Tóm tắt Luận án Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại huyện Mộ đức, tỉnh Quảng ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo (ATGĐCM) là bệnh ký sinh trùng truyền từ động vật sang người. Người bị nhiễm do nuốt phải ấu trùng của giun đũa chó (Toxocara canis) và giun đũa mèo (Toxocara cati). Ấu trùng có thể ký sinh tại các cơ quan như: não, mắt, gan, phổi.và có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như động kinh, giảm thị lực hoặc mù lòa. Bệnh lưu hành từ cực Nam bán cầu đến các vùng nhiệt đới với tỷ lệ huyết thanh dương tính khác nhau từ 0,7% ở New Zealand cho đến 93% ở La Reunion (Châu Phi). Tại Việt Nam, tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo gia tăng trong những năm gần đây, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tuy vậy, những thông tin về thực trạng nhiễm và các yếu tố liên quan cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mặt khác cho đến nay cũng chưa có can thiệp phòng chống về bệnh trong cộng đồng. Nhằm góp phần sự phân bố và các yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó và đề xuất các biện pháp can thiệp phòng chống kịp thời, làm giảm tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng, nghiên cứu được tiến hành.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại huyện Mộ đức, tỉnh Quảng ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG --------- BÙI VĂN TUẤN THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ (Toxocara canis) Ở NGƯỜI TẠI HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI 2016 VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2018 2 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Chương 2. GS. TS. Vũ Sinh Nam Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Khắc Lực - Học viện Quân y Phản biện 3: TS. Huỳnh Hồng Quang - Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Vào hồi.. giờ ., ngày ..tháng ...năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo (ATGĐCM) là bệnh ký sinh trùng truyền từ động vật sang người. Người bị nhiễm do nuốt phải ấu trùng của giun đũa chó (Toxocara canis) và giun đũa mèo (Toxocara cati). Ấu trùng có thể ký sinh tại các cơ quan như: não, mắt, gan, phổi...và có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như động kinh, giảm thị lực hoặc mù lòa. Bệnh lưu hành từ cực Nam bán cầu đến các vùng nhiệt đới với tỷ lệ huyết thanh dương tính khác nhau từ 0,7% ở New Zealand cho đến 93% ở La Reunion (Châu Phi). Tại Việt Nam, tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo gia tăng trong những năm gần đây, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tuy vậy, những thông tin về thực trạng nhiễm và các yếu tố liên quan cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mặt khác cho đến nay cũng chưa có can thiệp phòng chống về bệnh trong cộng đồng. Nhằm góp phần sự phân bố và các yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó và đề xuất các biện pháp can thiệp phòng chống kịp thời, làm giảm tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng, nghiên cứu được tiến hành. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng, chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại điểm nghiên cứu (2016-2017). 