Đề tài luận án“Phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay” được tác giả ấp ủ trong nhiều năm công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nơi có truyền thống hơn 50 năm đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn, nên tác giả có điều kiện tìm hiểu truyền thống lịch sử và nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến ngành Khí tượng Thủy văn, đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Ngành. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng giúp tác giả triển khai nghiên cứu, thực hiện mục đích, nhiệm vụ đề tài luận án đặt ra.
24 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài luận án“Phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay” được tác giả ấp ủ trong nhiều năm công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nơi có truyền thống hơn 50 năm đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn, nên tác giả có điều kiện tìm hiểu truyền thống lịch sử và nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến ngành Khí tượng Thủy văn, đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Ngành. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng giúp tác giả triển khai nghiên cứu, thực hiện mục đích, nhiệm vụ đề tài luận án đặt ra.
Nội dung cơ bản của luận án luận giải quan niệm, chỉ ra những yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn; đánh giá thực trạng; dự báo xu hướng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Vấn đề này được nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài luận án vì những lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tương Thủy văn trong dự báo thời tiết, góp phần phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thảm họa; cung cấp sản phẩm nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Sự tàn phá khốc liệt của thiên tai đã và đang gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng, đời sống của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước. Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Khí tượng Thủy văn không chỉ có nhiệm vụ dự báo thời tiết mà còn nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn là vấn đề cấp bách đối với sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ mới: Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nghiên cứu khoa học, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đang tác động đến nước ta. Tổ chức Khí tượng thế giới đã cảnh báo Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra những thảm họa thiên tai ngày càng trở nên phức tạp, khắc nghiệt, khó lường, với sức tàn phá, hủy hoại đời sống, kinh tế - xã hội vô cùng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh. Vì vậy, nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản, dự báo chính xác sự diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai; ứng phó với biến đổi khí hậu, đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam.
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy Văn Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu cần phải khắc phục. Đội ngũ cán bộ đầu Ngành tuổi đời đã khá cao, tới đây sẽ được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ; nguồn bổ sung, thay thế hầu như không kịp. Đã nhiều năm, một số đơn vị trong Ngành không tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao, có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; tình trạng hẫng hụt, thiếu gay gắt nhân lực chất lượng cao đang đứng trước nguy cơ báo động. Trong khi đó, không ít cán bộ của Ngành được đào tạo chuyên sâu, vững vàng về chuyên môn, có tay nghề cao nhưng lại có nguyện vọng chuyển sang các ngành, nghề khác mà ở đó có thu nhập cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn, áp lực ít hơn. Hơn nữa, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng thủy Việt Nam từ góc độ triết học. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay là vấn đề thực sự có tính cấp bách về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích: Luận án tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thảm họa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
3.2. Nhiệm vụ: Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn; nghiên cứu thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn. Công tác điều tra, khảo sát thực tế phục vụ nghiên cứu luận án, tập trung ở một số cơ quan, đơn vị ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của luận án chủ yếu từ năm 1999 đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về con người, về nguồn lực con người, về phát triển nguồn nhân lực, về phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn, về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thảm họa. Đồng thời, kế thừa những thành tựu của các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài.
5.2. Cơ sở thực tiễn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án về thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay và tham khảo các báo cáo tổng kết hàng năm, các tài liệu lưu trữ của các cơ quan chức năng trong thời gian gần đây, chủ yếu là các cơ quan, đơn vị ở phía Bắc nước ta.
5.3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp; lịch sử và lôgic; khái quát hóa và trừu tượng hóa; phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học; phương pháp chuyên gia..., để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đã xác định.
6. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm, chỉ ra thực chất phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam; khái quát một số vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn; đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Khí tượng Thủy văn ở Việt Nam trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; là tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường cao đẳng, đại học có khoa chuyên ngành Khí tượng Thủy văn và những người quan tâm về vấn đề này.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1. Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực
Nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực đã có nhiều công trình khoa học có giá trị đã công bố, đáng kể là một số công trình tiêu biểu dưới đây: Đề tài luận án tiến sĩ “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”của Đặng Tú Oanh. Cuốn sách “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Ngọc Lan. Cuốn sách “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Đoàn Văn Khái. Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Nguyễn Thanh. Đề tài luận án tiến sĩ “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nhân lực khoa học, công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”của Phạm Văn Quý. Luận án tiến sĩ “Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”của tác giả Nguyễn Minh Thắng. Cuốn sách“Nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Đình Minh. Cuốn sách “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng” của tác giả Nguyễn Văn Khánh (chủ biên). Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của tác giả Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên).
