Tóm tắt Luận án Quản trị công ty và hiệu quả tài chính công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Có ít nghiên cứu sử dụng bộ chỉ số CGI về nguyên tắc quản trị của OECD để nghiên cứu cho trường hợp của Việt Nam, bởi vì việc áp dụng 179 câu hỏi về thực hành QTCT cho 1 công ty là tương đối phức tạp. Theo các báo cáo đánh giá về QTCT ở Việt Nam (Claessens 2006; Cung & Scott 2005) kết luận rằng Việt Nam chưa thực hiện hoàn toàn theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (2004); các điều luật về quản trị công ty chưa được tuân thủ ở Việt Nam. Ngoài ra, Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) đã có 1 nghiên cứu về thực hành QTCT ở Việt Nam cho 2 năm 2010 và 2011 (IFC 2011), và năm 2012 (IFC 2012) nhưng kết quả còn nhiều tranh luận, trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền (ADB 2013) chỉ khảo sát 39 công ty lớn nhất thị trường Việt Nam. Đề tài này sẽ khảo sát hầu hết các công ty trên thị trường chứng khoán lớn nhất là Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) về thực hành QTCT trong 3 năm từ 2013 đến 2015, sau đó phân tích quan hệ giữa chỉ số tổng hợp về quản trị công ty (Corporate Governance Index – CGI) với hiệu quả tài chính công ty (HQTC) tại Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Việt Nam cam kết và nỗ lực trong việc thúc đẩy áp dụng QTCT (được áp dụng theo nguyên tắc của OECD) tại Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường kinh tế Việt Nam công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng các công ty nhận thức hạn chế về tầm quan trọng của việc thực hiện QTCT theo thông lệ quốc tế cũng như những lợi ích QTCT đem lại. Do đó, rất cần có các nghiên cứu thực nghiệm để điều tra về mối quan hệ giữa thực hành QTCT với các lợi ích nhận được từ việc thực hành QTCT tốt.

pdf29 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản trị công ty và hiệu quả tài chính công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM    NGUYỄN ĐÌNH KHÔI QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2018 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ******* NGUYỄN ĐÌNH KHÔI QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng Mã ngành: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Viết Tiến 2. TS. Nguyễn Thanh Phong Tp. Hồ Chí Minh – 2018 3 DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố (liệt kê công trình theo thứ tự: Tên tác giả; Năm xuất bản; Tên bài báo; Tên Tạp chí và số của tạp chí; trang đăng bài báo;, nhà xuất bản của Tạp chí) STT CÁC CÔNG BỐ NGHIÊN CỨU  Các nghiên cứu đã công bố trên Tạp chí, Kỷ yếu: 1 PGS.TS Hồ Viết Tiến, NCS. Hồ Thị Vân Anh, NCS. Nguyễn Đình Khôi, 2016. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và quản trị công ty: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam, 2016. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020” 2016. 21. 277. Nhà xuất bản Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội (Đã xuất bản). ISBN: 978 - 604 - 946 - 159 - 0 2 PGS.TS Hồ Viết Tiến, NCS. Nguyễn Đình Khôi, 2017. Quản trị công ty và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế- Trường Đại học kinh tế TPHCM, tháng 1/2017, số 242, trang 36 - 46. ISSN 1859-1124.  Các nghiên cứu đã công bố trong Hội thảo: 1 NCS. Nguyễn Đình Khôi, PGS.TS Hồ Viết Tiến, 2016. Quản trị công ty và giá trị công ty: bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường (đã nghiệm thu). 2 Asso. Prof. Hồ Viết Tiến and Nguyễn Đình Khôi (PhD’s candidate), 2016. Corporate Governance index and firm performance: evidences from Vietnam. The 1st Asian – Pacific Infinity conference on international Finance, UEH 2016. 