Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh
tế theo ngành tới giảm nghèo ở Việt Nam từ 2010 đến 2016 và kiến
nghị một số giải pháp cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo ngành
nhằm giảm nghèo trong tương lai.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động
của tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo. Chỉ ra các kênh
tác động trực tiếp và gián tiếp của từng ngành đến giảm nghèo.
Đánh giá thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế theo
từng ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam qua phân tích định tính và
định lượng. Ước lượng và kiểm định một số kênh tác động chung của
tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo.
Đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm phát huy có
hiệu quả tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo ở Việt Nam.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
PHẠM THU HẰNG
TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
THEO NGÀNH ĐẾN GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC
Mã số: 9310101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – NĂM 2018
1
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:1. PGS.TS. LÊ QUỐC HỘI
2. PGS.TS. HÀ QUỲNH HOA
Phản biện 1: ..... ...............................................................
Phản biện 2: ................................................................
Phản biện 3: ...............................................................
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
2
- Thư viện Đại học Kinh tế quốc dân
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ
1. Phạm Thu Hằng, Lê Quốc Hội (2017), “Tác động của tăng
trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam”, Tạp
chí Kinh tế Phát triển, Số 240 (II), tháng 06, tr.2-10.
2. Phạm Thu Hằng (2017), “Tác động của chính sách hỗ trợ đến
phúc lợi hộ gia đình Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế,
Số 7 (470), tháng 7, tr.69-78.
3. Phạm Thu Hằng (2017), “Tình hình nghèo đói khu vực tây bắc
- Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quôc gia:
Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hài hòa trong
các khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam, tháng 9/2017, tr.188-
196.
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ đói nghèo được xác
định là những vấn đề mang tính chiến lược đối với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Trên thế giới, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và giảm nghèo từ lâu đã được nghiên cứu trên cả phương diện lý
thuyết và thực nghiệm. Lý thuyết của Lewis (1954) và Kuznets (1955)
đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch trong quá trình phát triển kinh tế. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm
đã chứng minh rằng tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh cùng với sự gia tăng của
thu nhập và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia (Lopez, 2004;
Dollar và Kraay, 2001; Ravallion và Datt, 1999)
Để hiểu một cách cặn kẽ và đưa ra những chính sách hướng tới
giảm nghèo bền vững thì tăng trưởng kinh tế chung cần được phân tách
dưới góc độ nhỏ hơn là tăng trưởng kinh tế của từng ngành trong cơ cấu
kinh tế tổng thể. Tuy nhiên, đưa ra kết luận về tác động của tăng trưởng
kinh tế từng ngành đối với quá trình giảm nghèo là một công việc không
dễ dàng. Thực tế, vấn đề này ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau.
Là một nước đi sau có mức thu nhập bình quân đầu người
thấp, tăng trưởng nhanh luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách
của chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính
sách của Việt Nam còn nhấn mạnh mục tiêu xoá đói giảm nghèo và
đảm bảo cho mọi người dân đều được hưởng lợi từ phát triển. Qua 30
năm đổi mới theo hướng tự do hóa, mở cửa và hội nhập vào khu vực
và thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế quan
trọng. Đó là tăng trưởng kinh tế cao so với một số nước trong khu
vực trong khi tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm. Điều này cũng đã
được khẳng định trong nhiều nghiên cứu như của Lê Quốc Hội
(2009) về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, và bất
bình đẳng thu nhập ở Việt Nam từ năm 1996 đến 2008, hay của
Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Ty (2010) về tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung, khu vực nông- lâm- ngư
4
nghiệp có tốc độ tăng trưởng giảm dần từ mức trung bình là 3,53% giai
đoạn 2006-2010 thì đến năm 2016 chỉ còn 1,36%; dịch vụ giảm còn
6,98% và duy nhất công nghiệp tăng đến 7,57% (GSO, 2016). Tuy
nhiên, tăng trưởng không đồng đều giữa các ngành có thể gây nên những
ảnh hưởng khác nhau đối với tốc độ giảm nghèo. Các nghiên cứu trước
đây mới chỉ tập trung nghiên cứu tác động của tăng trưởng chung tới
giảm nghèo và chưa làm rõ tăng trưởng theo ngành kinh tế đóng vai trò
quan trọng như thế nào đối với giảm nghèo. Do vậy, tôi chọn đề tài “Tác
động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu. Việc nghiên cứu chủ đề này sẽ có tác động tích
cực đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách trong việc tiếp tục
theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững cũng
như có những chính sách tăng trưởng ngành hợp lý.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh
tế theo ngành tới giảm nghèo ở Việt Nam từ 2010 đến 2016 và kiến
nghị một số giải pháp cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo ngành
nhằm giảm nghèo trong tương lai.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động
của tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo. Chỉ ra các kênh
tác động trực tiếp và gián tiếp của từng ngành đến giảm nghèo.
