Trong thời đại kinh tế tri thức, năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế
quốc gia ngày càng phụ thuộc vào trình độ, chất lượng của nguồn nhân
lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động và sáng tạo dựa trên tri
thức khoa học và công nghệ hiện đại ngày càng nổi lên như một loại
nguồn lực hàng đầu, dẫn dắt, chi phối các nguồn lực khác, quyết định lợi
thế cạnh tranh của một quốc gia hay một tổ chức.
Trong điều kiện đó, sự phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, đặc
biệt là hệ thống giáo dục đại học đã được xác định là một công cụ quan
trọng hàng đầu để phát triển nhanh nguồn nhân lực đồng bộ về cơ cấu, số
lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế
- xã hội của một nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa và hội
nhập.
Nguồn nhân lực trong các trường đại học, trước hết là nguồn nhân lực
giảng viên lại là yếu tố then chốt, quyết định chất lượng đào tạo của các
trường đại học, đồng thời hoàn thành sứ mạng nâng cao dân trí và phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong gần 30 năm đổi mới và phát
triển, hiện nay nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực giảng viên -
một bộ phận chủ chốt của nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài
công lập đang bộc lộ rất nhiều khó khăn, yếu kém: giảng viên cơ hữu
thiếu về số lượng; cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp, cơ cấu độ tuổi,. còn
nhiều bất cập; chất lượng đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu
của giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập. Số lượng giảng viên thỉnh
giảng chiếm tỷ trọng rất lớn - hầu hết chiếm trên 50% đội ngũ giảng
viên.
Trước thực trạng đó, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển nguồn
nhân lực giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu hợp lý
đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới là nhiệm vụ vô cùng cần thiết đặt
ra cho hệ thống trường đại học ngoài công lập, trong đó có các trường đại
học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TRỌNG ĐẶNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62 34 04 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Tập thể hướng dẫn khoa học:
GS.TS. ĐỖ HOÀI NAM
PGS.TS. VŨ PHÁN
Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN KẾ TUẤN
Phản biện 2: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI
Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh
Xuân, Hà Nội
Vào hồi giờ, ngày .... tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
-Thư viện Học viện Khoa học xã hội
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Trọng Đặng (2016), "Phát triển nhân lực giảng
viên tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành
phố Hà Nội", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (Số 19/ 08/2016), tr.
51-52.
2. Nguyễn Trọng Đặng (2016), "Phát triển nguồn nhân lực
giảng viên cho đại học ngoài công lập tại Việt Nam", Tạp chí
Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, (Số 128/ 8-2016), tr. 23-28.
3. Nguyễn Trọng Đặng (2013), “Tình hình phát triển nguồn
nhân lực công nghệ - truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm gần đây”, Tạp chí
Giáo dục, (Số đặc biệt 7/2013), tr. 127-129.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại kinh tế tri thức, năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế
quốc gia ngày càng phụ thuộc vào trình độ, chất lượng của nguồn nhân
lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động và sáng tạo dựa trên tri
thức khoa học và công nghệ hiện đại ngày càng nổi lên như một loại
nguồn lực hàng đầu, dẫn dắt, chi phối các nguồn lực khác, quyết định lợi
thế cạnh tranh của một quốc gia hay một tổ chức.
Trong điều kiện đó, sự phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, đặc
biệt là hệ thống giáo dục đại học đã được xác định là một công cụ quan
trọng hàng đầu để phát triển nhanh nguồn nhân lực đồng bộ về cơ cấu, số
lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế
- xã hội của một nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa và hội
nhập.
Nguồn nhân lực trong các trường đại học, trước hết là nguồn nhân lực
giảng viên lại là yếu tố then chốt, quyết định chất lượng đào tạo của các
trường đại học, đồng thời hoàn thành sứ mạng nâng cao dân trí và phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong gần 30 năm đổi mới và phát
triển, hiện nay nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực giảng viên -
một bộ phận chủ chốt của nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài
công lập đang bộc lộ rất nhiều khó khăn, yếu kém: giảng viên cơ hữu
thiếu về số lượng; cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp, cơ cấu độ tuổi,... còn
nhiều bất cập; chất lượng đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu
của giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập. Số lượng giảng viên thỉnh
giảng chiếm tỷ trọng rất lớn - hầu hết chiếm trên 50% đội ngũ giảng
viên...
