Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT) là một trong những nội dung
chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trên phạm vi
từng nước và từng địa phương. Thực tế cho thấy, việc tạo lập cơ cấu kinh tế hợp
lý, trong đó có CCNKT, có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển
bền vững của một nền kinh tế và của địa phương. Do vậy, việc xây dựng
CCNKT hợp lý đã và đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, CCNKT cả nước và ở từng địa
phương đã có chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, cho đến nay,
những yếu kém cơ bản về CCNKT ở nước ta vẫn chưa được khắc phục. Nền
kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động chi
phí thấp. Tỷ trọng các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) như tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, bảo hiểm. còn thấp,
tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chậm trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư
nghiệp và khai khoáng còn cao. CCNKT địa phương và vùng lãnh thổ cũng tồn
tại nhiều bất cập. Trên thực tế, chính quyền cấp tỉnh còn ít chú trọng đến việc
xây dựng một CCNKT tối ưu và thường theo đuổi các mô hình phát triển và
CCNKT tương tự nhau. Các địa phương cũng ít chú trọng đến việc xây dựng
một CCNKT dựa trên các lợi thế tương đối và lợi thế cạnh tranh của địa phương
mình trên cơ sở định hướng phát triển cả nước và các vùng liên quan. Điều này
dẫn đến tình trạng các địa phương cạnh tranh nhau trong huy động các nguồn
lực cho chuyển dịch CCNKT, làm cho việc sử dụng các nguồn lực này trên cả
nước và ở từng địa phương trở nên kém hiệu quả.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Nình từ năm 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
------------
NguyÔn chÝ bÝnh
QU¸ TR×NH CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU NGμNH KINH TÕ
TRONG C¤NG NGHIÖP HãA, HIÖN §¹I HãA ë TØNH NINH B×NH
Tõ N¡M 1992 §ÕN NAY: KINH NGHIÖM Vμ GI¶I PH¸P
Chuyªn ngμnh: Kinh tÕ häc (lÞch sö kinh tÕ)
M· sè: 62310101
Hμ néi, n¨m 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
pgs.Ts. Ph¹m thÞ quý
PGS.ts. lª quèc héi
Phản biện 1: pgs.Ts. lª xu©n b¸
Phản biện 2: Ts. NguyÔn v¨n nam thÞ thanh h−¬ng
Phản biện 3: pgs.Ts. nguyÔn h÷u ®¹t pgs.ts. lª hoμg nga
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,
họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Vào hồi ........ giờ, ngày ....... tháng ........ năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT) là một trong những nội dung
chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trên phạm vi
từng nước và từng địa phương. Thực tế cho thấy, việc tạo lập cơ cấu kinh tế hợp
lý, trong đó có CCNKT, có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển
bền vững của một nền kinh tế và của địa phương. Do vậy, việc xây dựng
CCNKT hợp lý đã và đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, CCNKT cả nước và ở từng địa
phương đã có chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, cho đến nay,
những yếu kém cơ bản về CCNKT ở nước ta vẫn chưa được khắc phục. Nền
kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động chi
phí thấp. Tỷ trọng các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) như tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, bảo hiểm... còn thấp,
tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chậm trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư
nghiệp và khai khoáng còn cao. CCNKT địa phương và vùng lãnh thổ cũng tồn
tại nhiều bất cập. Trên thực tế, chính quyền cấp tỉnh còn ít chú trọng đến việc
xây dựng một CCNKT tối ưu và thường theo đuổi các mô hình phát triển và
CCNKT tương tự nhau. Các địa phương cũng ít chú trọng đến việc xây dựng
một CCNKT dựa trên các lợi thế tương đối và lợi thế cạnh tranh của địa phương
mình trên cơ sở định hướng phát triển cả nước và các vùng liên quan. Điều này
dẫn đến tình trạng các địa phương cạnh tranh nhau trong huy động các nguồn
lực cho chuyển dịch CCNKT, làm cho việc sử dụng các nguồn lực này trên cả
nước và ở từng địa phương trở nên kém hiệu quả.
Từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay, cùng với thực hiện CNH, HĐH, quá
trình chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi theo hướng tích
cực, phù hợp với động thái phát triển kinh tế của địa phương trong CNH, HĐH.
Điều đó tạo thêm nhiều ngành nghề mới, việc làm mới, gia tăng giá trị hàng hóa
xuất khẩu và qua đó góp phần tạo tăng trưởng kinh tế của địa phương. Chính
những kết quả kinh tế đạt được đã làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội và tạo
thế và lực để tỉnh Ninh Bình cùng cả nước hướng đến mục tiêu đến năm 2020
đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên trong sự chuyển
dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình vẫn bộc lộ không ít những hạn chế. Điều dễ
nhận thấy là chuyển dịch CCNKT còn chưa cân đối, chưa đáp ứng mục tiêu của
CNH, HĐH; hiệu quả và chất lượng của chuyển dịch CCNKT vẫn ẩn chứa
những nhân tố thiếu bền vững. Trong chuyển dịch CCNKT vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế và bất cập bắt nguồn từ công tác qui hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, chính sách huy động và sử dụng nguồn lực...
Từ lý luận và thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu chuyển dịch
CCNKT của Ninh Bình trong CNH, HĐH và tác động của nó đến sự phát triển
2
kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh
Ninh Bình từ 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên
cứu của Luận án.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Lý thuyết của Max về CCNKT đã đưa ra các phạm trù về CCNKT và cơ
cấu kinh tế hợp lý. Theo Max, CCNKT hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá
trình tái sản xuất mở rộng. CCNKT hợp lý phải đáp ứng các điều kiện như: phù
hợp với các quy luật khách quan; phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị khu vực và
thế giới; phản ánh khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực kinh tế trong nước.
Lý thuyết “cất cánh” được trình bày trong nghiên cứu của Rostow (1960)
đã chỉ ra rằng quá trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng
phải trải qua 5 giai đoạn tuần tự và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng CCNKT
đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn đó. Như vậy lý thuyết này
đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp lý về dạng CCNKT tương ứng với mỗi giai đoạn
phát triển nhất định của mỗi quốc gia.
Lý thuyết nhị nguyên của Lewis (1954) giải thích quá trình và cơ chế
chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế từ khu vực nông nghiệp với năng suất thấp
và dư thừa lao động sang khu vực công nghiệp có năng suất cao và có khả năng
tự tích lũy. Về cơ bản lý thuyết này đã phản ánh được một số quy luật khách
quan của sự chuyển dịch giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và
thành thị, giữa chuyển dịch dân cư và đô thị hóa trong quá trình phát triển kinh
tế của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, mô hình này đã có một số hạn chế
do các giả thuyết đưa ra không phù hợp với thực tế của các nước đang phát triển
hiện nay.
Lý thuyết phát triển cân đối của Nurkse và Rosentein-Rodan không sắp
xếp thứ tự mức độ quan tâm đến các ngành trong nền kinh tế mà cho rằng phải
phát triển đồng đều ở tất cả các ngành kinh tế để chuyển dịch CCKT một cách
nhanh chóng. Lý thuyết này phù hợp với các nước đang phát triển thực hiện
CNH theo hướng nội hoặc thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực
tế thì đã bộc lộ nhiều nhược điểm, nhất là trong quá trình hội nhập và toàn cầu
hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Akamatsu đã đưa ra lý thuyết phát triển theo mô hình “đàn nhạn bay” để
giải thích sự bắt kịp của các nước đang phát triển đối với các nước phát triển và
nhấn mạnh chuyển dịch CCKT có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đuổi
kịp này. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những ngành nào cần thúc đẩy trong mỗi
giai đoạn CNH. Cho đến đầu thập niên 1990, hầu hết các nhà nghiên cứu kinh
tế đều cho rằng áp dụng lý thuyết đàn nhạn bay để giải thích sự lan tỏa của công
nghiệp tại các nước Đông Á là có cơ sở.