3 Asso. Prof. Hồ Viết Tiến and Nguyễn Đình Khôi (PhD’s candidate), 2017. Disclosure and Transparency index and corporate financial performance: evidences from Vietnamese listed companies. The 13th Annual international conference on Asian Law and Economics association, UEH 2017. 4 NCS. Nguyễn Đình Khôi, PGS.TS Hồ Viết Tiến, 2017. Chỉ số công khai minh bạch và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam, 2017. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 4 Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Có ít nghiên cứu sử dụng bộ chỉ số CGI về nguyên tắc quản trị của OECD để nghiên cứu cho trường hợp của Việt Nam, bởi vì việc áp dụng 179 câu hỏi về thực hành QTCT cho 1 công ty là tương đối phức tạp. Theo các báo cáo đánh giá về QTCT ở Việt Nam (Claessens 2006; Cung & Scott 2005) kết luận rằng Việt Nam chưa thực hiện hoàn toàn theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (2004); các điều luật về quản trị công ty chưa được tuân thủ ở Việt Nam. Ngoài ra, Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) đã có 1 nghiên cứu về thực hành QTCT ở Việt Nam cho 2 năm 2010 và 2011 (IFC 2011), và năm 2012 (IFC 2012) nhưng kết quả còn nhiều tranh luận, trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền (ADB 2013) chỉ khảo sát 39 công ty lớn nhất thị trường Việt Nam. Đề tài này sẽ khảo sát hầu hết các công ty trên thị trường chứng khoán lớn nhất là Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) về thực hành QTCT trong 3 năm từ 2013 đến 2015, sau đó phân tích quan hệ giữa chỉ số tổng hợp về quản trị công ty (Corporate Governance Index – CGI) với hiệu quả tài chính công ty (HQTC) tại Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Việt Nam cam kết và nỗ lực trong việc thúc đẩy áp dụng QTCT (được áp dụng theo nguyên tắc của OECD) tại Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường kinh tế Việt Nam công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng các công ty nhận thức hạn chế về tầm quan trọng của việc thực hiện QTCT theo thông lệ quốc tế cũng như những lợi ích QTCT đem lại. Do đó, rất cần có các nghiên cứu thực nghiệm để điều tra về mối quan hệ giữa thực hành QTCT với các lợi ích nhận được từ việc thực hành QTCT tốt. 1.2 Động cơ nghiên cứu Đề tài được thực hiện để giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất, thị trường vốn của Việt Nam vẫn còn non trẻ, vì thế nghiên cứu này rất quan trọng để đánh giá sự tiến bộ về những cải cách QTCT trong các công ty niêm yết Việt Nam. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận là các Nguyên tắc QTCT của OECD. Do đó, việc đánh giá có hệ thống của thực hành QTCT trong các công ty niêm yết ở Việt Nam là điều rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Các kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ về sự tiến bộ của thị trường chứng khoán Việt Nam liệu có liên quan đến việc áp dụng các thông lệ quản trị công ty được quốc tế thừa nhận. Thứ hai, đề tài tiếp tục xem xét nhằm tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ giữa chất lượng của thực hành quản trị công ty toàn diện và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là xem xét mối quan hệ giữa thực hành QTCT và hiệu quả tài chính; đồng thời đề tài tiến hành điều tra ảnh hưởng của yếu tố công khai – minh bạch thông tin đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE giai đoạn 2013-2015. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài tiến hành thực hiện 3 mục tiêu cụ thể sau:  Mục tiêu 1: Đánh giá mức độ tác động của chỉ số CGI tổng/thành phần đến hiệu quả tài chính của công ty.  