Đề tài: “Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá thẩm mỹ và giáo dục, phát triển toàn diện con người. Nghiên cứu sinh tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội từ năm 2010 đến nay để giải quyết những vấn đề nghiên cứu đặt ra. Công trình luận án được triển khai từ việc xác lập những vấn đề lý luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn ở chương 2, đồng thời xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp ở chương 3 của luận án nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (QĐNDVN).
24 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài: “Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá thẩm mỹ và giáo dục, phát triển toàn diện con người. Nghiên cứu sinh tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội từ năm 2010 đến nay để giải quyết những vấn đề nghiên cứu đặt ra. Công trình luận án được triển khai từ việc xác lập những vấn đề lý luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn ở chương 2, đồng thời xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp ở chương 3 của luận án nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (QĐNDVN).
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Ý thức thẩm mỹ của chủ thể đóng vai trò quan trọng bậc nhất định hướng cho toàn bộ các hoạt động nhận thức, cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể, đồng thời là tiền đề không thể thiếu để nâng cao trình độ, năng lực thẩm mỹ của họ trong mọi lĩnh vực hoạt động. Ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan QĐNDVN là nền tảng quan trọng để mỗi học viên thâm nhập sâu vào thế giới thẩm mỹ, nhận thức sâu sắc về cái đẹp, biết cảm thụ, sáng tạo cái đẹp và đưa vào trong cuộc sống học tập, rèn luyện, công tác để luôn phấn đấu hoàn thành tốt đẹp mọi nhiệm vụ.
Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan quân đội là vấn đề thiết thực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chuẩn bị cơ sở, tiền đề của đội ngũ sĩ quan quân đội tương lai. Phát triển ý thức thẩm mỹ là một trong những nội dung cơ bản của mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học viên và đặt tiền đề hướng tới phát triển văn hoá thẩm mỹ, phát triển toàn diện nhân cách sĩ quan quân đội. Ý thức thẩm mỹ của học viên được định hình qua quá trình học tập, rèn luyện tại trường sẽ tiếp tục phát triển sau khi học viên tốt nghiệp ra trường, trở thành cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở các đơn vị quân đội. Đó là nền tảng để người sĩ quan tương lai sống, hành động theo tiêu chí cái đẹp.
Những năm qua, phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cho thấy, đã có sự chuyển biến, tiến bộ nhất định, tạo ra sự say mê, hứng thú thẩm mỹ và khát vọng vươn tới cái đẹp của người đi tìm nguồn tri thức, nguồn trí tuệ và nguồn cảm hứng sáng tạo. Tuy nhiên, sự tác động của đời sống thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ đến phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên còn bất cập, chưa tương xứng với nhu cầu, thị hiếu và khát vọng thẩm mỹ của học viên. Chưa coi trọng việc lồng ghép, đưa cái đẹp vào trong mọi hoạt động của học viên. Khi ra trường, một bộ phận không nhỏ sĩ quan trẻ còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thẩm mỹ, chưa thấu hiểu hết giá trị của cái thẩm mỹ trong cuộc sống; chưa biết đấu tranh bảo vệ cái đẹp và chống lại cái xấu, lối sống thấp hèn, thị hiếu thẩm mỹ thiếu lành mạnh trong đời sống bộ đội. Những bất cập ấy cần được nghiên cứu để giải quyết, tháo gỡ ngay trong thời gian học tập, rèn luyện tại trường của học viên, nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ của họ.
Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan quân đội hiện nay, là một đòi hỏi cấp thiết trước tình hình biến động về thang bậc, chuẩn mực, giá trị văn hoá thẩm mỹ trong đời sống xã hội và trong quân đội cũng không tránh khỏi có những yếu tố, xu hướng tác động tiêu cực, làm “lệch chuẩn giá trị” về văn hoá thẩm mỹ trong đời sống tinh thần quân nhân, trong đó có đội ngũ học viên đào tạo sĩ quan. Họ đang học tập, rèn luyện, công tác và sống trong không gian mạng Internet, trong sự tác động đa diện, nhiều chiều của hội nhập, mở cửa, của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) chỉ rõ mục tiêu, yêu cầu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải: “ hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”[tr.46, 47]. Tình hình đó, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu nhằm luận giải, tìm ra thực chất và cách thức giải quyết một cách khoa học.
