Tóm tắt Luận án Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Được sở hữu đường bờ biển dài 3260 km Việt Nam là đất nước đầy tiềm năng để phát triển thủy sản. Hơn 10 năm qua ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã phát triển một cách vượt bậc (Sản lượng NTTS tăng bình quân 13,5%/năm giai đoạn 2011-2015, chiếm 53,6% giá trị sản lượng toàn ngành thủy sản) (Tổng cục Thống kê, 2016), có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Để phát huy lợi thế của NTTS, tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam được cụ thể hóa trong Luật Thủy sản năm 2003 là lấy “nuôi bù đánh” nhằm đưa ngành NTTS của vùng tiến nhanh, mạnh và ổn định trong tiến trình toàn cầu hóa, góp phần thực hiện chiến lược “tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013). Là tỉnh có bờ biển dài 102 km, Thanh Hóa đã xác định phát triển ngành thủy sản, đặc biệt NTTS, là hướng đi chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa gồm 5 huyện là Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc và thị xã Sầm Sơn. Đây là các huyện có ngành thủy sản phát triển nhất của tỉnh theo cả 2 hướng khai thác hải sản và NTTS. Do khối lượng khai thác hải sản của vùng, cũng như toàn tỉnh đã đạt 90% khả năng khai thác cho phép và vùng tuyến bờ đã vượt mức khai thác hiệu quả bền vững nên NTTS ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển (Đoàn Quy hoạch Thủy sản Thanh Hóa, 2008). Diện tích NTTS của các huyện này năm 2015 là 7639 ha chiếm 47,15% diện tích NTTS của toàn tỉnh, sản lượng đạt 36.000 tấn chiếm 24,25% sản lượng toàn ngành và giá trị NTTS/1ha cao gấp 1,86 lần so với 1 ha đất trồng trọt (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2016). Các chủng loại thủy sản được nuôi khá phong phú, đa dạng như tôm thẻ, tôm sú, cá, ngao với nhiều phương thức và loại hình tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, phát triển NTTS của vùng đang đối mặt các khó khăn, thách thức, phân tán, chưa có quy hoạch, ít đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nuôi chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến (67,2% diện tích), năng suất còn thấp, NTTS phát triển tự phát, mang tính “phong trào” và “quá nóng” tại 1 thời điểm chẳng hạn năm 2011 ở Nghi Sơn, Tĩnh Gia số ô lồng nuôi cá tăng gần gấp 3 lần năm 2010; Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng đủ yêu cầu thị trường; Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ, tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẠM THỊ NGỌC PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 62.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA 2. GS.TS. TÔ DŨNG TIẾN Phản biện 1: GS.TSKH. Lê Du Phong Hội cựu Giáo chức Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Quyền Đình Hà Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đình Long Viện Nghiên cứu và Đào tạo môi trường quản lý Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Được sở hữu đường bờ biển dài 3260 km Việt Nam là đất nước đầy tiềm năng để phát triển thủy sản. Hơn 10 năm qua ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã phát triển một cách vượt bậc (Sản lượng NTTS tăng bình quân 13,5%/năm giai đoạn 2011-2015, chiếm 53,6% giá trị sản lượng toàn ngành thủy sản) (Tổng cục Thống kê, 2016), có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Để phát huy lợi thế của NTTS, tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam được cụ thể hóa trong Luật Thủy sản năm 2003 là lấy “nuôi bù đánh” nhằm đưa ngành NTTS của vùng tiến nhanh, mạnh và ổn định trong tiến trình toàn cầu hóa, góp phần thực hiện chiến lược “tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013). Là tỉnh có bờ biển dài 102 km, Thanh Hóa đã xác định phát triển ngành thủy sản, đặc biệt NTTS, là hướng đi chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa gồm 5 huyện là Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc và thị xã Sầm Sơn. Đây là các huyện có ngành thủy sản phát triển nhất của tỉnh theo cả 2 hướng khai thác hải sản và NTTS. Do khối lượng khai thác hải sản của vùng, cũng như toàn tỉnh đã đạt 90% khả năng khai thác cho phép và vùng tuyến bờ đã vượt mức khai thác hiệu quả