Xứ uỷ Nam Bộ (1945-1951) là cấp uỷ Đảng cao nhất của Đảng bộ Nam
Bộ,trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;Trung ương Cục miền Nam
(1951-1954) là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ươngtại Nam Bộ-có
nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến kiến quốc ở Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi
chung của dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vai trò của Xứ ủy Nam Bộ,
Trung ương Cục miền Nam rất to lớn; có nhiều sáng tạo độc đáo về xây dựng
tổ chức và hoạt động lãnh đạo kháng chiến. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công
trình nào nghiên cứu toàn diện hai cơ quan lãnh đạo này
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trunng ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN THỊ HƯƠNG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA XỨ ỦY NAM BỘ VÀ TRUNNG ƯƠNG
CỤC MIỀN NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
Chuyên ngành :Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 62 22 56 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2014
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: GS, TS Trịnh Nhu
Phản biện 1:.........................................................
.........................................................
Phản biện 2:.........................................................
.........................................................
Phản biện 3:.........................................................
.........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Về khoa học
Xứ uỷ Nam Bộ (1945-1951) là cấp uỷ Đảng cao nhất của Đảng bộ Nam
Bộ, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trung ương Cục miền Nam
(1951-1954) là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương tại Nam Bộ-có
nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến kiến quốc ở Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi
chung của dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vai trò của Xứ ủy Nam Bộ,
Trung ương Cục miền Nam rất to lớn; có nhiều sáng tạo độc đáo về xây dựng
tổ chức và hoạt động lãnh đạo kháng chiến. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công
trình nào nghiên cứu toàn diện hai cơ quan lãnh đạo này.
1.2. Về thực tiễn
Xây dựng đảng về tổ chức gắn kết hữu cơ với hai mặt chính trị và tư
tưởng là điều kiện không thể thiếu, bảo đảm cho Đảng thống nhất ý chí, hành
động; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn cách mạng. Cần phải
nghiên cứu, đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử về xây dựng đảng,
trong đó có những kinh nghiệm xây dựng cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng
giai đoạn 1954-1954 để góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Nghiên cứu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam
Bộ và Trung ương Cục miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 để làm sáng rõ
quá trình xây dựng, đặc điểm tổ chức, hoạt động và vai trò của cơ quan lãnh
đạo của Đảng ở Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
góp phần phát triển công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, cung cấp thêm một số luận cứ khoa học cho công tác xây dựng
Đảng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
2Sưu tầm, hệ thống hoá sử liệu thuộc quan điểm và thực tiễn xây dựng
Đảng liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam; làm rõ quá
trình xây dựng tổ chức và hoạt động, vai trò của hai cơ quan cao cấp của Đảng
trong cuộc kháng chiến, kiến quốc, trên địa bàn được phân công phụ trách;
đưa ra những nhận xét về đặc điểm, thành tựu và hạn chế của quá trình xây
dựng tổ chức và hoạt động Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam (1945-
1954); đúc kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự chỉ đạo của Trung ương Đảng về xây dựng Xứ
uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam; cơ cấu tổ chức, bộ máy và hoạt động
của Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trong quá trình lãnh đạo
kháng chiến, kiến quốc ở Nam Bộ và thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với cách
mạng Campuchia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xác lập, biến
đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự chủ chốt; hoạt động lãnh đạo của Xứ
ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trên các phương diện chính yếu: phát
động và điều hành kháng chiến, lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, mặt
trận dân tộc thống nhất, chính quyền, tổ chức nền kinh tế, văn hóa kháng
chiến, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng Đảng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ
phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia.
Thời gian:Luận án nghiên cứu trong thời gian từ năm 1945 đến 1954.
Không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn Nam Bộ và các khu vực
thuộc phạm vi phụ trách của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam
theo sự phân công của Trung ương Đảng, gồm các tỉnh Nam Bộ và
Campuchia.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Từ năm 1948, hai tỉnh cực Nam Trung Bộ là Bình Thuận và Ninh Thuận thuộc về Liên Khu 5
3Luận án được thực hiện trên cơ sơ vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và
phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nguyên tắc xây dựng tổ chức
Đảng kiểu mới của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của
Đảng về xây dựng đảng.
