Ở Việt Nam, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói
giảm nghèo là lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA. Vốn ODA cho lĩnh vực này
chỉ đứng sau hai lĩnh vực Giao thông vận tải & Bưu chính viễn thông và Năng lượng
& Công nghiệp. Trong thời kỳ 1993-2012, tổng nguồn vốn ODA ký kết cho ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam kết hợp xóa đói giảm nghèo đạt trên
8,85 tỷ USD (bao gồm vốn vay 7,43 tỷ USD, vốn viện trợ không hoàn lại 1,42 tỷ
USD). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quản chủ quản chính các
chương trình, dự án ODA với tổng vốn 5,89 tỷ USD, trong đó có 3,43 tỷ USD vốn
vay (chiếm 58,23%) và 2,46 tỷ USD vốn viện trợ không hoàn lại (chiếm 41,77%).
Cũng trong 20 năm qua, vùng Duyên hải miền Trung luôn được xem là vùng ưu tiên
của các nhà tài trợ lớn như WB, ADB, JICA, tỷ lệ huy động vốn của Vùng luôn
chiếm khoảng 40% tổng vốn ODA của cả nước
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình thu hút, quản lý và sử dụng
ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và ở vùng
Duyên hải miền Trung nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Tuy nhiên, nghiên
cứu tổng quan cho thấy chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu về ODA trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài“Thu hút và sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Duyên hải miền Trung, với mong muốn góp
phần vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn về huy động
nguồn vốn ODA cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Duyên hải miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
------------
Hµ thÞ thu
THU HóT Vµ Sö DôNG NGUåN VèN
Hç TRî PH¸T TRIÓN CHÝNH THøC (ODA) VµO PH¸T TRIÓN
N¤NG NGHIÖP, N¤NG TH¤N VIÖT NAM: NGHI£N CøU
T¹I VïNG DUY£N H¶I MIÒN TRUNG
Chuyªn ngµnh: kinh tÕ n«ng nghiÖp
M· sè: 62.62.01.15
Hµ néi, n¨m 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Hoµng Ngäc ViÖt
2. PGS. TS. Vò ThÞ Minh
Phản biện 1: PGS.TS Tõ QUANG PH¦¥NG
§H KINH TÕ QUèC D¢N
Phản biện 2: PGS.TS TRÇN §×NH THAO
§H N¤NG NGHIÖP Hµ NéI
Phản biện 3: TS. PH¹M NGäC TH¾NG
BAN KINH TÕ TRUNG ¦¥NG
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,
họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Vào hồi ........ giờ, ngày ....... tháng ........ năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói
giảm nghèo là lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA. Vốn ODA cho lĩnh vực này
chỉ đứng sau hai lĩnh vực Giao thông vận tải & Bưu chính viễn thông và Năng lượng
& Công nghiệp. Trong thời kỳ 1993-2012, tổng nguồn vốn ODA ký kết cho ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam kết hợp xóa đói giảm nghèo đạt trên
8,85 tỷ USD (bao gồm vốn vay 7,43 tỷ USD, vốn viện trợ không hoàn lại 1,42 tỷ
USD). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quản chủ quản chính các
chương trình, dự án ODA với tổng vốn 5,89 tỷ USD, trong đó có 3,43 tỷ USD vốn
vay (chiếm 58,23%) và 2,46 tỷ USD vốn viện trợ không hoàn lại (chiếm 41,77%).
