Tóm tắt luận án Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược hàn quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, trật tự thế giới và quản trị toàn cầu đã và đang thay đổi nhanh chóng. Thế giới đang trải qua một giai đoạn chuyển tiếp chưa từng có. Các chuyên gia dự đoán trong tương lai thế giới sẽ bước vào “Kỷ nguyên G2 (Hoa Kỳ và Trung Quốc)”, hay “Kỷ nguyên Năng lượng-Khí hậu” Trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh, thế giới đã và đang thay đổi đáng kể nhờ quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng. Toàn cầu hóa có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP toàn cầu cũng như tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia. Thế giới ngày càng trở nên thống nhất cũng như thay đổi nhanh chóng. Cùng với bước tiến vượt bậc về tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi như BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), trật tự và hệ thống thế giới đang được đổi mới và tái cấu trúc. Trong thế kỷ 21, những thay đổi trong quan hệ giữa các cường quốc sẽ trở thành một trong những vấn đề trọng tâm trong nền chính trị thế giới. Nói ngắn gọn, có 3 thay đổi chính như sau: i) thay đổi cấu trúc trong hệ thống chủ nghĩa xã hội, ii) thay đổi quyền lực trong nền chính trị thế giới, iii) thay đổi hành động của các quốc gia/tổ chức trên thế giới. Trong bối cảnh phức tạp đó, sự thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu là yếu tố có tính quyết định có ảnh hưởng toàn diện đối với quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam. Khoảng giữa thập niên 1980, Việt Nam và Hàn Quốc chịu áp lực phải đổi mới và điều chỉnh chính sách ngoại giao nhằm nhanh chóng thích ứng với thay đổi trật tự toàn cầu. Việt Nam và Hàn Quốc đã rất kịp thời ứng phó với thay đổi trật tự toàn cầu, khẳng định chính sách ngoại giao đổi mới và mở cửa nhằm tăng cường lợi ích quốc gia trong thế kỷ 21. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ ngoại giao song phương được thiết lập vào năm 1992 lên tầm cao mới chỉ trong vòng 20 năm. 2 Trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu, Việt Nam và Hàn Quốc cần xây dựng khuôn khổ và mô hình hợp tác chiến lược mới. Do đó, rất cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về chính sách ứng phó của hai nước đối với thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu, quan hệ hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, cũng như định hướng quan hệ hai nước trong tương lai ở thế kỷ 21.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược hàn quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ----------------------------------- PARK NOH WAN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƢỢC HÀN QUỐC – VIỆT NAM VÀ TRIỂN VỌNG TRONG BỐI CẢNH THAY ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TOÀN CẦU TRONG THẾ KỶ 21 Chuyên ngành : QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ : 62 31 0206 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ HANOI – 2014 Công trình được hoàn thành tại Học viện Ngoại giao Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Ngoại giao vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, trật tự thế giới và quản trị toàn cầu đã và đang thay đổi nhanh chóng. Thế giới đang trải qua một giai đoạn chuyển tiếp chưa từng có. Các chuyên gia dự đoán trong tương lai thế giới sẽ bước vào “Kỷ nguyên G2 (Hoa Kỳ và Trung Quốc)”, hay “Kỷ nguyên Năng lượng-Khí hậu” Trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh, thế giới đã và đang thay đổi đáng kể nhờ quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng. Toàn cầu hóa có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP toàn cầu cũng như tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia. Thế giới ngày càng trở nên thống nhất cũng như thay đổi nhanh chóng. Cùng với bước tiến vượt bậc về tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi như BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), trật tự và hệ thống thế giới đang được đổi mới và tái cấu trúc. Trong thế kỷ 21, những thay đổi trong quan hệ giữa các cường quốc sẽ trở thành một trong những vấn đề trọng tâm trong nền chính trị thế giới. Nói ngắn gọn, có 3 thay đổi chính như sau: i) thay đổi cấu trúc trong hệ thống chủ nghĩa xã hội, ii) thay đổi quyền lực trong nền chính trị thế giới, iii) thay đổi hành động của các quốc gia/tổ chức trên thế giới. Trong bối cảnh phức tạp đó, sự thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu là yếu tố có tính quyết định có ảnh hưởng toàn diện đối với quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam. Khoảng giữa thập niên 1980, Việt Nam và Hàn Quốc chịu áp lực phải đổi mới và điều chỉnh chính sách ngoại giao nhằm nhanh chóng thích ứng với thay đổi trật tự toàn cầu. Việt Nam và Hàn Quốc đã rất kịp thời ứng phó với thay đổi trật tự toàn cầu, khẳng định chính sách ngoại giao đổi mới và mở cửa nhằm tăng cường lợi ích quốc gia trong thế kỷ 21. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ ngoại giao song phương được thiết lập vào năm 1992 lên tầm cao mới chỉ trong vòng 20 năm. 2 Trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu, Việt Nam và Hàn Quốc cần xây dựng khuôn khổ và mô hình hợp tác chiến lược mới. Do đó, rất cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về chính sách ứng phó của hai nước đối với thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu, quan hệ hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, cũng như định hướng quan hệ hai nước trong tương lai ở thế kỷ 21. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Đã có nhiều cuốn sách, bài báo và nghiên cứu về chủ đề quản trị toàn cầu. Tuy nhiên định nghĩa và khái niệm về “quản trị toàn cầu” còn rất rộng và mơ hồ. Nhìn chung, Nhiệm vụ Quản trị toàn cầu được định nghĩa là “sự kết hợp của nhiều cách thức mà các cá nhân, tổ chức cộng đồng hoặc tư nhân sử dụng để giải quyết các vấn đề chung. Đó là một quá trình liên tục mà qua đó, những lợi ích khác nhau hoặc đối lập có thể được đáp ứng và việc hợp tác hành động có thể được diễn ra.” Tuy nhiên, các định nghĩa về thuật ngữ này tùy thuộc vào đối tượng và ngữ cảnh sử dụng, vẫn chưa có một định nghĩa nào đạt được sự thống nhất. Một số tác giả như James Rosenau đã dùng thuật ngữ “quản trị” để nói về việc kiểm soát các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau khi thiếu vắng một quyền lực chính trị bao quát, giống như trong hệ thống quốc tế. Ngoài ra còn có nhiều nguồn tài liệu với các góc nhìn khác nhau về sự thay đổi trong cơ chế quản trị toàn cầu, ví dụ như R. Gilfin với Thuyết ổn định bá quyền (hegemonic stability theory - HST). Thuyết này cho rằng hệ thống quốc tế sẽ ổn định hơn khi có một quốc gia trở thành bá chủ thế giới. Về cơ chế quản trị toàn cầu sau Chiến tranh Lạnh, cũng có nhiều tài liệu được viết dựa trên các quan điểm khác nhau theo nhiều phong cách đa dạng. Joseph Nye cho rằng các mối liên kết phức tạp xuyên quốc gia và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các tổ chức đang ngày càng tăng, trong khi việc sử dụng sức mạnh quân sự và cân bằng quyền lực đang ngày càng giảm nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng. Bài báo có tiêu đề “China: Rise, 3 Fall, and Re-emergence as a Global Power” lại thể hiện quan điểm khác: Trung Quốc sẽ thế chỗ Hoa Kỳ để trở thành cường quốc về kinh tế hàng đầu thế giới trong vòng một thập kỷ tới, tuy nhiên về khả năng tiến hành chiến tranh thì Trung Quốc vẫn thua xa Hoa Kỳ. Hiện nay vai trò dẫn dắt thế giới đang dần chuyển sang các quốc gia mới nổi, tuy nhiên bài báo “The End of US hegemony: Legacy of 9/11” lại