tình hình
hoạt động xuất kinh doanh và dịch vụ của từng HTX.
Với số điểm từ 65 đến 100 điểm được xếp loại
mạnh; Từ 50 đến dưới 65 được xếp loại trung bình
và dưới 50 điểm xếp loại yếu/kém.
9
4.1.3. Thực trạng nguồn lực
4.1.3.1 Nguồn lực con ngƣời
- Về độ tuổi và kinh nghiệm: BGĐ thường nằm
trong độ tuổi từ 41 đến trên 50, trong đó Giám đốc ở
độ tuổi này là 86%, phó giám đốc là 94%, kiểm soát
là 92%, thủ quỹ là 88%. BGĐ có tuổi đời cao thì sẽ
có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và
điều hành, quản lý HTX. Kế toán của HTX có độ
tuổi trẻ hơn, từ 31 - 50 tuổi là 86% (dưới 30 tuổi chỉ
9%). Ở tuổi đời trẻ thường thể hiện tính năng động,
sáng tạo trong công tác quản lý. Như thế tương tác giữa
giàu kinh nghiệm, uy tín và năng động trong cơ cấu
BGĐ sẽ là điều kiện giúp HTX hoạt động thành công.
Bảng 4.2. Độ tuổi của Ban giám đốc
Độ tuổi
Giám
đốc
P.giám
đốc
Kế toán Kiểm soát Thủ quỹ
< 20 tuổi 0 0 0 0 0
21 - 30 tuổi 0 0 6 (9%) 0 0
31 – 40 tuổi 9
(14%)
4
(6%)
26
(41%)
5
(8%)
8
(13%)
41 – 50 tuổi 30
(47%)
32
(50%)
29
(45%)
35
(55%)
32
(50%)
> 50 tuổi 25
(39%)
28
(44%)
3
(5%)
24
(37%)
24
(37%)
Tổng
64
(100%)
64
(100%)
64
(100%)
64
(100%)
64
(100%)
Nguồn: Số liệu điều tra HTX, 2016
- Trình độ học vấn của Ban giám đốc: Kết
quả nghiên cứu qua Bảng 4.3 như sau:
10
Bảng 4.3. Trình độ học vấn của Giám đốc
Trình độ học vấn
của Giám đốc
Mạnh T.bình Yếu/kém Tổng
Tần
số
Tỉ lệ (%) Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần số Tỉ lệ
(%)
Cấp 1 0 0 0 0 0 0 0 0
Cấp 2 2 9 14 36 3 100 19 30
Cấp 3 20 91 25 64 0 0 45 70
Tổng 22 100 39 100 3 100 64 100
Trung bình 10,6 ± 1,4
8
12
8,8 ± 1,8
6
12
7,2 ± 2,2
6
10
9,8 ± 2,2
6
12
Nhỏ nhất
Lớn nhất
P-Value (Sig.) = 0,021**
Nguồn: Số liệu điều tra, 2016; **ý nghĩa thống kê α = 5%
Trình độ học vấn của Giám đốc HTX là một
trong những yếu tố quan trọng nhằm giúp HTX đưa
ra được chiến lược SXKD đem lại hiệu quả. Vì vậy,
Giám đốc HTX cần phải có trình độ học vấn, kinh
nghiệm sản xuất, năng động để đưa những sáng kiến,
nắm bắt tốt các thông tin và dự báo được thị trường
là yêu cầu rất cần thiết. Ngoài ra, cần phải biết xây
dựng được chiến lược SXKD, tìm kiếm thị trường
đầu vào và đầu ra, dự báo được các lợi ích kinh tế,
xã hội nhằm phục vụ tốt cho thành viên và người dân
ở địa phương. Bên cạnh đó, Giám đốc phải nhiệt
tình, quyết đoán và tâm huyết để phục vụ cho HTX.