Một số công trình khoa học đã nghiên cứu sâu về giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đáng kể có một số công trình: Cuốn sách “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”của tác giả Nguyễn Hữu Dũng. Cuốn sách “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng - kinh nghiệm của thế giới”, của tác giả Trần Văn Tùng. Đã có những công trình khoa học nghiên cứu khẳng định vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực, tiêu biểu đó là các công trình: Cuốn sách “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay”của tác giả Nguyễn Văn Tài. Luận án tiến sĩ “Vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy tính tích cực của người lao động công nghiệp ở Việt Nam hiện nay”của tác giả Nguyễn Thị Xuân.
Ngoài ra, vấn đề con người, nhân tài, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực đã được nhiều nhà khoa học nước ngoài quan tâm nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Trong đó, có một số công trình sau đây: Cuốn sách“Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”của tác giả Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diện. Cuốn sách“Chuyển hóa nguồn nhân lực”của các tác giả William J.Rothwell, Robert K.Prescott và Maria W.Taylor người nước Anh, do Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân biên dịch. Cuốn sách “Nhân tài, nguồn tài nguyên số 1” của các tác giả người Trung Quốc là Trương Đạo Hàm và Hoàng Duy, do Nxb Nhân dân Giang Tô phát hành và được Nxb Chính trị quốc gia biên dịch.
1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực Khí tượng Thủy văn và nguồn nhân lực Khí tượng Thủy văn ở Việt Nam
Bài báo “Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó” của tác giả Trần Thanh Lâm. Đề tài “Nghiên cứu công nghệ xác định lượng mưa, kết hợp số liệu ra đa, vệ tinh với số liệu đo mưa tại trạm, phục vụ dự báo khí tượng thủy văn” của tác giả Nguyễn Văn Thắng. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, lựa chọn và áp dụng phương pháp dự báo thời tiết hạn cực ngắn ở Việt Nam” của tác giả Trần Đình Trọng. Đề tài “Nghiên cứu lựa chọn phương pháp và xây dựng chi tiết quy trình dự báo thời tiết hạn ngắn tại các đơn vị dự báo ở miền Bắc” của tác giả Nguyễn Vũ Thắng. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân tích, giám sát, cảnh báo và dự báo lũ, ngập lụt và hạn hán cho hệ thống sông Ba” của tác giả Đặng Thanh Mai. Đề tài “Nghiên cứu khả năng dự báo các hiện tượng thời tiết cực đoan trong gió mùa mùa đông ở miền Bắc Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Thanh Hương. Đề tài “Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số khí hậu cực đoan phục vụ quản lý, giám sát biến đổi khí hậu cho Việt Nam” của tác giả Lương Quang Huy
Các công trình khoa học nêu trên đã giúp nghiên cứu sinh có thêm hiểu biết về vị trí, vai trò của ngành khoa học kỹ thuật Khí tương Thủy văn, thấy rõ yêu cầu cấp thiết phải phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn để đáp ứng yêu cầu ở nước ta trong tình hình mới.
Đáng chú ý là một số công trình khoa học đã nghiên cứu, làm rõ yêu cầu cấp thiết phải phát triển nguồn nhân lực Khí tượng Thủy văn, đó là: Dự án“Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực ngành Khí tượng Thủy Văn đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của Ngành”của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Đề tài “Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực Ngành Khí tượng Thủy văn trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Văn Vinh. Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về đào nhân lực theo nhu cầu ngành Tài nguyên và Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường về“Phát triển, đào tạo nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường”.
2. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết
2.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Thứ nhất, có thể khẳng định rằng, cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các công trình khoa học này đã luận giải khá sâu sắc về vai trò, giá trị và ý nghĩa của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình luận giải về cơ bản là thống nhất ở cách tiếp cận, luận giải các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực. Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học là cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả luận án kế thừa và tiếp tục đi sâu nghiên cứu, làm rõ tính đặc thù của nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn, bản chất phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn.
Thứ hai, đa số các công trình khoa học đã phân tích, làm rõ những nhân tố tác động, chi phối sự phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu nguồn nhân lực ở những lĩnh vực cụ thể khác nhau, còn có nét đặc thù, nên ngoài những nhân tố tác động chung, còn có những nhân tố khác tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực của một lĩnh vực cụ thể. Không ít công trình khoa học đã xác định nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém trong phát triển nguồn nhân lực và coi nó là những rào cản trong phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân lực ở từng lĩnh vực cụ thể. Nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa những giá trị khoa học của các công trình đã công bố và vận dụng vào triển khai nghiên cứu đề tài luận án, thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đặt ra.