Đánh giá thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế theo
từng ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam qua phân tích định tính và
định lượng. Ước lượng và kiểm định một số kênh tác động chung của
tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo.
Đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm phát huy có
hiệu quả tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác động của tăng trưởng kinh tế theo
từng ngành đến giảm nghèo.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thực hiện dưới các loại hình cơ cấu tăng
5
trưởng khác nhau của nền kinh tế Việt Nam như: Tăng trưởng kinh tế
theo ngành, tăng trưởng kinh tế theo thành phần, tăng trưởng kinh tế
theo các yếu tố đầu vào và tăng trưởng kinh tế theo các yếu tố đầu ra.
- Nghiên cứu xem xét tác động của tăng trưởng kinh tế theo
từng ngành đến giảm nghèo trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến
năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, chuyên đề sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Nguồn số liệu từ
Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Viện
năng suất Việt Nam, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng thế giới -
World Bank, Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, và số liệu từ các trang
web và bài nghiên cứu đã được công bố.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng phương pháp định
tính, phân tích và tổng hợp, so sánh giữa các giai đoạn, phương pháp
định lượng để kiểm chứng và đối chiếu với thực tiễn.
Phương pháp phân tích định tính được sử dụng nhằm chỉ ra các
kênh tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo.
Trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích số liệu trên thực tiễn của Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2016, so sánh kết quả nghiên cứu của phân tích
định tính và định lượng để làm rõ hơn mối tương tác giữa tăng trưởng
kinh tế và tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo. Đồng
thời, phương pháp phân tích định tính, tổng hợp và so sánh sẽ căn cứ
trên kết quả nghiên cứu, đưa ra giải pháp cho thực trạng tác động của
tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng với các số
liệu trong giai đoạn 2010-2016, ước lượng tác động của tăng trưởng
kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam qua ba kênh tác động
bao gồm: kênh việc làm, khả năng tiếp cận nguồn lực từ tăng trưởng
ngành, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong nghiên cứu phân
tích định lượng, các phương pháp chính được sử dụng bao gồm: Mô
hình tác động cố định (Fixed Effect-FE) thông qua kiểm định
6
Hausman; Điểm xu hướng (Propensity Score Matching-PSM) và
Khác biệt kép (Difference in differences-DID); Mô hình hệ phương
trình đồng thời (Simultaneous Equations -SE).
Cụ thể, luận án đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế theo
ngành đến giảm nghèo thông qua kênh việc làm bằng mô hình tác
động cố định FE. Để đánh giá khả năng người nghèo tiếp cận và hưởng
lợi ích từ nguồn lực từ tăng trưởng kinh tế theo ngành, luận án sử dụng
phương pháp PSM và DID nhằm so sánh phúc lợi hộ nghèo thay đổi
trong ba giai đoạn 2010-2012, 2012-2014 và giai đoạn 2014-2016
thông qua việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ nguồn lực cho hộ nghèo.
Cuối cùng, luận án sử dụng phương pháp hệ phương trình đồng thời
SE nhằm giải quyết vấn đề nội sinh trong tác động của tăng trưởng
kinh tế theo ngành đến giảm nghèo qua kênh chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở Việt Nam từ 2010-2016.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Tăng trưởng kinh tế theo ngành tác động đến giảm nghèo
thông qua những kênh tác động nào?
(2) Mức độ tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến
giảm nghèo giai đoạn 2010-2016 ở Việt Nam qua các kênh tác động
như thế nào? Ngành nào có tác động lớn nhất qua từng kênh tác động
được xem xét?