Cũng trong 20 năm qua, vùng Duyên hải miền Trung luôn được xem là vùng ưu tiên
của các nhà tài trợ lớn như WB, ADB, JICA, tỷ lệ huy động vốn của Vùng luôn
chiếm khoảng 40% tổng vốn ODA của cả nước
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình thu hút, quản lý và sử dụng
ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và ở vùng
Duyên hải miền Trung nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Tuy nhiên, nghiên
cứu tổng quan cho thấy chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu về ODA trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài“Thu hút và sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Duyên hải miền Trung, với mong muốn góp
phần vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn về huy động
nguồn vốn ODA cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích chung của việc nghiên cứu Luận án là trên cơ sở luận giải các cơ sở
khoa học (cơ sở lý luận về ODA, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và
sử dụng ODA; thực tiễn thu hút và sử dụng ODA vào Nông nghiệp và PTNT tại Việt
Nam nói chung và vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng), xác định rõ kết quả đạt
được; tồn tại và hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng, từ đó đề xuất phương
hướng và các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng
ODA vào nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung thời kỳ
2013-2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Luận án là cơ chế, chính sách thu hút và
quản lý sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
và nghiên cứu tại vùng DHMT. Do việc thu hút nguồn vốn ODA được triển khai chủ
yếu tại các cơ quan thuộc Chính phủ, nên tại vùng DHMT nghiên cứu tập trung phân
tích và đánh giá quá trình tổ chức, quản lý sử dụng nguồn vốn này trong lĩnh vực
2
nông nghiệp và PTNT và tác động của nó đến trình độ phát triển nông nghiệp, nông
thôn của Vùng.
Phạm vi nghiên cứu là nguồn vốn ODA được thu hút và sử dụng vào nông
nghiệp và PTNT ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (ngoại trừ các dự
án về phát triển nông thôn do các Bộ ngành khác quản lý) và nghiên cứu điển hình tại
vùng Duyên Hải Miền Trung.
4. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của
luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu
khoa học có liên quan đến đề tài. Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút và
sử dụng ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam. Chương 3: Thực
trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn tại
Việt Nam và vùng Duyên hải miền Trung. Chương 4: Phương hướng và những giải
pháp chủ yếu về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông
thôn giai đoạn 2013 -2020.
------------------------------------------------
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án
Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thu hút và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn ODA theo vùng và quốc gia. Theo (1)Helmut FUHRER (1996), “Nguồn
vốn Phát triển chính thức (viết tắt là ODA) là nguồn vốn hỗ trợ để tăng cường phát
triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển; Thành tố hỗ trợ chiếm một
khoảng xác định trong khoản tài trợ này”. (2) Boone (1996) và Lensink và Morrissey
(1999 đã đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế
của các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô, chỉ ra các hạn chế và tác động
xấu của các nước đang phát triển khi tiếp nhận nguồn vốn ODA. (3) Chenery và
Strout (1966 ) nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn ODA. Hỗ trợ phát triển từ các
nước giàu cho các nước đang phát triển sẽ thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, bằng cách
cung cấp một lượng vốn cần thiết ở giai đoạn đầu, rất quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của một quốc gia...
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của nước ngoài về ODA, cũng đã có một số
công trình nghiên cứu khoa học, bài báo về ODA của Việt Nam. (1)Tôn Thành Tâm
(Đại học Kinh tế Quốc dân, 2005) có luận án về “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”,(2) Vũ Thị Kim Oanh
với đề tài nghiên cứu tiến sỹ “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA”. (3) Lê Quốc Hội (2008) dựa trên số liệu
cam kết và thu hút ODA từ năm 1993-2007 tại Việt Nam đã đưa ra một số nhận định là
Việt Nam sẽ chuyển một phần lớn các khoản vay ODA ưu đãi sang khoản vay thương
mại sau năm 2010, do vậy, cần thiết phải có kế hoạch hành động Tăng cường nhận
thức về nguồn vốn ODA; Sử dụng ODA một cách có lựa chọn; Thúc đẩy giải ngân
ODA để tăng cường hiệu quả sử dụng; Tăng cường các hoạt động giám sát đánh giá và
quản lý ODA; Xây dựng kế hoạch dài hạn để giảm thiểu các khoản vốn vay ngắn hạn
và các điều kiện ràng buộc.
Tổng quan các nghiên cứu về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy khung lý thuyết về nguồn vốn, vấn đề thu hút và
sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn còn ít được đề cập.
Trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin và
phương pháp duy vật lịch sử, luận án đã sử dụng các phương pháp phân tích so sánh
và tổng hợp, phương pháp thống kê với sự trợ giúp của phần mềm Excel để phân tích
các dữ liệu phỏng vấn các cán bộ các cấp về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
thông qua bảng hỏi, tham vấn ý kiến chuyên môn của các cán bộ khoa học, cán bộ
quản lý...trong nghiên cứu này.
