Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s không đề cập cụ thể sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Mục tiêu của luận án nhằm xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro ngành ngân hàng nơi các NHTM có trụ sở và các yếu tố mang tính chất đặc trưng riêng cho từng NHTM như đặc điểm sở hữu, quy mô tổng tài sản và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Trước tiên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố và phương pháp lựa chọn biến giải thích trong mô hình Ordered logit để xác định các yếu tố cụ thể tác động đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Sau đó, tác giả thực hiện đánh giá tác động tổng hợp của biến đại diện cho từng yếu tố tác động và biến tương tác nhằm xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố nêu trên đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra rằng các yếu tố mang tính chất hệ thống có tác động mạnh đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với các nền kinh tế phát triển. Ngược lại, các chỉ tiêu tài chính của các NHTM lại ít ảnh hưởng đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có tồn tại sự khác biệt trong tác động của đặc điểm sở hữu đến MXHTN của NHTM giữa 2 nhóm quốc gia nêu trên. Từ những kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách cho NHTW tại các nền kinh tế mới nổi nhằm nâng cao MXHTN của các NHTM trong phạm vi quốc gia điều hành. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi để cải thiện MXHTN của chính các đơn vị này
37 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tập trung nghiên cứu MXHTN và các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TÓM TẮT
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s không đề cập cụ thể
sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển
so với các nền kinh tế mới nổi. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tồn tại sự khác biệt trong tác
động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới
nổi.
Mục tiêu của luận án nhằm xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống
như mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro ngành ngân hàng nơi các NHTM có trụ sở và các yếu tố mang tính
chất đặc trưng riêng cho từng NHTM như đặc điểm sở hữu, quy mô tổng tài sản và các chỉ tiêu tài chính đến
MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
Trước tiên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố và phương pháp lựa chọn
biến giải thích trong mô hình Ordered logit để xác định các yếu tố cụ thể tác động đến MXHTN của NHTM tại
các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Sau đó, tác giả thực hiện đánh giá tác động tổng hợp của
biến đại diện cho từng yếu tố tác động và biến tương tác nhằm xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu
tố nêu trên đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra rằng các yếu tố mang tính chất hệ thống có tác động mạnh đến
MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với các nền kinh tế phát triển. Ngược lại, các chỉ tiêu
tài chính của các NHTM lại ít ảnh hưởng đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với
các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có tồn tại sự khác biệt trong tác động của
đặc điểm sở hữu đến MXHTN của NHTM giữa 2 nhóm quốc gia nêu trên.
Từ những kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách cho NHTW tại các
nền kinh tế mới nổi nhằm nâng cao MXHTN của các NHTM trong phạm vi quốc gia điều hành. Đồng thời, tác
giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi để cải thiện MXHTN của
chính các đơn vị này.
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Mức xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng thương mại được các nhà đầu tư và người gởi tiền đặc biệt
quan tâm. Tuy vậy, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm không trình bày cụ thể chiều hướng tác động và mức độ tác
động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của các NHTM. Mặt khác, một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ
ra rằng có tồn tại sự khác biệt trong mức độ tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các
nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
Vì vậy, tác giả nhận thấy cần thiết phải thực hiện nghiên cứu nhằm xác định sự khác biệt trong tác động
của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu nêu trên tác giả nhận thấy cần thực hiện luận án này nhằm giải quyết
vấn đề nghiên cứu cụ thể như sau:
Xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia,
mức độ rủi ro của ngành ngân hàng và những yếu tố đặc trưng riêng NHTM bao gồm quy mô, đặc điểm sở hữu
và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới
nổi.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức độ rủi
ro quốc gia và mức độ rủi ro ngành ngân hàng đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với
các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hay không ?
Thứ hai, có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các yếu tố thể hiện những đặc trưng riêng của NHTM
như quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển
so với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hay không ?
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án bao gồm:
(1): Phân tích và so sánh tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia và
mức độ rủi ro ngành ngân hàng đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và tại các nền kinh tế
mới nổi .
