Ở mọi quốc gia và khu vực, do những nguyên nhân lịch sử, xã hội.luôn tồn tại những tộc người có vị thế, năng lực và trình độ phát triển chậm hơn sự phát triển chung của xã hội, đó là tộc người thiểu số. Mặc dù vậy, tất cả đều là thành viên của cộng đồng nhân loại, đều bình đẳng về các quyền và tự do cơ bản của con người. Vì vậy tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người, trong đó có người dân tộc thiểu số là trách nhiệm hàng đầu của quốc gia.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi công tác bảo đảm và thúc đẩy quyền con người đối với người dân tộc thiểu số là trách nhiệm hàng đầu của các cấp ủy đảng và chính quyền từ Trung ương xuống địa phương. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, chăm sóc y tế, văn hóa, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó mà vùng dân tộc thiểu số đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước ổn định, đời sống của bà con dân tộc dần được cải thiện hơn so với trước những năm đổi mới, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa.
30 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THỊ THƠM
THùC HIÖN PH¸P LUËT
VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA §èI VíI
NG¦êI D¢N TéC THIÓU Sè ë C¸C TØNH
MIÒN NóI PHÝA B¾C VIÖT NAM
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 62 38 01 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2015
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Tường Duy Kiên
2. TS. Trương Hồ Hải
Phản biện 1: ....................
Phản biện 2:.............
Phản biện 3:.........
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...' ngày ... tháng ... năm ....
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở mọi quốc gia và khu vực, do những nguyên nhân lịch sử, xã hội...luôn tồn tại những tộc người có vị thế, năng lực và trình độ phát triển chậm hơn sự phát triển chung của xã hội, đó là tộc người thiểu số. Mặc dù vậy, tất cả đều là thành viên của cộng đồng nhân loại, đều bình đẳng về các quyền và tự do cơ bản của con người. Vì vậy tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người, trong đó có người dân tộc thiểu số là trách nhiệm hàng đầu của quốc gia.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi công tác bảo đảm và thúc đẩy quyền con người đối với người dân tộc thiểu số là trách nhiệm hàng đầu của các cấp ủy đảng và chính quyền từ Trung ương xuống địa phương. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, chăm sóc y tế, văn hóa, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó mà vùng dân tộc thiểu số đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước ổn định, đời sống của bà con dân tộc dần được cải thiện hơn so với trước những năm đổi mới, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Tuy nhiên, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa vẫn còn nhiều bất cập tại vùng dân tộc thiểu số nói chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và đây vẫn là vùng khó khăn nhất cả nước. Nhà nước ban hành pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là đúng đắn, song việc triển khai thực hiện rất hạn chế, không ít văn bản quy phạm pháp luật không xuống được với đời sống bà con dân tộc thiểu số hay do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt vùng núi địa hình chia cắt, độ dốc lớn; Hoặc do chính năng lực hạn chế về ý thức pháp luật của người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc về các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa. Đó chính là “rào cản,, đối với việc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số nơi đây được hiệu quả. Hơn nữa, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng những yếu kém của việc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số để kích động đòi “ly khai,, dân tộc như bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004, ở Mường Nhé Điện Biên năm 2011, là một ví dụ.
Đó là lý do tôi chọn đề tài : “Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam,, để làm Luận án tiến sỹ. Đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích của luận án
Luận án phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về lý luận thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số; qua phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Một là, xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm, vai trò, nội dung và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số. Nghiên cứu về thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số của một số nước trong khu vực có sự tương đồng về văn hóa, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng, nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, rút ra các nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp có tính khả thi nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc là vấn đề rất rộng và phức tạp, có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề dưới góc độ khoa học lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, tập trung vào các nội dung cơ bản của thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Khi đánh giá thực trạng chỉ điều tra khảo sát những vấn đề cốt lõi để làm cơ sở luận giải các hạn chế, đồng thời đưa ra những quan điểm, giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật về thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể và sử dụng kết quả điều tra xã hội học.
Tác giả chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung trong Luận án. Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để đánh giá, nhận xét các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói chung. Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp diễn giải - quy nạp để xây dựng các khái niệm; Phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu đặc điểm, hình thức, vai trò, chủ thể, nội dung và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số; Phương pháp so sánh để tìm hiểu về các quy chuẩn quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở một số nước để tham khảo những kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam. Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê kết hợp vớí phân tích để nghiên cứu các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc có ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Đồng thời sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, thống kê để đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém, tìm ra nguyên nhân của hạn chế thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người. Đặc biệt tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để từ đó đánh giá một cách khách quan thực trạng thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã làm rõ khái niệm, đặc điểm về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; đã nêu được vai trò của việc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số; phân tích rõ nội dung, đặc điểm và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số; Tham khảo và phân tích việc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam.
Thứ hai, luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém; nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém. Đây là cơ sở thực tiễn khoa học để đưa ra các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, luận án dự báo xu hướng tác động đến thực hiện quyền kinh tế xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi về đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay nhằm góp phần thúc đẩy phát triển một xã hội hài hòa không có tính loại trừ những nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số nói chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Làm sáng tỏ khái niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
- Về mặt thực tiễn : Những giải pháp mà luận án đưa ra được xuất phát từ thực trạng thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc, qua đó thấy được những kết quả, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền đối với người dân tộc thiểu số nơi đây.