Lý do lựa chọn đề tài luận án còn xuất phát từ sự thiếu vắng nhiều mảng nghiên cứu về khoa học thẩm mỹ mang tính đặc thù quân sự. Những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến thẩm mỹ quân sự và giáo dục thẩm mỹ quân nhân, song vẫn còn khá trống vắng những công trình về phát triển ý thức thẩm mỹ nói chung, ý thức thẩm mỹ của bộ đội nói riêng, nhất là việc luận giải dưới góc độ lý luận triết học - một yêu cầu rất cơ bản và cần thiết để giải quyết triệt để vấn đề. Với sự lựa chọn vấn đề: “Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu dưới góc độ triết học, đề tài luận án mong muốn góp phần giải quyết thực trạng trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu :
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan quân đội, từ đó đề xuất giải pháp cơ bản phát triển ý thức thẩm mỹ đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học viên hướng tới phát triển đội ngũ sĩ quan quân đội tương lai.
* Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Làm rõ thực chất và một số vấn đề có tính quy luật phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan QĐNDVN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo xu hướng phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay.
- Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu dưới góc độ triết học về phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan QĐNDVN.
* Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo để trở thành sĩ quan cấp phân đội có trình độ đại học ở các học viện, trường đại học và trường sĩ quan QĐNDVN (trong luận án gọi là học viện, trường sĩ quan).
Phạm vi điều tra, khảo sát gồm: Học viên, giáo viên và cán bộ quản lý học viên, cán bộ phòng ban ở một số cơ sở đào tạo: Trường Đại học Chính trị (Trường Sĩ quan chính trị); Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1); Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan Lục quân 2); Trường Sĩ quan Thông tin (khối trường sĩ quan); Học viện Biên phòng; Học viện Phòng không - Không quân; Học viện Hải quân; Học viện Kỹ thuật quân sự; Học viện Hậu cần; Học viện Quân y (khối học viện). Số liệu khảo sát đánh giá thực tiễn trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá, thẩm mỹ và giáo dục, phát triển toàn diện con người nói chung, đối với lĩnh vực quân sự và giáo dục, phát triển nhân cách quân nhân nói riêng.
* Cơ sở thực tiễn: Là đời sống thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan ở các học viện, trường sỹ quan QĐNDVN hiện nay, thông qua các căn cứ, số liệu thực tế, số liệu điều tra xã hội học của tác giả; cùng với các chỉ thị, nghị quyết, chương trình và đề án của Bộ Quốc phòng về xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội; các báo cáo tổng kết về công tác giáo dục bọ đội, trực tiếp về công tác giảng dạy môn mỹ học Mác - Lênin và các bộ môn khác liên quan ở các học viện, trường sỹ quan.
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận chung là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được tiếp cận vào khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể, sử dụng một số phương pháp như: lôgíc và lịch sử; hệ thống và cấu trúc; phân tích và tổng hợp; thống kê và so sánh; điều tra xã hội học; phỏng vấn; quan sát có định hướng; phương pháp chuyên gia. Sử dụng một số phương pháp tiếp cận: giá trị - hoạt động - nhân cách; cấu trúc quá trình, đặc biệt chú trọng phương pháp tiếp cận cấu trúc quá trình để phân tích sự phát triển ý thức thẩm mỹ.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ bản chất, cấu trúc của ý thức thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự từ phương pháp tiếp cận của triết học.
- Luận giải những vấn đề có tính quy luật phát triển ý thức thẩm mỹ trong môi trường sư phạm quân sự ở nhà trường quân đội.
