Tóm tắt Luận án Thực trạng viêm mũi dị ứng của công nhân dệt may công nghiệp và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

Ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì làm việc trong môi trường nhiều bụi bông và tiếp xúc với bụi bông trong thời gian liên tục nên công nhân dễ mắc các bệnh dị ứng nghề nghiệp như: Viêm mũi dị ứng, Hen phế quản.Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát môi trường lao động và bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân dệt may,tuy nhiên chưa có công trình nào đánh giá hiệu quả can thiệp trong phòng chống và điều trị bệnh, đặc biệt là rửa mũi bằng nước muối sinh lý cũng như xịt mũi bằng thuốc Avamys. Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt may công nghiệp và Hiệu quả một số giải pháp can thiệp, năm 2016” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng môi trường lao động, bệnh viêm mũi dị ứng và một số yếu tố liên quan đến bệnh của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, Nghệ An, năm 2016. 2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, năm 2016. 3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp trong phòng chốngvà điều trị bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan. Từ đó đề xuất áp dụng các giải pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe người lao động một cách khả thi và có cơ sở khoa học.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng viêm mũi dị ứng của công nhân dệt may công nghiệp và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG THỰC TRẠNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG CỦA CÔNG NHÂN DỆT MAY CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Dịch Tễ Học Mã số: 62 72 01 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2018 2 Công trình được hoàn thành tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Minh Kỳ 2. GS.TSKH. Vũ Thị Minh Thục Phản biện 1: PGS.TS. Đào Xuân Vinh – Học viện Quân y Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Trần Anh – Trƣờng Đại học Y Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Doãn Ngọc Hải – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trƣờng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ARIA BHLĐ Allergic Rhinitis and its Impact Asthma - Tổ chức nghiên cứu tác động của viêm mũi dị ứng lên hen phếquản Bảo hộ lao động CysLTs Cysteinyl-leukotrienes DN Dị nguyên DNBB Dị nguyên bụi bông DNNN Dị nguyên nghề nghiệp HPQ Hen phế quản IR Index of Reactivity-Chỉ số phản ứng KAP Knowledge, attitude, practice (Kiến thức, thái độ, thực hành) KN-KT Kháng nguyên - kháng thể LTA4 Leukotriene A 4 LTRAs Anti leukotrienes - Thuốc kháng leukotrien MDĐH NLĐ Miễn dịch đặc hiệu Người lao động TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép VKM Viêm kết mạc VMDƯ Viêm mũi dị ứng VMDƯNN Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp WHO World Health Organization – Tổ chức y tế thế giơi 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì làm việc trong môi trường nhiều bụi bông và tiếp xúc với bụi bông trong thời gian liên tục nên công nhân dễ mắc các bệnh dị ứng nghề nghiệp như: Viêm mũi dị ứng, Hen phế quản...Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát môi trường lao động và bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân dệt may,tuy nhiên chưa có công trình nào đánh giá hiệu quả can thiệp trong phòng chống và điều trị bệnh, đặc biệt là rửa mũi bằng nước muối sinh lý cũng như xịt mũi bằng thuốc Avamys. Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt may công nghiệp và Hiệu quả một số giải pháp can thiệp, năm 2016” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng môi trường lao động, bệnh viêm mũi dị ứng và một số yếu tố liên quan đến bệnh của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, Nghệ An, năm 2016. 2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, năm 2016. 3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp trong phòng chốngvà điều trị bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan. Từ đó đề xuất áp dụng các giải pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe người lao động một cách khả thi và có cơ sở khoa học. * Những đóng góp mới của luận án: Đây là luận án đầu tiên sử dụng phương pháp rửa mũi và xịt mũi Avamys để phòng và điều trị bệnh Viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt may công nghiệp * Bố cục luận án: Luận án có 126 trang bao gồm: Đặt vấn đề: 02 trang; Tổng quan: 36 trang; Phương pháp nghiên cứu: 23 trang; Kết quả nghiên cứu: 29 trang; Bàn luận: 33 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang. Luận án có 35 bảng, 11 hình và 118 tài liệu tham khảo. 5 Chƣơng 1 TỔNGQUAN 1.1. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN a. Thực trạng môi trƣờng lao động Các yếu tố vi khí hậu tác động trực tiếp đến sức khỏe của công nhân dệt may công nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió trong xưởng sản xuất. Khi nhiệt độ tăng, tốc độ gió giảm cũng như độ ẩm cao công nhân mất nước, mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh về hô hấp.Bụi bông phát sinh trong quá trình sản xuất có thể gây nên các bệnh hô hấp như Viêm mũi dị ứng, Hen phế quản, Bệnh phổi bụi bông. Các nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ bụi cao, tỷ lệ mắc Viêm mũi dị ứng ở công nhân tăng lên. b. Tình hình bệnh viêm mũi dị ứng Ở Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ VMDƯ chiếm từ 10 -18% dân số. Ở Nhật, thường xuyên có 20% dân số bị mắc chứng VMDƯ.Theo Kim BK và cộng sự (2014) tại Hàn Quốc tỷ lệ VMDƯ là13,3%.Tại Trung quốc, nghiên cứu Su N, Lin J và cộng sự cho thấy tỷ lệ viêm mũi dị ứng là 17,6%. Chaari và cộng sự (2009) nghiên cứu tại Pháp cho thấy có 8,5% công nhân dệt mayviêm mũi dị ứng. Nghiên cứu của Vũ Minh Thục, Phạm Văn Thức năm 2002 tỷ lệ viêm mũi dị ứng nghề nghiệp do bụi bông là 32,5% c. Các yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt may Có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt may bao gồm: Vi khí hậu, giới tính, tuổi, tuổi nghề, tình trạng sử dụng khẩu trang và KAP. Ở điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao cũng như nồng độ bụi cao, nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng tăng. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng cũng liên quan chặt chẽ đến tuổi, thâm niên công tác cũng như việc dự phòng cá nhân. Các công nhân có kiến thức thái độ thực hành với bệnh trước đó ít có nguy cơ mắc bệnhnày hơn. 1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng Viêm mũi dị ứng đặc trưng biểu hiện ở các triệu chứng sau: ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi trong và ngạt tắc mũi. Tuy nhiên, ở mỗi bệnh nhân thì mức độ biểu hiện các triệu chứng là khác nhau. Qua thăm khám lâm sàng các bệnh nhân viêm mũi dị ứng, đặc biệt là nội soi, thấy các biểu hiện sau: niêm mạc mũi biến đổi từ tím nhạt đến nhạt màu; cuốn mũi dưới nề, quá phát; hốc mũi có nhiều dịch tiết. Ngoài ra có thể quan sát thấy các biểu hiện dị hình vách ngăn và polip mũi. 6 Ở các bệnh nhân dị ứng, viêm mũi dị ứng thường kết hợp với biểu hiện dị ứng ở các cơ quan khác như: viêm kết mạc dị ứng (ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, sưng mắt), hen phế quản và chàm thể tạng (nổi các ban đỏ dạng dị ứng). 