(2): Phân tích và so sánh tác động của các yếu tố thể hiện những đặc trưng riêng NHTM bao gồm quy mô,
đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển và tại các
nền kinh tế mới nổi.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu MXHTN và các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh
tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Thứ nhất, luận án giúp xác định các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát
triển và tại các nền kinh tế mới nổi.
3
Thứ hai, luận án giúp xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống và
những yếu tố đặc trưng riêng của NHTM đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển so với
các nền kinh tế mới nổi.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các yếu tố này đến MXHTN
của các NHTM, giúp cho các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi nhận biết mức độ
rủi ro của các NHTM. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các cơ sở tham khảo cho các cơ
quan quản lý hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi khi đưa ra các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho
hoạt động của các NHTM và cải thiện MXHTN của NHTM tại các quốc gia này.
Thứ hai, đối với các NHTM việc xác định những yếu tố tác động đến MXHTN giúp cho các đơn vị này
chủ động lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện được MXHTN cho bản thân.
1.7 Đóng góp của luận án
Đóng góp của luận án so với các nghiên cứu trước đây về MXHTN của NHTM đó là luận án giúp làm
sáng tỏ sự khác biệt trong tác động của các yếu tố như: mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro của ngành, quy
mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính của NHTM đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế
phát triển so với tại các nền kinh tế mới nổi.
1.8 Kết cấu của luận án
Chương 1 “Giới thiệu”.
Chương 2 “Xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi”.
Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu”.
Chương 4 “Kết quả nghiên cứu và thảo luận”.
Chương 5 “Kết luận và gợi ý chính sách”.
4
CHƯƠNG 2: XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI
2.1 Tổng quan về MXHTN của NHTM
2.1.1 Khái niệm về MXHTN của NHTM
MXHTN do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố là những thang đo thứ bậc phản ánh tình hình tài
chính của các NHTM không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong tương lai (Bellotti và cộng sự, 2011a).
2.1.2 Phương pháp đánh giá MXHTN các NHTM
2.1.2.1 Hệ thống thống nhất đánh giá các tổ chức tài chính (The Uniform Financial Institutions Rating
System - UFIRS)
Hệ thống đánh giá này được Hội đồng giám sát các tổ chức Tài chính Liên Bang Mỹ ban hành năm
1979, ban đầu được áp dụng ở Mỹ, sau đó được áp dụng ở nhiều quốc gia khác trên thế giới bởi sự khuyến khích
của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ.
2.1.2.2 Phương pháp đánh giá MXHTN NHTM của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế
Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Fitch thực hiện đánh giá MXHTN của NHTM qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: đánh giá MXHTN của bản thân NHTM (Viability Rating – VR) trên 5 yếu tố cơ bản: môi
trường hoạt động, vị thế, năng lực quản trị điều hành, thái độ đối với rủi ro và tình hình tài chính của
NHTM.
Giai đoạn 2: đánh giá MXHTN chung của ngân hàng trên cơ sở kết hợp MXHTN của bản thân NHTM với
những yếu tố hỗ trợ của chính phủ và tập đoàn mẹ đối với MXHTN của NHTM.
Tương tự như Fitch, Standard & Poor’s cũng thực hiện đánh giá MXHTN của NHTM qua 2 bước:
Bước 1: xác định mức độ uy tín và năng lực của bản thân NHTM (Stand Alone credit profile – SACP) trên
cơ sở 6 yếu tố cơ bản: rủi ro chung và rủi ro đặc thù của ngành ngân hàng của quốc gia nơi NHTM có trụ
sở; vị thế NHTM; vốn tự có và thu nhập; mức độ rủi ro; cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh toán của
NHTM.
Bước 2: xác định MXHTN chung của NHTM trên cơ sở kết hợp mức độ uy tín và năng lực của bản thân
NHTM với những sự hỗ trợ của chính phủ hay tập đoàn mẹ. Ở bước này, Standard & Poor’s đánh giá sự tác
động của các yếu tố hỗ trợ từ chính phủ và tập đoàn mẹ đến MXHTN của NHTM thông qua việc đánh giá
mối quan hệ giữa những chủ thể này.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM
Qua việc tham khảo Hệ thống thống nhất đánh giá các tổ chức tài chính của Hội đồng Giám sát các tổ
chức tài chính Liên Bang Mỹ (FFIEC) và các phương pháp đánh giá MXHTN của các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm quốc tế, tác giả thấy rằng MXHTN của NHTM bị tác động bởi các yếu tố như: mức độ rủi ro chung của
nền kinh tế, mức độ rủi ro ngành ngân hàng của quốc gia nơi NHTM có trụ sở, sự hỗ trợ của chính phủ hay tập
đoàn mẹ và một số đặc điểm riêng của bản thân NHTM.