4.2. Nguồn tài liệu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở những nguồn tư liệu chủ yếu, đáng
tin cậy, gồm: nghị quyết, chỉ thị, báo cáo... của Trung ương, của Xứ uỷ Nam
Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn
tập, hoặc được lưu trữ tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phòng Tư liệu Viện
Lịch sử Đảng và một số cơ quan lưu trữ khác; sách Lịch sử Đảng bộ của các địa
phương ở miền Nam đã xuất bản; tư liệu, tài liệu, hồi ký của lãnh đạo, nhân
chứng lịch sử; chuyên khảo của tác giả trong và ngoài nước; kỷ yếu hội thảo
khoa học; bài viết, đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và các tạp chí khác.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, thống kê, so sánh; chú
trọng phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu đặc thù của
khoa học Lịch sử Đảng.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về tư liệu
Sưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất là những tư liệu
gốc thuộc lĩnh vực công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thời
kỳ 1945-1954, trong đó có những sử liệu mới.
5.2. Về nội dung
Kết quả nghiên cứu của luận án giúp người đọc hiểu rõ hơn những sáng
tạo của Đảng trong lãnh đạo cách mạng; vị trí quan trọng của nhiệm vụ xây
dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng đối với sự vững mạnh của Đảng và sự phát
triển của cách mạng Việt Nam; góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy và
tuyên truyền Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thêm toàn diện và sâu sắc.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
4TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các công trình có liên quan đến đề tài
Vấn đề xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung
ương Cục miền Nam từ 1945 đến 1954 đã được nghiên cứu ở những mức độ,
phạm vi, góc độ khác nhau trong một số công trình lịch sử Đảng, lịch sử dân
tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lịch sử địa
phương.
1.1. Một số công trình nghiên cứu cơ bản
Đơn cử một số công trình cơ bản như: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng
Trung ương, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, sơ thảo, Tập 1 (1920 - 1954),
Nxb Sự thật, H. 1981 (tái bản năm 1984); Học viện Chính trị-hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt
Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945 -1954), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009; Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh-Viện Lịch sử Đảng, GS,TS Trịnh Nhu chủ biên, Lịch sử biên niên
Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975), Nxb Chính trị quốc
gia, H. 2002 (tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2008); Ban Chỉ đạo tổng kết
chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp - Thắng lợi và Bài học, Nxb Chính trị quốc gia H. 1996 v.v. Trong các
cuốn sách đó có trình bày một số sự kiện về tổ chức và hoạt động của Xứ ủy
Nam Bộ, Trung ương Cục miền thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược; phản ánh một số khía cạnh công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ.
1.2. Sách chuyên khảo, lịch sử Đảng bộ và lịch sử chiến tranh cách
mạng các khu, tỉnh miền Nam
Một số sách chuyên khảo tiêu biểu như: Quân khu 9 - 30 năm kháng
chiến (1945-1975), Nxb QĐND, H.1996; Quân khu 9 Ba mươi năm kháng
chiến (1945-1975), Nxb QĐND, H.1998; Tây Nam Bộ 30 kháng chiến (1945-
1975), Ban chỉ đạo và biên sọan truyền thống Tây Nam Bộ, 2000; Lịch sử
Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ (1945-1954), Nxb CTQG, H.2003…, đã thể hiện một số chủ trương
của Xứ ủy Nam Bộ và Trung Cục miền Nam, chủ yếu là về quân sự. Sách lịch
sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố, huyện, quận phía Nam viết về giai đoạn lịch sử
Đảng 1945-1954 cũng có phản ánh ít nhiều về sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ
và Trung ương Cục miền Nam trong thời gian đó.
51.3. Một số sách lịch sử đoàn thể, ban,ngành liên quan đề tài luận án
Loại này không nhiều, một số cuốn như: Trung tâm nghiên cứu tổ chức -
Ban Tổ chức Trung ương xuất bản cuốn Lịch sử công tác tổ chức của Đảng
Cộng sản Việt Nam (1930-2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Lịch
sử biên niên công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-
1954), Nxb Chính trị quốc gia xuất bản 2005..., trong đó có phản ánh sơ lược tổ
chức Đảng tại Nam Bộ thời kỳ 1945-1954. Các ban, ngành, đoàn thể ở một số
tỉnh miền Nam biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động trong giai đoạn 1945-
1954, có viết về vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nhưng đây không phải là công
trình chuyên về Lịch sử Đảng, những nội dung liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ và
Trung ương Cục miền Nam thường tản mạn.
