Người thầy thuốc chân chính chữa bệnh cứu người không chỉ vì trách nhiệm, mà còn vì lương tâm nghề nghiệp, vì lòng thương cảm đối với người bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi cán bộ ngành Y tế: “lương y phải như từ mẫu”, để răn dạy người thầy thuốc phải có đạo đức (y đức) trong công việc của mình. Nếu như y thuật làm nên danh tiếng, thì y đức tạo nên nhân cách của người thầy thuốc, tất cả vì sự sống của con người.
24 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5472 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Người thầy thuốc chân chính chữa bệnh cứu người không chỉ vì trách nhiệm, mà còn vì lương tâm nghề nghiệp, vì lòng thương cảm đối với người bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi cán bộ ngành Y tế: “lương y phải như từ mẫu”, để răn dạy người thầy thuốc phải có đạo đức (y đức) trong công việc của mình. Nếu như y thuật làm nên danh tiếng, thì y đức tạo nên nhân cách của người thầy thuốc, tất cả vì sự sống của con người.
Trong xã hội hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao, đòi hỏi người thầy thuốc phải có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt. Do mặt trái của cơ chế thị trường, đạo đức của người thầy thuốc hiện nay có những biểu hiện xuống cấp, tạo nên những bất bình trong dư luận xã hội. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề PTYĐ của người thầy thuốc nói chung và PTYĐ của người TTQĐ nói riêng, trở nên cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Đề tài Phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay hệ thống hoá những tư tưởng và những nghiên cứu về y đức, làm rõ bản chất y đức và sự PTYĐ của người TTQĐ; chỉ ra bối cảnh hiện nay và những yếu tố tác động đến sự PTYĐ, đặc điểm hoạt động của người TTQĐ và vai trò của việc PTYĐ; đưa ra những nội dung PTYĐ và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của y đức; xây dựng các biện pháp giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện PTYĐ của người TTQĐ, nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bộ đội và nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Đạo đức là một hiện tượng xã hội đặc biệt có vai trò rất to lớn trong đời sống của nhân loại. Đạo đức có liên quan đến mọi thành viên của xã hội, đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có ngành y.
Y đức là đạo đức của nghề y - một phẩm chất cao quý của người thầy thuốc, y đức được hình thành nhờ có giáo dục trong nhà trường và phát triển do rèn luyện, tu dưỡng trong hoạt động thực tiễn của mỗi người thầy thuốc. Y đức của người thầy thuốc luôn bị tác động bởi các yếu tố xã hội và chính chủ thể ở mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển của xã hội, của hoạt động nghề nghiệp thì y đức cũng phát triển. Do đó việc nghiên cứu PTYĐ của người TTQĐ vốn có những đặc thù riêng trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề cần được nghiên cứu sâu với tư cách là một đề tài độc lập mà thực tiễn ngành y quân sự đang đòi hỏi.
Kể từ khi Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập cho đến nay, trong thời chiến, cũng như trong thời bình, đội ngũ TTQĐ luôn có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, kể cả ở những nơi nguy hiểm nhất, vào những thời điểm ác liệt nhất, để cứu chữa, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bộ đội, đánh thắng kẻ thù. Đội ngũ TTQĐ còn tham gia nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao trình độ y học nước nhà và nâng cao chất lượng hoạt động ở các cơ sở quân y, phấn đấu ngang tầm với các cơ sở y tế trong nước và trong khu vực.
Hiện nay các TTQĐ đang thực hiện các chủ trương, chính sách về y tế của Đảng và Nhà nước, tham gia các hoạt động kết hợp quân - dân y, khám chữa bệnh cho nhân dân, làm công tác vệ sinh phòng dịch, khắc phục hậu quả thiên tai và bắt đầu tham gia vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo, bảo vệ hoà bình của Liên Hợp Quốc.