khẳng định Hoa Kỳ vẫn có sức mạnh vượt trội dù không còn nắm bá quyền nữa. Về định hướng đổi mới của Hoa Kỳ, cuốn sách “The United Nations and Changing World Politics” đề cập ba vấn đề chính: hòa bình và an ninh quốc tế, quyền con người và ảnh hưởng gia tăng của các tổ chức phi chính phủ, và phát triển bền vững/phát triển sinh thái. Tuy nhiên cuốn sách chưa đưa ra được một câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề quan trọng mà Liên Hợp Quốc đang phải đối mặt – đó là làm sao để cải tổ Hội đồng Bảo an. Khi toàn cầu hóa được đẩy mạnh, nhiều vấn đề toàn cầu chưa từng có cũng theo đó phát sinh. Một số cuốn sách, bài báo, tạp chí cũng đã đề cập đến các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, nghèo đói, khủng bố và quyền con người, đơn cử như “UN International Panel Convention Climate Change (IPCCC) Report” và “Stern Review on the Economics of Climate Change”. Về Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Hàn Quốc-Việt Nam và triển vọng quan hệ trong tương lai trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu, bài báo “Economic Cooperation between Vietnam and the Republic of Korea in the East Asian Integration” cho biết quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam đã bắt đầu từ nửa sau thập niên 1980, nhưng mới hạn chế ở trao đổi thương mại. Vào giai đoạn đó Việt Nam và Hàn Quốc áp dụng chính sách ngoại giao mới nhằm ứng phó với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường quốc tế. Về phía Hàn Quốc là chính sách “Ngoại giao hướng về phía Bắc”, còn Việt Nam tiến hành “Đổi mới” vào năm 1986. Đây là hai nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam cho tới nay. Liên quan đến nội dung này, Alexander Lam Vuving tác giả của bài báo 4 “Quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Việt Nam: Chiến lược lớn của Việt Nam thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh” (The Shaping of Foreign Policy: Vietnamese Grand Strategy after the Cold War) đã làm rõ sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong một thế giới mới, bài báo “South Korea’s Northern Policy” của Charles K Amstrong nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia đối thoại và làm dịu căng thẳng với Triều Tiên và các đồng minh cộng sản của nước này. Từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, có một số tài liệu được xuất bản tập trung vào sự phát triển của quan hệ kinh tế và văn hóa, nhưng không đề cập quan hệ chính trị. Tạp chí “Vietnam-Korea Strategic Cooperative Partnership” (The World and Vietnam, 2012) và “Economic Cooperation between Vietnam and the Republic of Korea in the East Asian Integration” cung cấp thêm những kiến thức mới về sự phát triển to lớn của quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây. Hai tài liệu này đều cho rằng sự phát triển vượt bậc có được là nhờ hai nước cùng nằm trong “khu vực có chung văn hóa Đông Á” với những đặc điểm nổi bật về tinh thần dân tộc, trí thông minh và kĩ năng, tinh thần ham học hỏi và chăm chỉ trong lao động. Nhờ đó hai nước đã nâng quan hệ “Đối tác hợp tác toàn diện” năm 2001 lên “Đối tác hợp tác chiến lược” vào năm 2009. Tuy nhiên mới có một số ít tác phẩm nghiên cứu về “quan hệ hợp tác chiến lược và chiều hướng phát triển” trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21. Cuốn sách “The Relationship between Vietnam and South Korea in the New International Context” của tác giả Ngô Xuân Bình cung cấp những ý tưởng mới nhằm nâng cấp quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, cuốn sách lại không thể đưa ra những định hướng chiến lược cụ thể, cũng như không đề xuất được những nguyên tắc cơ bản và định 5 hướng trên cơ sở khu vực và thế giới nhằm hướng tới “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược” trên mọi lĩnh vực trong thế kỷ 21. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: 1) Nghiên cứu tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi và đặc điểm của hệ thống quản trị toàn cầu dựa trên lịch sử thế giới đương đại 2) Phân tích các sự kiện và tình hình quốc tế/khu vực/song phương, dựa trên lý thuyết chính trị quốc tế thông qua cách tiếp cận thực tế 3) Nghiên cứu sự tác động của các phát triển và những vấn đề liên quan đến khu vực châu Á, nhất là hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, nhằm cuối cùng tìm ra được định hướng cho Việt Nam và Hàn Quốc trong việc ứng phó với các vấn đề của quan hệ song phương trong tương lai 4) Làm rõ được vai trò của Hai nước trong quá trình đóng góp vào giải quyết các vấn đề có tính khu vực và tòan cầu trong khi tiếp tục củng cố quan hệ song phương 5) Trình bày các phương án hợp lý cho Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp và phát triển quan hệ trên mọi lĩnh vực, bao gồm hợp tác chính trị và quân sự 6) Đề xuất một số kiến nghị cho “tầm nhìn chiến lược Hàn Quốc-Việt Nam trung hạn và dài hạn mới” như một hình mẫu phát triển chiến lược trong những năm tới. 4. Phạm vi nghiên cứu Khung thời gian nghiên cứu sẽ được giới hạn từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991 đến năm 2020. Luận án cũng phân tích khái quát cấu trúc quản trị toàn cầu được hình thành từ sau Thế chiến II năm 1945, đồng thời nêu tổng quan những thay đổi trong hệ thống quản trị khu vực và toàn cầu và những đặc điểm của chúng từ sau Chiến tranh Lạnh cho tới nay. Luận án cũng phân tích những đối sách của Hàn Quốc và Việt Nam trong giai đoạn này. Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc-Việt Nam 6 trong thời gian 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 cho tới 30 cũng là một nội dung được nghiên cứu. Về đối tượng nghiên cứu, luận án đề cập đến các mối quan hệ đang tái định hình giữa các quốc gia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, các tổ chức quốc tế khác như UN, IMF, WB, OECD, APEC, ASEM và ASEAN. Luận án phân tích khả năng và xu hướng phân chia quyền lực giữa các cường quốc, đồng thời tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của các cường quốc đối với khu vực Đông Á. Đặc biệt, luận án nghiên cứu chính sách đối ngoại của Việt Nam và Hàn Quốc nhằm ứng phó với thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu từ giữa thập niên 1980 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án hết sức tránh thảo luận ngoài đề và những vấn đề mang tính kĩ thuật cao, mà đưa ra phân tích ngắn gọn về các thay đổi lớn trong trật tự thế giới và hệ thống quản trị, những đặc điểm và ý nghĩa nổi bật của các thay đổi đó. Vì vậy, luận án chủ yếu sử dụng học thuyết về kinh tế - chính trị và quan hệ quốc tế để phân tích các xu hướng thích hợp tác động tới quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu sau Chiến tranh Lạnh. Luận án cũng sử dụng nhiều phương pháp như: lịch sử, lô-gic, thống kê, so sánh, theo niên đại, toán phân tích, v.v. Ngoài ra, phương pháp biện chứng được dùng để chứng minh sự liên kết trong chính sách và hành động của Hoa Kỳ trên thế giới cũng như trong khu vực Đông Á mà nhờ đó, Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng lên nền chính trị thế giới. Phương pháp so sánh giúp chỉ ra những điểm khác biệt giữa chính sách của Hoa Kỳ về các vấn đề song phương/khu vực/toàn cầu so với các quốc gia có liên quan. Phương pháp thống kê giúp thu thập dữ liệu, khiến luận án trở nên thuyết phục hơn. 6. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam cung cấp những phân tích chuyên sâu về quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam trong bối cảnh 7 thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay một cách toàn diện và có hệ thống. - Luận án trình bày các phân tích, bình luận rõ ràng về điểm mạnh, hạn chế cũng như triển vọng hợp tác trong mỗi lĩnh vực giữa hai nước, cũng như đề xuất nhiều ý kiến nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hợp tác trong những năm tới - Luận án nghiên cứu quan hệ song phương Hàn Quốc-Việt Nam, cũng như quan hệ của hai nước với Trung Quốc, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác, giúp củng cố kiến thức cho người đọc về quan hệ quốc tế. - Luận án là tài liệu tham khảo cho việc dạy và học lịch sử thế giới, lý thuyết về quản trị toàn cầu, quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong các trường đại học, cao đẳng, viện và trung tâm nghiên cứu - Luận án là nguồn tham khảo bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách về quan hệ Việt-Hàn. 7. Bố cục của luận án Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án bao gồm ba chương như sau: i. Chương 1 nghiên cứu “Những thay đổi trong hệ thống quản trị toàn cầu và các đặc điểm” (bao gồm hình thức ban đầu và quá trình thay đổi) ii. Chương 2 mô tả “Các chính sách ứng phó của Hàn Quốc và Việt Nam đối với thay đổi hệ thống quản trị khu vực và toàn cầu từ năm 1991” iii. Chương 3 phân tích “Quan hệ song phương Việt Nam- Hàn Quốc hiện nay và triển vọng quan hệ trong tương lai trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị khu vực và toàn cầu trong thế kỷ 21” 8 CHƢƠNG 1 NHỮNG THAY ĐỔI TRONG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TOÀN CẦU VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM 1.1. Khái niệm Quản trị toàn cầu và Khuôn khổ của nó 1.1.1. Khái niệm Quản trị toàn cầu và Tính hữu dụng trong phân tích Nhìn chung, Ủy ban Quản trị toàn cầu (Commission on Global Governance) định nghĩa quản trị toàn cầu là “sự kết hợp của nhiều cách thức mà các cá nhân, tổ chức ecộng đồng hoặc tư nhân sử dụng để giải quyết các vấn đề chung.” Theo định nghĩa của Thomas G. Weiss, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Ralph Bunche, Trung tâm đào tạo sau Đại học, Trường Đại học New York, “quản trị toàn cầu” là “những nỗ lực chung nhằm xác định, tìm hiểu và giải quyết các vấn đề toàn cầu vượt quá khả năng giải quyết độc lập của Hoa Kỳ”. Mặc dù định nghĩa về quản trị toàn cầu vẫn còn mơ hồ, chưa thống nhất, nhưng quản trị toàn cầu vẫn là một công cụ hữu ích khi phân tích tình hình chính trị quốc tế. Trong luận án này, tôi sử dụng khái niệm quản trị toàn cầu theo định nghĩa của Thomas G. Weiss. 1.1.2. Thay đổi trong Quản trị toàn cầu và Cấu trúc Dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố như toàn cầu hóa và chiến tranh thế giới, phạm vi và quy mô của quản trị toàn cầu đã và đang thay đổi qua nhiều thế kỉ cho tới nay. Sau Thế chiến thứ hai năm 1945, Mỹ và Liên Xô giữ vị thế lớn trong nền chính trị thế giới. Ngoài ra còn có các thể chế lớn đóng vai trò duy trì trật tự quốc tế: trụ cột về chính trị thế giới là Liên Hợp Quốc, trụ cột về kinh tế và thương mại là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Liên hợp Quốc là tổ chức đã góp phần vào việc định hình hệ thống quản trị tòan cầu thế giới. Sau chiến tranh Trung Đông năm 1971, sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ suy giảm, trong khi có sự thay đổi về phân phối quyền lực kinh tế do sức mạnh kinh tế tăng cường của các quốc gia và tổ chức mới 9 nổi như EU và Trung Quốc. Khuôn khổ quản trị toàn cầu nói trên được duy trì liên tục đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991. 1.2. Thay đổi về Cấu trúc quản trị và Đặc điểm 1.2.1. Bối cảnh Thay đổi cấu trúc: Chiến tranh Lạnh kết thúc Năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ không chỉ tạo ra những thay đổi trong hệ thống quản trị toàn cầu mà không cần đến chiến tranh mà còn kéo theo sự sụp đổ của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hầu hết các nước này hội nhập với các nền kinh tế phương Tây, tập trung vào nguyên tắc “kinh tế thị trường và dân chủ”. Cùng với toàn cầu hóa, thế giới dần trở nên hợp nhất và liên kết chặt chẽ hơn. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, trật tự thế giới bước vào thời đại Pax Americana (nền hòa bình thế giới do Mỹ chi phối). Cùng với bước nhảy vọt về kinh tế từ thập niên 2000, các nền kinh tế mới nổi như BRICS xuất hiện, tạo nên sự tập hợp lực lượng mới ngày càng có sức mạnh, dần dần mở rộng tầm kinh tế và nâng cao tiếng nói trong cộng đồng quốc tế. Những diễn biến này gây áp lực lớn đối với sự điều chỉnh cấu trúc quản trị toàn cầu khi phải tính đến mối quan hệ giữa các nước mới nổi và các nước phát triển. Thêm vào đó, các vấn đề thách thức toàn cầu như ma túy, khủng bố, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đây là những vấn đề rất khó giải quyết một cách hiệu quả bởi chúng liên quan trực tiếp với chủ quyền và quyền tự quyết của các quốc gia. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay do Hoa Kỳ và châu Âu châm ngòi cũng là một yếu tố gây áp lực tác động tới hệ thống quản trị toàn cầu. 1.2.2. Đặc điểm của Thay đổi Quản trị Toàn cầu hiện nay 1.2.2.1. Chuyển đổi sang Hệ thống phức hợp: Hoa Kỳ suy yếu và Trung Quốc nổi lên Từ sau Thế chiến II tới thập niên 1990, hệ thống quốc tế cơ bản có tính hai cực, được gọi là “chiến tranh Lạnh” - cuộc đối đầu về ý thức hệ giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết. Năm 1991 Liên Xô sụp đổ, biến thế giới 10 thành một hệ thống bá quyền đơn cực chi phối bởi một siêu cường quốc duy nhất là Mỹ. Hiện nay vai trò dẫn dắt trật tự thế giới đang dần nghiêng về các nước mới nổi, thời đại bá quyền của Mỹ không còn nữa mặc dù nước này vẫn là cường quốc trên thế giới. Theo dự đoán thì vào khoảng năm 2020, Trung Quốc có thể thay thế Mỹ trờ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cùng với bước nhảy vọt về kinh tế từ thập niên 2000, các nước mới nổi như BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng và nâng cao tiếng nói trong cộng đồng quốc tế, trở thành những thực thể chính trị đầy quyền lực. Các nước này cũng đang trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới. 1.2.2.2. Tăng cường Chủ nghĩa Khu vực: Sự mở rộng của các Khối kinh tế Trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa khu vực đang nổi lên vốn là kết quả của sự giao thoa giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa toàn cầu xét về địa – chính trị và địa – kinh tế. Với nhịp độ toàn cầu hóa và tính phụ thuộc lẫn nhau ngày cáng tăng, thế giới đang trở nên hẹp hơn và các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc hơn. Hợp tác khu vực cũng được tăng cường sau chiến tranh Lạnh. EU, NAFTA, APEC, ASEAN và MERCOSUR trở thành các tổ chức khu vực có vai trò trong hệ thống kinh tế thế giới. Hiện nay trong bối cảnh diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước phát triển nhằm thúc đẩy Hiệp định Tự do Thương mại FTA, các nền kinh tế khu vực có điều kiện tăng trưởng nhanh hơn. Trong tương lai, một khối FTA mới sẽ được hình thành giữa ba trục là Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á. Hơn nữa, có nhiều thể chế kinh tế đa quốc gia và khu vực được thành lập nhằm tăng cường thương mại và đầu tư giữa các nước.Thời gian gần đây thế giới đang thúc đẩy vòng đàm phán Doha nhằm xây dựng trật tự thương mại thế giới hoàn chỉnh và sâu sắc hơn. 11 1.2.2.3. Các vấn đề toàn cầu và Hạn chế trong vai trò của Liên Hợp Quốc và G8 Ngày nay trên thế giới có nhiều vấn đề lớn như nạn buôn bán ma túy, khủng bố, nghèo đói, biến đổi khí hậu… cần được khẩn trương giải quyết thông qua hợp tác hữu nghị và tăng cường giữa các chủ thể quốc tế. Tuy nhiên rất khó để đạt được sự đồng thuận giữa các nước bởi các vấn đề này có liên quan chặt chẽ đến chủ quyền và q
Luận văn liên quan