1.4. Các tác phẩm hồi ký của cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng
lịch sử thời kỳ 1945-1954
Có thể kể đến các cuốn: Nhớ về Anh Lê Đức Thọ, Nxb Chính trị quốc
gia, H. 2000; Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của
cách mạng Việt Nam, Hồi ký, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, v.v có nêu một
số khía cạnh về tổ chức, nhân sự trong công tác xây dựng cấp ủy Đảng và hoạt
động lãnh đạo của các Đảng bộ ở Nam Bộ. Bên cạnh đó, các kỷ yếu, hoặc tập
hợp hồi ký của các nhân chứng lịch sử của các ban, ngành Nam Bộ (1945-
1954) cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu đề tài.
1.5. Các bài viết trên tạp chí chuyên ngành; công trình nghiên cứu
chuyên sâu về công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1954; một
số sách của tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
Yves Gra, L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh
Đông Dương), Nxb. Plon, Paris, 1978; Philippe Devillers, Paris - Saigon-
Hanoi, Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947, 2 tập, Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh, 1993. Lucien Bodard, Cuộc chiến tranh Đông Dương (La
Guerre d’Indochine), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004... đề cập ít nhiều
đến sự lãnh đạo của cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ.
Nhìn chung, công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ
và Trung ương Cục miền nam mới chỉ được nghiên cứu một cách hạn chế,
thường chìm vào bối cảnh kháng chiến.
2. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu
Đến nay, chưa có công trình lịch sử nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn
diện, hệ thống về cơ cấu tổ chức, bộ máy, vai trò lãnh đạo, những sáng tạo trong
6hoạt động của hai cơ quan lãnh đạo cao cấp, đặc thù của Đảng ở Nam Bộ trong
kháng chiến chống thực dân Pháp. Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền
Nam thời kỳ 1945-1954 chưa bao giờ được coi là một đối tượng nghiên cứu độc
lập. Sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Đảng đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ ra
sao? Hệ thống các cấp ủy Đảng, nhất là cơ quan đứng đầu ở Nam Bộ được tổ
chức như thế nào, có những đặc điểm gì? Sự lãnh đạo kháng chiến có những
sáng tạo gì để đưa cuộc kháng chiến “đi trước về sau” của nhân dân Nam Bộ đi
đến thắng lợi? Cơ quan lãnh đạo Đảng ở Nam Bộ thực hiện nhiệm vụ quốc tế,
giúp đỡ cách mạng của nhân dân Campuchia như thế nào?... Chừng nào những
vấn đề trên chưa được làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những đánh giá, kiến
giải về quá trình xây dựng Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược vẫn chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.
3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
- Phân tích toàn diện những chuyển biến của phong trào kháng chiến ở
Nam Bộ tác động đến công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam
Bộ; lý giải những nguyên nhân Trung ương Đảng quyết định củng cố Xứ ủy
Nam Bộ (trong khi giải thể Xứ ủy Bắc Bộ, Xứ ủy Trung Bộ) ngay trong năm
đầu toàn quốc kháng chiến; rồi lại quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ, lập
Trung ương Cục miền Nam (1951), thiết lập sự lãnh đạo trực tiếp của Trung
ương đối với các Đảng bộ Nam Bộ.
- Trình bày quan điểm, chủ trương, sự chỉ đạo cụ thể của Trung ương
Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với xây dựng Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương
Cục miền Nam từ 1945 đến 1954.
- Tái hiện quá trình củng cố, kiện toàn Xứ ủy Nam Bộ trong những năm
1945-1951, sự thành lập Trung ương Cục miền Nam năm 1951 và sự giải thể
cuối năm 1954. Luận án trình bày cơ cấu tổ chức, bộ máy, các chức danh nhân
sự, nguyên tắc sinh hoạt của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam và
các cơ quan giúp việc, tham mưu thời kỳ này.
- Làm sáng tỏ những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Xứ ủy Nam
Bộ, Trung ương Cục miền Nam đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và thực hiện
nghĩa vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia.
- Đánh giá một cách xác đáng vị trí, vai trò của Xứ ủy Nam Bộ, Trung
ương Cục miền Nam đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và phong trào kháng
chiến ở Campuchia.
- Đúc kết một số kinh nghiệm từ việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động
của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam.