------------------------------------------------
4
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ THU HÚT
VÀ SỬ DỤNG ODA VÀO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.1. Khái niệm và đặc điểm của Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước, các tổ
chức quốc tế cho nước đang phát triển để phát triển kinh tế - xã hội. Sự hỗ trợ này
thường thể hiện dưới dạng tiền tệ, hàng hoá, chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri
thức theo khuôn khổ Hiệp định, Thoả ước hoặc các văn bản thoả thuận ký kết chính
thức. Đặc điểm cơ bản của vốn ODA là nguồn vốn do các nước và các tổ chức quốc tế
tài trợ thông qua hình thức cho vay ưu đãi (chiếm hơn 80% tổng nguồn vốn ODA)
hoặc viện trợ không hoàn lại.
ODA có thể được phân loại theo tính chất nguồn vốn, mục đích sử dụng, nguồn
cung cấp, điều kiện ràng buộc, hình thức hỗ trợ và cơ chế quản lý.
Một khoản tài trợ được coi là ODA, nếu đáp ứng đầy đủ 3 đặc điểm sau: Được
cung cấp bởi các tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính thức. Tổ
chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ chức liên
chính phủ hoặc liên quốc gia, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận; Có mục tiêu chính là giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế,
nâng cao phúc lợi xã hội. Mang tính ưu đãi: Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả
vốn vay) và thời gian ân hạn dài.
Hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận
được ODA là: Có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp. Mục
tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và hướng ưu
tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA.
ODA có bốn ưu điểm chính như sau: ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng
cho đầu tư phát triển, là nguồn vốn “rẻ” trong đó các khoản vay ODA có thời gian trả
nợ dài, mức lãi suất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại trong khoản vay ODA
chiếm tối thiểu là 25% theo quy định của OECD; ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ cho
đất nước và bù đắp cán cân thanh toán; ODA trợ giúp phát triển nguồn nhân lực
(nâng cao chất lượng quản lý), giảm tình trạng đói nghèo và cải thiện các chỉ tiêu xã
hội; ODA giúp cải thiện thể chế và chính sách kinh tế.
ODA có một số hạn chế sau: vốn ODA trong một số trường hợp đi liền với yếu
tố chính trị hơn là yếu tố hiệu quả kinh tế. ODA vay làm tăng gánh nợ quốc gia. ODA
là khoản cung cấp có vay có trả, gắn với những ràng buộc của các nước, tổ chức cung
cấp viện trợ. Các thủ tục để sử dụng ODA thường phức tạp và mất nhiều thời gian.
Các chi phí như chi phí quản lý dự án, thuê tư vấn quốc tế, giải phóng mặt bằng của
dự án ODA cũng có yêu cầu cao hơn những dự án cùng loại sử dụng vốn trong nước,
do nhà tài trợ can thiệp trực tiếp vào các quy trình này.
5
2.2. Vai trò của ODA đối với nông nghiệp và nông thôn
Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguồn vốn ODA có
những vai trò sau: ODA góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn; ODA tác động đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến nông
sản theo hướng thị trường; ODA góp phần thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp;
ODA góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo
của Chính phủ; ODA góp phần phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai; ODA
góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn.
2.3. Quy trình và tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA vào nông
nghiệp và PTNT
Ở Việt Nam, quy trình thu hút và sử dụng ODA gồm các bước: Xây dựng
danh mục và vận động chương trình, dự án ODA; Chuẩn bị, thẩm định và phê
duyệt văn kiện dự án ODA; Ký kết điều ước quốc tế về ODA. Quy trình quản lý
thực hiện chương trình, dự án ODA về nông nghiệp và PTNT gồm: Thành lập Ban
quản lý dự án ODA; Bố trí vốn đối ứng; Bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đấu thầu;
Quản lý thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán và quyết toán
Việc đánh giá thu hút ODA được dựa trên một số chỉ tiêu định lượng chính
như: tổng số vốn ODA cam kết, ODA ký kết, tỷ suất ODA ký kết/ODA cam kết
đầu tư vào ngành nông nghiệp và PTNT. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu về cơ cấu
vốn ODA phân theo thời kỳ, theo lĩnh vực, theo nhà tài trợ và theo tính chất tài trợ
(hoàn lại/ không hoàn lại). Dựa vào các chỉ tiêu này, chúng ta đánh giá được thực
trạng thu hút nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và PTNT trong từng thời kỳ nhất
định là nhiều hay ít và mức độ ưu đãi cao hay thấp
Việc sử dụng ODA được biểu hiện trước nhất ở các chỉ tiêu như tỷ lệ giải
ngân, cơ cấu vốn ODA giải ngân theo lĩnh vực, mức độ hài lòng của Nhà tài trợ.