3
2.2. Tổng quan nghiên cứu thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Ngô Đình Giao (1994) với công trình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân” đã phân tích những cơ sở lý luận
và sự cần thiết của chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa. Đồng thời
công trình còn đề xuất những phương hướng và biện pháp chuyển dịch CCKT ở
Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu tổng hợp
trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung mà chưa đề cập chi tiết về
CCNKT trong điều kiện hội nhập và CNH, HĐH, đặc biệt là chuyển dịch
CCNKT của một địa phương.
Đỗ Hoài Nam (2006) chủ biên công trình “Chuyển dịch cơ cấu ngành và
phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn”. Công trình này đã tập trung
đưa ra những quan điểm, phương pháp tiếp cận vấn đề chuyển dịch CCNKT
nhằm phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn. Công trình này mới đề
cập đến chuyển dịch CCNKT trên phạm vi cả nước xét trên góc độ nhằm phát
triển các ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam nói chung mà chưa
đề cập chi tiết vấn đề chuyển dịch CCNKT ở một địa phương cụ thể.
Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999) đồng chủ biên công trình
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới”
đã làm rõ luận cứ khoa học của chuyển dịch CCKT theo hướng hội nhập và
thực trạng chuyển dịch CCNKT nước ta trong giai đoạn 1991 – 1997. Công
trình tập trung chủ yếu vào vấn đề chuyển dịch cơ cấu ba nhóm ngành lớn của
nền kinh tế, các vấn đề chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và vùng kinh tế
chỉ được đề cập ở mức độ là các vấn đề liên quan để bảo đảm tính hệ thống. Để
đảm bảo các luận cứ có tính thực tiễn và tính thực tế của các nhận xét cũng như
kiến nghị, công trình còn khảo sát thêm tình hình chuyển dịch CCNKT ở một số
vùng và một số địa phương.
Ở cấp độ địa phương, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển dịch
CCNKT. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
Ở Hà Nội, Lê Văn Hoạt (1999) đã thực hiện nghiên cứu “Phân tích động
thái của cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 1991 - 1998 và đề xuất kiến nghị về
phương hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn
2000 – 2005”. Công trình này đã đề cập đến các vấn đề lý luận về CCKT và đi
sâu phân tích, đánh giá, nghiên cứu các động thái chuyển dịch CCKT ở cả
ngành kinh tế, thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Đặc biệt là việc đề xuất
các giải pháp cũng như kiến nghị về phương hướng nhằm chuyển dịch CCKT
thủ đô Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 có chú ý gắn với đặc thù của thủ đô.
Công trình nghiên cứu của Nghiêm Xuân Đạt (2005) đã đưa ra những
luận cứ khoa học thực hiện chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 -
2010. Nội dung chủ yếu của công trình này là nghiên cứu việc chuyển dịch
CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 hướng đến kỷ niệm đại lễ 1000
năm Thăng Long - Hà Nội với những luận cứ khoa học thuyết phục.