4 Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó (ATGĐC) và hiệu quả của các biện pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm ở cộng đồng. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về các biện pháp can thiệp phòng chống bệnh ATGĐC ở người và đã cho thấy việc áp dụng các biện pháp truyền thông giáo dục, tẩy giun cho chó đã mang lại hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh trong cộng đồng, đồng thời nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó. Nghiên cứu có tính ứng dụng cao, giúp ích cho cho ngành y tế các tuyến trên xây dựng kế hoạch, giải pháp hoạt động phòng chống bệnh trong cộng đồng CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 117 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, có 42 bảng, 15 hình. Đặt vấn đề 2 trang; tổng quan 34 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang; kết quả nghiên cứu 30 trang; bàn luận 27 trang; kết luận 2 trang và khuyến nghị 1 trang. 5 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo 1.1.1. Định nghĩa bệnh ATGĐCM Theo tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm”, ban hành kèm theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 8/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế: - Trường hợp bệnh nghi ngờ: Là trường hợp có các triệu chứng sau: Ngứa, nổi mẩn; đau đầu, đau bụng, khó tiêu; đau nhức mỏi, tê bì; sốt, thở khò khè; có thể kèm theo một hoặc các triệu chứng sau: gan to, viêm phổi, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương ở mắt, giảm thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc. - Trường hợp bệnh có thể: Không áp dụng - Trường hợp bệnh xác định: Là trường hợp bệnh nghi ngờ và tìm thấy ấu trùng giun đũa chó, mèo hoặc xác định được kháng thể kháng ấu trùng giun đũa chó, mèo bằng xét nghiệm ELISA hoặc phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó, mèo bằng kỹ thuật sinh học phân tử. 1.1.2. Tình hình nhiễm ATGĐCM trên thế giới Bệnh ATGĐCM xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy những nước vùng nhiệt đới có tỷ lệ nhiễm cao hơn. Bệnh lưu hành từ cực Nam bán cầu cho đến Nam Mỹ, vùng Caribê, Châu Phi, Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á. Tại các nước phát triển, tỷ lệ nhiễm ATGĐCM khác nhau như ở Newzeland (0,7%), Nhật (1,6%), Đan Mạch (2,4%), Úc (7,5%), Mỹ (14%), Ba Lan (15% ). Đối với các nước nhiệt đới, đang phát triển, tỷ lệ nhiễm cao hơn: Nigeria (30%), Swaziland (45%), Indonesia (63,2%), Malaysia (58%), Braxin (36%). 6 1.1.3. Tình hình nhiễm ATGĐCM tại Việt Nam Từ năm 2000 đến nay đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm ATGĐCM ở cộng đồng cho thấy tỷ lệ này cũng rất khác nhau theo từng vùng. Ở phía Bắc, tỷ lệ nhiễm từ 58,7-74,9%, phía Nam từ 38,4-53,58%, khu vực miền Trung cũng đã có những nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ATGĐCM ở cộng đồng tại một số tỉnh với tỷ lệ từ 13,1-50%. 1.2. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Có nhiều nghiên cứu mô tả yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến nhiễm ATGĐCM bao gồm: nguồn nhiễm giun đũa ở chó mèo, môi trường ngoại cảnh nhiễm trứng giun đũa chó mèo (đất, rau), điều kiện khí hậu phù hợp cho sự phát triển và sống sót của trứng ở ngoại cảnh, các yếu tố về kinh tế, xã hội và hành vi của con người như nuôi chó mèo thả rông, không tẩy giun cho chó mèo, bồng bế chó mèo, ăn rau sống, tiếp xúc đất, không rửa tay sau tiếp xúc đất và trước khi ăn. 1.3. Phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về bệnh ATGĐCM nhưng chủ yếu tập trung vào dịch tễ, các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán, điều trị. Tuy nhiên các nghiên cứu về phòng chống rất ít, chỉ tập trung khuyến cáo về tẩy giun cho chó/mèo, quản lý vật nuôi, giáo dục và đưa ra luật nuôi động vật cưng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu phòng chống bệnh ATGĐCM tại Việt Nam, vì đây là một trong những bệnh nhiệt đới ít được quan tâm. Trong những năm gần đây, số trường hợp nhiễm được phát hiện tăng cao nên nghiên cứu các biện pháp phòng chống bệnh ATGĐCM nhằm kiểm soát căn bệnh và nâng cao sức khỏe cho người dân là điều cần thiết. 7 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Khung mẫu là hộ gia đình được chọn, đối tượng gồm thành viên trong hộ tuổi từ 2 tuổi đến 70 tuổi, chó nuôi, đất và rau trồng trong hộ. - Đất nơi công cộng và rau tại chợ ở điểm nghiên cứu. 2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2016 đến 12/2017. 2.3. Địa điểm nghiên cứu. Thôn Văn Hà của xã Đức Phong và thôn 4 của xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 2.4. Phương pháp nghiên cứu. 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích * Cỡ mẫu : - Cỡ mẫu điều tra tỷ lệ nhiễm ATGĐC trên người: Z2(1/2).p.(1-p) n = ---------------- x DE (pƐ)2 Z1-α/2: hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì Z(1-α/2) = 1,96; p: tỷ lệ nhiễm ước đoán của cộng đồng: p= 0,16 theo kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Tuấn tại Bình Định. Ɛ: sai số tương đối. Chọn Ɛ = 0,2. Do thực hiện chọn mẫu cụm 2 lần (lần thứ nhất chọn cụm 2 thôn, lần thứ hai chọn cụm là các hộ gia đình) nên DE được tính 2 lần. Chọn hệ số thiết kế mỗi lần là 1,5 nên DE = 1,5 x 1,5 = 2,25, cỡ mẫu n = 1.147. Cộng thêm 10% vào mẫu, cỡ mẫu điều tra sẽ là 1.280. Chia đều cho 2 thôn, mỗi thôn cần điều tra 640 người. Giả sử mỗi hộ có từ 3-4 người, số hộ cần điều tra cho 1 thôn là 200 hộ. 8 - Cỡ mẫu điều tra tỷ lệ nhiễm giun đũa trên chó: Toàn bộ số chó trong 200 hộ được chọn. - Cỡ mẫu điều tra đất: tại hộ gia đình: 200 mẫu cho 1 xã. Đất tại các sân chơi công cộng: 10 mẫu/xã - Cỡ mẫu điều tra rau: Tại mỗi điểm điều tra 200 mẫu rau - Cỡ mẫu điều tra KAP: mỗi hộ 1 người (200 hộ/xã). * Chọn mẫu: - Chọn mẫu điều tra tỷ lệ nhiễm ATGĐC trên người Chọn 200 hộ cho 1 xã theo ngẫu nhiên hệ thống. - Chọn mẫu điều tra KAP: chủ hộ (có thể vợ hoặc chồng). - Chọn mẫu điều tra trên chó: chó trong hộ được chọn. - Chọn mẫu điều tra trên đất: đất trong 200 hộ được chọn. - Chọn mẫu rau:chọn 5 loại rau người dân thường ăn sống. 2.4.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng Thực tế chọn Đức Phong làm điểm can thiệp và Đức Chánh làm điểm đối chứng. * Cỡ mẫu so sánh tỷ lệ nhiễm ATGĐC ở người của 2 nhóm: Trong đó: Z1-α/2: hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì Z(1-α/2) = 1,96; Z1-β: = 0,84 khi 1- = 80%; (, ) = 7,8; ∆ = p1 - p2 ; P = (p1 + p2)/2. p1: tỷ lệ nhiễm ATGĐC ước đoán điểm đối chứng sau can thiệp, p1=0,16. p2: tỷ lệ nhiễm ATGĐC ước đoán tại điểm can thiệp sau can thiệp, p2 = 0,11 Cỡ mẫu tính được: n1 = n2 = 