- Đề xuất yêu cầu và giải pháp phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận triết học về ý thức thẩm mỹ, về thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự. Góp phần xây dựng luận cứ khoa học nhằm xây dựng, phát triển đời sống thẩm mỹ của bộ đội. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Gồm: Mở đầu; tổng quan về vấn đề nghiên cứu; 3 chương (6 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nhóm những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu lý luận chung về thẩm mỹ
Đề cập vấn đề chung về lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực thẩm mỹ có những công trình khoa học của nước ngoài và trong nước nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu của nước ngoài tieu biểu như: Iu.A. Lukin, V.C. Xcacherơsiccốp (1982) với “Nguyên lý mỹ học Mác–Lênin”; N. Đmitriêva (1962) “Bàn về cái đẹp”; V.Vanslốp, P.Tơrôphimốp (1961) nghiên cứu “Cái đẹp và cái cao thượng”; Tsecnisépxki (1960) nghiên cứu “Quan hệ của thẩm mỹ đối với hiện thực”. Trong các công trình trên, chủ yếu trình bày những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật cơ bản của mỹ học Mác – Lênin. Mặc dù chưa trực tiếp đề cập một cách hệ thống về vấn đề ý thức thẩm mỹ, nhưng đã có một số vấn đề về lý luận thẩm mỹ liên quan nhất định đến đề tài luận án. Đây là một trong những cơ sở, tiền đề lý luận quan trọng để tiếp thu, kế thừa, phát triển trong triển khai khung lý thuyết của luận án.
Những công trình khoa học trong nước, nổi bật là công trình của Đỗ Huy (1984) nghiên cứu “Cái đẹp - một giá trị”. Khẳng định: “Không có chủ thể thẩm mỹ, sẽ không có đánh giá, thưởng thức và sáng tạo những giá trị thẩm mỹ. Không có chủ thể thẩm mỹ không có cái gì được gọi là cái bi, cái hài, cái đẹp và cái giá trị” [tr.147]. Bàn về “Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật” (1996), tác giả Nguyễn Văn Phúc phân tích tính đặc thù của cái thẩm mỹ, đồng thời làm rõ sự khác biệt của chủ thể về mặt nhận thức thẩm mỹ [tr.40]. Các công trình trên là một trong những cơ sở lý luận quan trọng mà luận án sẽ kế thừa, tiếp thu.
2. Nhóm những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về thực tiễn đời sống thẩm mỹ
Trong “Thực tiễn thẩm mỹ – cội nguồn của văn hoá thẩm mỹ” (2003), tác giả Nguyễn Ngọc Thu cho rằng: “Thực tiễn thẩm mỹ là sự thống nhất giữa các hiện tượng thẩm mỹ khách quan với hoạt động của chủ thể thẩm mỹ với toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ thẩm mỹ trong hoàn cảnh và điều kiện xã hội nhất định... cái thẩm mỹ khách quan mang tính xã hội nó không chỉ bó hẹp trong ý thức cá nhân mà còn tồn tại nhờ có ý thức thẩm mỹ cá nhân” [tr.34]. Đây là một hướng tiếp cận duy vật lịch sử về cội nguồn của văn hoá thẩm mỹ từ thực tiễn thẩm mỹ, là cơ sở quan trọng giúp cho nghiên cứu sinh tham khảo để tiếp cận, nghiên cứu những khía cạnh bản chất của ý thức thẩm mỹ.
Bàn về “Sự biến đổi của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”(2003), tác giả Vũ Thị Kim Dung đã đề cập văn hoá thẩm mỹ, cấu trúc chủ thể thẩm mỹ thuộc phạm vi của ý thức thẩm mỹ, có sự tham gia tổng hợp của các yếu tố: xúc cảm, tình cảm, quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ[tr.38]. Trong bài báo “Tìm đến giá trị của môi trường thẩm mỹ” (2001), tác giả Thái Hanh đã tiếp cận giá trị của môi trường thẩm mỹ với các thuật ngữ “không gian môi trường” và “cảnh quan môi trường” [tr.8]. Tuy nhiên, để thẩm mỹ hoá môi trường phải tạo ra trường thẩm mỹ lành mạnh, tức là còn phải tạo dựng các mối quan hệ, ứng xử, giao tiếp và các thiết chế văn hoá theo tiêu chí cái đẹp. Lý giải điều này sẽ được kế thừa và bổ sung trong luận án.