Trong suốt những chặng đường cống hiến và trưởng thành, các thầy thuốc quân đội đã có những gương sáng về ý chí chiến đấu, về thái độ phục vụ người bệnh, thể hiện phẩm chất cao đẹp của người thầy thuốc quân đội - anh bộ đội Cụ Hồ, được bộ đội và nhân dân yêu mến.
Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI đã nhận định, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước “Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng” [17, tr.155]. Do những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, của chủ nghĩa cá nhân đã dẫn tới sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có đội ngũ thầy thuốc.
Đã có những biểu hiện chạy theo đồng tiền, thiếu ý thức trách nhiệm khi phục vụ người bệnh, coi thường sức khoẻ và tính mạng của người bệnh, làm giảm lòng tin đối với bộ đội và nhân dân. Một số cán bộ, nhân viên y tế có những nhận thức sai lệch về giá trị y đức, sao nhãng việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Những biểu hiện tiêu cực này nếu chậm khắc phục sẽ làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với truyền thống tốt đẹp của ngành y tế nói chung và ngành quân y nói riêng.
Về phương diện lý luận, ở trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nhiên cứu về y đức và giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. Tuy nhiên vấn đề PTYĐ của người TTQĐ, đặc biệt trong điều kiện KTTT, hội nhập quốc tế hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hệ thống.
Việc đi tìm lời giải đáp cho vấn đề phát triển y đức của người TTQĐ trong thời kỳ mới là một đòi hỏi khách quan, có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề Phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát hiện trạng y đức của người TTQĐ, đề xuất các biện pháp PTYĐ của người TTQĐ trong tình hình hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về y đức và PTYĐ của người TTQĐ.
- Khảo sát phân tích, đánh giá tình hình phát triển y đức của người thầy thuốc và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất các biện pháp phát triển y đức của người TTQĐ hiện nay.
- Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp PTYĐ của người TTQĐ.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện nhân cách người TTQĐ.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển y đức của người TTQĐ trong giai đoạn hiện nay.
4.3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các biện pháp phát triển y đức của người TTQĐ.
- Về khách thể khảo sát: các thầy thuốc đang công tác trong các bệnh viện, các học viện, nhà trường và các đơn vị quân y; học viên đang học tập tại các trường quân y; bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
- Về thời gian: các số liệu điều tra, khảo sát từ năm 2009 đến nay.
4.4. Giả thuyết khoa học
Sự phát triển y đức của người TTQĐ hiện nay bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan trong điều kiện cơ chế thị trường, sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, cũng như những đặc điểm của nghề y trong quân đội. Nếu kết hợp giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức ngành y với quán triệt pháp luật y tế, kỷ luật quân đội, nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực trong hành nghề, thì y đức của người TTQĐ sẽ được phát triển.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức cách mạng và giáo dục, phát triển nhân cách con người Việt Nam nói chung và y đức của người thầy thuốc dưới chế độ xã hội chủ nghĩa với phương pháp luận giáo dục giá trị đạo đức.
- Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử - lôgíc, quan điểm phát triển - hoạt động, quan điểm thực tiễn để phân tích đánh giá, xem xét các vấn đề có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Các phương pháp hỗ trợ
6. Đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: luận án tổng quan những tư tưởng và các công trình nghiên cứu về y đức, xây dựng các khái niệm để làm rõ những vấn đề lý luận về y đức và phát triển y đức của người thầy thuốc, đưa ra các nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển y đức, chỉ ra vai trò cũng như những yếu tố tác động tới sự phát triển y đức của người TTQĐ.
- Về thực tiễn: làm rõ bối cảnh hiện nay, đặc trưng hoạt động của người TTQĐ; khảo sát, đánh giá thực tiễn PTYĐ của người thầy thuốc bằng các số liệu khách quan, chỉ ra những kinh nghiệm và xu hướng phát triển y đức của người TTQĐ, đề xuất các biện pháp PTYĐ của người TTQĐ hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về y đức và sự phát triển y đức của người thầy thuốc nói chung, người TTQĐ nói riêng.