4.1.3.2 Nguồn lực về đất đai
Hiện trạng về nguồn lực đất đai được trình bày
qua Bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4. Đất đai của hợp tác xã
Hình
thức
sở
hữu
Đất đai
Loại hình dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng
HTX Tỉ lệ (%) HTX Tỉ lệ (%) HTX Tỉ lệ (%)
Có 4 6 0 0 4 6 6
Không 60 94 38 59 22 35 94
Tổng 64 100 38 59 26 41 100
Nguồn: Số liệu điều tra HTX, 2016
11
Đất đai sản xuất chủ yếu do hộ thành viên sở
hữu và quản lý, do vậy HTX cũng không chủ động
được mà phải lệ thuộc vào thành viên. Chỉ có 4 HTX
có đất đai chung, tập trung chủ yếu ở một số HTX đa
dạng dịch vụ, và HTX không có đất đai chung, trong
quá trình hoạt động HTX chỉ mượn tạm nhà của giám
đốc hoặc phó giám đốc, hay trụ sở ấp để hoạt động.
4.1.3.3 Nguồn lực về vốn
Nguồn vốn góp của HTX được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau, thể hiện qua Bảng 4.5
Bảng 4.5. Nguồn vốn huy động của hợp tác xã
Nhân tố Số HTX Tỉ lệ (%)
Nguồn vốn góp của thành viên 46 71
Nguồn vốn góp và vốn vay từ ngân hàng 8 13
Nguồn vốn góp và hỗ trợ từ chương
trình, dự án của Nhà nước
10 16
Tổng 64 100
Nguồn: Số liệu điều tra HTXNN, 2016
Nguồn vốn hoạt động của các HTX chủ yếu là
các nguồn huy động từ thành viên; Nguồn vốn góp
và vốn vay từ ngân hàng; Nguồn vốn góp và hỗ trợ
từ các dự án chương trình của nhà nước.
4.1.3.4 Nguồn lực về cơ sở vật chất
Kết quả cho thấy chỉ có 53% số lượng HTX có
trang thiết bị, máy móc, tập trung chủ yếu ở các HTX
được xếp loại hoạt động mạnh (chiếm 91%) và có tới
47% HTX không có trang thiết bị, máy móc phục vụ
cho sản xuất, tập trung chủ yếu ở HTX được xếp loại
trung bình (63%) và HTX yếu/kém (75%) (Bảng 4.6)
12
Bảng 4.6. Tình hình sở hữu tài sản
Sở hữu tài
sản
Mạnh Trung bình Yếu/kém Tổng
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Có 20 91 13 37 1 25 34 53
Không 2 9 25 63 3 75 30 47
Tổng 22 100 38 100 4 100 64 100
P – Value (Sig.) = 0,000***
Nguồn: Số liệu điều tra HTX, 2016; *** ý nghĩa ở mức α = 1%
4.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ VÀ
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
4.2.1. Yếu tố về tổ chức
4.2.1.1 Xuất phát điểm thành lập hợp tác xã
Yếu tố tổ chức có vai trò quan trọng trong việc
thành lập HTX. Được trình bày qua Bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.7. Xuất phát điểm thành lập hợp tác xã
Tiền thân
Mạnh T.bình Yếu/kém Tổng
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tổ hợp tác 20 91 24 63 1 25 45 70
Câu lạc bộ 1 4,5 5 13 1 25 7 11
Nhóm ND cùng
nguyện vọng
1 4,5 9 24 2 50 12 19
Tổng 22 100 38 100 4 100 64 100
P – Value (Sig.) = 0,051*
Nguồn: Số liệu điều tra HTX, 2016;* ý nghĩa ở mức α = 10%
Nghiên cứu đã ghi nhận được là công tác quản
lý của tổ hợp tác và HTX có điểm tương đồng nhau
nên khi thành lập từ tổ hợp tác lên HTX thì Ban
giám đốc đã có kinh nghiệm trong hoạt động cũng
như công tác quản lý, điều hành. Vì thế, những tổ
hợp tác khi phát triển lên thành HTX thì hoạt động
có hiệu quả hơn những HTX thành lập ngay ban đầu
là hình thức khác.
13
4.2.1.2 Năng lực trình độ chuyên môn của giám đốc
Trong nghiên cứu này, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ được xem xét ở các góc độ bao gồm:
Không bằng cấp, sơ cấp quản lý HTX, trung cấp
kinh tế, trung cấp nông nghiệp, và khác (cao đẳng
kinh tế/nông nghiệp, đại học kinh tế/nông nghiệp,
trên đại học). Kết quả cho thấy, Ban giám đốc đóng
vai trò rất quan trọng trong phát triển HTX, nếu Ban
giám đốc có năng lực chuyên môn cao thì hoạt động
hiệu quả hơn HTX có BGĐ không có chuyên môn.