Bên cạnh đó, để đánh giá tổng thể sử dụng ODA, cộng đồng các nhà tài trợ trong
thời gian qua đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá “Hiệu quả”, “Hiệu suất”, “Tác
động”, “Phù hợp” và “Bền vững” của ODA.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút và sử dụng ODA
Các nhân tố khách quan bao gồm: Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tài
trợ; Các chính sách, quy chế của Nhà tài trợ; Môi trường cạnh tranh.
Các nhân tố chủ quan gồm: Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận
viện trợ; Qui trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ; Năng lực của cán bộ
hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA; Năng lực tài chính của các
nước tiếp nhận viện trợ ODA.
6
2.5. Một số kinh nghiệm quốc tế về thu hút và sử dụng ODA trong phát triển
nông nghiệp và nông thôn
Sự thành công của mỗi quốc gia trong thu hút và sử dụng ODA là do: Xác
định lĩnh vực ưu tiên hợp lý; Tạo ra một khung chính sách và hệ thống luật khuyến
khích thu hút ODA vào phát triển nông nghiệp làm cơ sở cho sự phát triển rộng khắp;
Xác định các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của dự án phải xuất phát từ yêu
cầu thực sự của nông dân; Thành lập một hệ thống quản lý, điều phối và thực hiện
các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp đủ mạnh từ Trung ương đến địa
phương; Xây dựng những chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp hướng tới
mục đích xoá đói giảm nghèo và chống thất nghiệp ở nông thôn; Công khai hóa thông
tin về các dự án đầu tư và các vùng lãnh thổ được đầu tư. Sự không thành công là do:
Chưa xác định đúng chiến lược sử dụng ODA trong nông nghiệp, sử dụng ODA tràn
lan dẫn tới hiệu quả sử dụng thấp; Không chú trọng đầu tư cho nông nghiệp và chưa
quan tâm thu hút sự tham gia của người dân/người hưởng lợi vào quá trình chuẩn bị
dự án ODA.
Từ những kinh nghiệm của các nước trong quá trình thu hút và sử dụng ODA
trong nông nghiệp, nông thôn, có thể rút ra bốn bài học cho Việt Nam như sau: Một
là, cần nhận thức đúng đắn về ODA, coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ
sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh. ODA không phải là “thứ cho không” mà
chủ yếu là vay nợ nước ngoài theo điều kiện ưu đãi, gắn với uy tín và trách nhiệm
quốc gia trong quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế. Hai là, phát huy vai trò làm chủ
trong thu hút và sử dụng ODA nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Ba
là, sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và có sự tham gia của đối tượng thụ hưởng sẽ
bảo đảm việc thực hiện các chương trình, dự án ODA có hiệu quả; phòng và chống
được thất thoát, lãng phí và tham nhũng. Bốn là, xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy
với các nhà tài trợ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, hợp tác xây dựng và cùng chia sẻ trách
nhiệm trong cung cấp và tiếp nhận ODA.
------------------------------------------------
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA
VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM
VÀ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
3.1. Khái quát về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và đặc điểm vùng Duyên
Hải Miền Trung
Nông nghiệp và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở
nước ta có trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động đang làm
việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Bên cạnh những
7
thành tựu đạt được, phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện có một số tồn tại, vướng
mắc sau: Nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững, khả năng cạnh tranh thấp. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm. Lao động nông nghiệp
dư thừa tương đối ở các vùng nông thôn sâu, xa. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng được yêu cấu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, nhiều nơi còn yếu kém. Nông thôn chưa có chuyển biến rõ nét, đời sống một bộ
phận nông dân chậm cải thiện. Bộ máy tổ chức và quản lý ngành nông nghiệp và nông
thôn còn yếu. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thấp. Diễn biến thời tiết, môi trường,
dịch bệnh, thị trường phức tạp.