2.2.1 Sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến MXHTN của NHTM
5
Hoạt động kinh doanh của các NHTM rất nhạy cảm với những biến động vĩ mô của nền kinh tế. Đặc
biệt, những thay đổi trong chính sách điều hành nền kinh tế của chính phủ hay những bất ổn trong hệ thống
chính trị tại một quốc gia lập tức có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro và MXHTN của các NHTM tại quốc gia này.
2.2.2 Sự tác động của yếu tố hỗ trợ từ chính phủ hay tập đoàn mẹ đến MXHTN của các NHTM
Fitch (2014) cho rằng sự hỗ trợ của chính phủ đối với các NHTM thuộc sở hữu của cơ quan này có tác
động làm thay đổi MXHTN của các NHTM này.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của tập đoàn mẹ có quy mô lớn và uy tín có tác động rất tích cực đến MXHTN
của NHTM. Theo Moody’s (1999), các tập đoàn mẹ có thể sử dụng lợi thế về quy mô, khả năng phân tán rủi ro
trong hoạt động và kinh nghiệm điều hành quản lý để hỗ trợ các NHTM thuộc sở hữu của các đơn vị này khi cần
thiết.
2.2.3 Sự tác động của các yếu tố đặc thù của NHTM đến MXHTN
Theo Standard & Poor’s (2011a) các yếu tố đặc thù của NHTM tác động đến MXHTN của NHTM bao
gồm: quy mô và vị thế; chất lượng tài sản; quy mô vốn chủ sở hữu; khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động và
khả năng thanh khoản. Việc phân tích và đánh giá các yếu tố đặc thù này giúp các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
xác định MXHTN cơ sở cho các NHTM được đánh giá. Sau đó, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm kết hợp phân
tích đồng thời MXHTN cơ sở của NHTM, mức độ rủi ro chung của nền kinh tế nơi NHTM có trụ sở và sự hỗ trợ
của chính phủ hay tập đoàn mẹ đối với NHTM để xác định MXHTN cụ thể cho NHTM được đánh giá.
2.3 Đặc điểm kinh tế và đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển
2.3.1 Một số đặc điểm kinh tế của các nền kinh tế phát triển
Thứ nhất, các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường là các quốc gia có chỉ tiêu GNP bình quân đầu
người cao.
Thứ hai, các quốc gia phát triển là các quốc gia trong thời kỳ hậu công nghiệp hóa.
Thứ ba, các quốc gia có nền kinh tế phát triển là những quốc gia có chất lượng cuộc sống tốt.
2.3.2 Một số đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển
Trước hết, hệ thống NHTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường được các nhà nghiên cứu
đánh giá cao về mức độ cạnh tranh.
Mặt khác, các NHTM tại các nền kinh tế phát triển thường có mức độ đa dạng hóa các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng hơn so với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi.
Cuối cùng, khung pháp lý chi phối hoạt động của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển cũng thường
được đánh giá tốt và hoàn thiện hơn so với tại các nền kinh tế mới nổi.
2.4 Đặc điểm kinh tế và đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi
2.4.1 Một số đặc điểm kinh tế của các nền kinh tế mới nổi
Một là, các nền kinh tế mới nổi là những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ những nền kinh
tế đóng cửa và kém phát triển thành những nền kinh tế mở cửa và phát triển.
Hai là, sự thiếu ổn định và dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính tại các nền kinh tế mới nổi là một đặc điểm
nổi bật được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến.
Ba là, quá trình tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ tại các nền kinh tế mới nổi để khắc phục sự
thiếu ổn định và dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính tại các quốc gia này.
