Từ trước đến nay đã có một số đề tài và công trình nghiên cứu về tín dụng, tuy nhiên chưa có đề tài nào
nghiên cứu cụ thể và có tính cập nhật về quản trị hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của các
NHTM cổ phần tại Lào. Từ thực tế đó luận án đã chọn đề tài: “QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI LÀO” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó
đang đặt ra trong thực tiễn ở nước Lào hiện nay.
22 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KONGCHAMPA OUNKHAM
QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI LÀO
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã ngành: 62-34-02- 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh, năm 2015
Coâng trình ñöôïc hoaøn thaønh taïi :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc : .............................................................................................................................................................................................................
(ghi roõ hoï teân, chöùc danh khoa hoïc, hoïc vò)
Phaûn bieän 1 : ........................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phaûn bieän 2 : ......................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phaûn bieän 3 : ......................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luaän aùn seõ ñöôïc baûo veä tröôùc Hoäi ñoàng chaám luaän aùn caáp trường hoïp taïi
..........................................................................................................................................................
Vaøo hoài giôø ngaøy thaùng naêm
Coù theå tìm hieåu luaän aùn taïi thö vieän :.
(ghi teân caùc thö vieän noäp luaän aùn)
1
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay đã có một số đề tài và công trình nghiên cứu về tín dụng, tuy nhiên chưa có đề tài nào
nghiên cứu cụ thể và có tính cập nhật về quản trị hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của các
NHTM cổ phần tại Lào. Từ thực tế đó luận án đã chọn đề tài: “QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI LÀO” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó
đang đặt ra trong thực tiễn ở nước Lào hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa để rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị hoạt động tín dụng của NHTM trong nền
kinh tế.
- Phân tích rõ thực trạng quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào trong giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của quản trị hoạt động tín dụng tại các
NHTM Lào; trên cơ sở đó đưa ra giải pháp đối với quản trị tín dụng của NHTM tại Lào trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung vào nghiên cứu quản trị tín dụng NHTM nói chung tại nước
công hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM Lào và do hạn chế về thời gian và quy mô nên luận án
chủ yếu là tập trung nghiên cứu chính quản trị hoạt động tín dụng dưới góc độ quản trị nguồn vốn huy
động, quản trị tăng trưởng tín dụng và quản trị nợ xấu của hệ thống NHTM Lào.
+ Thực trạng được tập trung nghiên cứu là giai đoạn 2008-2013.
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Luận án còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phương pháp quy nạp,
đến các phương pháp điều tra và khảo sát điển hình, tổng hợp và phân tích, phương pháp toán, với sự trợ
giúp của các phần mềm tính toán và tham khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan để làm nổi bật
và sâu sắc nội dung nghiên cứu của đề tài.
Dữ liệu thô sau khi được thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiệu chỉnh, mã hoá và phân
tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ để minh hoạ cho những nội dung phân tích. Qua đó
sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các
kết quả nghiên cứu.
2
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM
2.1. Những vấn đề cơ bản về NHTM
Trong phần này luận án trình bày về những vấn đề cơ bản của NHTM như khái niệm, chức năng, vai trò,
hoạt động tín dụng của NHTM...
Do NHTM hoạt động rất đa dạng, kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp, thay đổi theo không gian và thời gian,
lại mang đậm dấu ấn của môi trường kinh tế xã hội cụ thể, nên về mặt khoa học, rất khó đưa ra một định
nghĩa ngắn gọn về ngân hàng được chấp nhận rộng rãi.
Theo Luật Ngân hàng của nước Cộng hòa Pháp, “Tổ chức được xem là NHTM là mọi DN công hữu
hay tư nhân, luôn cả chi nhánh hay đại lý của ngân hàng nước ngoài, mà hoạt động chủ lực là thực hiện các
nghiệp vụ ngân quỹ, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ tài chính với tiền gởi nhận của cá nhân, DN hay tổ chức
sự nghiệp.”. Luật của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vốn được xây dựng trên nền tảng Luật Châu
Âu, đặc biệt là Luật của nước Pháp do ảnh hưởng từ thời kỳ Đông Dương ngày trước, hiện nay còn chịu
thêm ảnh hưởng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam láng giềng.
Như vậy, NHTM là một DN kinh doanh tiền tệ có hoạt động bao gồm ba lĩnh vực:
- Nghiệp vụ nợ (tạo lập nguồn vốn)
- Nghiệp vụ có (cho vay, đầu tư, kinh doanh)
- Nghiệp vụ môi giới, trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ . . .)
Các lĩnh vực này liên quan mật thiết với nhau, đan xen chặt chẽ trong hoạt động ngân hàng trên thị
trường nội địa cũng như quốc tế; chúng hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo thêm uy tín và hình thành nên
thương hiệu của ngân hàng.
Các phương tiện tài trợ của ngân hàng thường mang các tính chất chung sau đây:
- Luôn luôn là một dạng phiếu nợ, là một chứng thư xác nhận một chủ quyền tài chính hay chủ quyền
tài sản hữu hình dù được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào.