Vùng Duyên hải Miền Trung gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc - Nam: Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình
Thuận. Vùng có phía Bắc là đèo Hải Vân, điểm cuối của dãy Trường Sơn Bắc, giáp
với Bắc Trung Bộ; phía Tây là dãy Trường Sơn Nam với hệ thống cao nguyên đất đỏ
bazan, giáp với Lào và Tây Nguyên, phía Đông là biển Đông với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa có thềm lục địa và biển sâu tạo điều kiện phát triển các cảng quốc
tế; phía Nam giáp với vùng Đông Nam Bộ. Vùng Duyên Hải Miền Trung thuộc khu
vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp. Về khí
hậu, đây là một trong các vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất so với cả nước.
Diện tích tự nhiên của Vùng khoảng 44.376,9 km2. Vùng có tài nguyên đất hạn chế
với diện tích đất cát, sỏi, đất bạc màu chiếm tỷ lệ lớn. Biển vùng này khá sâu ở sát
bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch,
giao thông biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn. Dân số năm 2012 là 8.900,9
nghìn người, mật độ trung bình là 201 người/ km2. Dân số trong vùng chủ yếu sống
dựa vào nghề nông, với tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 chiếm
65,9% , cao hơn đáng kể so với cả nước.
3.2. Tổng quan tình hình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển
nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam
Trong hai thập kỷ qua, tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ
thể từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 58,4 tỷ USD (chiếm 71,69% tổng vốn ODA
cam kết), trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD (chiếm 88,4%), vốn viện trợ
không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD (chiếm 11,6%). Tổng vốn ODA giải ngân trong
thời kỳ này đạt 37,59 tỷ USD, chiếm 66,92% tổng vốn ODA ký kết.
Các nhà tài trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam từ năm 1993 đến nay, bao gồm
28 nhà tài trợ song phương trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết ODA thường niên
(Úc, Bỉ, Canađa, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Lux-xem-bua, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ,
Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ, Ailen, ); 4 nhà tài trợ không cam kết ODA thường niên
(Áo, Trung Quốc, Nga, Singapore) mà cam kết ODA theo từng dự án cụ thể; 23 nhà
tài trợ đa phương gồm ADB, WB, JBIC, KFW, AFD (nhóm 5 ngân hàng), Uỷ ban
8
Châu Âu (EC), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Kuwait, Chương
trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Thế giới (UNFPA), Quỹ
Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Phát triển
Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ môi
trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc (UNCDF), Quỹ
tiền tệ Thế giới (IMF).
Trong 20 năm 1993-2012, nguồn vốn ODA được thu hút và sử dụng vào lĩnh
vực Nông nghiệp và PTNT kết hợp xóa đói giảm nghèo với tổng trị giá ký kết khoảng
8,85 tỷ USD (trong đó vốn vay 7,43 tỷ USD và viện trợ không hoàn lại 1,42 tỷ USD),
chiếm 18% tổng nguồn vốn ODA vào Việt Nam, đứng thứ ba sau lĩnh vực giao thông
vận tải - bưu chính viễn thông (chiếm 33%) và lĩnh vực năng lượng và công nghiệp
(chiếm 23%). Trong đó nguồn vốn ký kết giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT làm chủ
quản dự án là 5,58 tỷ USD, còn lại các Bộ ngành khác là 3,27 tỷ USD (xem Biểu đồ 1)
Biểu đồ 1. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2012
Trong tổng số 5,58 tỷ USD đã huy động của Bộ NN&PTNT, vốn huy động cho
lĩnh vực Nông nghiệp đạt khoảng 1.169 triệu USD, chiếm 20%; Lâm nghiệp 962 triệu
USD, chiếm 16%; Thủy sản đạt thấp nhất 358 triệu USD, chiếm 6 %; Thủy lợi đạt cao
nhất 2.748 triệu USD, chiếm 47%; và Phát triển nông thôn đạt 655 triệu USD, chiếm
11%. (xem Biểu đồ 2).
16%
20%
47%
11%
6%
Lâm nghiệ