- Về thực tiễn: Luận án cung cấp tài liệu về thực trạng PTYĐ của người thầy thuốc, đề xuất các biện pháp PTYĐ của người TTQĐ. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng y đức và quản lý đơn vị cho giảng viên, cán bộ quản lý ở các đơn vị quân y, các bệnh viện trong và ngoài quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Đề tài có kết cấu gồm: phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, bốn chương (11 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Những nghiên cứu về y đức và phát triển y đức ở nước ngoài
1.1. Những tư tưởng về y đức và phát triển y đức trên thế giới
Đạo đức của người thầy thuốc (y đức) là một hiện tượng được hình thành và phát triển rất sớm trong lịch sử của nền y học thế giới. Trong các nền văn minh, thời kỳ lịch sử ở phương Đông hay phương Tây đã có những lời giáo huấn, cơ sở đạo lý nghề y, những qui định, tiêu chuẩn về y đức cho những người hành nghề. Theo dòng phát triển của lịch sử y học, những quan niệm về y đức dần được hoàn thiện và đã có những công bố về các quy định của đạo đức trong thực hành y học và chăm sóc sức khoẻ con người. Đây là những chuẩn mực y đức cơ bản mà người thầy thuốc phải có trong quá trình hoạt động chuyên môn của mình.
1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về y đức và phát triển y đức
Ở nước ngoài, vấn đề y đức, giáo dục, phát triển y đức của người thầy thuốc đã được các tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu là các công trình sau đây: Những lời giáo huấn về y đức, tiền đề của y học của Pappworth M. H. (1978); Vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khoẻ của Butterworths Heinemann, Nigel C. H. Stott (1983); Đạo đức trong thực hành y học của Verlag Berlin Heidelberg, Robet K. Mckinly, Pauline A. Mc Avoy (1996); Nhận thức của sinh viên y khoa về chương trình giáo dục y đức của Johnston C. và Haughton P (2007). Trong các công trình trên, các tác giả đã đề cập đến sự cần thiết phải giáo dục y đức trong dạy học, trong thực hành lâm sàng và chăm sóc sức khỏe. Đồng thời các tác giả còn chỉ ra những nghiên cứu về nguyên tắc trong thực hành đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc.
2. Những nghiên cứu về y đức và phát triển y đức ở Việt Nam
2.1. Những tư tưởng về y đức và phát triển y đức ở Việt Nam
Đạo đức người thầy thuốc Việt Nam được hình thành và phát triển theo bề dày lịch sử của nền y học nước nhà, lúc đầu mang màu sắc từ bi, bác ái, chịu ảnh hưởng của đạo đức truyền thống phương Đông, trên cơ sở Nho giáo và Phật giáo, tạo nên những nét riêng trong đạo đức nghề y Việt Nam.
Những tư tưởng tiêu biểu về y đức trong nền y học nước nhà như: Phạm Công Bân (thế kỷ 13) là Thái y lệnh nhưng về nhà thì chữa bệnh cho dân nghèo. Chu Văn An (1292 - 1370) là thầy thuốc, thầy giáo có đức độ và tài năng. Theo ông, mấu chốt của nghề làm thuốc là nhân. Phải có nhân rồi mới có minh, trí. Đức độ là điều cần nhất của người thầy thuốc. Đại danh y Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh, 1325 - 1399), có những quan điểm y học thực tế và nhân đạo. Ông khuyên người thầy thuốc phải làm điều lành, phải giúp bệnh nhân một cách rộng rãi, để đem lại cái phúc cho hậu thế. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là người xây dựng hệ thống các chuẩn mực về y đức cho người hành nghề y ở Việt Nam trên cơ sở kế thừa các tư tưởng về y đức văn hoá phương Đông phù hợp với văn hoá Việt Nam. Vấn đề y đức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới - y đức cách mạng. Theo Người: y đức không chỉ là lòng yêu thương người bệnh, mà còn là ý thức nghề nghiệp, sự trau dồi để nâng cao năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của bộ đội và nhân dân.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về y đức và phát triển y đức
Ở Việt Nam, vấn đề y đức và giáo dục y đức cũng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Đã có nhiều công trình được công bố, trong đó có một số công trình tiêu biểu như: Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay của Đỗ Nguyên Phương. Quán triệt quan điểm về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngành y tế Việt Nam hiện nay của Phan Việt Dũng - Trần Văn Thuỵ. Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Huy Quang. Trong những công trình này, các tác giả đã làm rõ quan điểm về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, đề ra các yêu cầu về y đức cho người thầy thuốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đã nghiên cứu các hoạt động xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về y tế.