7Chương 1
XỨ ỦY NAM BỘ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, BỘ MÁY
VÀ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÁNG CHIẾN (1945 - 1951)
1.1. Thống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bước đầu củng cố
tổ chức, bộ máy và lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp mở rộng
chiếm đóng (1945-1946)
1.1.1. Thống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bước đầu củng cố
tổ chức, bộ máy đáp ứng yêu cầu kháng chiến
1.1.1.1. Khái quát quá trình hình thành cơ quan lãnh đạo cấp xứ ở Nam
Bộ trước Cách mạng tháng Tám 1945
Xứ ủy Nam Bộ (trước Cách mạng tháng Tám 1945 là Xứ ủy Nam Kỳ)
thành lập tháng 12-1930. Xứ ủy Nam Kỳ đã trải qua quá trình xây dựng về tổ
chức, bộ máy và phát huy vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh hướng tới mục
tiêu khởi nghĩa giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong hoàn cảnh chính quyền thuộc địa liên tục khủng bố, Đảng bộ Nam
Kỳ có một hạn chế lớn là không thống nhất về tổ chức. Sự tồn tại của 2 cơ quan
lãnh đạo trong cùng một Đảng bộ là đặc điểm ảnh hưởng đến công tác xây
dựng Đảng và lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ.
Nhận thức rõ tác hại đó, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, 2 thống nhất cơ
quan lãnh đạo, nhưng do mâu thuẫn khá sâu sắc nên việc thống nhất cơ quan
lãnh đạo của Đảng bộ Nam Kỳ không mang lại kết quả. Xứ ủy chưa kịp củng
cố thì cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã bắt đầu.
1.1.1.2. Nhân dân Nam Bộ đi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và những yêu cầu củng cố Xứ ủy Nam Bộ
Công cuộc kháng chiến khởi đầu từ Nam Bộ, trong hoàn cảnh xa Trung
ương (đóng ngoài Bắc), giao thông, liên lạc gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo
kháng chiến trong bối cảnh rất cam go, nhưng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam
Bộ, nhất là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ còn chia rẽ về mặt tổ chức, gây nên
tình trạng “Việt Minh cũ”, “Việt Minh mới” “dẫm chân nhau”. Thực trạng đó là
nguy cơ rất lớn làm tổn hại thanh danh, vai trò lãnh đạo của Đảng, và nguy hại
đối với phong trào kháng chiến của quân và dân Nam Bộ.
Nguyên tắc tổ chức của chính Đảng vô sản theo chủ nghĩa Lênin, yêu cầu
của thực tiễn kháng chiến đòi hỏi Đảng bộ Nam Bộ phải nhanh chóng chấn
chỉnh lại hàng ngũ, kiện toàn một cơ quan lãnh đạo tập trung, thống nhất về tổ
8chức, ý chí và hành động, đảm bảo sứ mệnh lãnh đạo công cuộc kháng chiến
kiến quốc.
1.1.1.3. Thống nhất cơ quan lãnh đạo của Đảng, lập Xứ ủy duy nhất của
Nam Bộ
Đáp ứng yêu cầu cấp bách của tình hình và thực hiện nguyên tắc tổ chức
của chính đảng Mác-Lênin, được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ
Nam Bộ đã tiến hành nhiều cuộc họp để chỉnh đốn tổ chức, giải thể 2 Xứ uỷ
“Tiền Phong” và Xứ ủy “Giải phóng”, thành lập một Xứ uỷ thống nhất lấy tên
là Xứ uỷ Nam Bộ lâm thời. Xứ ủy lâm thời đã nỗ lực củng cố Đảng nhằm xây
dựng một tổ chức Đảng thống nhất, đảm đương vai trò lãnh đạo kháng chiến,
nhưng do chiến tranh ác liệt, các xứ uỷ viên phân tán, mâu thuẫn nội bộ chưa
được giải quyết nên từ tháng 3- 1946, Xứ ủy Nam Bộ không thực hiện được vai
trò lãnh đạo đối với phong trào kháng chiến.
Vấn đề lớn đặt ra cho Đảng bộ Nam Bộ là chấn chỉnh lại tổ chức, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên đủ sức để tổ chức lãnh đạo nhân dân
kháng chiến. Trung ương Đảng quyết định cải tổ Đảng bộ Nam Bô, lập "Uỷ
ban cải tổ Đảng Nam Bộ", do Lê Duẩn phụ trách.