6
Bốn là, tốc độ tăng trưởng GDP tại các nền kinh tế mới nổi thường ở mức cao hơn so với các nền kinh tế
phát triển.
2.4.2 Một số đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản và dư nợ cho vay của các NHTM tại các nền kinh tế
mới nổi thường khá cao.
Thứ hai, theo Suarez (2001) nguồn vốn chủ sở hữu của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi thường
không thật sự thể hiện tiềm lực tài chính của các NHTM như tại các nền kinh tế phát triển.
Thứ ba, khả năng sinh lời đại diện bởi tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân của các NHTM tại các
nền kinh tế mới nổi thường cao hơn so với các NHTM tại các nền kinh tế phát triển.
Thứ tư, Vives (2006) cho rằng tại các nền kinh tế mới nổi, chất lượng thông tin tài chính của các NHTM
thường không có độ tin cậy cao. Tại các quốc gia này, việc cung cấp thông tin tài chính của các NHTM còn rất
nhiều vấn đề tồn tại nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố về thể chế
2.5 Sự ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến các đánh giá MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế
mới nổi
2.5.1 Khái niệm về bất cân xứng thông tin
Bất cân xứng thông tin là việc một bên trong giao dịch tài chính không có đầy đủ những thông tin như
bên còn lại và điều này có thể dẫn đến những rủi ro về đạo đức hay những sự lựa chọn bất lợi.
2.5.2 Nguyên nhân dẫn đến tác động của vấn đề bất cân xứng thông tin đến đánh giá MXHTN của NHTM
tại các nền kinh tế mới nổi
Trong quá trình đánh giá MXHTN của NHTM luôn tồn tại vấn đề bất cân xứng thông tin giữa tổ chức
xếp hạng tín nhiệm và đơn vị được đánh giá MXHTN. Theo tác giả, nguyên nhân làm cho vấn đề bất cân xứng
thông tin có tác động mạnh mẽ đến việc đánh giá MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi có thể bắt
nguồn từ bản chất của các đánh giá MXHTN và chất lượng các thông tin tài chính của các NHTM tại các quốc
gia này.
2.5.3 Tác động của bất cân xứng thông tin đến các đánh giá MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi
Các đánh giá MXHTN các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi chủ yếu là các đánh giá MXHTN không
theo yêu cầu của đơn vị được đánh giá. Nghĩa là việc đánh giá này dựa phần lớn vào các thông tin và số liệu tài
chính được công bố đại chúng của các đơn vị được đánh giá. Do vậy, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khó có thể
đánh giá được mức độ tin cậy và chuẩn xác của các số liệu này đặc biệt trong điều kiện những quy định về chế
độ công bố thông tin và các chuẩn mực kế toán tại các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi còn nhiều hạn
chế. Khi này, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thường chỉ tập trung vào đánh giá các yếu tố về rủi ro môi trường
hoạt động và ít xem xét đến các chỉ tiêu tài chính cụ thể của các NHTM được đánh giá. Do vậy, bất cân xứng
thông tin đã dẫn đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố về rủi ro môi trường hoạt động và các yếu tố đặc
thù của các NHTM đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới
nổi.
2.6 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Những nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của các NHTM do các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm công bố hiện nay có thể được chia ra làm 2 hướng nghiên cứu chính:
7
Hướng thứ 1 đại diện bởi các nghiên cứu với mục đích tìm hiểu và đánh giá mức độ tin cậy và thống
nhất của các đánh giá xếp hạng tín nhiệm do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố.
Hướng thứ 2 đại diện bởi các nghiên cứu với mục đích xây dựng mô hình dự đoán MXHTN của các
NHTM.
2.6.1 Mức độ tin cậy và tính thống nhất trong các đánh giá MXHTN của NHTM
Nghiên cứu của Poon và Firth (2005), Poon và cộng sự (2009), Shen và cộng sự (2012).
2.6.2 Xây dựng mô hình dự báo MXHTN
2.6.2.1 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân loại bằng các mô hình hồi quy thống kê
Nghiên cứu của Poon và cộng sự (1999), Matousek và Stewart (2009), Caporale và cộng sự (2012).