3. Nhóm những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về văn hoá thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ
3.1. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về văn hoá thẩm mỹ
Công trình nghiên cứu “Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới” (2001) của tập thể các nhà khoa học: GS.TS. Đỗ Huy, PGS.TS Nguyễn Văn Huyên, TS. Nguyễn Ngọc Thu, TS. Đào Duy Thanh, TS. Nguyễn Quốc Tuấn do PGS.TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên đã đưa ra quan niệm Văn hoá thẩm mỹ. Các tác giả cũng xem xét ý thức thẩm mỹ cá nhân là một phương diện, thành tố của văn hoá thẩm mỹ - văn hoá thẩm mỹ cá nhân, và được biểu hiện ở những cấp độ khác nhau: Cấp độ hoạt động - thực tiễn; Cấp độ tâm lý - cảm xúc; Cấp độ lý tính... [tr.62]. Những luận giải và cách tiếp cận đó gợi mở cho nghiên cứu sinh có cách nhìn biện chứng về cấu trúc ý thức thẩm mỹ của chủ thể. Tất nhiên, nghiên cứu sinh cũng sẽ phát triển thêm ở khía cạnh phân định rõ giữa ý thức thẩm mỹ (cái phản ánh thực tiễn thẩm mỹ) với văn hoá thẩm mỹ cá nhân (cái kiểu cách, dạng thức, mô thức hiện thực hoá và giá trị hoá ý thức thâm mỹ ấy).
Nghiên cứu “Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách” (1995), tác giả Lương Quỳnh Khuê không trực tiếp làm rõ cấu trúc ý thức thẩm mỹ của chủ thể, nhưng thông qua phân tích cấu trúc các yếu tố của năng lực thẩm mỹ và quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ ở mỗi con người phụ thuộc vào năng khiếu bẩm sinh, đồng thời đòi hỏi phải có một quá trình được giáo dục, rèn luyện công phu, nghiêm ngặt trong thực tiễn. Điều đó phù hợp với quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ sẽ được nghiên cứu sinh đề cập trong đề tài luận án. Công trình nghiên cứu “Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” (2013) của tác giả Lê Thị Thuỳ Dung; “Phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” (2005), tác giả Nguyễn Xuân Trường. Đây là những ý tưởng sát thực đối với xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ mà luận án sẽ đề cập.
3.2. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ
Trong công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài của A.X. Milôviđốp và B.V. Xaphrônốp (chủ biên) (1975) về “Mỹ học Mác - Lênin với việc giáo dục bộ đội” đã đề cập khá toàn diện đến giáo dục thẩm mỹ như con đường trực tiếp, cơ bản và quan trọng bậc nhất nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ. Đặc biệt, công trình đã gắn trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ trong hoạt động quân sự bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng tư cách và nếp sống của quân nhân Xô-viết. Đây là tiền đề quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa, phát triển trong đề xuất giải pháp của luận án.
Vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục thẩm mỹ được nhiều công trình khoa học ở trong nước nghiên cứu, tiêu biểu như: “Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đỗ Huy (1987), “Giáo dục lý tưởng thẩm mỹ cho thanh niên thông qua hệ thống thiết chế nhà văn hoá” của Trần Quốc Bảng (1996); "Đưa cái đẹp vào cuộc sống” của Như Thiết (1986),; “Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” của Vĩnh Quang Lê (1999),; “Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống văn hoá cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” của Lương Thanh Tân (2010),; “Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ” của Trần Tuý (1998); “Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” của Trần Ngọc Tăng (2001),; “Giáo dục thẩm mỹ - Món nợ lớn đối với thế hệ trẻ” của Đỗ Xuân Hà (1997); “Một số hiểu biết cơ bản về văn hoá nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ” của Tổng cục Chính trị (1996). Các công trình khoa học trong nước đã đề cập nhiều vấn đề quan trọng về giáo dục thẩm mỹ. Trong đó, liên quan đến nhiều phương diện khác nhau về bản chất, vai trò, nội dung, hình thức, phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho các đối tượng khác nhau, sự luận giải ở một số nội dung khá sâu sắc là cơ sở quan trọng cho nghiên cứu sinh kế thừa, bổ sung, làm rõ thêm theo hướng nghiên cứu của luận án.