Quyết định cải tổ Đảng bộ Nam Bộ của Trung ương Đảng đã kịp thời đáp
ứng được yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất cuộc kháng chiến ngày
càng quyết liệt ở một vùng trọng điểm của đất nước.
1.1.2. Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo nhân dân khởi đầu công cuộc kháng
chiến liến quốc
Mặc dù gặp gặp khó khăn trong công tác tổ chức bộ máy và nhân sự,
thậm chí có thời gian hoạt động bị đình trệ, Xứ ủy Nam Bộ và những xứ ủy
viên đã nêu cao tinh thần chủ động phát động, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ khởi
đầu phong trào kháng chiến kiến quốc.
1.1.2.1. Xứ ủy Nam Bộ phát động và lãnh đạo nhân dân đứng lên chống
thực dân Pháp xâm lược
Ngay sau khi quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, sáng ngày 23-9-1945, Xứ ủy
thành lập Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, cử Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu làm
Chủ tịch; phát động nhân dân quyết tâm kháng chiến. Chủ trương của Xứ ủy
Nam Bộ đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ lâm thời, của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn-Gia Định đã kìm chân quân đội Pháp
trong thành phố 1 tháng, bước đầu ngăn cản kế hoạch “đánh nhanh thắng
Xứ ủy “Tiền Phong”. Lúc này Nam Bộ có 2 Xứ ủy như đã trình bày.
9nhanh” của chúng, tạo điều kiện cho các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ có
thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến.
Sau một thời gian gián đoạn, cuối năm 1946, Xứ ủy lâm thời được tổ
chức lại, quyết định củng cố các khu kháng chiến, xây dựng căn cứ địa trong
các vùng nông thôn, căn cứ ven đô, những nơi chính quyền cách mạng kiểm
soát; lãnh đạo các Đảng bộ địa phương xây dựng lực lượng, kiên cường bám
trụ, chống địch đánh chiếm, càn quét, bảo vệ cơ quan lãnh đạo kháng chiến, bảo
vệ nhân dân, mở rộng căn cứ.
1.1.2.2. Xây dựng và chấn chỉnh lực lượng vũ trang Nam Bộ
Trước thực trạng lực lượng vũ trang Nam Bộ phức tạp, hoạt động quân sự
tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thiếu lãnh đạo, chỉ huy, trang bị...Xứ ủy
lãnh đạo chấn chỉnh bộ đội, chú trọng chất lượng bộ đội với tinh thần chiến đấu
cao, trung thành, hăng hái kháng chiến, đào tạo cán bộ, huấn luyện chiến sĩ
nhằm thống nhất lãnh đạo, thống nhất chỉ huy trong lượng vũ trang, đặt lực
lượng vũ trang Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời cử cán bộ sang
Campuchia công tác, xây dựng hành lang đưa vũ khí và lực lượng trong Việt
kiều từ Thái Lan về Nam Bộ; phát triển dân quân du kích, tự vệ; xây dựng lực
lượng công an cách mạng.
1.1.2.3. Lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền, chỉ đạo công tác Đảng
ở địa phương và giúp cách mạng Campuchia
Xứ ủy lãnh đạo củng cố chính quyền theo đúng tinh thần đại đoàn kết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều lần điều chỉnh, Uỷ ban Hành chính Nam Bộ
bao gồm các ủy viên thuộc nhiều thành phần đảng phái, tôn giáo, giai cấp. Từ
tháng 3-1946, do chiến tranh, Xứ ủy không thể lãnh đạo tập trung, công tác xây
dựng chính quyền ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương
Đảng và Chính phủ, phạm vi điều hành của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ chỉ bó
hẹp trong một số tỉnh giữa Khu 7 và Khu 8. Năm 1947, Xứ ủy thực hiện chủ
trương của Trung ương, chia Nam Bộ thành 3 khu: Khu 7, Khu 8 và Khu 9.
Xứ ủy đã tiến hành chỉ đạo công tác Đảng ở một số địa phương. Từ giữa
năm 1946, công tác chỉnh đốn Đảng ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Trung ương thông qua Uỷ ban cải tổ Nam bộ do đồng chí Lê Duẩn phụ trách.
Thực thi nhiệm vụ do Trung ương Đảng giao, Xứ ủy