Thứ ba, gần đây đã có một số ít công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực Khí tượng Thủy văn Việt Nam, các công trình khoa học này bước đầu nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành Khí tượng Thủy văn ở phương diện quản lý nhà nước của Ngành. Tuy nhiên, do chưa tiếp cận nghiên cứu rõ nét ở góc độ triết học cho nên hiệu quả ứng dụng, sử dụng của những công trình đó còn có mặt hạn chế.
Thứ tư, đối với nhóm công trình nghiên cứu về khoa học Khí tượng Thủy văn, các công trình này giúp tác giả luận án nhận thức sâu sắc hơn về ngành Khí tượng Thủy văn, về đặc trưng nghề nghiệp của Ngành, về yêu cầu phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn.
Thứ năm, trên thực tế, phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc nhận thức của xã hội về vai trò của nguồn nhân lực này đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh còn nhiều hạn chế. Do đó, nghiên cứu sinh đã kế thừa, tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay, đáp ứng yêu cầu ở nước ta trong tình hình mới
2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Thứ nhất, nghiên cứu sinh tiếp cận, giải quyết vấn đề sao cho rõ góc độ triết học - xã hội học. Đứng trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận triết học duy vật biện chứng, tác giả luận giải, làm rõ phạm trù nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn, xác định tính đặc thù của nguồn nhân lực này. Điểm khác biệt trong nghiên cứu của nghiên cứu sinh so với các công trình khoa học đã công bố về nguồn nhân lực Khí tượng Thủy văn là tiếp cận rõ hơn góc độ triết học, cho nên tác giả luận giải yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan tác động đến phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn. Do đó, khắc phục được sự hạn chế của các công trình khoa học đã nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực Khí tượng Thủy văn.
Thứ hai, trên cơ sở tiếp cận từ góc độ triết học, tác giả vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy vănViệt Nam hiện nay. Đây là điểm khác biệt giữa công trình nghiên cứu của tác giả với các công trình khoa học đã công bố về nguồn nhân lực Khí tượng Thủy văn. Do đó, tác giả xây dựng cơ sở khoa học để khái quát và luận giải những mâu thuẫn chủ yếu đang tồn tại trong sự phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp khả thi góp phần phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn, đáp ứng yêu cầu của đất nước thời kỳ mới.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT KHÍ TƯỢNG
THỦY VĂN VIỆT NAM
1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam
1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam
Nguồn nhân lực
Trên cơ sở quan điểm triết học duy vật biện chứng: Chất của sự vật được quy định bởi các yếu tố tạo thành sự vật và xuất phát từ đối tượng, mục đích nghiên cứu, tác giả luận án cho rằng, nguồn nhân lực của một quốc gia, dân tộc hay một ngành, một lĩnh vực và nó bao gồm ba yếu tố chính: Số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành nguồn nhân lực. Số lượng đông, chất lượng cao mà cơ cấu nhân lực không hợp lý thì hiệu quả phát huy nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội sẽ hạn chế. Số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực có mối quan hệ biện chứng, tác động, chi phối lẫn nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn nhân lực là tổng hợp các yếu tố về số lượng, chất lượng (thể lực, trí lực, tâm lực) và cơ cấu nhân lực, đã, đang và sẽ tạo ra năng lực, sức mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn Việt Nam
Đặc trưng nghề nghiệp của ngành Khí tượng Thủy văn, thể hiện qua các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, tính khách quan của hợp tác quốc tế; thứ hai, tính khắt khe, chi tiết, tỷ mỉ, chính xác trong tác nghiệp; thứ ba, đối tượng nghiên cứu đa dạng, phong phú, phức tạp, đòi hỏi cao về năng lực nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn. Với đặc trưng nghề nghiệp Khí tượng Thủy văn, cho nên nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật Khí tượng Thủy văn có tính đặc thù: Gắn liền với trách nhiệm nghiên cứu dự báo thời tiết, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thảm họa, bảo đảm sự bình yên cho mọi người, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực này cần được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên trong các cơ sở đào tạo và các cơ quan chuyên môn với kỷ luật nghề nghiệp khắt khe. Đồng thời, có cơ cấu về trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ chuyên ngành ở mọi cơ quan, đơn vị ở tru