- Liên quan đến hai chủ thể: chủ nợ (người cho vay, nhà đầu tư, nhà trợ cấp) và khách nợ (người đi
vay, người nhận đầu tư, người nhận trợ cấp)
- Cung cấp ba nhóm dịch vụ:
+ Chia sẻ giữa hai chủ thể trên về khả năng thanh toán các công cụ tài trợ (khả năng chuyển dịch tài
sản thành tiền mặt và ngược lại với chi phí thấp)
+ Chia sẻ rủi ro
+ Chia sẻ thông tin (cơ hội kiếm lời)
TDNH là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền
kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân
hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu. Giá (lãi suất) của khoản
3
vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời
gian tồn tại của khoản vay.
Chủ thể tham gia trong quan hệ TDNH là ngân hàng, nhà nước, DN và hộ dân cư. Đối tượng được
sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền, do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương
đa chiều. Đây chính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tín dụng khác.
Nguyên tắc của hoạt động tín dụng
Một là, cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định
Hai là, cho vay tài sản có giá trị tương đương làm đảm bảo
Ba là, cho vay có mục đích, theo kế hoạch thỏa thuận từ trước (theo hợp đồngđã ký kết)
2.2. Tổng quan về quản trị hoạt động tín dụng của NHTM
Trong phần tổng quan về quản trị hoạt động tín dụng của NHTM, luận án phân tích các nội dung cơ bản của
quản trị hoạt động của NHTM bao gồm : Quản trị nguồn vốn cho vay của NHTM, Chính sách khách hàng
vay và lĩnh vực đầu tư tín dụng của NHTM, Điều kiện vay vốn, Giới hạn tín dụng, Quản trị mạng lưới
NHTM, Lãi suất và phí vay vốn, Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ và Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng, Bảo đảm tiền vay, Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề. Bên cạnh đó, luận án cũng
trình bày về Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động tín dụng của NHTM như Môi trường kinh tế - xã
hội nơi ngân hàng hoạt động, Khả năng sinh lợi và rủi ro của các khoản cho vay khác nhau, Chính sách tài
chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước, Chất lượng cán bộ và cơ cấu tổ chức mạng lưới của ngân
hàng, Công nghệ ngân hàng. Và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng của NHTM.
Quản trị nguồn vốn cho vay của NHTM
Khi nghiên cứu quản trị TDNH, các nhà nghiên cứu thường không xemchính sách nguồn vốn là một nội
dung cấu thành của quản trị tín dụng. Tuy nhiên thực tế ho thấy rằng, khi nghiên cứu quản trị tín dụng của
NHTM, cần phải xem chính sách nguồn vốn như là một nội dung cơ bản của quản trị tín dụng
Chính sách khách hàng vay và lĩnh vực đầu tư tín dụng của NHTM
Nhiều tài liệu nghiên cứu chưa đề cập khách hàng vay là nội dung của quản trị tín dụng của NHTM
nhưng lại xem khách hàng như là tôn chỉ mà quản trị tín dụng NHTM hướng tới, là một chiến lược tín dụng
của ngân hàng: “Đứng về mặt chiến lược mà nói, một quản trị tín dụng phải thu hút được khách hàng, duy trì
và phát triển được khách hàng để mở rộng qui mô hoạt động của NHTM” .
Điều kiện vay vốn
Quản trị tín dụng phải thể hiện được các nguyên tắc phù hợp với bản chất tín dụng, đó là: sử dụng vốn
vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
4
Giới hạn tín dụng
NHTM không thể tài trợ toàn bộ nhu cầu vay vốn thực hiện dự án của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro. Quản
trị tín dụng của NHTM xây dựng phải không được vượt quá giới hạn về tín dụng do pháp luật qui định. Các
qui định thường là: (1) mức cho vay tối đa đối với một khách hàng vay vốn; (2) mức cho vay tối đa so với
giá trị tài sản thế chấp; (3) mức cho vay tối đa đối với nhóm khách hàng hạn chế tín dụng; (4) tỷ lệ tối đa sử
dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Quản trị mạng lưới NHTM
Mạng lưới hoạt động của mỗi NHTM thường nhiều cấp, cấp Trung ương và chi nhánh thường đóng ở
các trung tâm đô thị lớn, thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh, tiếp đến là các phòng giao dịch. Công nghệ
ngân hàng càng phát triển thì các cấp trung gian có xu hướng giảm dần.
Lãi suất và phí vay vốn
Mục tiêu chủ yếu của NHTM là lợi nhuận, nội dung của quản trị tín dụng của NHTM phải xác định
dựa trên mục tiêu này. Lãi suất cho vay phải được hình thành theo cơ chế thị trường dựa trên quan hệ cung
cầu vốn trên thị trường và theo nguyên tắc trang trải chi phí huy động vốn, chi phí quản lý, chi phí tiền
lương, bù đắp rủi ro và lợi nhuận hợp lý.
Hiệp ước Basel 1 và Basel 2
Ưu điểm của Basel II so với Basel I:
Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu”. Trong khi, Basel II tập
trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và
kỷ luật trên nguyên tắc thị trường. Do đó, quyền lực của các nhà quản lý quốc gia được tăng lên bởi họ cần
phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng có tính đến đặc điểm rủi ro cụ thể của nó.