Trong lĩnh vực y học quân sự, cũng có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm quân y của Nguyễn Văn Thăng. Vấn đề giao tiếp của bác sỹ quân y với người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh của Nguyễn Thị Thanh Hà. Các giải pháp kết hợp giáo dục y đức thông qua dạy học các môn y học chuyên ngành của Nguyễn Quang Phúc. Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị góp phần bồi dưỡng y đức ở các bệnh viện quân đội trong tình hình mới của Nguyễn Hồng Giang. Nghiên cứu giải pháp nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quân y cấp phân đội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay của Vũ Đăng Khiên... Các tác giả đã nhấn mạnh, các thầy thuốc quân y phải tận tuỵ trong công việc, giao tiếp tế nhị, phải coi sức khoẻ của bệnh nhân như sức khoẻ của người thân trong gia đình mình. Trong giáo dục y đức cần phát triển đồng thời cả năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách của người thầy thuốc, cần nâng cao bản lĩnh chính trị và làm chuyển biến y đức của đội ngũ cán bộ nhân viên y tế quân đội đáp ứng yêu cầu công tác quân y hiện nay.
3. Đánh giá khái quát các công trình đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
3.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập tới những khía cạnh về y đức và giáo dục y đức, trong đó có những kết quả nổi bật như sau:
- Đã làm rõ tầm quan trọng của y đức trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân. Người thầy thuốc phải biết tự hoàn thiện về y nghiệp và y đức, trị bệnh, cứu người, để hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
- Đã đề cập tới nội dung y đức của người thầy thuốc. Các tác giả cho thấy người thầy thuốc chân chính có những phẩm chất đặc trưng, đó là lý tưởng, đạo đức nghề nghiệp, hết mình vì sự sống của người bệnh.
- Đã đề xuất các qui tắc, chuẩn mực y đức. Đưa ra các lời khuyên, các hướng dẫn đạo đức trong hoạt động y - dược, trong giao tiếp với bệnh nhân, trong nghiên cứu khoa học và thực nghiệm lâm sàng.
Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu cũng cho thấy:
- Chưa làm rõ nét đặc thù về y đức của người TTQĐ hiện nay.
- Chưa làm rõ ảnh hưởng của cơ chế thị trường đến y đức của người TTQĐ, đến định hướng giá trị, đến nhân sinh quan của người thầy thuốc, cũng như các biện pháp PTYĐ cho họ trong quá trình thực hành y nghiệp.
- Các nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ đại cương dành cho các đối tượng là các bác sỹ, sinh viên ngành y và học viên sỹ quan quân y, mà chưa đề cập tới các đối tượng khác như y sĩ, y tá, hộ lý, điều dưỡng viên, dược sỹ, dược tá.
3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Trên cơ sở những phân tích trên, luận án tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, làm rõ những nét đặc thù y đức của người TTQĐ. Người TTQĐ vừa là cán bộ y tế, vừa là quân nhân, đối tượng phục vụ của họ là thương binh, bệnh binh, bộ đội và nhân dân. Địa bàn công tác thường là những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Điều kiện khám chữa bệnh là những nơi dã chiến, trang thiết bị y tế không đầy đủ.
Hai là, phân tích biểu hiện của y đức theo tiếp cận quá trình để thấy y đức của người TTQĐ có những nét đặc thù.
Ba là, làm rõ quá trình giáo dục, phát triển y đức. là quá trình giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện y đức đối với người thầy thuốc - người chiến sĩ, cần có quy trình, nguyên tắc và phương pháp đặc thù, bắt đầu từ các trường quân y đến các hoạt động trong các cơ sở y tế.
