Tóm tắt Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong ba giải pháp mang tính đột phá được Đảng ta xác định trong cương lĩnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2011 - 2020. Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn đồng nghĩa với tình trạng kém phát triển, tụt hậu về kinh tế và nghèo nàn về xã hội, văn hóa, kéo theo là sự mất ổn định hoặc chệch hướng về chính trị. Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu nói riêng ở Việt Nam là nội dung có ý nghĩa chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của Đại dương”. Tất cả quốc gia có biển đều rất quan tâm và đặc biệt coi trọng việc xây dựng Chiến lược biển của riêng mình. Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển trên 3.200 km, vùng biển thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam rộng trên 1.000.000 m2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, đã từ lâu, hướng ra biển kết hợp phát triển kinh tế biển gắn liền với quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khóa X và gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của kinh tế biển và vạch ra chiến lược biển Việt Nam với mục tiêu tổng quát sau: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”. Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu là một đòi hỏi trực tiếp của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và góp phần vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN DUY HÒA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn An Ninh Phản biện 1:......................................................... ......................................................... Phản biện 2:......................................................... ......................................................... Phản biện 3:......................................................... ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong ba giải pháp mang tính đột phá được Đảng ta xác định trong cương lĩnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2011 - 2020. Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn đồng nghĩa với tình trạng kém phát triển, tụt hậu về kinh tế và nghèo nàn về xã hội, văn hóa, kéo theo là sự mất ổn định hoặc chệch hướng về chính trị. Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu nói riêng ở Việt Nam là nội dung có ý nghĩa chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của Đại dương”. Tất cả quốc gia có biển đều rất quan tâm và đặc biệt coi trọng việc xây dựng Chiến lược biển của riêng mình. Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển trên 3.200 km, vùng biển thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam rộng trên 1.000.000 m2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, đã từ lâu, hướng ra biển kết hợp phát triển kinh tế biển gắn liền với quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khóa X và gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của kinh tế biển và vạch ra chiến lược biển Việt Nam với mục tiêu tổng quát sau: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”. Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu là một đòi hỏi trực tiếp của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và góp phần vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong những năm qua là một trong những mũi nhọn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm cần được đột phá bởi xu hướng phát triển kinh tế biển đang và sẽ là lợi thế của Việt Nam. 2 Tuy nhiên, đây lại là ngành công nghiệp phát triển chậm, còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu phát triển kinh tế biển. Nguyên nhân của yếu kém này, một phần rất lớn do ngành công nghiệp đóng tàu thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trình độ kỹ sư và công nhân còn ở mức trung bình, mới chỉ đáp ứng được những hạng mục cơ bản, không quá phức tạp. Các nhà máy đóng tàu chưa xây dựng được cho mình một đội ngũ thiết kế công nghệ riêng; tỷ lệ kỹ sư thiết kế trên tổng số lao động tại các nhà máy hiện nay rất thấp. Đặc biệt, đội ngũ quản lý của ngành còn biểu hiện những hạn chế về năng lực quản lý, quản trị, chưa có khả năng thích ứng được sự biến động nhanh chóng của kinh tế thị trường. Nhiều năm qua, nguồn nhân lực của ngành này chưa được quan tâm phát triển đúng mức, do vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu để khắc phục hạn chế này. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học, chuyên nghành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, luận án góp phần bổ sung hoàn thiện lý luận và đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu (CNĐT) Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có nhiệm vụ: 1/ Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; 2/ Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam; 3/ Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam hiện nay và xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực này; 4/ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam trong tương tác với các yếu tố liên quan đến quá trình này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận án nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thủy Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nhưng chú ý đến giai đoạn từ năm 2005 đến nay - giai đoạn mà Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định quan trọng về phát triển công nghiệp đóng tàu Việt Nam và cũng là giai đoạn ngành này trải qua nhiều biến động cả về kinh tế và nhân lực. Về không gian nghiên cứu: Chúng tôi chọn một số nhà máy đóng tàu tiêu biểu ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, Quảng Ngãi, Thành Phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu vì đây là nơi tập trung đông đảo nhất nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, có sử dụng tư liệu, số liệu ở các thời kỳ khác, địa bàn khác để đối chứng. Về góc độ nghiên cứu: Luận án nghiên cứu từ góc độ chính trị - xã hội quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp này. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về con người, về nguồn lực con người, về phát triển nguồn nhân lực. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở những tác phẩm, công trình khoa học, kết quả nghiên cứu và điều tra ở trong, ngoài nước về xây dựng nguồn nhân lực ngành CNĐT trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện CNH, HĐH, qua đó có những đối chiếu, so sánh thực tiễn của vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Luận án dựa trên các bản báo cáo tổng kết của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (CNTT) Việt Nam và tài liệu nghiên cứu, khảo sát thực địa các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng... 4 4.3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện Luận án dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp; lịch sử và lôgic; khái quát hóa và trừu tượng hóa; khảo sát, điều tra xã hội học; phương pháp chuyên gia (những người quản lý, kỹ sư trong ngành đóng tàu), phương pháp điền dã (thăm quan, khảo sát thực địa tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, các nhà máy đóng tàu: Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long; Dung Quất) để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án góp phần làm rõ thực trạng, chỉ ra thực chất phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam hiện nay. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ vào công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, góp phần hiện đại hóa ngành đóng tàu, đẩy mạnh CNH, HĐH và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường cao đẳng, đại học có khoa chuyên ngành đóng tàu và những người quan tâm về vấn đề này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Những công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến nội dung luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương, 8 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực nói chung 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển hiện đại và trong quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia. Một vấn đề có tính quy luật là mỗi khi bước vào một quá trình phát triển mới thì nguồn nhân lực được đặt trước yêu cầu mới của thực tiễn và chính nó cũng là điểm khởi động và là nguyên nhân thành công của mỗi ngành và của cả nền kinh tế. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đặc điểm, vai trò nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã đề cập cụ thể đến đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực và đặc biệt về vai trò, cấu trúc nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực, xét đến cùng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội nói chung, ở một lĩnh vực riêng biệt nói riêng. Nguồn nhân lực chất lượng cao được đặc biệt nhấn mạnh trong bối cảnh cách mạng 4.0 và toàn cầu hóa kinh tế. Nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập đến trên nhiều phương diện như: số lượng, chất lượng, cơ cấu, nhu cầu sử dụng, chế độ đãi ngộ đối với nhân lực chất lượng cao, v.v. 1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò nhân tố điều kiện, kinh nghiệm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Các công trình nghiên cứu vấn đề này cho thấy nhân tài hay nguồn nhân lực chất lượng cao là nền tảng cho sự phát triển của mỗi quốc gia, cần có chiến lược đào tạo, sử dụng và phát huy nhân tài. Nhà nước có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nhân tài. Một trong những bài học phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được đề xuất đó là xây dựng mô hình giáo dục đại học cho số đông, đại học mở linh hoạt. Chú trọng mở rộng việc đào tạo đội ngũ nhân lực KH&CN và thực sự phải coi phát triển giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu. 6 1.1.1.4. Các công trình nghiên cứu về thực trạng và vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực Các công trình nghiên cứu về vấn đề này đề cập đến thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực. Trong thời đại ngày nay khi kinh tế tri thức đã hình thành, một sự thay đổi lớn diễn ra: Không còn lợi thế về giàu tài nguyên và lao động rẻ nữa mà lợi thế thuộc về các quốc gia nào có trình độ phát triển khoa học và công nghệ, GD&ĐT cao; có nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, trình độ tổ chức, quản lý khoa học và hiệu quả của nhà nước. Để đào tạo thành công tài năng KH&CN cần chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học; cần coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo tài năng KH&CN; khuyến khích phát triển tài năng KH&CN bằng hình thức phong tặng chức danh khoa học và có các chế độ đãi ngộ hợp lý. Ở Việt Nam hiện nay, việc phát huy năng lực sáng tạo của con người Việt Nam đang đứng trước nhiều rào cản. 1.1.2. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực ngành công nghiệp đóng tàu và phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đóng tàu Các công trình nghiên cứu vấn đề này đề cập đến kinh nghiệm, bài học liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực CNĐT. Việc tập trung hoàn thiện năng lực người lao động, xây dựng chiến lược phát triển nhân sự là bài học kinh nghiệm quí báu được rút ra. Sản xuất chỉ có thể tiến hành hiệu quả khi người lao động được đào tạo căn bản, chuyên sâu Trong đó, vai trò của đội ngũ quản lý được nhấn mạnh. Nếu nhà lãnh đạo thiếu nhạy bén, bảo thủ, giáo điều sẽ dẫn đến thất bại. Nên, cần phải quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ quản lý. Một số công trình nghiên cứu cho thấy chất lượng nguồn nhân lực thiết kế trong ngành đóng tàu của Việt Nam quá mỏng, chuyên môn hóa còn thấp, chưa có kinh nghiệm trong thiết kế các tàu có trọng tải lớn Các công trình nghiên cứu vấn đề này cung cấp cho Luận án những tư liệu quan trọng để đánh giá thực trạng, rút ra bài học và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành đóng tàu Việt Nam. 7 1.1.2.2. Các công trình tiêu biểu ngoài nước liên quan đến liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đóng tàu Các công trình bàn về vấn đề này là cơ sở đúc kết những kinh nghiệm quý giá về những thành công và thất bại trong sự phát triển ngành đóng tàu và nguồn nhân lực của ngành này ở một số quốc gia tiêu biểu hiện nay như Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxi. Chẳng hạn, sự thành công của Hyundai ngày nay là do họ sở hữu: “những công nhân kỹ thuật ưu tú nhất trên thế giới. Đặc biệt, cuốn sách viết về nguồn gốc và sự phát triển của Nippon Yusen Kaisha để trở thành công ty đóng tàu hàng đầu của thế giới. Công ty này phát triển thông qua các cuộc đấu tranh trên 3 phương diện: giữa các nhà quản lý để giành quyền tự trị, vai trò của chính phủ trong xây dựng kế hoạch, đấu tranh giữa các nhà quản lý và cổ đông về những vấn đề tài chính nhằm xác lập một chiến lược kinh doanh có hiệu quả. 1.2. Đánh giá kết quả của các công trình đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết 1.2.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã tổng quan Qua nghiên cứu và tiếp cận với các công trình khoa học nêu ở trên, tác giả luận án có một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, hiện đã có không ít đề tài nghiên cứu đi sâu đánh giá thực trạng, cơ cấu, xu hướng biến đổi và phát triển trí thức hoá nguồn nhân lực... Thứ hai, tuy nhiên, tính đến thời điểm này, chưa có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu và đi sâu bàn về nguồn nhân lực của ngành CNĐT Việt Nam một cách có hệ thống, nhất là khi nước ta hội nhập thị trường quốc tế với mô thức hướng tới phát triển chiều sâu. Thứ ba, thực tế ngành CNĐT Việt Nam đang đặt ra cho các nhà quản lý, hoạch định chiến lược, các nhà nghiên cứu cần tập trung đi sâu vào đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết Luận án tập trung nghiên cứu một trong vấn đề mấu chốt là phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT ở Việt Nam. Để làm rõ vấn đề này luận án tập trung giải quyết một số nội dung cơ bản sau đây: 8 Thứ nhất, làm rõ những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành CNĐT; Từ góc độ chính trị - xã hội, khái quát đặc điểm, vai trò và những vấn đề có tính quy luật trong phát triển của nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam, đặc biệt là ở giai đoạn khủng hoảng, tái cơ cấu ngành này hiện nay. Thứ hai, điểm khác biệt của luận án là làm rõ hiện trạng phát triển nguồn nhân lực đóng tàu giai đoạn trước và sau khủng hoảng tái cơ cấu ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay để chỉ ra những nhận thức mới và tìm ra giải pháp cụ thể góp phần giúp ngành này phát triển bền vững. Thứ ba, luận án xác định những căn cứ khoa học để luận giải và khái quát những vấn đề bất cập chủ yếu đang tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp căn bản góp phần phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp này, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp CNH, HĐH góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế biển và đảm bảo quốc phòng an ninh biển trong bối cảnh mới của Việt Nam. Tiểu kết chương 1 Quá trình nghiên cứu chuyên đề tổng quan các đề tài liên quan đến luận án phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chúng tôi nhận thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu những nội dung cơ bản về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện còn ít các nghiên cứu về quan điểm, chính sách, những khía cạnh chính trị - xã hội về phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Chúng tôi cho rằng đây là điểm cần được luận án quan tâm nghiên cứu và đi sâu phân tích. Vì vậy, chúng tôi cố gắng nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực và đưa ra những giải pháp cụ thể hơn, có thể áp dụng vào thực tiễn trong việc phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành đóng tàu Việt Nam. 9 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 2.1. Lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu 2.1.1. Về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu 2.1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực hiện nay là gồm tất cả nguồn lực của con người (gồm cả lực lượng đang lao động hay ở trạng thái dự trữ, tiềm năng) bao gồm tổng thể các phẩm chất (thể lực, trí lực, tâm lực) tạo nên năng lực có tính tổng hợp của các cá nhân, tập thể trong các hoạt động lao động sản xuất và dịch vụ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần và trực tiếp thúc đẩy quá trình CNH, HĐH. 2.1.1.2. Nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu Nguồn nhân lực ngành CNĐT là lực lượng lao động (hiện hữu và tiềm năng) được đào tạo, có trình độ học vấn và chuyên môn lành nghề, có kinh nghiệm và năng lực tiếp nhận, làm chủ, vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng, thành tựu khoa học và công nghệ vào trong quá trình đóng mới, sửa chữa các loại tàu thủy cùng những phương tiện, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp đường thủy, để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng. Họ là một bộ phận hợp thành nguồn nhân lực công nghiệp của quốc gia. Đặc điểm của nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu bao gồm: Thứ nhất, nguồn nhân lực CNĐT gắn liền với chiến lược biển, kinh tế biển của một quốc gia. Thứ hai, lao động của công nghiệp ngành đóng tàu có tính xã hội hoá cao. Thứ ba, nhân lực ngành đóng tàu phải được đào tạo chuyên môn hóa, chuyên biệt và liên kết về tri thức và kỹ năng. Thứ tư, nhóm nhân lực quản lý ngành đóng tàu phải có trình độ cao về năng lực quản trị nhân lực, quản trị tài chính, tiếp cận thị trường và liêm chính, công tâm. 2.1.2. Về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu 2.1.2.1. Quan niệm chung về phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động của chủ thể tham g
Luận văn liên quan