Tóm tắt Luận án Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn

Rừng đóng vai trò quan trọng ở cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường đối với phát triển sinh kế bền vững của người dân. Rừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định. Bên cạnh việc tạo nguồn thu nhập cho sinh kế nông thôn, rừng còn góp phần rất tích cực cho kinh tế xanh. Sự gắn kết cộng đồng trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên rừng cũng góp phần tạo dựng nguồn vốn xã hội mạnh mẽ. Trong nhiều năm qua, tiếp cận sinh kế được sử dụng nhiều trong các vấn đề phát triển nông thôn cả ở lý thuyết và thực tiễn. Tính bền vững là chìa khóa của phương pháp này. Tính bền vững trong phát triển sinh kế được thể hiện ở cả ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Những kết quả hoặc có thể bền vững hay không bền vững theo cả hướng thời gian (sự lâu bền) và tính ổn định trong phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở việc sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững, chưa có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững. Bắc Kạn là tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, ngành nông - lâm nghiệp đóng góp hơn 1/3 GDP toàn tỉnh. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 432.387 ha, chiếm 89%. Điều này cho thấy sự gắn bó với rừng và phụ thuộc vào rừng của người dân vùng cao tỉnh Bắc Kạn là rất lớn, dẫn tới những thách thức trong việc phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trong điều kiện không để mất rừng và suy thoái rừng.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN HẢI NÚI PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG Ở BẮC KẠN C u n n n : KINH TẾ PHÁT TRIỂN M s : 9310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2019 Côn trìn o n t n tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời ƣớng dẫn: 1. TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH 2. PGS.TS. ĐỖ QUANG GIÁM Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN ĐỨC HIỆP Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Qu c gia Hà Nội Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN CƢỜNG Văn phòng Trung ƣơn Đảng Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồn đán iá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nôn n iệp Việt Nam V o ồi iờ, n t án năm 2019 Có t ể tìm iểu luận án tại t ƣ viện: - T ƣ viện Qu c ia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - T ƣ viện Lƣơn Địn Của, Học viện Nôn n iệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Rừng đóng vai trò quan trọng ở cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường đối với phát triển sinh kế bền vững của người dân. Rừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định. Bên cạnh việc tạo nguồn thu nhập cho sinh kế nông thôn, rừng còn góp phần rất tích cực cho kinh tế xanh. Sự gắn kết cộng đồng trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên rừng cũng góp phần tạo dựng nguồn vốn xã hội mạnh mẽ. Trong nhiều năm qua, tiếp cận sinh kế được sử dụng nhiều trong các vấn đề phát triển nông thôn cả ở lý thuyết và thực tiễn. Tính bền vững là chìa khóa của phương pháp này. Tính bền vững trong phát triển sinh kế được thể hiện ở cả ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Những kết quả hoặc có thể bền vững hay không bền vững theo cả hướng thời gian (sự lâu bền) và tính ổn định trong phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở việc sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững, chưa có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững. Bắc Kạn là tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, ngành nông - lâm nghiệp đóng góp hơn 1/3 GDP toàn tỉnh. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 432.387 ha, chiếm 89%. Điều này cho thấy sự gắn bó với rừng và phụ thuộc vào rừng của người dân vùng cao tỉnh Bắc Kạn là rất lớn, dẫn tới những thách thức trong việc phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trong điều kiện không để mất rừng và suy thoái rừng. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều chương trình nhằm phát triển sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, sinh kế của người dân vẫn chưa phát triển một cách tương xứng. Chiến lược sinh kế của hộ dân vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng, tỷ trọng thu nhập bình quân từ rừng so với tổng thu nhập của hộ vẫn còn ở mức cao (gần 30%). Hoạt động và mô hình sinh kế vẫn còn đơn điệu, chủ yếu là các hoạt động trồng trọt là lâm nghiệp. Kết quả sinh kế vẫn còn hạn chế và thiếu sự cân đối giữa kinh tế, xã hội, và môi trường dẫn tới sự thiếu bền vững trong phát triển sinh kế, đặc biệt là đối với nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng. Khía cạnh xã hội và môi trường của người dân khá đảm bảo, tuy nhiên yếu tố kinh tế lại còn nhiều yếu kém. Thu nhập của hộ dân khá thấp với bình quân là khoảng 34 triệu đồng/hộ/năm và thiếu ổn định do phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi từ rừng và các hoạt động nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao với khoảng 35,47% (năm 2015), trong