Trước thực trạng đó, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển nguồn
nhân lực giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu hợp lý
đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới là nhiệm vụ vô cùng cần thiết đặt
ra cho hệ thống trường đại học ngoài công lập, trong đó có các trường đại
học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trước thực trạng đó, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển nguồn
nhân lực giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu hợp lý
đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới là nhiệm vụ vô cùng cần thiết đặt
ra cho hệ thống trường đại học ngoài công lập, trong đó có các trường đại
học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân
lực nhưng phần lớn lại tập trung vào công tác phát triển nguồn nhân lực
2
tại các doanh nghiệp; công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên
trong các trường đại học công lập. Theo hiểu biết của tác giả thì chưa có
đề tài hoặc công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện và trực diện đến công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống
các trường đại học ngoài công lập cả nước nói chung và trên địa bàn Hà
Nội nói riêng.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực
trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà
Nội”, nhằm góp phần tìm ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực giảng
viên - một bộ phận chủ chốt của nguồn nhân lực trong các trường đại học
ngoài công lập đảm bảo: đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, phù hợp về
cơ cấu đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới, góp phần phát triển bền
vững hệ thống trường đại học ngoài công lập theo đúng chủ trương xã hội
hóa của Đảng và Nhà nước.
Lý do chọn Hà Nội làm địa bàn khảo sát, nghiên cứu vì tác giả đang
công tác tại một trường đại học ngoài công lập ở Hà Nội, am hiểu về các
trường đại học ngoài công lập ở Hà Nội hơn là ở các địa phương khác.
Việc mở rộng địa bàn nghiên cứu ra cả nước đòi hỏi thời gian và kinh phí
mà nghiên cứu sinh không có điều kiện thực hiện.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích chung: Trên cơ sở tập hợp có hệ thống những vấn đề lý
luận có liên quan và phân tích toàn diện, sâu sắc thực trạng công tác phát
triển nguồn nhân lực giảng viên của các trường đại học ngoài công lập
trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất một hệ thống đồng bộ các giải
pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.
- Mục đích cụ thể: Để thực hiện mục đích chung nêu trên luận án tập
trung trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra là:
(1) Nội dung phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại
học ngoài công lập đã được nghiên cứu như thế nào ở trong nước và ngoài
nước?
(2) Các tiếp cận và khung lý thuyết cho phát triển nguồn nhân lực
giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập như thế nào? Kinh
ngiệm quốc tế ra sao?
(3) Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các
trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào?
Nguồn nhân lực giảng viên đã đáp ứng yêu cầu hay chưa?
3
(4) Cần có các giải pháp chủ yếu nào để phát triển nguồn nhân lực
giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố
Hà Nội?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan và kinh nghiệm quốc tế về
phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công
lập để xây dựng khung lý thuyết phát triển nguồn nhân lực giảng viên
trong các trường đại học ngoài công lập.
- Sử dụng các phương pháp để phân tích, đánh giá thực trạng công tác
phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công
lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, phát hiện những hạn chế, yếu kém và phân
tích nguyên nhân.
- Đề xuất một hệ thống đồng bộ các giải pháp có căn cứ khoa học và
thực tiễn nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại
học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề phát triển nguồn nhân lực
trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài
công lập được hiểu là những người tham gia vào quá trình đào tạo và phục
vụ đào tạo, bao gồm: giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ cho
quá trình đào tạo. Luận án chỉ tập trung phân tích sâu thực trạng phát triển
nguồn nhân lực giảng viên (GV cơ hữu) - lực lượng chủ chốt của nguồn
nhân lực trong các trường đại học, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển
của các trường đại học ngoài công lập một cách bền vững.
- Phạm vi không gian: Lấy đối tượng khảo sát đại diện là 05 trường đại
học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội: Đại học dân lập
Phương Đông, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Thăng
Long, Đại học Đại Nam, Đại học Thành Đô để từ đó rút ra điểm chung
trong công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên của các trường đại học
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: các số liệu về công tác phát triển nguồn nhân lực
giảng viên được tập trung khảo sát từ năm học 2010-2011 đến năm học
2014-2015.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
4
Cách tiếp cận của luận án là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để
nhìn nhận, đánh giá nguồn nhân lực giảng viên, bộ phận nguồn nhân lực
quan trọng nhất hiện nay trong các trường đại học ngoài công lập trong
bối cảnh phát triển mới của đất nước, trên cơ sở một khung phân tích lý
thuyết và thực tiễn có căn cứ khoa học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp nghiên cứu của luận án: phương pháp thống kê, tổng
hợp, phương pháp so sánh, phân tích số liệu, phương pháp điều tra xã hội
học, phương pháp chuyên gia,
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển nguồn nhân lực nói chung, phát triển nguồn nhân lực giảng
viên trong trường đại học nói riêng, kết hợp đúc rút thực tiễn và kinh
nghiệm quốc tế, tác giả đã đi xây dựng khung lý thuyết phát triển nguồn
nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập.