(3) Cần thực hiện những giải pháp nào để gắn kết tăng trưởng kinh
tế theo ngành với mục tiêu giảm nghèo trong tương lai cho Việt Nam?
6. Kết cấu luận án:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành
05 phần, gồm:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của tăng
trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo.
Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tác
động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế
theo ngành đến giảm nghèo ở Viêt Nam.
7
Chương 5. Giải pháp gắn kết tăng trưởng kinh tế theo
ngành với giảm nghèo ở Việt Nam.
7. Những đóng góp của luận án
a. Những đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về tác động của tăng
trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo, chỉ rõ ba kênh tác động
chính gồm: tạo việc làm, tiếp cận nguồn lực và chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế. Đồng thời, luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo, bao
gồm mô hình tăng trưởng kinh tế, cấu trúc tăng trưởng theo ngành,
chính sách gắn kết tăng trưởng và giảm nghèo và nhận thức của
người nghèo. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế gắn với giảm nghèo của Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia và
rút ra một số bài học tham khảo cho Việt Nam.
b. Những đóng góp về mặt thực tiễn
Tăng trưởng kinh tế theo ngành tác động đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và góp phần giảm nghèo ở Việt Nam. Trong cơ cấu tăng
trưởng theo ngành, tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ có tác động
tích cực đến giảm nghèo, tuy nhiên tăng trưởng nông nghiệp lại khiến
tỷ lệ nghèo tăng lên. Tăng trưởng kinh tế theo ngành có tác động đến
giảm nghèo qua tạo việc làm và gia tăng thu nhập. Tăng trưởng của
ngành nông nghiệp và dịch vụ tạo việc làm góp phần giảm nghèo,
ngược lại tăng trưởng việc làm khu vực công nghiệp không có ý
nghĩa giảm nghèo. Người nghèo thụ hưởng lợi ích từ tăng trưởng qua
tiếp cận nguồn lực từ chính phủ. Tuy nhiên, hỗ trợ thu nhập cho
người nghèo có tác động giảm nghèo lớn hơn so với hỗ trợ nguồn lực
sản xuất. Luận án cũng chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế
trong gắn kết tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam: bất cập trong
mô hình tăng trưởng kinh tế; cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành
chưa hợp lý; chính sách giảm nghèo chưa đầy đủ, đồng bộ và việc
thực hiện còn nhiều bất cập; nguồn lực của người nghèo còn rất hạn
chế; nhận thức và nỗ lực của bản thân người nghèo về giảm nghèo
bền vững còn thấp.
8
Từ các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng về tác
động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo giai đoạn
2010-2016, luận án đề xuất một số định hướng về giải pháp cơ bản
cho Việt Nam như sau: (i) đổi mới mô hình tăng trưởng cần gắn kết
với mục tiêu giảm nghèo; (ii) hoàn thiện chính sách gắn kết tăng
trưởng với giảm nghèo và tăng cường hiệu quả nhóm chính sách
giảm nghèo; (iii) nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
ngành và phát triển các ngành kinh tế; (iv) nâng cao nhận thức và sự
tham gia của người nghèo vào quá trình tăng trưởng và giảm nghèo.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO NGÀNH
ĐẾN GIẢM NGHÈO
1.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết
Mối quan hệ giữa nghèo đói và tăng trưởng kinh tế từ lâu đã
được nghiên cứu và thừa nhận qua các nghiên cứu lý thuyết. Lewis
(1954) là người đầu tiên đưa ra mô hình hai khu vực với quan điểm
phát triển khu vực công nghiệp trước sẽ có tác động tích cực đến nền
kinh tế. Ngược lại với lý thuyết của Lewis, nghiên cứu của Oshima
(1993) đối với các nước đang phát triển khu vực Châu Á lại cho rằng
sự phát triển khu vực nông nghiệp sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người nghèo, đặc biệt là những người lao động ở các cơ sở sản
xuất nông nghiệp. Quan điểm của Oshima cũng được ủng hộ bởi
nghiên cứu lý thuyết của Mellor (1979) và của Loayza và Raddatz
(2006). Khác biệt với các mô hình hai khu vực, lý thuyết của Jean
Fourastie (1949) đưa ra nền kinh tế chuyển đổi từ khu vực khai thác
nguyên liệu thô sang hướng chú trọng hơn đến khu vực sản xuất và
chuyển dần sang khu vực dịch vụ.
