Tóm tắt Luận án Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội

Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, cung cấp trực tiếp lương thực, thực phẩm cho người dân; cung cấp, sử dụng một số yếu tố đầu vào - đầu ra cho ngành công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, “nông nghiệp đô thị” (Urban argiculture) được sản xuất dựa trên không gian trong và ngoại thành, có sự kết nối chặt chẽ với hệ thống kinh tế - xã hội và sinh thái đô thị. Những năm qua, mặc dù giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội (khoảng 4 - 4,5%), nhưng góp phần đáng kể vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng của Thủ đô. Sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt nhiều tiến bộ, như: đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh; dồn điền đổi thửa được coi là khâu đột phá, đạt kết quả nổi bật; bước đầu đã hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh tập trung, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng bền vững vẫn chưa thực sự phù hợp, bên cạnh đó, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội còn nhiều hạn chế như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh; quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thấp, sản xuất thiếu bền vững; chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, chưa vững chắc; công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, hiệu quả chưa cao; người dân không thể dựa vào đồng ruộng để nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống Do vậy, làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan, thật sự cần thiết nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội và môi trường của Thủ đô phát triển trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, “Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ - chuyên ngành Kinh tế phát triển.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ : 62 31 01 05 HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thị Khanh Phản biện 1:......................................................... ........................................................ Phản biện 2:......................................................... ........................................................ Phản biện 3:......................................................... ........................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, cung cấp trực tiếp lương thực, thực phẩm cho người dân; cung cấp, sử dụng một số yếu tố đầu vào - đầu ra cho ngành công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, “nông nghiệp đô thị” (Urban argiculture) được sản xuất dựa trên không gian trong và ngoại thành, có sự kết nối chặt chẽ với hệ thống kinh tế - xã hội và sinh thái đô thị. Những năm qua, mặc dù giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội (khoảng 4 - 4,5%), nhưng góp phần đáng kể vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng của Thủ đô. Sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt nhiều tiến bộ, như: đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh; dồn điền đổi thửa được coi là khâu đột phá, đạt kết quả nổi bật; bước đầu đã hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh tập trung, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng bền vững vẫn chưa thực sự phù hợp, bên cạnh đó, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội còn nhiều hạn chế như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh; quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thấp, sản xuất thiếu bền vững; chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, chưa vững chắc; công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, hiệu quả chưa cao; người dân không thể dựa vào đồng ruộng để nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống Do vậy, làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan, thật sự cần thiết nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội và môi trường của Thủ đô phát triển trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, “Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ - chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận phát triển nông nghiệp ngoại thành và làm rõ thực trạng trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, luận án đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp Thủ đô trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) Nghiên cứu tình hình trong, ngoài nước về phát triển nông nghiệp ngoại thành, tìm ra khoảng trống lý luận và thực tiễn để tiếp tục làm rõ; (ii) Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, chỉ tiêu và phương thức đo lường sự phát triển nông nghiệp ngoại thành; (iii) Nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp ngoại thành; (iv) Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển nông nghiệp ngoại thành; rút ra bài học đối với phát triển nông nghiệp Hà Nội; (v) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế; khó khăn và nguyên nhân cản trở sự phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội; (vi) Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, tập trung ở các lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, trong đó tập trung vào các nội dung: (1) Sự tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành; (2) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững; (3) Nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp ngoại thành. Trên cơ sở đó, xác định những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành trong thời gian tới. - Về không gian: Luận án khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp ở 17 huyện ngoại thành Hà Nội, trong đó nghiên cứu một số huyện ngoại thành đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái (vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đất bãi ven sông) và mức độ chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa. Đặc biệt, dựa theo khảo sát, điều tra của tác giả và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, luận án tập trung nghiên cứu các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Phúc Thọ, Ba Vì, Ứng Hòa và Phú Xuyên. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008 - 2016 và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng. Đồng thời, luận án cũng dựa vào một số lý thuyết của kinh tế học, kinh tế thị trường hiện đại (quan hệ cung - cầu, vai trò của nhà nước; chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế); lý thuyết của chuyên ngành kinh tế phát triển để nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ngoại thành. Luận án kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học liên quan, đã được công bố của một số tác giả về phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng; kinh nghiệm của quốc tế và trong nước; đồng thời trực tiếp điều tra, khảo sát thực tế để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đã đề ra. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó cơ bản sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống hóa: phương pháp này được sử dụng ở phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phát triển nông nghiệp ngoại thành (Chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (Chương 2) để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện vấn đề; đồng thời xác định rõ nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp các huyện ngoại thành Hà Nội (Chương 3). 3 - Phương pháp thống kê và so sánh được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng ở Chương 3. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch được sử dụng để làm rõ một số vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp ngoại thành. - Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng dựa trên những khảo sát, điều tra của tác giả và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội. Trong phiếu điều tra của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội có 03 đối tượng, gồm: Mẫu 01: Hộ gia đình, cá nhân; Mẫu 02: Doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại; Mẫu 03: Cán bộ quản lý cấp sở, ngành, huyện, thị xã và cấp xã, tại 06 huyện được chọn điều tra, khảo sát thực tế, cũng như tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Các phiếu điều tra thu được, sau khi kiểm tra làm sạch, loại bỏ những phiếu không phù hợp. Tổng hợp số liệu và xử lý phiếu điều tra bằng phần mềm tin học chuyên dùng SPSS. Luận án sử dụng một phần kết quả thu được để tham khảo thêm về thực trạng, cũng như làm một phần cơ sở đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành. Trong khảo sát, điều tra và phỏng vấn chuyên sâu của tác giả, ở các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh và Phú Xuyên, với 01 mẫu phiếu điều tra (đối tượng là hộ gia đình, cá nhân) được lựa chọn để làm mẫu đối chiếu, khẳng định thêm kết quả của hướng nghiên cứu. Tác giả đã điều tra 250 hộ gia đình, cá nhân, tuy nhiên trong quá trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu không được sử dụng do không đưa ra phương án trả lời đầy đủ. Do vậy, các phiếu điều tra không được làm sạch trước khi thu hồi, nên tác giả không sử dụng mô hình SPSS, mà sử dụng phương pháp thống kê, phân tích để xử lý số liệu. Tuy vậy, tác giả cho rằng, với pham vi và đối tượng điều tra phù hợp với hướng nghiên cứu, các số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và có độ tin cậy cho việc đối chiếu, làm rõ hơn kết quả nghiên cứu, góp phần phản ánh thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. - Sử dụng ma trận SWOT được sử dụng phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội đối với phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội để làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành thời gian tới. 5. Đóng góp của luận án Luận án là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn, dựa trên việc hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp ngoại thành để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sau giai đoạn nghiên cứu 2008 - 2016, tầm nhìn đến năm 2050. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiến của luận án - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng rõ thêm lý luận về nông nghiệp ngoại thành và phát triển nông nghiệp ngoại thành. - Về thực tiễn: Những kết quả của luận án góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. Đồng thời, luận án là nguồn tư liệu tham khảo tốt cho công tác công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo kinh tế. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về vai trò phát triển nông nghiệp ngoại thành Nghiên cứu vấn đề này có các tác giả: J.H.Von Thunen (1826) trong “The Isolated State with Respect to Agriculture and Political Economy” (Nông nghiệp và kinh tế chính trị trong nhà nước cô lập); tác giả Nugent (2000) với “The Impact of Urban Agriculture on the Household and Local Economies” (Ảnh hưởng của nông nghiệp đô thị đối với các hộ gia đình và các nền kinh tế địa phương); FAO (2007) trong nghiên cứu “Profitability and sustainability of urban and peri-urban agriculture” (Lợi nhuận và tính bền vững của nông nghiệp đô thị và ven đô); tác giả Phạm Sỹ Liêm (2009) trong “Nông nghiệp đô thị trong quy hoạch thành phố Hà Nội”; tác giả Nguyễn Văn Toàn (2010) trong “Sử dụng tài nguyên đất Hà Nội theo hướng bền vững”; tác giả Nguyễn Đăng Nghĩa và Mai Thành Phụng (2011) trong “Nông nghiệp đô thị và ven đô thị”; tác giả Hồ Cao Việt (2013) trong “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long”; Quỹ GSRD, Quỹ châu Á và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016) với tài liệu “Phát triển nông nghiệp ven đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”; các công trình: “Urban Agriculture: Food, Jobs and Sustainable Cities” (Nông nghiệp đô thị: lương thực, việc làm và các đô thị bền vững) của các tác giả Smith J., Ratta A., Nase J. (1996); “Urban agriculture: definition, presence, potentials and risks” (Nông nghiệp đô thị: định nghĩa, sự hiện diện, tiềm năng và rủi ro) của tác giả Mougeot J.A. (1999); “The Special Programme for Food Security: Urban and Periurban Agriculture” (Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực: nông nghiệp đô thị và ven đô) của FAO (2001) Các công trình làm rõ vai trò của nông nghiệp ngoại thành đối với các thành phố; tạo thêm việc làm cho lao động gia đình; bảo đảm an ninh sinh kế cũng như an ninh tài sản đất; cải thiện mức sống của người thành thị 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hình thức phát triển nông nghiệp ngoại thành Nghiên cứu vấn đề này có các tác giả: J.H.Von Thunen (1826); các tác giả như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973) trong những nghiên cứu của mình đã cho thấy, một điểm chung của nông nghiệp ngoại thành (hay nông nghiệp đô thị) thường phát triển thành các vành đai xanh bao quanh các thành phố. Tác giả Hồ Cao Việt (2013; tác giả Trần Quốc Việt (2014) trong “Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích từ góc độ địa lí kinh tế và sinh thái” cũng đã xác định, cơ sở để hình thành vành đai nông nghiệp của các thành phố, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. 