Mục tiêu 2: Ảnh hưởng của công khai minh bạch thông tin đến hiệu quả tài chính công ty.  Mục tiêu 3: Tác động sự thay đổi của điểm thực hành QTCT tổng/thành phần hiện tại đến sự thay đổi của hiệu quả tài chính công ty trong tương lai. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài có các câu hỏi nghiên cứu như sau: + Câu hỏi 1: Thực hành QTCT tốt có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết? + Câu hỏi 2: Công bố và minh bạch thông tin được quan tâm có giúp công ty cải thiện và nâng cao hiệu quả tài chính không? + Câu hỏi 3: Ảnh hưởng của những thay đổi tích cực về thực hành QTCT hiện tại có quan hệ như thế nào đến hiệu quả tài chính của công ty trong tương lai? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng 5 Đối tượng của nghiên cứu này là các công ty cổ phần được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) giai đoạn 2013-2015. Đề tài chỉ chọn các công ty trên HOSE vì tỷ lệ vốn hóa thị trường chiếm khoảng 75% tổng giá trị vốn hóa trên TTCK Việt Nam1. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về không gian: Đề tài sẽ được tiến hành chấm điểm về tình hình thực hành quản trị công ty của các công ty niêm yết trên HOSE trong 3 năm 2013 đến 2015 (trừ các công ty mới niêm yết hoặc bị hủy, hoặc sáp nhập).  Phạm vi về thời gian: o Chấm điểm thủ công về thực hành QTCT của các công ty niêm yết được thực hiện từ năm 2013 đến 2015. o Số liệu tài chính của các công ty được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xác định tỷ lệ nợ, quy mô công ty, Tobin’s Q,, từ năm 2011 đến 2016.  Phạm vi về nội dung: Mối quan hệ giữa QTCT và HQTC là quan hệ nhân quả như theo nghiên cứu của Bhagat & Bolton (2008). Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay trước áp lực nhu cầu hội nhập và cần minh bạch thông tin của các công ty niêm yết theo yêu cầu của các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan như đã thảo luận trên, do đó phạm vi nội dung của nghiên cứu này chỉ tập trung điều tra một chiều về ảnh hưởng của chất lượng của thực hành về QTCT đến HQTC. Ngoài ra, đề tài cũng tiến hành xem xét mối quan hệ một chiều thông qua phương pháp so sánh với độ trễ về mối quan hệ giữa chất lượng thực hành QTCT ở năm t và HQTC ở năm t+1 và t+2 để không xảy ra tác động ngược lại. 1.6 Phương pháp nghiên cứu 1.6.1 Chỉ số đo lường chất lượng QTCT – CGI Phương pháp phân tích nội dung là phương pháp định tính chủ yếu được áp dụng để tiến hành chấm điểm các chỉ số thực hành QTCT thành phần khác nhau gồm 5 khoản mục là: (i) Quyền của cổ đông; (ii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; (iii) Vai trò của các bên liên quan; (iv) Công bố thông tin và minh bạch, và (v) Trách nhiệm của HĐQT. 1.6.2 Hiệu quả công ty Hiệu quả công ty trong đề tài gồm giá trị hiệu quả được đo lường dựa trên sổ sách kế toán (ROA, ROE) và giá trị hiệu quả được đo lường dựa vào thị trường (Tobin’s Q, biến động suất sinh lợi của giá cổ phiếu - stock returns deviation). 1.6.3 Phương pháp phân tích - Do dữ liệu nghiên cứu của luận án là dữ liệu bảng không cân bằng, các biến độc lập có thể có quan hệ nhân quả với biến phụ thuộc kỳ này và các kỳ sau đó, điều này cho thấy mô hình có thể tồn tại hiện tượng nội sinh. Vì thế, phương pháp hồi quy thích hợp được sử dụng trong đề tài để phân tích là phương pháp mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed effects model – FEM). - Phương pháp hồi quy 2 bước (2SLS) được sử dụng để xử lý nội sinh (nếu có) trong mô hình hồi quy. 1.6.4 Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu được minh họa sau đây. Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của đề tài 1 Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tháng 9/2017 thì giá trị vốn hóa trên HOSE 2,06 triệu tỷ đồng, HNX 196 nghìn tỷ đồng và UPCoM 500 nghìn tỷ đồng. Các yếu tố ảnh hưởng quản trị công ty Chỉ số Quản trị công ty Hiệu quả theo thị trường Giá trị công ty (Tobin’s Q) Biến động giá (stock returns deviation) Hiệu quả theo kế toán (ROE, ROA) 6 1.7 Các đóng góp của nghiên cứu Nghiên cứu này đóng góp đến tài liệu về QTCT theo nhiều cách. Đầu tiên, đề tài xem xét về QTCT theo cách tiếp cận khung đa lý thuyết để giải thích các kết quả thực nghiệm và hiểu hành vi QTCT theo chiều sâu. Các nghiên cứu trước đây về QTCT thường hay sử dụng riêng lẻ từng lý thuyết như lý thuyết đại diện, nhưng các lý thuyết liên quan về kinh tế khác cũng nên được áp dụng (như lý thuyết tổ chức, lý thuyết chi phí giao dịch,) (Zattoni & Van Ees 2012). Do đó, đề tài sử dụng hỗn hợp nhiều lý thuyết để giải thích các kết quả thực nghiệm của các biến quản trị công ty thành phần (subindices của CGI) và các mối quan hệ giữa các biến thành phần này với biến hiệu quả công ty. Thứ hai, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về mức độ thực hiện QTCT của các công ty niêm yết trên HOSE theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như so sánh với quy định về thực hiện QTCT theo Thông tư 121 của Bộ Tài chính. Thứ ba, đề tài đóng góp vào lược khảo thông qua việc xem xét khả năng có thể trong việc thừa nhận các quy định về QTCT theo tiêu chuẩn quốc tế ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đạt được sẽ là tiền đề cơ sở cho các nghiên cứu sâu tiếp theo liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như đóng góp phần nào trong việc cải thiện thực hành QTCT của các công ty niêm yết Việt Nam để đạt được theo yêu cầu quốc tế. Cuối cùng, nghiên cứu này là tiền đề có thể được dùng để tham khảo trong tiến trình xây dựng bộ chỉ số về thực hành QTCT riêng không chỉ phù hợp với luật pháp, kinh tế và văn hóa của Việt Nam mà còn đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế. 1.8 Cấu trúc luận án Chương 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT 2.1 Giới thiệu 2.2 Các lý thuyết nền về QTCT 2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) 2.2.1.1 Giới thiệu 2.2.1.2 Lý thuyết đại diện và QTCT 2.2.2 Lý thuyết bên liên quan (Stakeholder theory) 2.2.2.1 Nội dung 2.2.2.2 Lý thuyết bên liên quan và QTCT 2.2.3 Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetric information theory) 2.2.3.1 Nội dung 2.2.3.2 Thông tin bất cân xứng và QTCT 2.3 Định nghĩa về quản trị công ty (QTCT) 2.3.1 Quản trị công ty là gì? 2.3.2 Nội dung QTCT 2.4 Hệ thống QTCT 2.4.1 Mô hình Anh – Mỹ (Anglo–American - outsider model) 2.4.2 Mô hình QTCT Châu Âu lục địa (Continental of corporate governance - insider model) 2.5 Các nguyên tắc OECD về QTCT 2.6 Các cơ chế QTCT (Corporate Governance Mechanisms) 2.6.1 Các cơ chế QTCT bên trong 2.6.2 Các cơ chế QTCT bên ngoài 2.7 Khung lý thuyết nghiên cứu Hình 2.2: Khung lý thuyết nghiên cứu (tác giả) Chỉ số Quản trị công ty (CGI) Qu ản tr ị c ôn g ty (Q TC T) Lý thuyết đại diện Lý thuyết bên liên quan Lý thuyết thông tin bất cân xứng Cá c cơ ch ế QT CT Hiệu quả công ty ROA ROE Tobin’s Q SRD 7 2.8 Các nghiên cứu thực nghiệm về QTCT và hiệu quả công ty 2.8.1 QTCT và hiệu quả công ty ở các nước phát triển 2.8.2 QTCT và hiệu quả công ty ở thị trường mới nổi 2.8.3 QTCT và hiệu quả công ty ở Châu Á và Việt Nam 2.9 Các nghiên cứu thực nghiệm về đo lường QTCT thông qua chỉ số QTCT (CGI) và hiệu quả công ty 2.10 Khoảng trống và giả thuyết nghiên cứu 2.10.1 Khoảng trống nghiên cứu Đề tài được thực hiện xuất phát từ các nguyên nhân sau: Thứ nhất, qua lược khảo các nghiên cứu trước đây cho thấy, mặc dù có các bằng chứng thể hiện mức độ tuân thủ của các công ty về QTCT gia tăng, nhưng mối quan hệ giữa thực hành QTCT và hiệu quả công ty có các tác động khác nhau qua kết quả từ các nghiên cứu khác nhau như có tác động tích cực, tiêu cực, hay không có quan hệ, thậm chí có tác động hỗn hợp hay không có kết luận trong các nghiên cứu trước đây ở các nước phát triển2. Và, các nghiên cứu này khi được kiểm chứng ở các thị trường mới nổi cho kết quả không phù hợp như nghiên cứu ở thị trường phát triển. Tranh luận xảy ra, các nhà nghiên cứu cho rằng có hai lý do: (1) có sự thay đổi về kinh tế lẫn chính trị ở các nước đang phát triển, và tất cả những thay đổi này có tác động đến các cơ chế QTCT; kết quả là tác động đến hiệu quả công ty. Do đó, QTCT dường như đang tiếp tục phát triển; (2) có sự khác nhau đáng kể về QTCT ở các thị trường mới nổi so với thị trường các nước phát triển, đó là sự phát triển của thị trường tài chính vẫn còn giới hạn, và do vậy, việc sử dụng các kênh tài chính truyền thống trở nên phổ biến; cấu trúc sở hữu tập trung cao; quyền sở hữu định chế thấp; thị trường kém hiệu quả vì kém minh bạch, bất cân xứng thông tin lớn, các chi phí giám sát và thực thi cao hơn; chính phủ và các tổ chức liên quan chính phủ không chỉ thiết lập luật lệ mà còn là người tham gia chủ động trong nền kinh tế, ví dụ thông qua các công ty vốn nhà nước hay vốn do nhà nước kiểm soát; đầu tư theo trào lưu là phổ biến, một phần là hệ quả của thị trường kém hiệu quả, nhưng một phần là do tập quán xã hội; rủi ro cao vì tính không ổn định các yếu tố vĩ mô, chính trị ở các thị trường mới nổi. Từ những đặc điểm này, một số giả thuyết nghiên cứu về QTCT ở các nước phát triển không nhất thiết đúng tại các nền kinh tế mới nổi (Ararat et al. 2016; Boubakri et al. 2005; Claessens & Yurtoglu 2013; Wright et al. 2005; Xu & Meyer 2013). Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thuộc nền kinh tế chuyển đổi nên cần có nghiên cứu về mức độ tuân thủ QTCT cũng như mối quan hệ giữa thực hành QTCT và hiệu quả. Thứ hai, đa số các nghiên cứu trước đây thường sử dụng một hay nhiều cơ chế QTCT trong một mô hình như là thành viên HĐQT độc lập, quy mô HĐQT, quyền sở hữu nhà quản lý, và các phương diện khác để kiểm tra mối quan hệ giữa các đặc điểm QTCT trên với hiệu quả công ty. Các nghiên cứu ở VN hiện nay cũng theo cách tiếp cận này (Duc & Huy 2015; Hiền et al. 2016; Tân & Dương 2016). Tuy nhiên, các cơ chế này chỉ phản ánh một phần bản chất của thực hành QTCT mà không phản ánh toàn diện. Sau cùng, do khái niệm quản trị công ty của doanh nghiệp không phải là các chỉ số định lượng, nên nhiều nghiên cứu gần đây sử dụng cách tiếp cận bằng cách xây dựng chỉ số quản trị toàn diện, sau đó đánh giá sự ảnh hưởng của thực hành QTCT đến giá trị công ty (Bebchuk et al. 2009; Black 2002; Black, Jang, et al. 2006b; Cheung et al. 2007; Durnev & Kim 2005; Gompers et al. 2003; Klapper & Love 2004). Theo các nghiên cứu này, khi xem xét chất lượng quản trị công ty thì phải đánh giá một cách toàn diện về chất lượng thực hành, bước kế tiếp sẽ đánh giá tác động của QTCT đến hiệu quả công ty ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng một công cụ rộng và toàn diện hơn để đo lường và chấm điểm chất lượng hoạt động của QTCT bằng bảng câu hỏi về chỉ số thực hành QTCT, thường được sử dụng ở các nước đang phát triển thuộc OECD