Các nghiên cứu lý thuyết cũng đã bóc tách tăng trưởng của từng
ngành kinh tế có tác động gián tiếp đến nghèo đói thông qua một số
kênh tác động cơ bản. Đối với khu vực nông nghiệp, vai trò của tăng
trưởng khu vực nông nghiệp đối với giảm nghèo được thể hiện thông
qua ba kênh chính bao gồm (1) tiền lương cho lao động và việc làm;
(2) giá nông sản; (3) hiệu ứng tương tác giữa nông nghiệp và các khu
vực khác trên thị trường (Johnston và Mellor, 1961; Bresciani và
Valdes, 2007). Đối với khu vực công nghiệp, vai trò của khu vực
công nghiệp tới giảm nghèo được xác định thông qua ba kênh tác
động bao gồm (1) tăng trưởng công nghiệp tạo ra việc làm và gia
tăng thu nhập; (2) qua sự lan tỏa công nghệ làm gia tăng năng suất
lao động; (3) tăng trưởng công nghiệp kéo theo quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
10
1.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm
Kuznets (1950) là người đầu tiên biểu diễn mối quan hệ
giữa phân phối thu nhập với tăng trưởng kinh tế thông qua hình chữ
U ngược. Đường cong này đưa ra giả thiết rằng bất bình đẳng xã hội
tăng lên khi các quốc gia tăng trưởng kinh tế, và sau khi đạt đến mức
thu nhập trung bình thì bất bình đẳng giảm xuống. Kaldor (1970)
cũng đưa ra một kết luận tương tự.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những kết luận
ngược lại. Kết quả nghiên cứu về Đài Loan của Warr và Wang
(1999) chứng minh rằng tăng trưởng của ngành công nghiệp luôn đi
kèm với việc giảm nghèo. Nhóm nghiên cứu thứ hai đưa ra kết luận:
tăng trưởng khu vực nông nghiệp luôn tác động tích cực đến giảm
nghèo như nghiên cứu của Montalvo và Ravallion (2009) và nghiên
cứu của Datt và Ravallion (2007). Một nghiên cứu nữa của
Christiaensen, Demery và Kuhl (2010) cũng cung cấp những bằng
chứng thực nghiệm cho thấy nông nghiệp là quan trọng nhất đối với
giảm nghèo, sau đó là những ngành phi nông nghiệp. Hệ thống quan
điểm thứ ba hướng tới tăng trưởng khu vực dịch vụ sẽ tác động lớn
nhất đến giảm nghèo được đưa ra trong nghiên cứu của Suryahadi,
Suryadarma và Sumarto (2009).
Bên cạnh những nghiên cứu nước ngoài về giảm nghèo và
tăng trưởng theo ngành, rất nhiều những nghiên cứu về tăng trưởng
kinh tế chung tác động tới giảm nghèo ở Việt Nam đã được công bố.
Balisacan, Pernia và Estrada (2003) đã giả định rằng tốc độ tăng
trưởng cao thì phân phối càng có ít tác động tới phúc lợi cho người
nghèo. Trong kết luận thu được, tác giả khẳng định rằng tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam đã tạo thuận lợi cho nhóm người nghèo và cải cách
kinh tế sẽ thúc đẩy cả tăng trưởng lẫn giảm nghèo trong dài hạn. Trong
năm 2006, Thắng Nguyễn, Trung Lê, Đạt Vũ và Phương Nguyễn đã
đưa ra nghiên cứu về nghèo đói trong năm 2008-2009. Nghiên cứu này
đặc biệt thú vị khi phát hiện ra vai trò của tăng trưởng nông nghiệp đã
giúp người nghèo thoát nghèo và giúp những người cận nghèo không rơi
11
vào nghèo khó. Một nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và giảm nghèo là nghiên cứu của Lê Quốc Hội (2008) đã đưa ra
kết luận rằng tồn tại mối liên hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nghèo và tốc độ
tăng trưởng GDP. Gần đây, nghiên cứu của Drewby và Cesvantes-
Godoy (2010) cũng đưa ra bằng chứng về vai trò của khu vực nông
nghiệp tới giảm nghèo ở các nước nghèo, trong đó có Việt Nam.