bền vững nên NTTS ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển (Đoàn Quy hoạch Thủy sản Thanh Hóa, 2008). Diện tích NTTS của các huyện này năm 2015 là 7639 ha chiếm 47,15% diện tích NTTS của toàn tỉnh, sản lượng đạt 36.000 tấn chiếm 24,25% sản lượng toàn ngành và giá trị NTTS/1ha cao gấp 1,86 lần so với 1 ha đất trồng trọt (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2016). Các chủng loại thủy sản được nuôi khá phong phú, đa dạng như tôm thẻ, tôm sú, cá, ngaovới nhiều phương thức và loại hình tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, phát triển NTTS của vùng đang đối mặt các khó khăn, thách thức, phân tán, chưa có quy hoạch, ít đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nuôi chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến (67,2% diện tích), năng suất còn thấp, NTTS phát triển tự phát, mang tính “phong trào” và “quá nóng” tại 1 thời điểm chẳng hạn năm 2011 ở Nghi Sơn, Tĩnh Gia số ô lồng nuôi cá tăng gần gấp 3 lần năm 2010; Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng đủ yêu cầu thị trường; Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ, tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập... Mặt khác, phát triển ngành NTTS của vùng còn chịu tác động của biến đổi dị thường của thời tiết. 2 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến phát triển NTTS ở Việt Nam đã đề cập về các khía cạnh khác nhau như giải pháp kinh tế, phát triển liên kết theo chuỗi, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến NTTS. Các nghiên cứu phát triển NTTS trong 1 vùng cụ thể, và hơn hết là trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là chưa có. Để khai thác lợi thế của vùng nhằm phát triển các loại thủy sản thích hợp, thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành của tỉnh Thanh Hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, rất cần các nghiên cứu nhằm thúc đẩy phát triển NTTS vùng ven biển theo hướng bền vững. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản vùng ven biển, góp phần thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển; (2) Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa; (4) Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận và thực tiễn liên quan trực tiếp và gián tiếp đến phát triển NTTS vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng khảo sát: Các loại hình NTTS như hộ, hợp tác xã, trang trại và một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản; Các phương thức NTTS, các cơ quan quản lý ngành, các tổ chức kinh tế xã hội, các cơ chế chính sách liên quan. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung vào thực trạng phát triển NTTS (gồm mở rộng về qui mô; Đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức sản xuất và phương thức NTTS; Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật; Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm; và đánh giá kết quả hiệu quả). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa NTTS vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Tập trung nghiên cứu đối tượng nuôi thương phẩm là tôm, cá và ngao vì đây là các sản phẩm chủ lực của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. 3 - Về không gian: Thực hiện nghiên cứu này trên phạm vi vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa gồm 5 huyện, 1 thị xã, trong đó tập trung khai thác sâu 4 huyện đại diện là Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc, Tĩnh Gia. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015. Các dữ liệu sơ cấp sẽ thu thập vào các năm 2014, 2015. Các giải pháp phát triển NTTS sẽ áp dụng cho đến năm 2025. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: Đề tài đã luận giải và làm sáng tỏ thêm các khái niệm về phát triển NTTS nói chung và phát triển NTTS vùng ven biển nói riêng. Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển được hiểu là mở rộng về quy mô, thay đổi phương thức và cách thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế nguồn lực vùng ven biển, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại thu nhập bền vững cho người sản xuất. Đã chỉ ra đặc điểm và vai trò đặc thù NTTS của vùng ven biển; Đó là sự đa dạng môi trường, hình thức, phương thức, loại nuôi. Đã phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS vùng ven biển mà các nghiên cứu trước đây chưa làm rõ. Về thực tiễn: Đề tài đã tổng kết được 4 bài học kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NTTS cho vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Cùng với đó, đề tài đã làm rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt đã lượng hóa được yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Đã chỉ ra các lợi thế phát triển NTTS vùng ven biển, đề xuất được hệ thống các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, từ đó có thể áp dụng cho các vùng ven biển có điều kiện tương tự. Đề tài còn cung cấp cơ sở dữ liệu, là nguồn thông tin mới giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo ngành làm căn cứ hoạch định chính sách phát triển kinh tế vùng ven biển. Về phương pháp: (i) Đề tài đã sử dụng các cách thức phân tổ đa dạng theo đơn vị hành chính, loài, phương thức, và hình thức nuôi. (ii) Đã sử dụng mô hình hàm sản xuất (Cobb-Douglas) để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú theo phương thức quảng canh cải tiến. Các phương pháp này có giá trị tham khảo cho nhà nghiên cứu. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã làm rõ thêm và bổ sung các khái niệm (thủy sản, NTTS, nuôi trồng thủy sản VietGAP, phát triển, phát triển NTTS, vùng ven biển); Vận dụng phương pháp hàm sản xuất (Cobb-Douglas) để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú theo phương thức quảng canh cải 4 tiến. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu phong phú về: Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản; Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các phát hiện này là căn cứ quan trọng có giá trị tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách ngành. Bên cạnh đó, đề tài cũng có giá trị đào tạo cán bộ trẻ tại các trường đại học, viện nghiên cứu thay đổi tư duy, cách tiếp cận trong nghiên cứu phát triển ngành thủy sản. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN 2.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu có nội dung liên quan đến phát triển NTTS vùng ven biển. Có 3 nhóm lĩnh vực nghiên cứu gồm: (i) Phát triển toàn ngành thủy sản; (ii) Về đóng góp của nuôi trồng thủy sản cho phát triển kinh tế-xã hội; (ii) và về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Kết quả nghiên cứu có liên quan nêu trên cho thấy, nghiên cứu về phát triển NTTS đã được tiến hành tương đối đa dạng cả về nội dung và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn các khoảng trống cần được bổ sung và hoàn thiện như: (i) Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến các loài nuôi riêng lẻ như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá, ngao, hoặc các nghiên cứu tập trung vào 1 môi trường nuôi như nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ hay nước mặn; Chưa có nhiều các nghiên cứu đa dạng môi trường nuôi ở một vùng sinh thái. (ii) Về nội dung nghiên cứu: Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào đánh giá về một khía cạnh trong phát triển NTTS như hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả tài chính, tác động của biến đổi khí hậu đến NTTS, quản lý môi trường NTTS, chuỗi giá trị thủy sản chưa có nghiên cứu về phát triển NTTS tổng thể trong sự phát triển của kinh tế xã hội. (ii) Về không gian: đa số các nghiên cứu thực hiện trên phạm vi cả nước, tỉnh, huyện, nhưng các nghiên cứu triển khai tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa thì chưa có. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2.2.1. Các khái niệm cơ bản 2.2.1.1. Thủy sản Thủy sản được dùng để chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu 5 hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Như vậy thủy sản là các động vật sống ở môi trường nước. 2.2.1.2. Nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản VietGAP * Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật (gồm chủ yếu cá, tôm, ngao) trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. * Nuôi trồng thủy sản VietGAP là nuôi các sinh vật (gồm chủ yếu cá, tôm, ngao) trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn, theo quy định VietGAP 2.2.1.3. Phát triển Phát triển gồm phát triển theo chiều rộng (là sự tăng về lượng) và chiều sâu (tăng lên về chất) hướng tới bền vững. Hiện nay khi nói tới phát triển thì xu hướng vẫn đi theo phát triển bền vững (là một quá trình phát triển, trong đó mối quan hệ theo không gian được thể hiện giữa ba lĩnh vực phúc lợi – kinh tế, xã hội – môi trường luôn được điều chỉnh tối ưu, cũng như mối quan hệ theo trục thời gian về nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ được giải quyết hài hòa). 2.2.1.4. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế còn được hiểu là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. 2.2.1.5. Vùng ven biển Vùng ven biển nước ta được xác định là các huyện, thị, tỉnh có ranh giới hành chính có bờ biển. Cùng quan niệm đó, tác giả xác định, vùng ven biển Thanh Hóa là một trong 28 tỉnh có đường biên giới biển, và trong đó có 5 huyện và 1 thị xã trực tiếp giáp biển, đây cũng là quan điểm phân vùng của tỉnh Thanh Hóa trong quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 2.2.1.6. Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển được hiểu là mở rộng về quy mô, thay đổi phương thức và cách thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế nguồn lực vùng ven biển, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại thu nhập bền vững cho người sản xuất. 2.2.2. Tầm quan trọng phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển 2.2.2.1. Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung Nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nói chung cụ thể: (i) Cung cấp thực phẩm dễ tiêu hóa tiêu dùng cho con người; (ii) 6 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp dược phẩm. (iii) Phát triển NTTS làm gia tăng sản lượng ngành thuỷ sản; (iv) Cung cấp hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước; (vi) Góp phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm. 2.2.2.2. Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cũng có vai trò như NTTS nói chung song do đặc trưng vùng ven biển, nên NTTS vùng ven biển còn có những đặc thù như sau: (i) Khai thác được lợi thế so sánh của vùng là có bờ biển, có nguồn sinh vật phong phú; (ii) Giúp cân bằng sinh thái, giảm thiểu biến đổi dị thường khí hậu; (iii) Giúp người dân bám biển bảo vệ an ninh lãnh thổ; (iv) Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển định cư. 2.2.3. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản vùng ven biển 2.2.3.1. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản nói chung Nuôi trồng thủy sản có đặc điểm chung gồm: (i) Thủy sản phát triển rộng khắp, đa dạng loài nuôi mang tính khu vực rõ rệt; (ii) NTTS chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ rõ nét. (iii) NTTS đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn; (iv) Phát triển NTTS không tách rời với phát triển các bộ phận hợp thành ngành thủy sản. 2.2.3.2. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Các đặc điểm gồm: (i) Môi trường nước nuôi đa dạng (nuôi nước mặn, ngọt, lợ); (ii) Các phương thức nuôi trồng thủy sản phong phú (siêu thâm canh; thâm canh; bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến); (iii) Kỹ thuật nuôi (nuôi ao; nuôi bè, nuôi đăng quầng, nuôi bãi triều); (iv) Các loài nuôi đa dạng (cá, tôm, ngao...); (v) Các loại hình tổ chức gồm hộ, trang trại, HTX, doanh nghiệp với liên kết ngang và dọc. 2.2.4. Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Nội dung phát triển NTTS gồm: (i) Mở rộng qui mô nuôi; (ii) Đa dạng hóa chủng loại, phương thức, hình thức tổ chức sản xuất; (iii) Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật; (iv) Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm; (v) Đánh giá kết quả và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. 2.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS gồm: (i) Chính sách; (ii) Quy hoạch và quản lý quy hoạch; (iii) Phát triển các cơ sở chế biến thủy sản; (iv) Các điều kiện sản xuất (cơ sở hạ tầng, vốn, lao động, giống, thức ăn, chăm sóc phòng trừ dịch bệnh, điều kiện tự nhiên). 