4
Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu cho thấy đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu sâu về quá trình chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở
tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, các công trình cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu
quá trình và động thái chuyển dịch CCNKT cũng như sự gắn kết giữa chuyển
dịch CCNKT với quá trình thực hiện CNH, HĐH ở một địa phương vụ thể. Do
vậy, nghiên cứu này sẽ giải quyết những khoảng trống mà các nghiên cứu trước
đây chưa đi sâu vào nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về
chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH;
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992
đến 2012 trên cả khía cạnh động thái chuyển dịch và gắn với quá trình CNH,
HĐH; từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân;
- Rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về
chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình trong thời gian qua;
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm góp phần thúc
đẩy chuyển dịch CCNKT Ninh Bình trong CNH, HĐH theo hướng hiệu quả
và bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển
dịch CCNKT trong CNH, HĐH.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu toàn bộ địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCNKT tỉnh Ninh
Bình từ năm 1992 (từ khi tái lập tỉnh) đến năm 2012 và đề xuất những giải pháp
đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chuyển dịch
CCNKT theo ba ngành lớn là nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng và
dịch vụ và chuyển dịch trong nội bộ của từng ngành đó. Tuy nhiên, những vấn
đề về cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng cũng được xem xét ở mức độ cần
thiết nhằm góp phần làm rõ mối liên hệ và tác động đối với chuyển dịch
CCNKT ở tỉnh Ninh Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
+ Các số liệu thống kê về tình hình CCNKT và chuyển dịch CCNKT của
tỉnh Ninh Bình từ Tổng cục thống kê và Cục thống kê tỉnh Ninh Bình.
5
+ Các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh Ninh Bình, báo cáo của
các Sở, ngành của tỉnh Ninh Bình về các chủ trương, chính sách liên quan đến
tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch CCNKT.
+ Các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về chuyển dịch
CCNKT và CNH, HĐH.
- Phương pháp lịch sử: Miêu tả, trình bày diễn biến của quá trình chuyển
dịch CCNKT và cơ cấu nội bộ từng ngành một cách đầy đủ, chi tiết, khách quan
ở Ninh Bình từ 1992 đến 2012.
- Phương pháp logic: Từ diễn biến của quá trình chuyển dịch CCNKT
tìm ra những bản chất và đặc trưng của chuyển dịch CCNKT và rút ra những
đánh giá, nhận định về xu hướng chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở
Ninh Bình.
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương
đối, số bình quân... để tính toán và mô tả quá trình chuyển dịch CCNKT, từ đó đưa
ra những đánh giá về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình.
- Phương pháp thống kê so sánh: Bằng các số liệu và chỉ tiêu (tuyệt đối,
tương đối, tốc độ) về chuyển dịch CCNKT để đưa ra so sánh chuyển dịch
CCNKT giữa các thời kỳ ở Ninh Bình, so sánh giữa chuyển dịch CCNKT của
Ninh Bình với các địa phương khác.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin tư vấn các nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách của địa phương về quá trình chuyển dịch CCNKT của
Ninh Bình.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài nghiên cứu và đóng góp của luận án
- Góp phần làm phong phú hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH. Cụ thể, luận án đã làm rõ hơn nội hàm,
các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCNKT trong
quá trình CNH, HĐH.
- Đánh giá toàn diện quá trình chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH
của Ninh Bình trong giai đoạn 1992-2012. Từ đó, rút ra được những thành
công, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và bài học kinh nghiệm về chuyển
dịch CCNKT trong CNH, HĐH tại Ninh Bình.
- Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
Những đóng góp của luận án là luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện các
chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình
trong quá trình CNH, HĐH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến 2012.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm, phương hướng và các giải pháp thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Ninh Bình trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố, các bộ phận hợp thành nền kinh tế
mà giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, thường xuyên vận
động trong những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể gắn với không gian, thời
gian nhất định được thể hiện cả về định tính lẫn định lượng, phù hợp với xu
hướng vận động và phát triển của nền kinh tế.
1.1.1.2. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế được hiểu là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về
chất lượng và số lượng tương đối ổn định giữa các yếu tố kinh tế và trong từng
yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản
xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định trong một khoảng
thời gian nhất định.
1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Theo quan điểm chung nhất, chuyển dịch CCNKT là quá trình vận động,
phát triển của các ngành kinh tế làm thay đổi trong tổng thể, trong tỷ trọng và
trong mối quan hệ của các ngành trong một nền kinh tế phù hợp với sự phát
triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
1.1.3. Các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Lý thuyết về chuyển dịch CCNKT được luận giải trong các lý thuyết của
Max, Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Rostow; Lý thuyết nhị nguyên
(hai khu vực phát triển) của Athus Lewis; Lý thuyết cân đối liên ngành; Lý
thuyết "cực tăng trưởng" hay phát triển không cân đối; Lý thuyết chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của Moshe Syrquin; Lý thuyết cơ cấu kinh tế mới của Justin Lin.