1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng a. Test lẩy da: là xét nghiệm cơ bản và được thực hiện đầu tiên để chẩn đoán viêm mũi dị ứng. Nếu các tế bào mast ở dưới da của bệnh nhân mang trên bề mặt chúng các IgE đặc hiệu với di nguyên này thì các tế bào sẽ thoát hạt gây ra phản ứng sẩn ngứa trong 10-15 phút sau khi lẩy da. b. Định lượng IgE: hàm lượng IgE người bình thường dưới 100 IU/ml, ở bệnh nhân VMDƯhàm lượng IgE tăng cao. Sau điều trị hàm lượng IgE giảm xuống. c. Định lượng Ig G: là kháng thể bảo vệ thay thế cho kháng thể dị ứng IgE. Các IgG có tác dụng bảo vệ cơ thể: ngăn không cho IgE gắn vào các tế bào mast và basophil, do đó không gây ra hiện tượng thoát hạt của tế bào. Sau điều trị sau điều trị lượng IgG tăng lên. 1.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG Ở CÔNG NHÂN a. Biện pháp dự phòng cá nhân (đeo khẩu trang) Là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa các yếu tố có hại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ NLĐ. Đối với công nhân dệt may, đeo khẩu trang lúc làm việc là phương pháp hữu hiệu để giảm mắc các bệnh đường hô hấp. b.Rửa mũi: Rửa mũi (Nasal Irrigation) là một thủ thuật vệ sinh cá nhân thực hiện bằng cách bơm đầy hốc mũi bằng nước muối ấm. Mục đích của rửa mũi là làm sạch bụi bẩn, các chất nhầy dư thừa, các mảnh mô nhỏ, làm ẩm hốc mũi và thiết lập lại trạng thái sinh lý của hệ thống niêm mạc mũi, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh mũi xoang. Hiện nay, có nhiều phương pháp rửa mũi, trong đó thủ thuật Netti (netti pot) được kiểm chứng lâm sàng và được công nhận là an toàn, có ích và không có tác dụng phụ nào đáng kể. c. Giải pháp xịt mũi bằng Avamys Đây là một sản phẩm thuốc xịt mũi chứa fluticasone furoate của hãng Glaxosmithkline, được đưa vào thị trường năm 2009. Các nghiên cứu cho thấy Avamys giúp cải thiện các triệu chứng ở mũi và mắt được duy trì hơn 24 giờ sau khi dùng thuốc một lần mỗi ngày. 7 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại02 Nhà máy thuộc Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, tỉnh Nghệ An: Nhà máy may Halotex và Nhà máy Sợi Hoàng Thị Loan. 2.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08/2016 đến tháng 08/2017. 2.3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mô tả là môi trường lao động và công nhân may. Đối tượng nghiên cứu can thiệp được chọn từ số công nhân viêm mũi dị ứng. 2.4. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau. 2.5. Cỡ mẫunghiên cứu 2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả * Cỡ mẫu cho nghiên cứu sức khỏe của công nhân: Cỡ mẫu: được tính theo công thức sau: [22] n: Cỡ mẫu nghiên cứu làm tròn 900 công nhân; α: 0,05; Z1-α/2: 1,96;p = 0,32. Thực tế lấy tất cả1040 công nhân * Cỡ mẫu cho nghiên cứu xét nghiệm môi trường: theo công thức: n= Z 2 1-α/2 n:cỡ mẫu nghiên cứu là 30; : giá trị trung bình trong nghiên cứu về bụi môi trường của Nguyễn Đình Dũng = 15 mg/m3 không khí [16]; s: độ lệch chuẩn cũng trong nghiên cứu này s = 6; ε: mức sai lệch tương đối giữa các tham số mẫu và tham số quần thể. Ấn định ε = 0,15. 2.5.