7 2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN Đề tài đã khái quát thực trạng phát triển NTTS thế giới, Việt Nam, và Thanh Hóa. Cùng khu vực với tỉnh Thanh Hóa là các tỉnh ven biển có những bước đột phá trong NTTS như Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế. Điều đó chứng tỏ rằng các tỉnh ven biển có lợi thế, tiềm năng trong phát triển NTTS. Mặt khác, đề tài đã đề cập và phân tích kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển NTTS vùng ven biển với các bài học kinh nghiệm cho vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa gồm: (i) Về thể chế, chính sách và quy hoạch cần quản lý chặt hỗ trợ người NTTS ứng phó biến đổi khí hậu; (ii) Chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất; (iii) Tổ chức sản xuất phù hợp; (iv) Phát triển thị trường tiêu thụ bằng việc phát triển liên kết theo chuỗi. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng 4 phương pháp tiếp cận là: Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp cận theo quan điểm phát triển; Tiếp cận ngành hàng; Tiếp cận theo quy mô sản xuất. Từ các phương pháp tiếp cận nêu trên, khung phân tích phát triển NTTS vùng ven biển được đề xuất sơ đồ 3.1 Kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản Quảng Xương, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Nga Sơn, Sầm Sơn Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Phát triển chiều rộng - Mở rộng quy mô - Đa dạng các loại hình, hình thức nuôi trồng thủy sản - Đẩy mạnh thị phần tiêu thụ Phát triển chiều sâu - Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoàn thiện cơ cấu chất lượng an toàn thực phẩm Các yếu tố ảnh hưởng phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 8 3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Dựa trên đặc điểm đất đai, dân số, lao động và sản xuất vùng ven biển Tỉnh Thanh Hóa, Nghiên cứu tiến hành chọn 4 huyện là Quảng Xương, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa với tiêu chí là có diện tích NTTS lớn, sự phát triển đa dạng các loại nuôi chủ lực, thể hiện đặc trưng trong vùng, có và không có trang trại NTTS. Trên cơ sở các huyện đã chọn, các xã của các huyện được chọn dựa vào quy mô nuôi trồng cũng như từng loại nuôi như tôm sú, ngao và cá. 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp Thu thập dữ liêụ thứ cấp: Các thông tin thứ cấp bao gồm các văn bản của Chính phủ, của Bộ NN và PTNT, tỉnh Thanh Hóa và các huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa; Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Để đáp ứng thông tin yêu cầu cho nghiên cứu, các thông tin này được thu thập bằng các phương pháp điều tra chọn mẫu (320 hộ gồm 60 nuôi ngao, 60 cá, 30 tôm thê, 120 tôm sú, 50 cá lồng và 20 trang trại NTTS); Phỏng vấn sâu các cán bộ ngành và thảo luận nhóm PRA. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS và STATA và sử dụng phương pháp phân tổ thống kê. 3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Các phương pháp phân tích gồm: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp thống kê so sánh; Phương pháp hạch toán kinh tế; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp sử dụng hàm sản xuất. Sử dụng kết quả phân tích hàm sản xuất cho nuôi tôm sú, hàm áp dụng như sau: Y = A X1α1 X2α2X3α3X4α45 eα5X5+α6X6+ α7D1+ α8D2+ α9D3+ α 10D4eui Trong đó: Y là năng suất tôm sú (kg/ha); Các biến đầu vào ảnh hưởng đến năng suất tôm sú quảng canh cải tiến gồm: X1 là khối lượng thức ăn tươi (ký hiệu là “klta”, kg/ha); X2 là mật độ nuôi (ký hiệu là “mdn”, vạn con/ha); X3 là chi phí thú y (ký hiệu là “cpty”, nghìn đồng/ha); X4 là công lao động (ký hiệu là “ld”, công/ha); X5 là trình độ học vấn (ký hiệu là “tdhv”, số năm đi học); X6 là kinh nghiệm nuôi (ký hiệu là “kn”, năm NTTS); D1 là xử lý ao nuôi (ký hiệu là “xulyao”) (D1 = 1 là có xử lý ao nuôi, D1 = 0 là hộ không xử lý ao nuôi ); D2 là tập huấn trong nuôi trồng thủy sản (ký hiệu là “thuan”) (D2 = 1 đã được tham gia tập huấn về NTTS, D2 = 0 là hộ chưa được tập huấn về NTTS); D3 là biến 9 quy mô nuôi nhỏ (ký hiệu là “qmnho”) (D3 = 1 là hộ nuôi trồng quy mô nhỏ, D3 = 0 là hộ nuôi quy mô khác); D4 là biến quy mô nuôi vừa (ký hiệu là “qmvua”) (D4 = 1 là
Luận văn liên quan