- Thứ hai, luận án đã phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn
nhân lực giảng viên của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn
Thành phố Hà Nội, phát hiện những hạn chế, tồn tại và tìm ra những
nguyên nhân hạn chế cho công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên
mà các trường này đang gặp phải.
- Thứ ba, luận án đề xuất một hệ thống đồng bộ các giải pháp có căn
cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong
các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lý luận
- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển
nguồn nhân lực nói chung, phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong
trường đại học ngoài công lập nói riêng. Qua đó, góp phần tạo nền tảng lý
luận cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại
học ngoài công lập.
- Luận án đã tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân
lực giảng viên và rút ra bài học kinh nghiệm cho các trường đại học ngoài
công lập Việt Nam tham khảo trong phát triển nguồn nhân lực giảng viên.
6.2. Về thực tiễn
- Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra bức tranh
tổng thể phát triển nguồn nhân lực giảng viên của các trường đại học
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội; phát hiện những hạn chế,
tồn tại và phân tích nguyên nhân gây nên hạn chế cho công tác phát triển
5
nguồn nhân lực giảng viên mà các trường đại học ngoài công lập đang
gặp phải.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích trong
việc hoạch định và triển khai các chính sách phát triển nguồn nhân lực
giảng viên cho các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố
Hà Nội nói riêng và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói chung.
Đổng thời dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các nghiên cứu
sinh, học viên cao học, cử nhân học tập nghiên cứu chuyên ngành Quản lý
kinh tế.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án có kết cấu 4 chương gồm:
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án
- Chương 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân
lực trong các trường đại học ngoài công lập.
- Chương 3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các
trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Chương 4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các
trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực giảng viên trên thế giới
1.1.1. Các nghiên cứu về vốn nhân lực: điển hình là triết gia người
Scotland, Adam Smith (1723 - 1790) là Alfred Marshall (1920) đã định
nghĩa vốn nhân lực như là một tài sản của cá nhân bao gồm sức lực, năng
lực cá nhân và tài năng trực tiếp mang lại hiệu quả hoạt động cho tổ chức.
Các nghiên cứu về nguồn nhân lực (NNL): của tác giả Stanley
L.Falk (1966); Nghiên cứu của William R. Racey (1991) đã nên lên khái
niệm NNL.
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực: điển hình là
nghiên cứu của nhà xã hội học người Mỹ, Leonard Nadle. Nghiên cứu về
chiến lược quản trị NNL của tiến sĩ Chris Hendry (1995), tác giả chứng
minh: chiến lược quản trị NNL, trong đó chứa đựng chiến lược phát triển
NNL có liên quan chặt chẽ đến chiến lược phát triển của tổ chức, ...
6
1.1.3. Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực giảng viên
(NNLGV): cũng được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức, nhiều
nhà khoa học trên thế giới, như của UNESCO (1994) và của Daniel R.
Beerens (2003),... Các công trình khoa học này nêu lên nội dung của phát
triển NNLGV phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất
lượng để thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của
giáo dục đại học.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực giảng viên ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về nguồn nhân lực: Nghiên cứu về vai trò của
NNL với sự phát triển quốc gia của tác giả Nguyễn Văn Khánh (2010);
nghiên cứu về lý thuyết NNL của PGS.TS. Trần Kim Dung (2011), của
Th.S Vũ Thùy Dương và TS. Hoàng Văn Hải (2011).
1.2.2. Các nghiên cứu về phát triển NNL: Nghiên cứu về phát triển
NNL xã hội của GS. TS. Bùi Văn Nhơn (2006). Nghiên cứu về khái niệm
phát triển NNL của PGS.TS Trần Văn Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh
(2012). Đề cập đến vai trò của giáo dục đào tạo trong việc phát triển
NNL, có tác giả Lê Thị Ái Lâm (2003), nghiên cứu của PGS.TS, Trần
Khánh Đức (2010), nghiên cứu của GS.TS Chu Văn Cấp (2012) và một
số nghiên cứu khác. Các nghiên cứu đều cho rằng phát triển NNL có mối
quan hệ biện chứng với giáo dục đào tạo.
1.2.3. Các nghiên cứu về phát triển NNL giảng viên: Các công trình
của các tác giả: TS. Đỗ Minh Cương và PGS.TS Nguyễn Thị Doan (2001)
với “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” nghiên cứu
của PGS.TS Lê Đức Ngọc (2004) hay nghiên cứu của nhóm tác giả: Phạm
Trọng Quát và các cộng sự (2009). Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Đệ
(2010), Nguyễn Văn Lâm (2015)v.v... Các công trình nghiên cứu trên có
những đóng góp nhất định trong việc tìm ra những giải pháp nhằm phát
triển NNL và phát triển NNLGV trong các trường đại học nói riêng.