1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của CNH, HĐH
CNH luôn gắn chặt với HĐH tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội
của một quốc gia. CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội quan việc sử
dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
7
cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự
phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo ra năng suất
lao động xã hội cao.
Quá trình CNH, HĐH ở từng nước có những nét riêng biệt, nhưng nếu xét
một cách tổng quát quá trình này có những đặc trưng chung mang tính phổ biến
sau: (i) CNH, HĐH là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ cho tất cả các
hoạt động của nền kinh tế; (ii)- CNH, HĐH là quá trình CDCCKT quốc dân và
cơ cấu nội tại mỗi ngành kinh tế; (iii) CNH, HĐH là quá trình tạo ra những
chuyển biến cơ bản về thể chế và xã hội; (iv) CNH, HĐH là quá trình mở rộng
quan hệ kinh tế quốc tế.
1.2.2. Khái niệm về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH
Chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH được hiểu là quá trình vận động,
phát triển của các ngành kinh tế làm thay đổi trong tổng thể, trong tỷ trọng và
trong mối quan hệ của các ngành trong một nền kinh tế phù hợp với tiến trình
và mục tiêu của CNH, HĐH.
Chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH cần được thể hiện ở những điểm
sau: (i) Sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế phù hợp với tiến
trình CNH, HĐH; (ii) Sự thay đổi của CCNKT hướng tới các mục tiêu CNH,
HĐH đặt ra; (iii) Sự chuyển dịch CCNKT phản ánh mức độ thay đổi của
phương thức sản xuất theo hướng hiện đại hóa; (iv) Tính chất lan tỏa từ chuyển
dịch CCNKT nói chung và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành ngày càng
gia tăng cùng với tiến trình CNH; (v) CCNKT chuyển dịch gắn với chuỗi giá trị
gia tăng toàn cầu để tham gia có hiệu quả vào quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3. Cách thức chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH
- Một là, Nhà nước chủ quan định ra một CCNKT theo mục tiêu CNH,
HĐH rồi phấn đấu. Cách này có ưu điểm là thực hiện theo mục tiêu CNH, có
thể chủ động trong việc tập trung nguồn lực để chuyển dịch CCNKT đạt đến
mục tiêu CNH. Tuy nhiên, cách này có thể nảy sinh những mâu thuẫn với sự
phát triển nền kinh tế thị trường.
- Hai là, Nhà nước tạo lập chủ trương, cơ chế phù hợp cho chuyển dịch
CCNKT còn để thị trường quyết định quá trình chuyển dịch CCNKT theo
hướng CNH, HĐH. Cách này có thể khai thác nguồn lực và phù hợp với kinh tế
thị trường, chuyển dịch CCNKT theo quy luật và các điều kiện thực tiễn. Tuy
nhiên, cần phải có định hướng và cơ chế phù hợp nếu không sẽ bị động và khó
đạt mục tiêu CNH, HĐH.
- Ba là, kết hợp cả hai cách ở trên. Theo cách này, sẽ phát huy được
những ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của hai cách ở trên.
1.2.4. Vai trò của chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH
- Chuyển dịch CCNKT đóng góp và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH.
- Chuyển dịch CCNKT góp phần giải quyết những mất cân đối trong quá
trình thực hiện CNH, HĐH.
8
- Chuyển dịch CCNKT làm thay đổi cơ cấu đầu tư và loại hình doanh
nghiệp trong CNH.
- Chuyển dịch CCNKT là phương thức hiệu quả để rút ngắn quá trình
thực hiện CNH