Tóm tắt Luận án Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định

Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Ngoài cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác. Đối với các nước đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) như Việt Nam, nông nghiệp còn góp phần quan trọng vào tạo việc làm, thu nhập cho đại bộ phận dân cư và xóa đói giảm nghèo. Nông nghiệp thực hành tốt góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường (BVMT) và sự đa dạng sinh học. Nam Định là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (NTTS) và trồng rừng ngập mặn. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém như chất lượng tăng trưởng nông nghiệp thấp; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra một cách chậm chạp; thu nhập và đời sống của người SXNN thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) gia tăng. Đặc biệt, SXNN của Tỉnh ngày càng chịu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Những bất cập đó khiến cho một bộ phận nông dân không thiết tha với đồng ruộng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng tăng. Vì vậy, cần phải tìm ra cách thức sản xuất mới để ngành nông nghiệp của Tỉnh khai thác được tiềm năng, lợi thế phát triển hiệu quả và bền vững. Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và phải có những phân tích đánh giá thực trạng, từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp để ngành nông nghiệp của Tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định” làm luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế phát triển vừa có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MIỀN PH¸T TRIÓN N¤NG NGHIÖP THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë TØNH NAM §ÞNH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mà SỐ : 62 31 01 05 HÀ NỘI – 2017 Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thơm Phản biện 1: ......................................................... ........................................................ Phản biện 2: ......................................................... ........................................................ Phản biện 3: ......................................................... ........................................................ Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Quốc gia và Thƣ viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Miền (2014), “Phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7), tr.62-65. 2. Nguyễn Thị Miền (2014), “Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (12), tr.26-32. 3. Nguyễn Thị Miền (2015), “Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu”, Thư ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Miền (2015), “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở Nam Định - một số rào cản và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (16), tr.47-50. 5. Nguyễn Thị Miền (2015), “Biến đổi khí hậu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để thích ứng ở tỉnh Nam Định”, Hội thảo đề tài khoa học cấp nhà nước, MS: BĐKH-56, Hà Nội, tr.102-111. 6. Nguyễn Thị Miền (2016), “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển cây công nghiệp chủ lực ở Tây Nguyên”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr.66-69. 7. Nguyễn Thị Miền (2016), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (18), tr.50-52. 8. Nguyễn Thị Miền (2016), “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản chủ lực khi Việt Nam là thành viên AEC”, Hội thảo khoa học cấp bộ: Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội, thách thức và giải pháp, Nxb Lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.344-362. 9. Nguyễn Thị Miền (2017), “Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Nam Định”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (21), tr.51-55. 10. Nguyễn Thị Miền (2017), “Chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh đồng bằng ven biển”, Tạp chí Lý luận chính trị (5), tr.73-78. 11. Nguyễn Thị Miền (2017), “ Tăng trưởng nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu ở tỉnh Nam Định”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (23), tr.26-32. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Ngoài cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác. Đối với các nước đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) như Việt Nam, nông nghiệp còn góp phần quan trọng vào tạo việc làm, thu nhập cho đại bộ phận dân cư và xóa đói giảm nghèo. Nông nghiệp thực hành tốt góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường (BVMT) và sự đa dạng sinh học. Nam Định là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (NTTS) và trồng rừng ngập mặn. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém như chất lượng tăng trưởng nông nghiệp thấp; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra một cách chậm chạp; thu nhập và đời sống của người SXNN thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) gia tăng. Đặc biệt, SXNN của Tỉnh ngày càng chịu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Những bất cập đó khiến cho một bộ phận nông dân không thiết tha với đồng ruộng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng tăng. Vì vậy, cần phải tìm ra cách thức sản xuất mới để ngành nông nghiệp của Tỉnh khai thác được tiềm năng, lợi thế phát triển hiệu quả và bền vững. Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và phải có những phân tích đánh giá thực trạng, từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp để ngành nông nghiệp của Tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định” làm luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế phát triển vừa có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp (PTNN) theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2016 và đề xuất giải pháp thúc đẩy PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) Xây dựng cơ sở lý luận về PTNN theo hướng bền vững ở địa bàn cấp tỉnh; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm về PTNN theo hướng bền vững ở một số địa phương có điều kiện tương đồng để rút ra bài học cho tỉnh Nam Định; (iii) Phân tích, đánh giá thực trạng PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2016 trên cơ sở lý luận về PTNN theo hướng bền vững ở địa bàn cấp tỉnh đã được xây dựng; (iv) Đề xuất phương hướng và giải pháp PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định đến năm 2030. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là PTNN tỉnh Nam Định dưới góc nhìn bền vững. Đề tài luận án chỉ tập trung nghiên cứu phát triển ngành nông nghiệp dựa trên cơ sở lý luận về PTBV, không đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến PTNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài luận án nghiên cứu ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm nông, lâm, thủy sản, không nghiên cứu diêm nghiệp do Nam Định chưa có số liệu thống kê về nghề muối. - Về không gian: Đề tài luận án nghiên cứu PTNN theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nam Định. - Về thời gian: Đề tài luận án nghiên cứu thực trạng PTNN theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2016, đề xuất giải pháp phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận về PTBV đã được Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Ngoài ra, luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về PTBV nói chung, PTNN theo hướng bền vững nói riêng; chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, PTNN của tỉnh Nam Định. Đồng thời, luận án kế thừa những lý thuyết kinh tế hiện đại như PTNN trong điều kiện BĐKH, hội nhập quốc tế, chuỗi giá trị và giá trị gia tăng, quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ v.v.. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác - Lênin để nghiên cứu. Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh Đồng thời để có thêm các thông tin liên quan đến PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định, NCS sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin bằng bảng hỏi. - Nguồn tài liệu nghiên cứu + Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; tài liệu của các cơ quan quản lý tỉnh Nam Định, Cục Thống kê Nam Định, Tổng cục Thống kê. 3 + Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra theo bộ câu hỏi soạn thảo sẵn dành cho 50 cán bộ cấp Sở, phòng, xã của Tỉnh; 436 hộ nông dân trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, NTTS ở các xã thuộc 5 huyện trong Tỉnh. 5. Đóng góp mới của luận án - Đưa ra cơ sở lý luận về PTNN theo hướng bền vững ở địa bàn cấp tỉnh, bao gồm: khái niệm, nội dung, chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến PTNN theo hướng bền vững ở địa bàn này; - Đánh giá đúng, khách quan, khoa học thực trạng PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 – 2016, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó; - Đưa ra quan điểm và đề xuất có căn cứ khoa học các định hướng, giải pháp nhằm PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương và 11 tiết. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Để có cái nhìn toàn diện về các công trình nghiên các trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, đồng thời phát hiện ra những khoảng trống mà các nghiên cứu đó còn bỏ ngỏ, nghiên cứu sinh đã chia các công trình nghiên cứu này thành hai nhóm: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về khái niệm, nội dung và chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Trong từng giai đoạn, trước yêu cầu thực tiễn phát triển của ngành nông nghiệp đặt ra, các quan niệm về PTNN theo hướng bền vững có sự khác nhau nhất định, song về cơ bản đã nhấn mạnh đến giải quyết hợp lý, chặt chẽ, hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp với BVMT và cải thiện cuộc sống con người. Một số công trình nghiên cứu đã đưa ra nội dung và các chỉ tiêu đánh giá PTNN theo hướng bền vững. Mặc dù còn một vài khác biệt, nhưng các nghiên cứu này đều từ nội dung PTNN theo hướng bền vững để đưa ra chỉ tiêu đánh giá. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống chính sách, các nguồn lực đầu vào như: khoa học công nghệ (KHCN), vốn đầu tư, lao động, hội nhập kinh tế quốc tế, BĐKH có ảnh hưởng đến PTNN theo hướng bền vững. 4 1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp trong phát triển bền vững Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều nước trên thế giới. Trong điều kiện đẩy nhanh CNH,HĐH, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập và BĐKH, vai trò của nông nghiệp không hề bị mất đi mà ngược lại càng được coi trọng. Chẳng hạn, trong các chu kỳ khủng hoảng kinh tế, tài chính, nông nghiệp ít bị tác động nên nông nghiệp tăng trưởng cao sẽ giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng dễ dàng và tạo điều kiện phục hồi kinh tế nhanh hơn; Tăng trưởng nông nghiệp cao giúp giảm nghèo; PTNN còn làm chậm quá trình BĐKH toàn cầu 1.1.2. Những công trình nghiên cứu thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Ở hướng nghiên cứu này, từ thực tiễn PTNN bền vững trên thế giới và của Việt Nam, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra, PTNN theo hướng bền vững cần phải PTNN hữu cơ, tiết kiệm các nguồn lực đầu vào (lao động, đất đai, vốn), thực hiện chính sách “ưu đãi nông dân”, áp dụng cơ giới hóa, nông nghiệp sinh thái 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Ở hướng này, các công trình trên cơ sở nghiên cứu thực trạng PTNN trong các bối cảnh, điều kiện khác đã đưa ra hệ thống giải pháp như: quy hoạch nông nghiệp theo hướng thị trường mở; phát triển nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, đào tạo, đời sống vật chất...; tăng đầu tư công và thu hút mạnh hơn đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ; tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; đẩy mạnh liên kết nông dân doanh nghiệp; nâng cao trình độ nông dân; Một số có công trình đã chỉ ra, không thể có một khuôn mẫu chung về PTNN bền vững cho các vùng khác nhau, các trang trại khác nhau mà phụ thuộc điều kiện cụ thể về tự nhiên, đất đai và con người 1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở một số địa phương và tỉnh Nam Định - Các nghiên cứu về PTNN theo hướng bền vững ở một số địa phương. Ở hướng nghiên cứu này, trên cơ sở lý luận chung về PTNN theo hướng bền vững, dựa trên các điều kiện cụ thể của địa phương, của ngành hàng các tác giả đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá PTNN, phát triển ngành hàng theo hướng bền vững, đồng thời, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến PTNN địa phương, phát triển ngành hàng theo hướng bền vững, từ đó đưa ra giải pháp nhằm PTNN địa phương hoặc ngành hàng theo hướng bền vững. - Các nghiên cứu liên quan đến PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định. Cho đến nay, ở hướng nghiên cứu này chưa có công trình khoa học nào 5 đề cập trực tiếp đến PTNN theo hướng bền vững của Nam Định, mà gần đây mới chỉ có một số bài nghiên cứu về một vài nhân tố ảnh hưởng đến PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh như: sử dụng đất đai để thích ứng với BĐKH; thích ứng với biến đổi khí hậu trong SXNN; phát triển mô hình canh tác lúa giảm phát thải. 1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Đánh giá chung Ở nội dung này, nghiên cứu sinh đã chỉ ra các kết quả đã đạt của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố trên. Đồng thời, chỉ ra “khoảng trống” về PTNN theo hướng bền vững tiếp cận dưới góc độ Kinh tế phát triển: - Về mặt lý luận: + Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về PTNN theo hướng bền vững ở một địa bàn cấp tỉnh; + Chưa có công trình nào xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá PTNN theo hướng bền vững trên cả 2 góc độ: nội dung của PTNN theo hướng bền vững và đặc thù về điều kiện tự nhiên của địa phương (tỉnh). - Về mặt thực tiễn: Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng và đưa ra định hướng cũng như các giải pháp để PTNN theo hướng bền vững của Nam Định đến năm 2030. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ Kinh tế. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu kết quả của những công trình nghiên cứu trên, lấp đầy những “khoảng trống” đã chỉ ra, đề tài luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau: - Về mặt lý luận: Luận án xây dựng cơ sở lý luận về PTNN theo hướng bền vững ở địa bàn cấp tỉnh. Cụ thể, luận án sẽ làm rõ: (i) Khái niệm, nội dung và chỉ tiêu đánh giá PTNN theo hướng bền vững ở địa bàn cấp tỉnh; (ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến PTNN theo hướng bền vững ở địa bàn cấp tỉnh. - Về thực tiễn: (i) Luận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm PTNN theo hướng bền vững ở ba địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Nam Định để từ đó rút ra bài học cho PTNN theo hướng bền vững của tỉnh. (ii) Luận án sẽ phân tích, đánh giá thực trạng PTNN tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trên cơ sở lý luận đã xây dựng ở chương 2. (iii) Luận án sẽ đưa ra dự báo xu hướng tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ, SXNN trong và ngoài nước, chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với PTNN tỉnh Nam Định theo hướng bền vững đến năm 2030. (iv) Luận án đưa ra quan điểm, định hướng và giải pháp để PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định đến năm 2030. 6 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 2.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 2.1.1. Khái niệm nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp: Luận án thống nhất với khái niệm: “Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản”. Trong luận án, nông ngiệp được hiểu theo nghĩa rộng, gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 2.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Ngoài đặc điểm cơ bản của SXNN như: (i) phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đối tượng của SXNN là cơ thể sống; (ii) mang tính thời vụ, sản phẩm nông nghiệp mang tính tươi sống và không đồng nhất; (iii) chủ thể chính trong SXNN là hộ nông dân và gắn liền với nông thôn; (iv) có giá trị gia tăng thấp nên rất khó khăn trong huy động các nguồn lực để phát triển, trong bối cảnh BĐKH, hội nhập kinh tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, SXNN còn có những đặc điểm cần chú ý:(1) Các nguồn lực đầu vào của SXNN ngày càng trở nên khan hiếm; (2) Sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro ngày càng cao; (3) Công nghệ SXNN thay đổi theo hướng hiện đại; (4) Chi phí để SXNN ngày càng tăng. 2.1.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững Trên cơ sở kế thừa những nhân tố hợp lý trong các quan niệm về PTNN bền vững được trình bày trong phần tổng quan (1.1.1.1), theo góc độ kinh tế phát triển, tác giả luận án cho rằng: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là sự phát triển kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển. 2.1.3. Nội dung của phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững 2.1.3.1. Tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững Tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững thể hiện ở: - Nâng cao chất lượng tăng trưởng nông nghiệp Chất lượng tăng trưởng nông nghiệp phản ánh bản chất bên trong của quá trình tăng trưởng nông nghiệp. Chất lượng tăng trưởng nông nghiệp được thể hiện trên ba mặt: động thái, cấu trúc và hiệu quả của tăng trưởng nông nghiệp. 7 - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hợp lý, tiến bộ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hợp lý, tiến bộ được thể hiện ở: (i) Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, nội bộ từng ngành nông, lâm, thủy sản theo hướng phát huy được lợi thế, phù hợp yêu cầu thị trường và thích ứng với BĐKH; (ii) Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.3.2. Tăng trưởng nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp Các vấn đề xã hội nảy sinh trong SXNN gồm thiếu việc làm, việc làm có thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống người nông dân; đói nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập. PTNN theo hướng bền vững về xã hội nghĩa là tăng trưởng nông nghiệp phải gắn với giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra trong quá trình PTNN. Theo đó, nội dung của trụ cột hai trong PTNN theo hướng bền vững gồm có: (i) Tăng trưởng nông nghiệp gắn với tạo việc làm bền vững; (ii) Tăng trưởng nông nghiệp thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo cho nông dân; (iii) Tăng trưởng nông nghiệp gắn với nâng cao thu nhập cho nông dân 2.1.3.3. Tăng trưởng nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu Trong điều kiện BĐKH, để PTNN theo hướng bền vững thì trong quá trình phát triển, tăng trưởng nông nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với BĐKH. Điều này có nghĩa, tăng trưởng nông nghiệp phải gắn với sử dụng tiết kiệm, có hiệu tài nguyên
Luận văn liên quan