Tác giả Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (2010) cũng đưa
đến kết luận về vai trò quan trọng và tác động tích cực của tăng
trưởng kinh tế đối với mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn
1993 đến 2008 và nhấn mạnh vào vai trò của cơ chế, chính sách giảm
nghèo. Trong những nghiên cứu gần đây nhất, tác giả Ngô Thắng Lợi,
Nguyễn Quỳnh Hoa (2017) nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế
Việt Nam đã nhận định vai trò tất yếu của tăng trưởng kinh tế đến giảm
nghèo tuy nhiên tác động này mang tính chất lan tỏa và hiệu ứng này
đang giảm sút.
Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh của khoảng
trống nghiên cứu như sau: (i) Xây dựng khung lý thuyết cho phân tích
tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến nghèo đói. Từ đó xác
định các kênh tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm
nghèo; (ii) Phân tính định tính và định lượng cho các kênh tác động của
tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam trong giai
đoạn 2010- 2016; (iii) Xác định một số nguyên nhân và đề xuất một số
hàm ý chính sách cơ bản của những hạn chế trong gắn kết tăng trưởng
kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2016.
12
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO NGÀNH
ĐẾN GIẢM NGHÈO
2.1. Một số vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế theo ngành đến
giảm nghèo
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế theo ngành
2.1.1.1. Khái niệm
2.1.1.2. Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
2.1.2. Một số vấn đề lý luận về giảm nghèo
2.1.2.1. Khái niệm
2.1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường nghèo đói
2.1.2.3. Đo lường nghèo đói của Việt Nam
2.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế theo ngành tác động đến giảm nghèo
qua tạo việc làm
Tạo ra việc làm ngay trong khu vực nông nghiệp có thể làm
giảm tình trạng thiếu việc làm mùa vụ sẽ là cơ sở cho quá trình gia
tăng thu nhập cho lao động nghèo (Oshima, 1982). Kênh việc làm và
cải thiện thu nhập sẽ tạo ra thành tựu giảm nghèo hiệu quả nhất và bền
vững nhất (Bresciani và Valdes, 2007). Sự phát triển công nghệ và ứng
dụng công nghệ trong nông nghiệp lại càng thúc đẩy giảm nghèo khu
vực này theo cơ chế gia tăng năng suất và thu nhập cho người lao động
nghèo ở nông nghiệp (Omilola, 2015)
Đối với khu vực công nghiệp, nếu tốc độ tăng trưởng của
khu vực công nghiệp đủ lớn sẽ có thể thu hút cả những lao động
nghèo với mức thu nhập thấp nhất ở khu vực nông nghiệp (Lewis,
1954; Fisher, 1939). Một số nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của vai trò này trong việc thu hút lao động kém tay nghề
nhất và tạo ra cho họ công việc ổn định cũng như lợi ích lớn hơn
13
(Dani Rodrick, 2011).
Trong khu vực dịch vụ, mở rộng quy mô việc làm ở khu
vực này có tác động phức tạp hơn so với hai khu vực còn lại và
phải được xem xét ở cả hai khu vực chính thức và phi chính thức.
2.2.2. Tăng trưởng kinh tế theo ngành làm gia tăng nguồn lực để
giảm nghèo
Quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo ngành cũng thúc đẩy
khai thác và mở rộng nguồn lực cho tăng trưởng như vốn, khoa học
công nghệ và thực hiện phân phối đất đai hiệu quả.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế khu vực công nghiệp, nông nghiệp
và dịch vụ nhanh sẽ kích thích tăng trưởng vốn tạo điều kiện thuận lợi
cho người nghèo tiếp cận nguồn lực này. Thứ hai, tăng trưởng khu vực
công nghiệp nhanh kéo theo sự phát triển của khoa học công nghệ vượt
trội cũng tạo nền tảng vững chắc cho giảm nghèo. Đất đai là nguồn lực
quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, do đó việc huy động, phân bổ, sử
dụn