4. Nhóm những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về ý thức thẩm mỹ
Trong bài báo “Cội nguồn của ý thức thẩm mỹ và sự thức tỉnh những năng lực sáng tạo nghệ thuật của con người” (2002), Đỗ Thị Minh Thảo tiếp cận ý thức thẩm mỹ từ năng lực sáng tạo nghệ thuật, đồng thời chứng minh năng lực này được hình thành từ trong lao động thực tiễn của con người [tr.52 - 53]. Cách tiếp cận này cho thấy nhờ có hoạt động thực tiễn thẩm mỹ lâu dài của con người thì những giác quan đã được xã hội hoá cao độ mới trở thành giác quan thẩm mỹ. Dựa vào các giác quan này mà “hình ảnh thẩm mỹ” - mặt thẩm mỹ của hiện thực khách quan được di chuyển vào trong óc thẩm mỹ của chủ thể, được hoạt động của tư duy thẩm mỹ tái sáng tạo hiện thực “theo quy luật của cái đẹp”. Diễn đạt ở góc độ này sẽ được nghiên cứu sinh bổ sung, phát triển trong đề tài luận án.
Trong bài báo “Tìm hiểu đặc trưng của ý thức thẩm mỹ” (1992), tác giả Vũ Minh Tâm quan niệm: “Ý thức thẩm mỹ là một trong những hình thái ý thức xã hội của con người phản ánh hiện thực khách quan trong dạng hình tượng – tình cảm, nhằm đáp ứng nhu cầu “chế tạo theo quy luật của cái đẹp” [tr.33]. Theo đó, tác giả phân tích hai đặc trưng của ý thức thẩm mỹ: hình tượng thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ. Song, do tính phức tạp của phạm trù này nên cách lý giải về đặc trưng của ý thức thẩm mỹ trên đây vẫn chưa đủ để nhận biết những dấu hiệu đặc trưng về bản chất của ý thức thẩm mỹ. Do đó, cần phải thâm nhập vào những mối liên hệ bản chất bên trong để phân tích cơ chế hoạt động cùng các cấp độ và những yếu tố chủ yếu cấu thành nó, khi đó mới có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về ý thức thẩm mỹ. Tiếp cận theo hướng này sẽ được nghiên cứu sinh trình bày trong luận án.
Đề cập khá nhiều nội dung liên quan sát, gần với đề tài của luận án là Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Chí Linh: “Phát triển ý thức thẩm mỹ ở học viên sĩ quan chính trị cấp phân đội trong quân đội ta hiện nay” (2000), tác giả cho rằng: “đánh giá thẩm mỹ là khía cạnh bản chất của ý thức thẩm mỹ” [tr.6]. Song, bản chất của ý thức thẩm mỹ phải là quá trình tri giác thực tại, phản ánh sự thống nhất toàn vẹn, sự hài hoà và cá biệt, sự hoàn hảo của thế giới dưới dạng những cảm xúc thẩm mỹ của con người gây nên những khoái lạc về mặt tinh thần. Mặt khác, với tính cách là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội, thì nguồn gốc nảy sinh, phát triển và nội dung, hình thức phản ánh của ý thức thẩm mỹ cũng mang tính đặc thù. Và những khía cạnh ấy chưa được đề cập trong luận văn của tác giả. Quan niệm “về đặc trưng riêng có của ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực khách quan bằng hình tượng nghệ thuật, và ý thức nghệ thuật là biểu hiện tập trung và quan trọng nhất của ý thức thẩm mỹ” [tr.6] có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ý thức thẩm mỹ không chỉ bao hàm ý thức nghệ thuật, và bản thân nghệ thuật chỉ là một hình thái đặc thù của thẩm mỹ. Chỉ có trên nền tảng hiện thực là đời sống thẩm mỹ của con người thì ý thức thẩm mỹ mới được hình thành nên và nghệ thuật là phương thức con người tái cấu trúc các giá trị thẩm mỹ để chuyển tải những quan điểm, lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ nhất định. Bàn về cấu trúc ý thức thẩm mỹ, tác giả cho rằng có hai yếu tố cấu thành: mặt trí tuệ thẩm mỹ và mặt tâm lý thẩm mỹ tác động qua lại và chịu sự chi phối của hệ tư tưởng thống trị xã hội. Song, tiếp cận cấu trúc ý thức thẩm mỹ cần phải dựa vào cấu trúc của ý thức và ý thức xã hội và theo các cấp độ, tầng bậc, trình độ của chủ thể – điều mà tác giả chưa luận giải đến. Đây là những khoảng trống sẽ được đề cập, bổ khuyết trong đề tài luận án.
5. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
5.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa