Tóm tắt Luận án Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương

Luận án "Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương" được thực hiện với mục đích phân tích và tìm kiếm các minh chứng của tác động của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH, từ đó có thông tin phản hồi về chất lượng GDĐH tại các trường đại học được chọn làm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Luận án được trình bày trong 216 trang (bao gồm cả tài liệu tham khảo và các phụ lục), trong đó chương 1 (22 trang), chương 2 (35 trang), chương 3 (58 trang), chương 4 (28 trang). Luận án đã phân tích và xác định được tác động của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH qua các số liệu thống kê và điều tra khảo sát tại 08 trường đại học thuộc BCT và đề xuất một số giải pháp ở cấp vĩ mô và vi mô nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường đại học với việc nâng cao chất lượng giáo dục

pdf24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ơ MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án "Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương" được thực hiện với mục đích phân tích và tìm kiếm các minh chứng của tác động của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH, từ đó có thông tin phản hồi về chất lượng GDĐH tại các trường đại học được chọn làm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Luận án được trình bày trong 216 trang (bao gồm cả tài liệu tham khảo và các phụ lục), trong đó chương 1 (22 trang), chương 2 (35 trang), chương 3 (58 trang), chương 4 (28 trang). Luận án đã phân tích và xác định được tác động của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH qua các số liệu thống kê và điều tra khảo sát tại 08 trường đại học thuộc BCT và đề xuất một số giải pháp ở cấp vĩ mô và vi mô nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường đại học với việc nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Lý do nghiên cứu GDĐH Việt Nam hiện nay đang gặp phải một trong những khó khăn lớn nhất là chất lượng và tài chính. Các nhà hoạch định chính sách đang đặt câu hỏi liệu ngân quỹ nhà nước nên đóng góp bao nhiêu cho GDĐH, việc đầu tư tài chính của các trường vào các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đã đầy đủ và kịp thời chưa ? những đầu tư của các trường vào các yếu tố này đã đáp ứng được yêu cầu khách hàng chưa ? và đặc biệt là nó có làm gia tăng chất lượng không ? Nhằm tìm kiếm các minh chứng để làm rõ một số khía cạnh nêu trên, một nghiên cứu về tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học là việc làm cần thiết, từ đó đưa ra những khuyến nghị cho quá trình hoàn thiện quản lý tài chính nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong giai đoạn tiếp theo. Với mong muốn giải 2 quyết vấn đề nêu trên, đề tài nghiên cứu "Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương" đã được chọn làm luận án tiến sĩ. 3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu của luận án: - Tìm hiểu nội hàm của quản lý tài chính trong GDĐH và ảnh hưởng của nó tới chất lượng giáo dục; những điều kiện cần có để công tác quản lý tài chính có thể ảnh hưởng tích cực tới chất GDĐH. - Tìm kiếm các minh chứng về tác động của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH và sự cải tiến chất lượng giáo dục trong các trường đại học thuộc BCT. - Cung cấp các phản hồi cho các trường đại học để thay đổi các hoạt động quản lý tài chính nhằm hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đối tượng nghiên cứu: Tác động của quản lý tài chính và chất lượng giáo dục đại học. Phạm vi nghiên cứu: Tác động của quản lý tài chính tới chất lượng giáo dục đại học thông qua cơ cấu đầu tư cho các yếu tố đảm bảo chất lượng. Nghiên cứu không đánh giá phương thức quản lý tài chính trong các trường đại học. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được sử dụng ở giai đoạn đầu khi phân tích xác định tác động của quản lý tài chính tới chất lượng GDĐH thông các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH tại các trường đại học và tìm kiếm các minh chứng về mối quan hệ của các yếu tố này. Nghiên cứu định lượng được sử dụng cung cấp các thông tin phản hồi của GV, SV cho các trường đại học về kết quả của 3 hoạt động tài chính cho các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, và của người sử dụng lao động về chất lượng giáo dục thông qua phân tích kết quả khảo sát và phân tích hồi quy. 5 . Khung nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết của Mailcolm Prowle và Eric Morgan (2005), nghiên cứu của B.Paulsen và C.Smart (2001) về quản lý, kiểm soát tài chính, chất lượng trong GDĐH và sử dụng bộ thang đo trong mô hình quản lý chất lượng EFQM, thang đo trong bộ tiêu chuẩn AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) và bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH của Bộ GD&ĐT. 6. Những đóng góp của luận án mới 6.1. Về mặt lý luận Luận án đã xác định được quản lý tài chính trong GDĐH không tác động trực tiếp đến chất lượng GDĐH mà tác động đến chất lượng GDĐH thông qua các yếu tố đảm bảo chất lượng (chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu phục vụ dạy học và quản lý hoạt động đào tạo). Đồng thời luận án xây dựng được hai phương thức đánh giá chất lượng GDĐH là dựa trên chỉ số cải tiến chất lượng (tỷ lệ sinh viên tăng ở mức khá, giỏi và giảm ở mức trung bình, yếu qua từng năm; tỷ lệ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt trình độ đào tạo cao hơn; đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo) và chỉ số năng lực, phẩm chất đạo đức của sinh viên. 6.2. Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính và chất lượng giáo dục tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trên hai giác độ: mức đầu tư tài chính cho các yếu tố đảm bảo chất lượng và chất lượng giáo dục đại học, luận án đã chỉ rõ những hạn chế trong công tác quản lý tài chính hướng tới nâng cao chất lượng ở các trường đại học như: (i) nguồn tài chính của các trường đại học có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào quy mô tuyển sinh; (ii) cơ cấu sử dụng nguồn lực tài chính 4 cho các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục không đồng đều; (iii) các đơn vị chủ quản chưa có những cơ chế tài chính đặc thù cho các trường đại học. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, luận án đề xuất một số giải pháp như: (1) Tăng cường tính trách nhiệm giải trình theo hướng cho phép các thành viên bên ngoài am hiểu về quản lý tài chính tham gia tập thể lãnh đạo trường. (2) Xoá cơ chế chủ quản, tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn. (3) Ban hành văn bản phân cấp quản lý trên nguyên tắc giao quyền tự chủ toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực từ công tác tổ chức quản lý bộ máy, tuyển dụng lao động đến lĩnh vực tài chính và kế hoạch đầu tư cho các trường đại học. (4) Cho phép các trường được vay vốn ngân hàng thương mại, nguồn hỗ trợ tài chính của các tổ chức phi chính phủ với lãi suất ưu đãi, xoá bỏ các khâu quản lý trung gian. (5) Xây dựng cơ chế yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO vào trong các trường đại học. (6) Xây dựng khung bảo đảm trách nhiệm xã hội của các trường đại học. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẾN CHẤT LƢỢNG GDĐH 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Yếu tố chất lượng và ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH Hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm về chất lượng khác nhau, do đó có các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục khác nhau. Với quan điểm tiếp cận thị trường, nghiên cứu sẽ tiếp cận yếu tố chất lượng giáo dục đại học theo hai nhóm năng lực và phẩm chất đạo đức của sinh viên. Dựa trên cách tiếp cận này sẽ giúp nghiên cứu đánh giá tác động của hiệu quả quản lý tài chính tới chất lượng giáo dục sát với thực tế hơn, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sẽ tốt hơn. 5 1.1.2. Ảnh hưởng của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH - Tiếp cận theo cơ chế quản lý: Cơ chế quản tài chính của chính phủ chủ yếu tập trung vào điều tiết nguồn tài chính do nhà nước cấp dưới hình thức tài trợ trực tiếp từ chính phủ cho các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục như đầu tư cơ sở hạ tầng, trả lương cho giảng viên và nhân viên quản lý; trong trường hợp không có trợ cấp, chi phí cho hoạt động GDĐH sẽ là quá cao đối với các trường. - Tiếp cận theo cơ cấu sử dụng nguồn tài chính: Việc sử dụng nguồn lực tài chính tập trung vào vấn đề phải có khung pháp lý rõ ràng, minh bạch về quản lý tài chính trong GDĐH, quy định rõ tỷ lệ đầu tư tối thiểu hàng năm/tổng thu cho các yếu tố đảm bảo chất lượng; đưa mô hình kiểm soát tài chính trong trường học sát với mô hình kiểm soát các công ty phi lợi nhuận; coi chênh lệch thu chi của các trường học là lợi nhuận công, phân bố lợi nhuận công cho tất cả các SV (học bổng), GV (thu nhập) trong trường được hưởng thụ. - Tiếp cận theo hướng kiểm soát chi nguồn lực tài chính: Quản lý tài chính trong giáo dục cũng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng và đào tạo nhân viên, do vậy các nhà trường nếu muốn có chi phí thấp nhất mà tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất thì đặc biệt phải coi trọng đến sử dụng các nguồn lực sao có hiệu quả nhất, tùy thuộc vào từng thời gian và điều kiện yêu cầu của ngành nghề đào tạo; các máy móc phục vụ đào tạo phải hiện đại, tương đương với hoạt động sản xuất ngoài thị trường. 1.1.3. Các nghiên cứu điển hình ở Việt Nam Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tài chính trong giáo dục đại học nhưng chỉ tập trung chủ yếu mới phân tích ở khía cạnh cơ chế tài chính cho GDĐH hay đánh giá cơ chế quản lý tài chính trong GDĐH, chưa làm rõ được quản lý tài chính có ảnh hưởng gì đến chất lượng giáo dục ? Điều này dẫn đến chưa đủ những luận cứ khoa học cho việc đề 6 xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính hướng tới nâng cao chất lượng GDĐH. 1.2. Khung pháp lý về quản lý tài chính và chất lƣợng trong GDĐH - Khung pháp lý về quản lý tài chính trong GDĐH tuy đã tạo được nền tảng pháp lý, nhưng các quy định về quản lý tài chính GDĐH mới chỉ quy định chung có tính nguyên tắc, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. - Khung pháp lý về chất lượng GDĐH hiện nay chủ yếu tập trung vào hướng dẫn các trường đại học tự đánh giá chất lượng giáo dục để giải trình với các cơ quan quản lý cấp trên, chưa có sự đánh giá độc lập của tổ chức bên ngoài, đặc biệt chưa có sự tham gia đánh giá của đơn vị sản xuất, kinh doanh. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, khi sự đầu tư của nhà nước không tăng hoặc tăng chậm hơn, cần thiết phải có mô hình chất lượng thích hợp để đảm bảo sản phẩm đầu ra của GDĐH có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2.1. Khát quát về hệ thống GDĐH Số lượng trường đại học và cao đẳng của Việt Nam thuộc diện cao trên thế giới (tính bình quân trên đầu người). Tổng số lượng trường đại học, cao đẳng tính đến 8/2013 là 421 trường, trong đó có 207 trường đại học được chia đều cho các vùng miền (không bao gồm các trường khối an ninh, quốc phòng). 2.2. Chất lƣợng GDĐH và các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng GDĐH 2.2.1. Chất lượng GDĐH 7 Chất lượng luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của tất cả các trường đại học, và việc phấn đấu nâng cao chất lượng bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào. Với mục tiêu nghiên cứu là tìm kiếm các minh chứng về sự cải tiến chất lượng giáo dục trong các cơ sở GDĐH dưới tác động của quản lý tài chính trong GDĐH, nghiên cứu sinh tiếp cận theo khía cạnh chất lượng GDĐH là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (khách hàng ở đây được hiểu là GV, SV và người sử dụng lao động được đào tạo). 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH và tiêu chí đánh giá Với cách tiếp cận khía niệm về chất lượng nêu trên thì chấ lượng GDĐH ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất; học liệu phục vụ học tập; quản lý hoạt động đào tạo. Từ cách tiếp cận chất lượng GDĐH là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tiêu chí đánh giá chất lượng GDĐH dựa trên năng lực và phẩm chất đạo đức của SV sau khi hoàn thành chương trình giáo dục thì chất lượng phụ thuộc vào các tiêu chí (định tính và định lượng) như phẩm chất đạo đức, kết quả học tập, năng lực, sức khoẻ, hành vi và thái độ. 2.3. Quản lý tài chính trong GDĐH Quản lý tài chính trong GDĐH là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để đạt được các mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ giáo dục. 2.3.1. Nội dung và công cụ quản lý tài chính trong GDĐH - Quản lý các nguồn lực tài chính (nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn từ hoạt động sự nghiệp). - Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính (quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý chi chương trình mục tiêu; quản lý chi thường xuyên). - Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ. 8 Theo các nội dung quản lý tài chính trong GDĐH nêu trên thì hiện nay việc quản lý tài chính trong GDĐH chủ yếu dựa vào các công cụ: hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước; công tác kế hoạch; quy chế chi tiêu nội bộ; hạch toán, kế toán, kiểm toánl; hệ thống thanh tra, kiểm tra và bộ máy quản lý tài chính). 2.3.2. Đặc điểm và yêu cầu của quản lý tài chính trong GDĐH - Đặc điểm: hướng tới phục vụ lợi ích xã hội, nguồn tài chính dựa vào đặc điểm hoạt động, có sự phân cấp trong quản lý tài chính. - Yêu cầu: phải lập dự toán thu chi hàng năm; chi đúng quy định, sử dụng đúng mục đích; chi tiết kiệm và có hiệu quả; phải quản lý chặt chẽ nguồn tài chính nội bộ; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát. 2.4. Tác động của quản lý tài chính đến chất lƣợng GDĐH Theo cách tiếp cận nêu trên thì quản lý tài chính không tác động trực tiếp đến chất lượng GDĐH mà tác động thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH (chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu phục vụ dạy học, và quản lý hoạt động đào tạo). Vì vậy khi xem xét quản lý tài chính tác động đến chất lượng GDĐH là xem xét cơ cấu sử dụng tài chính cho các yếu tố này. 2.5. Vai trò của quản lý tài chính trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục Hoạt động quản lý tài chính trong GDĐH xét về bản chất chính là quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến việc tạo lập, phân phối, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn tài chính. Hoạt động quản lý tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường và nâng cao chất lượng giáo dục. Vai trò này được thể hiện ở việc ra quyết định đầu tư và huy động vốn kịp thời đầy đủ cho hoạt động đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. 2.6. Kinh nghiệm quốc tế về tác động của quản lý tài chính tới nâng cao chất lƣợng GDDH 9 - Kinh nghiệm của Trung Quốc - Kinh nghiệm của Singapore - Kinh nghiệm của Nhật Bản CHƢƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẾN CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG 3.1. Khái quát về các trƣờng đại học thuộc BCT - BCT hiện quản lý trực tiếp 08 trường đại học công lập, đó là: Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Công nghiệp TP. HCM; Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM; Đại học Công nghiệp Quảng Ninh; Đại học Công nghiệp Việt Hung; Đại học Công nghiệp Việt Trì; Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và Đại học Sao Đỏ. - Các trường đại học thuộc BCT tổ chức đào tạo các bậc học sau: đại học, đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề với trên 30 ngành với tổng số SV theo học trên 200.000 ở các bậc đào tạo (chủ yếu là theo học bậc đại học và cao đẳng). Trong đó, gần 90% là SV bậc đại học và bậc cao đẳng, còn lại là học sinh theo học hệ trung cấp và các khóa học ngắn hạn khác. - Các trường đại học thuộc BCT hiện nay đều là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí thường xuyên, do đó các trường thực hiện cơ chế quản lý tài chính dựa trên cơ sở các văn bản quy định của nhà nước về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. - Đến năm học 2013 - 2014, tổng số cán bộ, GV của các trường là 7.430 người, trong đó GV cơ hữu của các trường là 7.036 người (chiếm 94,69%). Tỷ lệ SV/1 GV bình quân của các trường BCT đạt 30 SV/GV. Tỷ lệ GV cơ hữu đạt chuẩn của các trường là trên 90%, tuy nhiên tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ trong các trường đều dưới 10%, thạc sĩ trên 40%. 