Bốn là, làm rõ mối quan hệ giữa y đức với chính trị và pháp luật. Y đức của người TTQĐ liên quan tới các đối tượng phục vụ, tới truyền thống quân đội, chế độ xã hội và pháp luật của nhà nước, đây là một vấn đề cần được nghiên cứu cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Năm là, làm rõ sự PTYĐ trong nghiên cứu khoa học và thực nghiệm lâm sàng. Y đức hiện nay phải được thực hiện trong nghiên cứu khoa học, trong thực nghiệm lâm sàng, tương ứng với sự phát triển của y học hiện đại.
Những vấn đề trên đây sẽ được nghiên cứu một cách hệ thống trong luận án: “Phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay”.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Y ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN Y ĐỨC
CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC QUÂN ĐỘI
1.1. Những vấn đề lý luận về y đức
1.1.1. Đạo đức
Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người với con người, với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với chính bản thân mình, làm cho xã hội trở nên văn minh, trật tự.
Đạo đức là các quan niệm về hạnh phúc, về lương tâm, danh dự, bổn phận, trách nhiệm, công bằng, lẽ phải... những quan niệm này xoay quanh cái trục cơ bản là thiện và ác và được cụ thể hoá thành một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội. Nhờ có đạo đức mà mỗi người tự điều chỉnh mình cho phù hợp với chuẩn mực và lợi ích chung của cộng đồng xã hội.
1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức của người lao động trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể, do các đặc điểm của nghề nghiệp quy định. Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận quan trọng của đạo đức xã hội.
Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề lại có những đặc điểm riêng, từ đó có những yêu cầu đạo đức đặc trưng. Đối với những nghề có liên quan đến sự sống của con người có những quy định chặt chẽ về đạo đức.
Như vậy: Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong hành nghề, phản ánh và đáp ứng những tính chất đặc trưng của từng nghề mà người lao động phải tuân theo, với mục tiêu đem lại lợi ích cho nghề, cũng như cho xã hội.
1.1.3. Đạo đức nghề y
1.1.3.1. Đặc điểm lao động của người thầy thuốc
Lao động của người thầy thuốc liên quan đến sinh mạng của mọi người không phân biệt tuổi tác, giới tính, giàu, nghèo, đẳng cấp xã hội, từ khi còn là bào thai cho đến khi mất đi, vì vậy, nghề y được coi là nghề nhân đạo, người thầy thuốc phải tinh thông nghề nghiệp, phải có đạo đức trong sáng, phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc.
1.1.3.2. Bản chất của y đức
Bản chất của y đức là ý thức, thái độ và hành vi trong các mối quan hệ y nghiệp của người thầy thuốc tất cả vì sự sống của con người.
- Ý thức y đức: là những quan niệm, nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực cao đẹp về nghề y, là lý tưởng đạo đức y học, là bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc vì sự sống của người bệnh.
- Thái độ y đức: là cách cư xử của người thầy thuốc trong các mối quan hệ với công việc, với bệnh nhân, với đồng nghiệp, với cộng đồng xã hội và với bản thân mình trong thực hành y nghiệp.
- Hành vi y đức: là những hành động đạo đức trong thực hành y nghiệp.
1.1.3.3. Đặc điểm lao động của người thầy thuốc quân đội
Người TTQĐ là quân nhân phục vụ trong quân đội, bao gồm các bác sĩ, y sĩ, y tá, điều dưỡng, dược sĩ, dược tá, hộ lý đảm nhiệm công tác quân y. Lao động của người TTQĐ cũng có những đặc điểm như các thầy thuốc nói chung, bên cạnh đó họ còn có những đặc điểm riêng do các hoạt động đặc thù của quân đội.
1.1.3.4. Y đức người thầy thuốc quân đội
Y đức của người TTQĐ là sự thống nhất giữa cái phổ biến (đạo đức xã hội), v