Nội dung cơ bản của quản trị hoạt động tín dụng của NHTM
Khi nghiên cứu quản trị TDNH, các nhà nghiên cứu thường không xemchính sách nguồn vốn là
một nội dung cấu thành của quản trị tín dụng. Tuy nhiên thực tế ho thấy rằng, khi nghiên cứu quản trị tín
dụng của NHTM, cần phải xem chính sách nguồn vốn như là một nội dung cơ bản của quản trị tín dụng, bởi
vì:
Về phương diện lý luận, thuật ngữ Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ Latin là Credo, nghĩa là “tin
tưởng, tín nhiệm”. Từ đó cho thấy, hoạt động tín dụng của TCTD hiểu theo nghĩa rộng là việc các TCTD sử
dụng uy tín của mình để huy động các loại nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nó để cấp tín
dụng cho những người có nhu cầu vay vốn được ngân hàng tín nhiệm. Hay nói cách khác, hoạt động huy
động vốn là một mảng của hoạt động tín dụng, theo đó chính sách huy động vốn là một nội dung cơ bản của
quản trị tín dụng.
5
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng của NHTM
Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
- Quy mô nguồn vốn huy động: quy mô nguồn vốn huy động tại một thời điểm là toàn bộ số dư các
loại nguồn vốn mà NHTM tự huy động có được tại thời điểm đó. Nó bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm có
và không có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền vay của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Khi đánh giá chỉ
tiêu này, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với kế hoạch, so với năm trước.
Thị phần nguồn vốn huy động
Để đánh giá chính xác khả năng cạnh tranh của một NHTM tại những thời điểm khác nhau, cần phải
xem xét trong mối quan hệ so sánh số TCTD cùng huy động trên địa bàn ở các thời điểm đó và trong mối
quan hệ so sánh với qui mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và tăng trưởng khách hàng của chính NHTM đó
qua các năm.
DNTD và tốc độ tăng trưởng DNTD
- DNTD: là toàn bộ các khoản mà ngân hàng đầu tư cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, các DN
SX-KD và các ngành kinh tế khác hoạt động trong khu vực.
Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đầu tư cho khách hàng trên địa bàn. Khi đánh giá, phải đánh giá
tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ, so với các ngành và khu vực kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm
trước.
Thị phần DNTD (DNTD).
Chỉ tiêu thị phần DNTD của một NHTM, một chi nhánh NHTM được xác định bằng tỷ lệ phần trăm
DNTD khu vực của ngân hàng đó trong tổng DNTD đầu tư trên địa bàn của tất cả TCTD. Phương pháp đánh
giá chỉ tiêu này giống chỉ tiêu 2.
2.3. Các nghiên cứu trước đó
Ở các nghiên cứu trước đó, tác giả trình bày các nghiên cứu có liên quan đến quản trị hoạt động tín dụng tại
các NHTM trên thế giới
Do hạn chế về quy mô và thời gian, nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu sâu vào các khía cạnh được
xem là hết sức quan trọng của quản trị hoạt động tín dụng tại NHTM Lào đó là quản trị về nguồn vốn huy
động, tăng trưởng tín dụng, và kiểm soát nợ xấu trong hệ thống NHTM Lào.
Quản trị nợ xấu
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô đến nợ xấu, cũng
như hiệu quả hoạt động quản trị nợ xấu và tín dụng của ngân hàng. Rinaldi và Sanchis-Arellano (2006)
phân tích nợ xấu của những hộ gia đình ở các nước châu Âu và cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho rằng
thu nhập khả dụng, tình trạng thất nghiệp và khả năng tài chính có tác động mạnh mẽ vào nợ xấu. Trong
nghiên cứu về hệ thống ngân hàng Bắc Âu trong giai đoạn 1993-2005, Berge và Boye (2007) đã tìm thấy
rằng các khoản vay có vấn đề ( nợ xấu ) thì rất nhạy cảm với lãi suất thực tế và tỷ lệ thất nghiệp
Tăng trưởng tín dụng
Như Arellano (1990) chỉ ra, phương pháp ba giai đoạn bình phương tối thiểu (3SLS) là một phương pháp
thuận tiện cho việc ước lượng mô hình tuyến tính bằng cách sử dụng dữ liệu bảng với thời gian tương đối
ngắn và bao gồm cả độ trễ của các biến phụ thuộc. Các nghiên cứu ứng dụng thường sử dụng phương pháp
6
3SLS để ước tính hệ phương trình với các độ trễ của biến phụ thuộc (ví dụ, trong bài nghiên cứu của Hall,
1987; và Sab và Smith, 2002)
Khả năng trả nợ
Hầu hết các nghiên cứu trước về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đa số
dựa trên mô hình chấm điểm tín dụng để thiết kế mô hình nghiên cứu và được ông bố đầu tiên bởi Manski và
Lerman (1977), trong đó hai ông đã đề xuất mô hình xác suất vỡ nợ để đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng tại các NHTM ở Mỹ, và mô hình này đã cho thấy độ tin