577. Cộng thêm 10% mất mẫu ta được n1 = n2 = 635. Vì cỡ mẫu trong nghiên cứu can        2 / 2 1 1 2 2 2 2 1 1 1z p p z p p p p n         9 thiệp tương đương cỡ mẫu trước can thiệp nên lấy số liệu điều tra thực trạng làm số liệu trước can thiệp và cỡ mẫu điều tra sau can thiệp sẽ chọn bằng cỡ mẫu trước can thiệp (n1 = n2 = 640 người). Cỡ mẫu điều tra trên người, chó, đất, rau giống như trước can thiệp. * Các biện pháp can thiệp thực hiện - Điều trị trường hợp bệnh: cả điểm can thiệp và đối chứng - Truyền thông giáo dục, tẩy giun cho chó: điểm can thiệp 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu - Đề tài thực hiện với đề cương đã được thông qua Hội đồng Đạo đức Y sinh học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người 3.1.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm ATGĐC ở người tại các điểm NC Xã Số mẫu máu XN ELISA Số nhiễm % p Đức Phong 662 119 17,9 >0,05 Đức Chánh 665 111 16,7 Cộng 1.327 230 17,3 Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người chung tại 2 xã là 17,3%. Trong đó xã Đức Phong là 17,9%; xã Đức Chánh là 16,7%. Không có sự khác biệt nhiễm ATGĐC tại 2 xã NC 10 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm ATGĐC theo giới tính tại các điểm NC Xã Giới Số XN Số nhiễm Tỷ lệ % p Đức Phong Nam 318 53 16,7 >0,05 Nữ 344 66 19,2 Đức Chánh Nam 323 45 13,9 >0,05 Nữ 342 66 19,3 Cộng Nam 641 98 15,3 >0,05 Nữ 686 132 19,2 Tỷ lệ nhiễm ở nam là 15,3%; ở nữ là 19,2%. Không có sự khác biệt về nhiễm ATGĐC theo giới tính. Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm ATGĐC theo nhóm tuổi Xã Nhóm tuổi Số XN Số nhiễm Tỷ lệ % p Đức Phong > 15 435 90 20,7 <0,05 2 - 15 227 29 12,8 Đức Chánh > 15 415 79 19,0 <0,05 2 - 15 250 32 12,8 Cộng > 15 850 169 19,9 <0,01 2 - 15 477 61 12,8 Có sự khác biệt giữa nhiễm ATGĐC và nhóm tuổi. 11 3.1.2. Tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh ATGĐC ở người tại các điểm nghiên cứu Xã Số XN Huyết thanh (+) và TCLS % Đức Phong 662 61 9,2 Đức Chánh 665 59 8,9 Cộng 1.327 120 9,0 Tỷ lệ bệnh ATGĐC tại các điểm nghiên cứu là 9%. 3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm ATGĐC Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó tại các điểm NC Xã Số XN Số nhiễm % p Đức Phong 126 42 33,3 >0,05 Đức Chánh 109 35 32,1 Cộng 235 77 32,8 Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó chung tại các điểm NC là 32,8%, trong đó xã Đức Phong 33,3%; xã Đức Chánh 32,1%. Bảng 3.13. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất Vị trí đất Xã Số mẫu XN Số mẫu nhiễm % p Hộ gia đình Đức Phong 200 59 29,5 >0,05 Đức Chánh 200 52 26,0 Cộng 400 111 27,8 Sân chơi công cộng Đức Phong 10 3 30,0 >0,05 Đức Chánh 10 2 20,0 Cộng 20 5 25,0 12 Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại các hộ gia đình là 27,8%, tại sân chơi công cộng là 25%. Bảng 3.15. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau Loại rau Đức Phong Đức Chánh Cộng Số mẫu XN Số nhiễm (%) Số mẫu XN Số nhiễm (%) Số mẫu XN Số nhiễm (%) Rau cải 40 2 (5,0) 40 1 (2,5) 80 3 (3,8) Rau xà lách 40 5 (12,5) 40 4 (10,0) 80 9 (11,3) Rau má 40 1 (2,5) 40 2 (5,0) 80 3 (3,8) Rau diếp cá 40 3 (7,5) 40 4 (10,0) 80 7 (8,8) Rau thơm 40 3 (7,5) 40 2 (5,0) 80 5 (6,3) Cộng 200 14 (7,0) 200 13 (6,5) 400 27 (6,8) Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó trên các loại rau chung là 6,8%. Trong đó nhiễm trên rau xà lách là 11,3%; rau diếp cá 8,8%; các loại rau thơm 6,3%; rau má 3,8% và rau cải 3,8%. Bảng 3.22. Liên quan giữa nuôi chó và nhiễm ATGĐC Nuôi chó Nhiễm (%) Không nhiễm (%) Tổng OR (CI 95%) p Nuôi chó 49 (22,5) 169 (77,5) 218 1,2 (0,7-2,1) > 0,05 Không 34 (18,7) 148 (81,3) 182 Không có mối liên quan giữa nhiễm ATGĐC với người ở hộ có nuôi chó và không nuôi chó (p>0,05). 13 Bảng 3.23. Liên quan giữa ăn rau sống và nhiễm ATGĐC Ăn rau sống thường xuyên Nhiễm (%) Không nhiễm (%) Tổng OR (CI 95%) p Có 33 (22,1) 116 (77,9) 149 1,1 (0,6-1,9) > 0,05 Không 50 (19,9) 201 (80,1) 251 Không có liên quan giữa ăn rau sống và nhiễm (p>0,05). Bảng 3.24. Liên quan giữa thói quen sinh hoạt và nhiễm Thói quen sinh hoạt Nhiễm (%) Không nhiễm (%) Tổng OR (CI 95%) p Bồng bế chó thường xuyên Có 24 (50,0) 24 (50,0) 48 4,9 (2,5-9,7) < 0,01 Không 59 (16,8) 293 (83,2) 352 Tiếp xúc đất thường xuyên Có 63 (27,4) 167 (72,6) 230 2,8 (2-7,0) < 0,01 Không 20 (11,8) 150 (88,2) 170 Rửa ray sau khi tiếp xúc đất Không 38 (33,0) 77 (67,0) 115 2,6 (1,6-4,5) < 0,01 Có 45 (15,8) 240 (84,2) 285 Rửa tay trước khi ăn thường xuyên Không 22 (25,3) 65 (74,7) 87 1,4 (0,8-1,9) > 0,05 Có 61 (19,5) 252 (80,5) 313 Có mối liên quan giữa tiếp xúc đất, bồng bế chó, không rửa tay sau khi tiếp xúc đất với nhiễm ATGĐC (p<0,05). 14 3.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống 3.2.1. Hiệu quả làm giảm tỷ lệ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người 3.2.1.1. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm ở người sau can thiệp Bảng 3.25. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm ở người sau can thiệp Xã Số XN Số nhiễm % CSHQ% p HQCT% p 2&4 Xã can thiệp Trước CT (1) 662 119 17,9 44,7 < 0,01 32,7 < 0,01 Sau CT (2) 627 62 9,9 Xã đối chứng Trước CT (3) 665 111 16,7 12,0 > 0,05 Sau CT (4) 632 93 14,7 Tỷ lệ nhiễm ATGĐC tại xã can thiệp giảm từ 17,9% xuống còn 9,9% (p < 0,01) và tại xã đối chứng giảm từ 16,7% xuống còn 14,7% (p > 0,05). HQCT phòng chống đạt 32,7%. Bảng 3.26. Thay đổi về tỷ lệ bệnh ATGĐC sau can thiệp Xã Số điều tra Số bệnh % CSHQ% p HQCT% p 2&4 Xã can thiệp Trước CT (1) 662 61 9,2 42,4 < 0,01 34,5 < 0,05 Sau CT (2) 627 33 5,3 Xã đối chứng Trước CT (3) 665 59 8,9 7,9 > 0,05 Sau CT (4) 632 52 8,2 Tỷ lệ bệnh ATGĐC tại xã can thiệp giảm từ 9,2% xuống còn 5,3% (p < 0,01) và tại xã đối chứng giảm từ 8,9% xuống còn 8,2% (p > 0,05). HQCT phòng chống đạt 34,5%. 15 3.2.1.2. Hiệu quả điều trị bệnh ATGĐC bằng albendazol Bảng 3.27. Hiệu quả điều trị bệnh ATGĐC bằng albendazol Xã Huyết thanh (+) Trường hợp bệnh ATGĐC Trước (%) Sau (%) CSHQ (%) Trước (%) Sau (%) CSHQ (%) Can thiệp 61 (100,0) 5 (8,2) 91,8 61 (100,0) 3 (4,9) 95,1 Đối chứng 59 (100,0) 11 (18,6) 81,4 59 (100,0) 8 (13,6) 86,4 Tổng 120 (100,0) 16 (13,3) 86,7 120 (100,0) 11 (9,2) 90,8 Tỷ lệ huyết thanh dương tính sau 1 năm giảm 86,7%, tỷ lệ bệnh ATGĐC giảm 90,8%. 3.2.2. Hiệu quả làm giảm nguồn nhiễm ở chó và ngoại cảnh 3.2.2.1. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó sau can thiệp Bảng 3.30. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó sau can thiệp XN chó Số XN Số nhiễm % CSHQ% p HQCT% p 2&4 Xã can thiệp Trước CT (1) 126 42 33,0 80,9 <0,01 64,4 <0,01 Sau CT (2) 111 7 6,3 Xã đối chứng Trước CT (3) 109 35 32,1 16,5 >0,05 Sau CT (4) 97 26 26,8 Tỷ lệ chó nhiễm tại xã can thiệp giảm, HQCT 64,4%. 16 Bảng 3.31. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất XN đất Xã Số XN Số nhiễm % CSHQ% p HQCT% p 2&4 Đất hộ gia đình Xã CT Trước CT (1) 200 59 29,5 69,5 < 0,01 50,3 < 0,01 Sau CT (2) 200 18 9,0 Xã ĐC Trước CT (3) 200 52 26,0 19,2 > 0,05 Sau CT (4) 200 42 21,0 Đất nơi công cộng Xã CT Trước CT (1) 10 3 30,0 66,6 > 0,05 66,6 > 0,05 Sau CT (2) 10 1 10,0 Xã ĐC Trước CT (3) 10 2 20,0 0 > 0,05 Sau CT (4) 10 2 20,0 Tỷ lệ đất ở hộ gia đình nhiễm trứng giun đũa chó tại xã can thiệp giảm từ 29,5% xuống còn 9,0% (p < 0,01), xã đối chứng giảm từ 26% xuống còn 21% (p > 0,05). HQCT 50,3%. Tỷ lệ đất ở sân chơi công cộng nhiễm trứng giun đũa chó tại xã can thiệp cũng giảm từ 30% xuống còn 10%. Tại xã đối chứng tỷ lệ nhiễm không giảm. Bảng 3.32. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau XN rau Số XN Số nhiễm % CSHQ% p HQCT% p 2&4 Xã can thiệp Trước CT (1) 200 14 7,0 71,4 < 0,05 71,4 <0,05 Sau CT (2) 200 4 2,0 Xã đối chứng Trước CT (3) 200 13 6,5 0 > 0,05 Sau CT (4) 200 13 6,5 Tỷ lệ mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó tại xã can thiệp giảm từ 7% xuống 2,0%, (p < 0,05), tại xã đối chứng tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau không giảm. HQCT đạt 71,4%. 17 3.2.3. Hiệu quả của truyền thông giáo dục làm tăng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh ATGĐC 3.2.3.1. Thay đổi kiến thức về bệnh ấu trùng giun đũa chó Bảng 3.33. Thay đổi kiến thức về nguy cơ nhiễm Xã Đúng % CSHQ % p HQCT % p 2&4 Can thiệp (n=200) Trước CT (1) 95 47,5 44,2 < 0,01 24,7 < 0,01 Sau CT (2) 137 68,5 Đối chứng (n=200) Trước CT (3) 87 43,5 19,5 > 0,05 Sau CT (4) 104 52,0 Tại xã can thiệp, tăng kiến thức về nguy cơ nhiễm từ 47,5% lên 68,5% (p<0,01), HQCT đạt 24,7%. Bảng 3.34. Thay đổi kiến thức về triệu chứng bệnh ATGĐC Xã Đúng % CSHQ % p HQCT % p 2&4 Can thiệp (n=200) Trước CT (1) 97 48,5 42,3 < 0,01 23,4 < 0,01 Sau CT (2) 138 69,0 Đối chứng (n=200) Trước CT (3) 90 45,0 18,9 > 0,05 Sau CT (4) 107 53,5 Tăng kiến thức về triệu chứng bệnh, HQCT đạt 23,4%. 3.2.3.1. Thay đổi thực hành phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó Bảng 3.35. Thay đổi kiến thức về phòng bệnh ATGĐC Xã Đúng % CSHQ % p HQCT % p 2&4 Can thiệp (n=200) Trước CT (1) 93 41,5 44,1 < 0,01 24,1 < 0,01 Sau CT (2) 134 67,0 Đối chứng (n=200) Trước CT (3) 85 42,5 20,0 > 0,05 Sau CT (4) 102 51,0 Tăng kiến thức về phòng bệnh, HQCT đạt 24,1%. 18 Bảng 3.39. Thay đổi về bồng bế chó, xử lý phân chó Thực hành Xã Có % CSHQ % p HQCT % p 2&4 Bồng bế chó thường xuyên CT (n=200) Trước CT (1) 27 13,5 66,7 < 0,01 61,9 < 0,01 Sau CT (2) 9 4,5 ĐC (n=200) Trước CT (3) 21 10,5 4,8 > 0,05 Sau CT (4) 20 10,0 Xử lý phân chó CT (n=200) Trước CT (1) 98 49,0 31,6 < 0,01 25,6 < 0,01 Sau CT (2) 129 64,5 ĐC (n=200) Trước CT (3) 84 42,0 6,0 > 0,05 Sau CT (4) 89 44,5 Giảm bồng bế chó từ 13,5% xuống 4,5% tại xã can thiệp (p<0,01), HQCT 61,9%. Xử lý phân chó tăng, HQCT 25,6%. Bảng 3.41. Thay đổi về thói quen tiếp xúc đất, rửa tay Thói quen Xã Có % CSHQ % p HQCT % p 2&4 Tiếp xúc đất thường xuyên CT (n=200) Trước CT (1) 115 57,5
Luận văn liên quan