đó tỷ lệ hộ tái nghèo là đáng quan tâm với khoảng hơn 4%. Đặc biệt, khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn đã triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Dự án REED+ (Giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng) từ năm 2014. Theo đó, người dân bị hạn chế rất nhiều quyền tiếp cận các nguồn lợi từ rừng, và điều đó dẫn tới những thách thức lớn cho sự bền vững trong việc phát triển sinh kế của người dân phụ thuộc vào rừng. Tính lâu bền và ổn định trong phát triển sinh kế bền vững của hộ dân được đánh giá không cao. Đặc biệt đối với nhóm hộ dân phụ thuộc cao vào rừng ở khía cạnh thu nhập, sự tăng trưởng thu nhập so với năm năm trước là không đáng kể và trong khoảng thời gian đó thì thu nhập của họ cũng thiếu sự ổn định. 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng; (2) Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn; (3) Đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3. 1. Đ i tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn. - Đối tượng khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài là hộ dân sống gần rừng ở tỉnh Bắc Kạn. Hộ dân là một đơn vị xã hội gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Người dân sống phụ thuộc vào là cụm từ chung chỉ những người sinh sống trong khu vực có nguồn thu nhập phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, trong thực tế người dân sống phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn được sinh sống theo các đơn vị kinh tế là các hộ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khảo sát các đối tượng liên quan, bao gồm các cấp chính quyền địa phương, các chuyên gia 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện ở khu vực vùng cao của tỉnh Bắc Kạn 1.3.2.2. Phạm vi thời gian Dữ liệu sơ cấp được thu thập để nghiên cứu đề tài gồm dữ liệu điều tra hộ sống gần rừng năm 2016, kết quả khảo sát có sự so sánh với các chỉ tiêu trước đó 5 năm. Dữ liệu thảo luận nhóm, phỏng với các hộ nông dân, các cấp chính quyền địa phương, các chuyên gia năm 2016, 2017. Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng được đề xuất cho 10 năm tới. 1.3.2.3. Phạm vi nội dung Nghiên cứu thực trạng, tính bền vững trong phát triển sinh kế của người dân phụ thuộc vào rừng; phân tích các yếu tố ảnh hưởng; xác định các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trên địa bàn nghiên cứu. Người dân phụ thuộc vào rừng bao gồm nhiều nhóm như hộ dân sống gần rừng, hộ thu gom, thương lái, kinh doanh, chế biến các sản phầm từ rừng Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hộ nông dân sống gần rừng dễ bị tổn thương hơn cả và cần ưu tiên nghiên cứu phát triển sinh kế cho đối tượng này. Đồng thời, khu vực nghiên cứu của đề tài là khu vực vùng cao với điều kiện giao thông khó khăn, rừng 3 chủ yếu là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ không được phép khai thác gỗ. Do vậy, nhóm hộ thu gom, thương lái, kinh doanh chế biến sản phẩm gỗ là rất hạn chế, lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được hộ dân sử dụng cho nhu cầu gia đình. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nhóm hộ dân sống trong hoặc gần rừng. Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, giải pháp quan trọng phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng là phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới và Việt Nam thực hiện các chương trình giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng, đồng thời nghiên cứu thực hiện ở vùng rừng chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Do vậy, nội dung và giải pháp của đề tài đưa ra dựa trên các cách tiếp cận phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trên cơ sở bảo tồn và phát triển rừng. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hoá và làm rõ lý luận phát triển sinh kế bền vững cụ thể cho người dân phụ thuộc vào rừng. Đó là đảm bảo sự cân đối ở cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường (được phản ánh tổng hợp trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định) cho hộ dân phụ thuộc vào rừng. Đây là một quá trình bao gồm từ việc xem xét chính sách phát triển sinh kế bền vững của các cấp chính quyền địa phương, xây dựng chiến lược sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế đến việc đánh giá kết quả sinh kế bền vững dưới sự ảnh hưởng của nguồn vốn sinh kế, và bối cảnh phát triển sinh kế. Về phương pháp: Đề tài sử dụng linh hoạt các tiếp cận “khung phân tích sinh kế” như một khung phân tích phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trên địa bàn một tỉnh. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại và phù hợp như so sánh kết hợp với các công cụ kiểm định thống kê để xem xét sự khác biệt về các chỉ tiêu giữa ba nhóm phụ thuộc vào rừng; phương pháp hồi quy (đa biến, logarit thứ bậc, nhị phân) để xem xét các nhân tố ảnh hưởng; phương pháp phân tích thang đo bền vững kết hợp với thang đo Likert để đánh giá tính bền vững trong phát triển sinh kế. Về thực tiễn: Tổng kết sáu bài học kinh nghiệm cho phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng; Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về chiến lược sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế, kết quả phát triển sinh kế, và tính bền vững trong phát triển sinh kế của hộ, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Đồng thời, tỷ trọng thu nhập từ rừng của hộ dân là gần 30% và có sự khác biệt giữa các nhóm, nguồn vốn sinh kế được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Các đóng góp này có giá trị tham khảo tốt cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và giảng dạy. Các giải pháp mà luận án đề xuất cho tỉnh Bắc Kạn có giá trị tham khảo cho nhiều địa phương khác. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã luận giải và phát triển các vấn đề lý luận về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng thông qua việc làm rõ các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc 4 vào rừng. Đề tài đã tổng kết các lý thuyết về sinh kế, phát triển sinh kế bền vững, phụ thuộc vào rừng để từ đó xây dựng nội dung nghiên cứu về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là một nghiên cứu điểm về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trong điều kiện một tỉnh miền núi của Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra rằng mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân còn lớn, hoạt động phát triển sinh kế của người dân còn nhiều hạn chế, mô hình phát triển sinh kế khá nghèo nàn, từ đó kết quả phát triển sinh kế bền vững của người dân ở mức độ trung bình và tiệm cận với mức thiếu bền vững. Hộ càng phụ thuộc cao vào rừng thì tính bền vững trong phát triển sinh kế càng thấp. Các nhận xét này có ý nghĩa thực tiễn trong phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm Từ việc nghiên cứu các khái niệm từ khoá về phát triển, phát triển bền vững, sinh kế, sinh kế bền vững, người dân phụ thuộc vào rừng, chúng tôi cho rằng: Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng là một quá trình bao gồm từ việc xem xét chính sách phát triển sinh kế bền vững của các cấp chính quyền địa phương, xây dựng chiến lược sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế đến việc đánh giá kết quả sinh kế bền vững. Quá trình đó được phản ánh trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định ở cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường cho hộ dân sống gần rừng có nguồn sống, thu nhập dựa vào rừng và ảnh hưởng lớn từ rừng. 2.1.2. Vai trò, ý n ĩa Phát triển sinh kế bền vững đóng vai trò quan trọng đối với người dân phụ thuộc vào rừng, cụ thể ở các khía cạnh sau: (i) Khai thác tốt các nguồn vốn sinh kế, nâng cao hiệu quả nguồn vốn sinh kế cho hộ dân phụ thuộc vào rừng; (ii) Gắn kết các hợp phần, phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng; (iii) Nâng cao năng lực ứng phó của người dân phụ thuộc vào rừng với bối cảnh dễ bị tổn thương; (iv) Đánh giá, lựa chọn chiến lược sinh kế phù hợp cho hộ dân phụ thuộc vào rừng; (v)Đa dạng hóa hoạt động sinh kế cho hộ dân phụ thuộc vào rừng. Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng có ý nghĩa quan trọng với tất cả các quốc gia có rừng, nhất là đối với các nước đang phát triển. Ý nghĩa của phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng được thể hiện ở cả ba khía cạnh là kinh tế (góp phần nâng cao thu nhập); xã hội (cải thiện tình trạng nghèo đói, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng); môi trường (hạn chế sự suy kiệt nguồn tài nguyên rừng); và giúp cho sinh kế của người dân tăng tiến và ổn định. 2.1.3 Đặc điểm Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng có một số đặc điểm như sau: (i) thường gắn với các phát triển mô hình, hoạt động nông lâm nghiệp kết hợp do họ thường cư trú gần rừng, vùng núi cao, cơ sở hạ tầng thấp 5 kém; (ii) thường gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên do đời sống sinh hoạt của người dân mang tính tự cấp, tự túc chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng; (iii) đối mặt với những thách thức lớn do phần lớn người dân phụ thuộc vào rừng là dân tộc thiểu số, hộ nghèo, yếu kém trong các nguồn vốn sinh kế; (iv) đối mặt với môi trường dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm trên nhiều mặt; (v) cơ quan chức năng Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. 2.1.4. Yêu cầu Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng cần đạt được các yêu cầu: Phát triển tổng hòa trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường; Phát triển sinh kế cần đảm bảo cả sự tăng tiến và ổn định; Chiến lược sinh kế cần được xác định trên cơ sở cách tiếp cận theo mức độ phụ thuộc vào rừng; Hoạt động sinh kế cần phát triển đa dạng để đảm bảo tính bền vững trong phát triển sinh kế. Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng cần phân tích đầy đủ nhân tố ảnh hưởng bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan. 2.1.5. Nội dung phát triển sinh kế bền vững cho n ƣời dân phụ thuộc vào rừng Từ khái niệm, vai trò, đặc điểm, yêu cầu, luận án đã xác định rõ nội dung nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng gồm: (i) Chính sách phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng của các cấp chính quyền; (ii) Xác định chiến lược sinh kế; (iii) Hoạt động phát triển sinh kế; (iv) Phát triển kết quả sinh kế; (v) Đánh giá tính bền vững trong phát triển sinh kế. Trong đó, chiến lược sinh kế được xác định theo mức độ phụ thuộc vào rừng của hộ dân. Kết quả sinh kế của hộ dân cần được phản ánh đầy đủ qua các khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường. Tính bền vững trong phát triển sinh kế được xác định từ cả hai chỉ tiêu là tính lâu bền và tính ổn định. 2.1.6. Yếu t ản ƣởng Luận án đã xác định 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng là: (i) Nguồn vốn sinh kế; (ii) và (iii) Bối cảnh phát triển sinh kế. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Luận án đã nghiên cứu thực tiễn phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng của một số nước trên thế giới địa phương ở Việt Nam. Từ đó, rút ra sáu bài học kinh nghiệm trong phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng là: (i) Cần được xây dựng trên nền tảng của 3 yếu tố chính là: Môi trường bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững; (ii) Cần lựa chọn hoạt động sinh kế xuất phát từ người dân; xây dựng mô hình sinh kế phù hợp, đặc biệt là các mô hình sinh kế nông lâm kết hợp như mô hình vườn rừng, mô hình lâm nghiệp...; (iii) cần tiếp cận từ nhu cầu và mong muốn của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức cần phát huy vai trò hướng dẫn, thúc đẩy; (iv) Cần nâng cao nguồn vốn sinh kế cho hộ dân, đặc biệt là nguồn vốn con người và tài chính; (v) Phải do chính cộng đồng/hộ dân địa phương thực hiện; Phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực phục vụ sinh kế của hộ; và (vi) Các cấp chính quyền có vài trò quan 6 trọng trong việc thống nhất chủ trương, đưa ra các chính sách để giúp hộ dân phụ thuộc vào rừng phát triển sinh kế một cách bền vững. 2.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Luận án đã tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề sinh kế bền vững, phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập tới các vấn đề đơn lẻ về sinh kế, chiến lược sinh kế, sự phụ thuộc vào rừng, hoạt động sinh kế Một số luận án đã sử dụng các cách tiếp cận theo khung phân tích sinh kế của DFID, IFAD để nghiên cứu cụ thể hơn nhưng cũng mới tập trung phân tích nguồn lực sinh kế, thay đổi sinh kế, hoạt động sinh kế, bối cảnh dễ bị tổn thương hay môi trường thể chế. Chưa có nhiều nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững hay sinh kế cụ thể ở tỉnh Bắc Kạn. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Luận án đã khái quát đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Kạn, từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn cho phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn. Tỉnh là trung tâm trung chuyển của vùng là một lợi thế khi hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc phát triển toàn diện, tỉnh có nguồn tài nguyên khá phong phú và có tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ du lịch, khí hậu của tỉnh ổn định, tình hình xã hội ổn định tạo thuận lợi cho phát triển sinh kế bền vững. Tuy nhiên, Bắc Kạn có tới 2/3 diện tích là núi với địa hình phức tạp, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, hiệu quả thấp; năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ còn ở mức thấp, chất lượng lao động còn yếu kém và thiếu việc làm. Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc, làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh, hạ tầng cơ sở còn nhiều hạn chế, công trình thuỷ lợi chưa đảm bảo. 3.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng sử dụng các cách tiếp cận là tiếp cận theo khung sinh kế bền vững, và tiếp cận theo mức độ phụ thuộc vào rừng. Dựa vào các cách tiếp cận này, chúng tôi đã xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. 3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp chọn điểm và xác định cỡ mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn điểm: Hai huyện vùng cao đại diện cho 2 khu vực của tỉnh được lựa chọn là Na Rì và Ba Bể. Số lượng mẫu: 265 hộ được phỏng vấn trực tiếp, 8 cuộc thảo luận nhóm tập trung. Phương pháp chọn mẫu: hộ sống gần rừng 3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu Phương pháp thu thập tài liệu: các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình/nghiên cứu (bài báo, bài đăng trong kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế, sách, giáo trình) đã được công bố qua sách, báo, tạp chí; Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ niên giám thống kê, internet và các báo cáo của tỉnh, huyện, xã được khảo sát; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc đối với 265 hộ dân sống gần rừng và thảo luận nhóm tập trung đối với các nhóm hộ, cán bộ chính quyền địa phương. 7 3.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu Số liệu được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel và Stata 13.0. 3.3.4. Phương pháp phân tích Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm: phân tổ thống kê, thống kê mô tả, thống kê so sán
Luận văn liên quan