5 Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng đô thị - sinh thái của tác giả Phạm Văn Khôi (2004) trong nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái”; tác giả Lê Quý Đôn (2005) với đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010”; tác giả Vũ Xuân Đề (2006) trong nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh”; tác giả Lê Văn Thơ (2012) trong luận án “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên theo hướng đô thị sinh thái”; các đề tài “Nghiên cứu luận cứ phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng” do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007) tiến hành nghiên cứu; đề tài “Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở kết hợp công nghệ cao và phù hợp sinh thái” tác giả Đinh Sơn Hùng (2003) 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về sự tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp ngoại thành Tác giả Ramankutty N., Foley J., Olejniczak N. (2000) trong “People on the land: Changes in global population and croplands during the 20th century” (Mọi người trên đất: Những thay đổi về dân số toàn cầu và đất canh tác trong thế kỷ 20); tác giả Rigg, Jonathan (2005) trong nghiên cứu “Poverty and livelihoods after full- time farming: a Southeast Asian view” (Nghèo đói và sinh kế sau khi canh tác toàn thời gian: một quan điểm Đông Nam Á); tác giả Michael Spence, Patricia Clarke, Annez và Robert M. Buckley (2010) với nghiên cứu “Đô thị hóa và tăng trưởng”; tác giả Nguyễn Tiệp (2005) trong nghiên cứu “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội”; tác giả Phạm Sỹ Liêm (2009); tác giả Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2010) với công trình “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa”; tác giả Nguyễn Thị Hải Vân (2013) trong cuốn sách “Đô thị hóa và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội”; tác giả Trần Thị Minh Phương (2015) với luận án “Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa” đã làm rõ ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn tới việc thu hồi đất từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: nhà ở, khu công nghiệp sẽ ảnh hưởng tới việc làm và đời sống cư dân ngoại thành. 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ngoại thành Tác giả Mark Redwood (2012) trong cuốn “Agriculture in urban planning: Generating livelihoods and food security” (Nông nghiệp trong quy hoạch đô thị: tạo sinh kế và an ninh lương thực); tác giả David Mason (2006) với công trình “Urban Agriculture” (Nông nghiệp đô thị); tác giả Lê Quốc Doanh (2004) với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn ven đô thành phố Hà Nội”; tác giả Trần Hồi Sinh (2006) với nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 quá trình đô thị hoá - thực trạng và giải pháp”; tác giả Trần Thị Hồng Việt (2006) với luận án “Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái”; Quỹ GSRD, Quỹ châu Á và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016); tác giả Hoàng Thị Ngọc Ánh (2016) trong “Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng”... đã làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp ở các thành phố trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển như Zimbabue, Ghana, Peru, Congo, Singapore; ở Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Trong đó, làm rõ những đóng góp của nông nghiệp vào vấn đề an ninh lương thực, sinh kế và sức khỏe người lao động. Đồng thời, xác định rõ, chính sách, vốn là điều kiện phát triển nông nghiệp ngoại thành. 1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Đánh giá chung Từ quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu về nông nghiệp đô thị nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng, cho thấy, có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này từ các góc độ, khía cạnh khác nhau: i) Một số nghiên cứu đã bước đầu làm rõ vai trò của nông nghiệp đô thị hay nông nghiệp ngoại thành trong việc cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, điều hòa môi trường sống; đồng thời chỉ ra những ưu thế cạnh tranh của nông nghiệp ngoại thành; ii) Một số nghiên cứu nêu bật các vành đai xanh là một đặc điểm của nông nghiệp ngoại thành; đồng thời thể hiện sự nhận định, đánh giá sát đáng về quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành; iii) Một số công trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ngoại thành ở một số thành phố trong và ngoài nước, trong đó tập trung vào vấn đề nông nghiệp đô thị - sinh thái, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động Mặc dù vậy, chưa có kết quả nghiên cứu nào đề cập có hệ thống về lý luận và thực tiễn trên địa bàn chịu nhiều tác động như ngoại thành Hà Nội. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu kết quả của những công trình nghiên cứu trên, với “khoảng trống” đã chỉ ra, đề tài luận án sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Về mặt lý luận: Luận án làm rõ cơ sở khoa học phát triển nông nghiệp ngoại thành, trong đó tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: i) Làm sáng rõ bản chất của phát triển nông nghiệp ngoại thành; ii) Phân tích đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành; iii) Chỉ ra và phân tích làm sáng rõ nội dung, chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành; iv) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ngoại thành. - Về mặt thực tiễn: Luận án đi sâu phân tích, đánh giá một số nội dung từ thực tiễn phát triển nông nghiệp ngoại thành như: i) Phân tích, đánh giá kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển nông nghiệp ngoại thành; rút ra những bài học cho phát triển nông nghiệp 7 ngoại thành Hà Nội; ii) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà
Luận văn liên quan