2.6.2.2 Các nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân loại trí tuệ nhân tạo
Nghiên cứu của Boyacioglu và cộng sự (2009), Ioannidis và cộng sự (2010), Bellotti và cộng sự (2011a,
2011b), Chen (2012).
2.7 Khe hổng nghiên cứu và khung phân tích của luận án
2.7.1 Khe hổng nghiên cứu
Tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu trước chưa đề cập đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố
như: rủi ro quốc gia, rủi ro ngành ngân hàng và đặc điểm sở hữu của NHTM đến MXHTN của các NHTM tại
các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Đồng thời, số lượng các chỉ tiêu tài chính mà các tác
giả sử dụng trong các nghiên cứu này khá hạn chế.
2.7.2 Khung phân tích của luận án
Tác giả sẽ đưa vào mô hình nghiên cứu của luận án 2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố thể hiện những đặc
điểm mang tính hệ thống (bao gồm rủi ro chung của quốc gia và rủi ro đặc thù ngành ngân hàng tại nước nơi
NHTM có trụ sở) và nhóm yếu tố thể hiện những đặc điểm riêng của NHTM (bao gồm đặc điểm sở hữu, quy mô
tổng tài sản và các chỉ tiêu tài chính, .). Tác giả kết hợp giữa việc phân tích phương sai một yếu tố (One way –
ANOVA) các chỉ tiêu tài chính của NHTM và phương pháp lựa chọn biến giải thích trong mô hình hồi quy
Ordered logit để xác định các yếu tố chủ yếu tác động đến MXHTN của NHTM tại các nước có nền kinh tế phát
triển và các nước có nền kinh tế mới nổi một cách tách biệt nhau. Sau đó, tác giả thực hiện đánh giá mức độ phù
hợp và kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả thực hiện phân tích tác động của các
yếu tố trên đến MXHTN của các NHTM cũng như sự khác biệt trong tác động của các yếu tố này đến MXHTN
của các NHTM tại các nước có nền kinh tế phát triển so với các NHTM tại các nước có nền kinh tế mới nổi.
8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
3.1.1 Mô hình hồi quy Ordered Logit
Luận án này với mục đích xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN
của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi và diễn giải mối quan hệ tác động của
các yếu tố này đến MXHTN của NHTM. Do vậy, tác giả quyết định lựa chọn mô hình Ordered logit là mô hình
phân tích trong luận án của mình. Bởi lẽ, mô hình Ordered logit là mô hình thích hợp để phản ánh kết quả của
một quá trình phân loại các đối tượng cụ thể vào các mức xếp hạng khác nhau (Greene, 2002). Mặt khác, căn cứ
trên dấu của hệ số hồi quy của các biến giải thích trong mô hình hồi quy Ordered logit, tác giả có thể đánh giá
được chiều hướng tác động của các yếu tố tương ứng đến MXHTN của NHTM. Trong khi đó, ta không thể đạt
được mục đích này với các mô hình phi tuyến tính như mạng thần kinh nhân tạo hay Support vector machines,
Bên cạnh đó, mô hình Ordered logit cho phép tác giả tạo ra các biến tương tác nhằm mục đích đánh giá sự
khác biệt trong tác động của các yếu tố đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với tại các nền
kinh tế mới nổi.
Mô hình hồi quy Logit thứ bậc được xây dựng trên cơ sở mô hình hồi quy với biến phụ thuộc dạng ẩn
số. Mô hình hồi quy Logit thứ bậc có dạng như sau:
Trong đó y* là biến phụ thuộc nhưng không quan sát được trên thực tế. Chúng ta chỉ có thể quan sát:
Y = 1 nếu y* ≤ 1
= 2 nếu 1 < y* ≤ µ1
= 3 nếu µ1 < y
*
≤ µ2
= J nếu µj-1 < y
*
Trong đó: µ1 , µ2 , µj-1 là những ngưỡng giới hạn được tính toán từ mô hình.
β là hệ số hồi quy thể hiện sự tác động của các biến giải thích lên biến phụ thuộc.
Ɛ là hệ số thể hiện sai số ngẫu nhiên. Ɛ có phân phối chuẩn, có giá trị trun