Luận án đã dự báo những xu hướng tác động đến việc thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số, xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện, có cơ sở khoa học nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Do vậy, luận án có thể làm tài liệu tham khảo giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, các cán bộ làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực dân tộc, các cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như những người làm công tác áp dụng pháp luật có cách nhìn toàn diện, thấu đáo đối với việc thực hiện pháp luật về quyền con người nói chung và quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng đối với người dân tộc thiểu số.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Các công trình nghiên cứu trong nước đã được công bố cho thấy có nhiều công trình đề cập đến các vấn đề chung về quyền con người, trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, và đề cập đến từng khía cạnh của việc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ đề cập đến từng nội dung cụ thể của thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số mà chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và toàn diện nội dung thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Nghiên cứu các công trình ngoài nước liên quan đến đề tài cho thấy có một số công trình đề cập đến thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống pháp luật ở các quốc gia trên thế giới có nhiều khác biệt, nên trong các công trình này chưa đề cập đến Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số, mà chỉ đề cập đến những quy phạm chung về quyền con người, trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
- Những công trình trong nước và nước ngoài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền con người trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và ở các khía cạnh khác nhau, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số nói chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng.
- Các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước cho thấy chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số, cũng như thực trạng của việc thực hiện pháp luật về nhóm quyền này và giải pháp bảo đảm thực hiện một cách hiệu quả đối với người dân tộc thiểu số nói chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.
- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Thứ nhất: nghiên cứu cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở phân tích khoa học các công trình nghiên cứu ở trên, tác giả kế thừa có chọn lọc và tiếp tục đi sâu nghiên cứu thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số, mà đặc biệt là ở khu vực miền núi phía Bắc một cách có hệ thống và toàn diện.
Thứ hai: luận án phân tích đặc điểm, luận giải, phân tích làm rõ vai trò của thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số; các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số.
Thứ ba, luận án phân tích, hệ thống hoá và xây dựng các quan điểm chỉ đạo, đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nhằm góp phần giải quyết những bất cập giữa quy định của pháp luật với thực hiện pháp luật trên thực tiễn đời sống của người dân tộc thiểu số.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI
VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
2.1.1.1. Khái niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
Quyền con người là những đặc tính xuất phát từ nhu cầu và phẩm giá vốn có của con người, được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và quốc tế. Với tư cách là một giá trị xã hội mà con người giành được để đi đến phát triển tự do thì quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là nhu cầu thiết yếu về nhân phẩm và giá trị của con người được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận là điều kiện bảo đảm cho sự tự do và phát triển của con người, bao gồm các quyền sở hữu, quyền có việc làm, quyền được giáo dục, quyền chăm sóc sức khỏe, quyền an sinh - xã hội, quyền được duy trì và bảo tồn bản sắc văn hóa.
2.1.1.2.Đặc điểm của quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là một trong hai nhóm quyền cơ bản của con người, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của quyền con người như: Tính phổ biến được áp dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại mà không có sự phân biệt đối xử nào dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ và các tình trạng khác; Tính không thể chuyển nhượng; Tính không thể phân chia và phụ thuộc lẫn nhau. Ngoài ra quyền kinh tế, xã hội và văn hóa còn có những đặc điểm đặc thù như:
Thứ nhất: Tính đặc thù của các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, trước hết do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực và các quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện nhân quyền quốc tế mà còn được ghi nhận cả trong các văn kiện nhân quyền khu vực như: Hiến chương xã hội châu Âu, Nghị định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về quyền con người trên lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội và văn hóa;
Thứ hai: Thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trực tiếp gắn liền và phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của mỗi quốc gia. Không thể bảo đảm thực hiện nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khi mà nền kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp. Bởi nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có liên quan đến việc hoạch định chính sách, pháp luật, các chương trình hành động, và nguồn lực của các chính phủ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin: Khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các quốc gia, dân tộc, chẳng qua là sự phản ánh của trình độ sản xuất, năng suất lao động và cụ thể hóa bằng kết quả sản xuất có được. Sự phát triển kinh tế là cơ sở để phát triển chính trị, pháp luật, triết học, văn hóa... dẫn đến một tất yếu: "Quyền không bao giờ có thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá do chế độ kinh tế đó quyết định.
Thứ ba: Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo ICESCR sẽ bị coi là vi phạm trong các trường hợp: Không nhanh chóng xóa bỏ hoặc không tổ chức thực hiện kịp thời các quyền mà theo công ước yêu cầu phải thực hiện ngay.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam
2.1.2.1.Khái niệm về dân tộc thiểu số
Dân tộc là một khái niệm được hiểu theo nghĩa rộng là dân tộc quốc gia (Nation) là một cộng đồng chính trị - xã hội, bao gồm tất cả các thành phần dân tộc đa số và thiểu số sinh sống trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia thống nhất.
Dân tộc hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm dân tộc (Ethnic) lại: "Đồng nghĩa với cộng đồng tộc người, cộng đồng này có thể là bộ phận chủ yếu hay thiểu số của một dân tộc sinh sống ở trên cùng một lãnh thổ thống nhất hay ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng được liên kết với nhau bằng ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người .
Tại Điều 5 Nghị định của Chính phủ về công tác dân tộc quy định: "Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và "Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước, theo điều tra dân số quốc gia".
Tuy nhiên, tổng hợp những thuộc tính được ghi nhận từ nội dung các văn bản pháp luật có liên quan đến dân tộc thiểu số, có thể hiểu khái niệm "người dân tộc thiểu số " ở Việt Nam như sau:
Người dân tộc thiểu số là người thuộc dân tộc có số dân ít hơn với dân tộc đa số trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có những đặc điểm riêng về chủng tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán.
2.1.2.2. Đặc điểm của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Thứ nhất, về đặc điểm cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, Việt Nam là cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ với nhau (cả dân tộc đa số là người Kinh và các dân tộc thiểu số khác) mà không cư trú thành những khu vực riêng biệt như các dân tộc thiểu số ở một số nước trên thế giới - đây là đặc trưng duy nhất chỉ có ở các dân