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp n = 𝑍 1− 𝛼 2 2𝑝 1−𝑝 + 𝑍1−𝛽 𝑝1 1−𝑝1 + (𝑝2(1− 𝑝2) 2 𝑝1− 𝑝2 2 Trong đó: n: là cỡ mẫu tối thiểu, số bệnh nhân có 1 trong 4 triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng trong giai đoạn can thiệp (gọi chung là bệnh viêm mũi dị ứng). Z = 1,96; Z1- = 0,84 (β = 0,20, lực mẫu thường được lựa chọn là 80%) p1: Lấy theo kết quả điều tra ban đầu của chúng tôi trong nghiên cứu này (Bảng 3.25): Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 trong 4 triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng nghề 2 2 )X ( s  X X )2/1(  2 1 /2 p(1 p) 2d n Z   8 nghiệp trước can thiệp là hắt hơi 77% (p1 = 0,77); ngứa mũi 75% (p1 = 0,75); tắc mũi 54% (p1 = 0,54); chảy mũi 30% (p1 = 0,30). p2: Ước lượng sau can thiệp mong muốn tỷ lệ bệnh nhân có 1 trong 4 triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân sẽ giảm được 23%. Do vậy, p2(hắt hơi) = 0,54 (54%); p2(ngứa mũi) = 0,52 (52%); p2(tắc mũi) = 0,31 (31%); p2(chảy mũi) = 0,07 (7%). Thay các số liệu vào,kết quả tính được: n(hắt hơi) = 52 người; n(ngứa mũi) = 54 người; n(tắc mũi) = 54 người; n(chảy mũi) = 35 người. Chọn mẫu tối thiểu lớn nhất là n = 54 bệnh nhân. Trong thực tế số lượng công nhân mỗi nhóm đạt tiêu chuẩn, không bỏ cuộc và thực hành tốt bền vững trong các nhóm để đưa và phân tích thống kê: nhóm 1 (AVAMYS + rửa mũi) =54; nhóm 2 (Truyền thông giáo dục sức khỏe + Bảo hộ lao động) = 37 người. 2.6. Cách thức tiến hành nghiên cứu a. Cách thức tiến hành nghiên cứu mục tiêu 1 và 2: + Đo đạc các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, nồng độ bụi của môi trường lao động. + Khám sức khỏe tổng quát và nội soi tai mũi họng để xác định tỷ lệ viêm mũi dị ứng, tình trạng viêm mũi họng chung, polip mũi và dị dạng vách ngăn mũi. + Tiến hành Prick test, định lượng IgE, IgG. + Hỏi bệnh để xác định tiền sử hen phế quản, nổi ban đỏ. + Phỏng vấn để xác định thâm niên công tác, thời gian làm việc mỗi ngày, tình trạng sử dụng khẩu trang, kiến thức thái độ thực hành về bệnh viêm mũi dị ứng. b. Cách thức tiến hành nghiên cứu mục tiêu 3 + Lựa chọn đối tượng viêm mũi dị ứng thành 2 nhóm can thiệp: nhóm 1 gồm 34 đối tượng được giáo dục truyền thông và đeo khẩu trang y tế; nhóm 2 gồm 54 đối tượng được rửa mũi bằng nước muối sinh lý và xịt mũi Avamys. + Khám nội soi lại sau 6 tháng can thiệp để xác định lại các biểu hiện lâm sàng và định lượng lại các IgE, IgG. Từ đó tính ra hiệu quả can thiệp. 9 Chƣơng 3 KẾTQUẢNGHIÊNCỨU 3.1. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 3.1.1. Môi trƣờng lao động 3.1.1.1. Vi khí hậu Bảng 3.1. Kết quả đo vi khí hậu tại các nhà máy STT Vị trí đo Số mẫu đo Nhiệt độ trung bình (X±SD) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) QCVN 26/2016/TT- BYT 20 – 34oC 40 -80 0,1 – 1,5 A. Nhà máy Sợi HTL X ± SD X ± SD X ± SD 1 Ngoài trời 03 33,17 ± 2,3 68,9 ± 6,02 0,55 ± 0,1 2 Nhà máy sợi I Khu máy Bông 12 33,21 ± 1,06 69,78 ± 3,79 0,32 ± 0,09 Khu máy chải 12 34,53 ± 0,96 61,98 ± 3,5 0,47 ± 0,1 Khu máy ghép thô 09 34,18 ± 0,91 65,49 ± 4,51 0,36 ± 0,07 Khu máy con 09 36,52 ± 1,05 56,06 ± 6,37 0,43 ± 0,09 Khu máy nối 03 35,43 ± 0,96 64,53 ± 3,59 0,95 ± 0,06 3 Nhà máy sợi II Khu máy bông 03 32,57 ± 1,79 65,23 ± 1,79 0,26 ± 0,01 Khu máy OE 12 33,38 ± 2,15 67,75 ± 7,79 0,36 ± 0,09 B. Nhà máy may Halotexco 1 Ngoài trời 03 38,87 ± 1,27 76,13 ± 5,32 1,12 ± 0,18 2 Phân xưởng May I Phân xưởng cắt 03 31,7 ± 1,1 70,93 ± 1,68 0,48 ± 0,01 Khu vực chọn và để phôi 03 30,03 ± 0,35 76,53 ± 2,68 0,62 ± 0,01 Các tổ máy 12 29,59 ± 1,06 76,97 ± 2,26 0,62 ± 0,13 Khu vực bao gói 03 29,37 ± 0,65 78,73 ± 0,67 0,87 ± 0,03 3 Phân xưởng May II Phân