Bảng 4.8. Trình độ chuyên môn của Giám đốc
Trình độ chuyên
môn của giám đốc
Mạnh Trung bình Yếu/kém Tổng
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Không bằng cấp 0 0 2 5 3 75 5 8
Trung cấp NN 2 9 5 13 1 25 8 12
Trung cấp kinh tế 15 68 15 40 0 0 30 47
Sơ cấp quản lý HTX 3 14 13 35 0 0 16 25
Khác 2 9 3 7 0 0 5 8
Tổng 22 100 38 100 4 100 64 100
P-Value (Sig.) = 0,001***
Nguồn: Số liệu điều tra HTX, 2016;*** ý nghĩa ở mức α = 1%
4.2.1.3 Năng lực tham gia lập kế hoạch SXKD
Để đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì
việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh là vô cùng cần
thiết. Trong hoạt động của tổ chức HTX, nếu thành
viên giỏi, có khả năng tham gia lập kế hoạch thì sẽ
giúp ích rất nhiều cho Ban giám đốc trong điều hành
hoạt động HTX đi vào chiều sâu, nâng cao hiệu quả
hoạt động.
14
Bảng 4.9. Hình thức tổ chức hoạt động
Hình thức
hoạt động
Mạnh Trung bình Yếu/kém Tổng
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Đa dịch vụ 17 77 9 24 0 0 26 41
Đơn dịch vụ 5 23 29 76 4 100 38 59
Tổng 22 100 38 100 4 100 64 100,0
Hệ số Sig. = 0,000***
Nguồn: Số liệu điều tra HTX, 2016;*** ý nghĩa ở mức α = 1%
4.2.1.4 Năng lực nối kết với bên ngoài
Phạm vi hoạt động của HTX càng được mở
rộng thì khả năng nối kết với bên ngoài càng lớn. Vì
thế, HTX hoạt động ở phạm vi ngoài xóm ấp sẽ cho
hiệu quả cao hơn những HTX chỉ hoạt động ở phạm
vi ấp.
Bảng 4.10. Phạm vi hoạt động
Hình thức
hoạt động
Mạnh Trung bình Yếu/kém Tổng
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Ấp 6 27 31 82 4 100 41 64
Liên ấp 7 32 7 18 0 0 14 22
Xã 7 32 0 0 0 0 7 11
Liên xã 2 9 0 0 0 0 2 3
Tổng 22 100 38 100 4 100 64 100,0
Hệ số Sig. = 0,027**
Nguồn: Số liệu điều tra HTX, 2016; ** ý nghĩa ở mức α = 5%
4.2.2. Nguồn lực về góp vốn
Trong quá trình hoạt động của HTX, vấn đề
góp vốn điều lệ là một trong những yếu tố giúp HTX
hoạt động thành công. Kết quả được trình bày qua
Bảng 4.11 như sau:
15
Bảng 4.11. Tình hình góp vốn điều lệ
Nội dung
Mạnh Trung bình Yếu/kém Tổng
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Góp đúng 12 55 33 85 0 0 45 70
Góp cao 10 45 2 5 0 0 12 19
Góp thấp 0 0 3 10 4 100 7 11
Tổng 22 100 38 100 4 100 64 100
P – Value (Sig.) = 0,000***
Nguồn: Số liệu điều tra HTX, 2016;*** ý nghĩa ở mức α = 1%
4.2.3. Nguồn lực về đất đai
Nguồn lực về đất đai có ý nghĩa quan trọng đến
hiệu quả hoạt động của HTX. Trong nghiên cứu này
nguồn lực về đất đai được xem xét ở khía cạnh về trụ
sở làm việc liên quan đến hiệu quả hoạt động của
HTX, trình bày qua Bảng 4.12 như sau:
Bảng 4.12. Trụ sở làm việc của HTXNN
Trụ sở
làm việc
Mạnh Trung bình Yếu/kém Tổng
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Tần
số
(%)
Có 4 100 0 0 0 0 4 6
Không 18 30 38 63 4 7 60 94
Tổng 22 - 38 - 4 - 64 100
P – value (Sig.) = 0,017**
Nguồn: Số liệu đi