10 -Tổng diện tích xây dựng của cả 08 trường là 801.566 m2, trong đó phần lớn diện tích xây dựng phục vụ chỗ học tập cho SV (63,24% trên tổng diện tích xây dựng), còn lại là diện tích phục vụ hoạt động ăn, nghỉ và hoạt động ngoại khóa cho SV như ký túc xá, nhà văn hóa, nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động, 3.1.2. Thực trạng về quản lý tài chính tại các trường đại học thuộc BCT 3.1.2.1. Tài chính cho GDĐH của BCT - NSNN cấp hàng năm tương đương khoảng 300.000 đồng/SV/năm không phân biệt giữa ngành kỹ thuật công nghệ và ngành kinh tế; kinh phí mua trang thiết bị đào tạo bình quân đạt khoảng 500 triệu đồng/trường/năm). - Bình quân giai đoạn 2009-2013, BCT cấp ngân sách cho các trường là 21.551 triệu đồng/năm/trường, trong đó cao nhất là năm 2011 (29.584 triệu đồng/trường), thấp nhất là năm 2012 (15.246 triệu đồng/trường). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục của BCT thấp hơn nhiều so với các bộ ngành khác (đạt 55,7% so với Bộ GD&ĐT; 37,9% so với Bộ Y tế và 41,2% so với Bộ Xây dựng). 3.1.2.2. Quản lý tài chính tại các trường đại học thuộc BCT - Về nguồn thu tài chính: Nguồn thu tài chính của các trường đại học thuộc BCT chủ yếu từ nguồn NSNN và nguồn thu sự nghiệp, trong đó 82,4% là nguồn thu sự nghiệp, NSNN chỉ chiếm 17,6%. Nguồn thu sự nghiệp của các trường rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn thu nhưng lại chủ yếu là từ học phí và lệ phí (chiếm 65,3% trong tổng thu sự nghiệp, chiếm 53,8% trong tổng số nguồn thu); nguồn thu sự nghiệp khác của các trường có tỷ lệ thấp (chiếm 34,7% trong tổng thu sự nghiệp và 28,6% trong tổng thu). Tổng thu trung bình/SV/năm của các trường đại học thuộc BCT là không cao (đạt 73,2% so với các trường của Bộ GD&ĐT, 79,2% các trường của Bộ Xây dựng). 11 - Về chi tài chính: Tổng chi của các trường phần lớn là chi thường xuyên (trung bình chiếm 51,83%/năm). Các nguồn chi khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (chương trình mục tiêu chiếm 2,49%, đào tạo bồi dưỡng 0,45%, nghiên cứu khoa học 1,72%). - Về trích lập và sử dụng các quỹ: Giai đoạn 2009-2013, việc trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức của các trường đại học thuộc BCT còn thấp và hạch toán vào quỹ này chưa phù hợp với tình hình thực tế của mỗi trường. 3.2. Phân tích tác động của quản lý tài chính tới chất lƣợng GDĐH 3.2.1. Phân tích tác động của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 3.2.1.1. Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục thông qua chương trình đào tạo Nguồn tài chính đầu tư cho chương trình đào tạo của các trường đại học thuộc BCT chiếm tỷ lệ thấp (trung bình đạt 2,72% trong tổng số nguồn thu) và có xu hướng giảm qua các năm (năm 2009 tỷ lệ đầu tư 3,12% trong tổng số thu; năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 1,83%). Số liệu thống kê của các trường đại học thuộc BCT cho thấy từ năm 2009 đến năm 2013 tỉ lệ SV có kết quả học tập đạt ở mức xuất sắc, giỏi giảm đi (từ 5,65% xuống còn 4,64%) và tỷ lệ SV có kết quả rèn luyện xuất sắc, tốt cũng giảm dần (từ 41,13% xuống còn 38,93%). Số liệu trên cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ đầu tư cho chương trình đào tạo với chất lượng giáo dục. Tỷ lệ đầu tư cho chương trình đào tạo tăng lên thì tỷ lệ SV có kết quả học tập và rèn luyện đạt mức xuất sắc, giỏi, khá tăng lên. 3.2.1.2. Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục thông qua đội ngũ giảng viên Tỷ lệ chi cho đội ngũ GV tương đối cao nhưng không đồng đều giữa các trường và có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2009 tỷ lệ 12 chi cho đội ngũ GV là 37,57%, đến năm 2013 giảm xuống còn 18,33% trong tổng thu). Tỷ lệ đầu tư cho đội ngũ GV có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ SV có kết quả học tập đạt ở mức xuất sắc, giỏi, khá và ngược chiều với tỷ lệ GV có kết quả học tập ở mức yếu, kém. Mối quan hệ này không chỉ thể hiện ở kết quả học tập mà còn thể hiện ở cả kết quả rèn luyện của SV trong thời gian học tập tại trường. Tỷ lệ đầu tư cho đội ngũ GV năm 2009 là 37,57% tương
Luận văn liên quan