xưởng cắt 03 30,5 ± 0,61 76,44 ± 2,00 0,59 ± 0 Khu vực chọn và để phôi 03 33,97 ± 0,49 75,53 ± 1,65 0,63 ± 0,04 Các tổ máy 12 30,42 ± 2,36 77 ± 2,05 0,5 ± 0,05 Khu vực bao gói 03 30,3 ± 1,04 73,97 ± 2,3 0,37 ± 0,03 4 Nhà máy Sợi Các máy MURATA 09 33,5 ± 0,74 73,21 ± 2,06 0,25 ± 0,02 Các máy KAMITSU 06 32,98 ± 0,87 73,98 ± 2,31 0,2 ± 0,01 Khu vực thành phẩm 03 32,87 ± 1,5 74,1 ± 1,68 0,16±0,006 10 Nhận xét: Chỉ số nhiệt độ tại 4/5 vị trí đo được trong nhà xưởng Nhà máy sợi I HTL vượt quá giới hạn cho phép quy định trong QCVN 26/2016/TT-BYTgồm: Khu máy chải (34,53 ± 0,96); Khu máy ghép thô (34,18 ± 0,91); Khu máy con (36,52 ± 1,05) và Khu máy nối (35,43 ± 0,96). Tại các vị trí còn lại của cả 2 nhà máy các chỉ số về nhiệt độ đạt dưới tiêu chuẩn cho phép.Độ ẩm trung bình và tốc độ gió tại tất cả các điểm đo đạt TCVSCP. 3.1.1.2.Bụi trong môi trường lao động Bảng 3.2: Bụi bông trong môi trƣờng lao động công ty STT Vị trí đo Bụi bông (mg/m3) X ± SD QCVN 26/2016/TT-BYT 1 (mg/m 3 ) A. Nhà máy Sợi Hoàng Thị Loan 1 Nhà máy sợi I Khu máy Bông 1,34 ± 0,24 Khu máy chải 0,62 ± 0,09 Khu máy ghép thô 0,74 ± 0,06 Khu máy con 0,58 ± 0,11 Khu máy nối 0,72 ± 0,02 2 Nhà máy sợi II Khu máy bông 0,75 ± 0,03 Khu máy OE 0,57 ± 0,12 B. Nhà máy may Halotexco 1 Phân xưởng May I Phân xưởng cắt 0,62 ± 0,03 Khu vực chọn và để phôi 0,35 ± 0,04 Các tổ máy 0,39 ± 0,06 Khu vực bao gói 0,38 ± 0,02 2 Phân xưởng May II Phân xưởng cắt 0,75 ± 0,03 Khu vực chọn và để phôi 0,43 ± 0,01 Các tổ máy 0,36 ± 0,12 Khu vực bao gói 0,44 ± 0,02 3 Nhà máy Sợi Các máy MURATA 0,79 ± 0,06 Các máy KAMITSU 0,8 ± 0,06 Khu vực thành phẩm 0,69 ± 0,04 11 Nhận xét: nồng độ bụi bông trung bình cao nhất được xác định tại Khu máy Bông thuộc Nhà máy sợi I, Công ty Dệt may Hoàng Thị Loan (1,34 ± 0,24mg/m3) và vượt TCVSCP (01 mg/m 3); đặc biệt tại 11/12 mẫu đo đều vượt TCVSCP, chỉ có 01 mẫu cho kết quả 0,951 mg/m3 dưới TCVSSP, nhưng cũng rất cao, xấp xỉ TCVSCP. Các khu, nhà máy còn lại đều có nồng độ bụi bông thấp hơn TCVSCP (01 mg/m3). 3.1.2. Thực trạng Viêm mũi dị ứng và một số yếu tố liên quan Bảng 3.3. Tỉ lệ bệnh viêm mũi dị ứng (n = 1040) Viêm mũi dị ứng Nhà máy Sợi HTL Nhà máy May Halotexco Toàn công ty Tần số % Tần số % Tổng số % Mắc bệnh VMDƯ 146 26,7 171 34,7 317 30,5 Không mắc bệnh 401 73,3 372 65,3 723 69,5 Tổng 547 100 493 100 1040 100 Nhận xét: Tỷ lệ của toàn công ty là 30,5% trong đó tỉ lệ viêm mũi dị ứngnhà máy sợi Hoàng Thị Loan và công ty may Halotexco lần lượt là 26,7% và 34,7%. Bảng 3.4. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và giới tính(n=317) Cơ sở khảo sát Giới tính Viêm mũi dị ứng Không VMDƯ OR 95%CI Tần số % Tần số % Nhà máy sợi HTL Nữ 73 25,8 210 74,2 0,91 0,62 – 1,33 Nam 73 27,7 191 72,3 Nhà máy May Halotexco Nữ 158 36,4 276 63,6 2,03 1,06-3,86 Nam 13 22,0 46 78,0 Toàn Công ty Nữ 231 32,2 486 67,8 1,31 1,01 – 1,75 Nam 86 26,6 237 73,4 Nhận xét:tại Nhà máy may Halotexco, nữ công nhân có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao gấp 2,03 lần so với nam công nhân (p<0,05), đồng thời tại toàn bộ Công ty Hoàng Thị Loan, nữ công nhân có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn nam công nhân 1,31 lần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.5. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và lứa tuổi(n=1040) Lứa tuổi Viêm mũi dị ứng Không VMDƯ OR 95%CI Tần số % Tần số % 18 - 29 107 26,6 295 73,4 1 30 – 39 149 31,6 323 68,4 1,27 0,95 – 1,71 40 – 49 52 39,4 80 60,6 1,79 1,19 – 2,71 > 50 9 26,5 25 73,5 0,99 0,45 – 2,19 12 Nhận xét: Công nhân ở nhóm tuổi 30-39 tuổi có nguy cơ viêm mũi dị ứng cao gấp 1,27 lần so với nhóm dưới 30 tuổi với khoảng tin cậy 95% của ORlà 0,95 – 1,71 (p>0,05); nhóm 40-49 tuổi có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao gấp 1,79 lần so với nhóm dưới 30 tuổi với khoảng tin cậy 95% của OR là 1,19 – 2,71 (p=0,006). Bảng 3.6. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và 2 nhóm tuổi (n=1040) Nhóm tuổi Viêm mũi dị ứng Không VMDƯ OR 95%CI Tần số % Tần số % ≥ 30 tuổi 210 32,9 428 67,1 1,35 1,03 – 1,78 Dƣới 30 tuổi 107 26,6 295 73,4 Nhận xét: Công nhân trên 30 tuổi có nguy cơ mắc VMDƯ cao gấp 1,35 lần so với nhóm dưới 30 tuổi với p<0,05 (OR = 1,35; 95%CI: 1,03 – 1,78). Bảng 3.7. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và tuổi nghề (n=1040) Tuổi nghề Viêm mũi dị ứng Không VMDƯ OR 95%CI Tần số % Tần số % < 5 năm 121 27,9 312 72,1 1 5-<10 năm 48 27,3 128 72,7 0,97 0,65 – 1,43 10-20 năm 87 32,8 178 67,2 1,26 0,91 – 1,48 > 20 năm 61 36,7 105 63,3 1,50 1,03 – 2,20 Nhận xét: Nhóm công nhân có tuổi nghề 10 đến dưới 20 năm có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao gấp 1,26 lần so với nhóm có tuổi nghề dưới 5 năm với khoảng tin cậy 95% của OR là 0,91 – 1,48; nhóm từ 20 năm trở lên có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao gấp 1,50 lần so với nhóm dưới 5 năm tuổi nghề với khoảng tin cậy 95% của tỷ suất chênh (OR) là 1,03 – 2,20 (p=0,038). Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tình trạng sử dụng khẩu trang của công nhân và viêm mũi dị ứng (n=1040) Sử dụng khẩu trang Viêm mũi dị ứng Không VMDƯ OR 95%CI Tần số % Tần số % Không dùng khẩu trang 24 27,6 63 72,4 0,858 0,53 – 1,40 Có dùng khẩu trang 293 30,7 660 69,3 Không thường xuyên 53 29,1 129 70,9 0,924 0,65 – 1,31 Có dùng thường xuyên 264 30,8 594 69,2 Dùng khẩu trang thường 291 32,2 612 67,8 2,030 1,29 – 3,18 Khẩu trang chuyên dụng 26 19,0 111 81,0 13 Nhận xét: Công nhân dùng khẩu trang thường có nguy cơ mắc VMDƯ cao gấp 2,03 lần so với những công nhân dùng khẩu trang chuyên dụng với p<0,05. Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc trong 1 ngày với bụi tại các phân xƣởng của công nhân và viêm mũi dị ứng (n=1040) Thời gian tiếp xúc Viêm mũi dị ứng Không VMDƯ OR 95%CI Tần số % Tần số % Từ 8 giờ trở lên 298 31,8 640 68,2 2,034 1,21 – 3,41 Dưới 8 giờ 19 18,6 83 81,4 Nhận xét: Công nhân có thời gian tiếp xúc với bụi > 8 h mỗi ngày có nguy cơ VMDƯ cao gấp 2,03 lần so với những công nhân có thời gian tiếp xúc với bụi dưới 8 giờ trong 1 ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tiền sử bị hen phế quản và viêm mũi dị ứng (n=317) Tiền sử bị hen phế quản Viêm mũi dị ứng Không VMDƯ OR 95%CI Tần số % Tần số % Có tiền sử bị hen 3 33,3 6 66,7 1,14 0,29 – 4,60 Không có tiền sử hen 314 30,5 717 69,5 Nhận xét:Công nhân có tiền sử bị hen có nguy cơ VMDƯ cao gấp1,14 lần so với những công nhân không bị hen trong quá khứ, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% của OR là 0,29 – 4,60, p>0,05. Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tiền sử nổi dát đỏ và viêm mũi dị ứng (=317) Tiền sử nổi dát đỏ Viêm mũi dị ứng Không VMDƯ OR 95%CI Tần số % Tần số % Có nổi dát đỏ 91 44,4 114 55,6 2,15 1,57 – 2,95 Không nổi dát đỏ 226 27,1 609 72,9 Nhận xét:Công nhân có tiền sử nổi dát đỏ có nguy cơ VMDƯ cao gấp2,15 lần so với không nổi dát đỏ trong quá khứ, sự khác biệt trong nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng này có ý nghĩa
Luận văn liên quan