theo phiên bản sửa đổi năm 2004. Những lý do trên cho thấy cần có một nghiên cứu đánh giá về chỉ số QTCT toàn diện cũng như chi tiết cho tất cả các công ty niêm yết trên HOSE, Việt Nam; từ đó, xem xét ảnh hưởng của chỉ số QTCT toàn diện và các chỉ số QTCT thành phần đến hiệu quả tài chính công ty trong hiện tại và tương lai. 2.10.2 Các giả thuyết nghiên cứu về tác động của QTCT đến hiệu quả tài chính (HQTC) 1) Chỉ số quản trị công ty (CGI) và HQTC 2 Vui lòng xem thêm chi tiết trong phần phụ lục. 8 Đề tài được thực hiện thông qua các giả thuyết sau đây. a) Chỉ số QTCT tổng và hiệu quả tài chính Giả thuyết 1 được đưa ra để trả lời câu hỏi nghiên cứu 1 và đáp ứng mục tiêu 1: H1: QTCT tốt ở hiện tại (năm t) không chỉ có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính công ty trong cùng năm mà còn trong tương lai (năm t+1, t+2). b) Các chỉ số QTCT (CGI) thành phần và hiệu quả công ty  Quyền cổ đông Giả thuyết 2 trong nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi 1 và đáp ứng mục tiêu 1 được đề nghị như sau: H2a: Quyền cổ đông (cg_rosh) được quan tâm ở hiện tại (năm t) không chỉ có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính công ty trong cùng năm mà còn ở tương lai (năm t+1, t+2).  Đối xử bình đẳng các cổ đông H2b: Đối xử bình đẳng các cổ đông (cg_etsh) được đảm bảo hôm nay (năm t) không chỉ có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính công ty trong hiện tại mà còn trong tương lai (năm t+1, t+2).  Vai trò các bên liên quan H2c: Vai trò bên liên quan (cg_rost) được quan tâm tốt hiện tại (năm t) không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính công ty ở cùng năm mà còn trong tương lai (năm t+1, t+2).  Công khai - minh bạch thông tin và hiệu quả tài chính H2d: Công khai và minh bạch thông tin (cg_dat) tốt hiện tại (năm t) có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính công ty không chỉ trong cùng năm mà còn trong tương lai (năm t+1, t+2).  Trách nhiệm của Hội đồng quản trị H2e: Trách nhiệm của HĐQT (cg_reob) được thực hiện tốt hiện tại (năm t) có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính công ty không chỉ ở cùng năm mà còn trong tương lai (năm t+1, t+2). 2) Quan tâm thực hiện công khai minh bạch thông có giúp cải thiện hiệu quả công ty Luận án được thực hiện để tìm bằng chứng về mối quan hệ giữa công bố thông tin và hiệu quả tài chính của công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là vấn đề rất được quan tâm trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn khát khao luồng vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Do đó, đề tài đề xuất giả thuyết 3 để trả lời câu hỏi 2 và thực hiện mục tiêu 2 như sau: H3: Quan tâm công khai và minh bạch thông tin tác động tích cực đến hiệu quả tài chính công ty không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai (năm t+1, t+2). 3) Những thay đổi của điểm chỉ số QTCT tổng cũng như chỉ số quản trị thành phần và hiệu quả công ty Giả thuyết nghiên cứu 4 được đề xuất để giải thích câu hỏi 3 của mục tiêu 3 như sau: H4: Những thay đổi về sự tiến bộ của thực hành QTCT hiện tại có tác động tích cực dẫn đến sự thay đổi về hiệu quả tài chính công ty tương lai. Kết luận chương Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu 3.2 Xây dựng các biến trong mô hình nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chấm điểm cho chỉ số CGI 3.2.1.1 Tiêu chí và cơ sở đánh giá Sự thu thập dữ liệu được dựa trên sự đa dạng lớn về thông tin có sẵn công khai. Vì thế, một công ty có thể cam kết thực hành QTCT tốt nhưng không báo cáo các thực hành này
Luận văn liên quan