1.3. Các kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu và hướng nghiên
cứu của luận án
1.3.1. Những giá trị của các công trình nghiên cứu đã có sự thống
nhất mà luận án tham khảo và kế thừa: Các công trình nghiên cứu ở trên
đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn
đề như NNL, phát triển NNL, nhân tài, trí thức và phát triển NNL trong
các trường đại học và phát triển NNLGV. Các công trình nghiên cứu giúp
cho tác giả có thêm cơ sở khoa học, các căn cứ lý luận - thực tiễn để luận
giải và làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
1.3.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu: Vấn đề phát triển NNL
trong đó có NNLGV trong các trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL):
7
phát triển NNL trong các trường ĐHNCL trong giai đoạn hiện nay có gì
khác so với phát triển NNL trong các tổ chức nói chung và các trường
ĐHCL nói riêng? Những khó khăn mà các trường ĐHNCL đang gặp phải
trong giai đoạn hiện nay liên quan đến phát triển NNL là gì? Định hướng
nào cho việc phát triển bền vững của các trường ĐHNCL mà trong đó
việc phát triển NNLGV giữ vai trò rất cơ bản? Khoảng trống về mặt lý
luận, đặc biệt là về mặt thực tiễn này, cũng như tầm quan trọng của vấn đề
nghiên cứu trong bối cảnh mới đã đặt ra một cách cấp thiết và đó là nội
dung chính mà đề tài luận án tiếp tục nghiên cứu để góp phần làm sáng tỏ.
1.3.3. Hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án: Hệ thống hóa cơ sở
lý luận có liên quan đến phát triển NNLGV như: khái niệm NNL, NNL
trong trường đại học và NNLGV, phát triển NNL. Luận án cũng đi tìm
hiểu các kinh nghiệm quốc tế về phát triển NNLGV trong các trường đại
học để từ đó đi xây dựng khung lý thuyết về phát triển NNLGV trong các
trường ĐHNCL. Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phương
pháp so sánh, phân tích số liệu, phương pháp điều tra xã hội học, phương
pháp chuyên gia, để phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển
NNLGV trong các trường ĐHNCL trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới
các góc độ: quản lý sự phát triển và thực hiện nội dung phát triển
NNLGV, từ đó phát hiện những hạn chế, yếu kém và phân tích nguyên
nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở phát hiện những hạn chế, yếu kém
và phân tích nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác phát triển
NNLGV của các trường ĐHNCL trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết hợp
tìm hiểu định hướng phát triển NNLGV của các trường đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 luận án sẽ tập trung vào đề xuất một hệ thống
đồng bộ các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển
NNLGV trong các trường ĐHNCL trên địa bàn thành phố Hà Nội đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOÀI CÔNG LẬP
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Có rất nhiều khái niệm của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến
khái niệm NNL. Xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái
niệm khác nhau về NNL, những khái niệm trên cho thấy nguồn lực con
8
người có thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về:
quy mô của lực lượng lao động; cơ cấu của lực lượng lao động, chất
lượng NNL.
Trong luận án này khái niệm NNL được hiểu là: Nguồn nhân lực là
tổng thể số lượng, chất lượng con người và cơ cấu với các tiêu chí về thế
lực, trí lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm
vụ phát triển của tổ chức ở từng giai đoạn cụ thể.
2.1.2. Khái niệm vốn nhân lực
Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith (1723 - 1790) là người đầu tiên
đưa khái niệm về vốn nhân lực, tiếp sau ông còn nhiều tác giả nghiên cứu
về vốn nhân lực như: tác giả Alfred Marshall hay nhà kinh tế học nổi
tiếng Gary Stanley Becker. Vốn nhân lực (Human Capital) là tổng hợp
các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp và những khả năng có
thể khai thác của người lao động. Chính vì vậy, vốn nhân lực là cốt lõi
của nguồn nhân lực.
2.1.3. Nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập
Nguồn nhân lực trong các trường đại học nói chung và ĐHNCL nói
riêng được hiểu là những người tham gia vào quá trình đào tạo và phục vụ
đào tạo bao gồm: đội ngũ GV, cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ những
người phục vụ cho quá trình đào tạo cùng tất cả những kiến thức chuyên
môn, những kỹ năng, năng lực, phẩm chất đạo đức và sức khoẻ của họ.
NNLGV trong trường đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng tạo nên
uy tín, hình ảnh của nhà trường. Chất lượng đào tạo của một trường đại
học trước hết phụ thuộc vào NNLGV - “cỗ máy cái”, NNL chủ chốt của
nhà trường.
2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực
Có nhiều các nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đề cập
đến khái niệm phát triển NN