Hiện nay, theo thống kê, tỷ lệ người mất ngủ cấp và mãn tính trên thế giới
thay đổi từ 3,9-22%. Ở Việt Nam, tính theo tỷ lệ chung với 10% thì cả
nước có gần 9,5 triệu người mất ngủ mãn tính. Mất ngủ dẫn tới nhiều
bệnh như lo lắng, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tăng lipid máu. Thuốc
điều trị mất ngủ có nguồn gốc hóa dược như BDZ có nhiều tác dụng phụ
như lệ thuốc, té ngã, buồn ngủ, sa sút trí tuệ, tử vong. Vì vậy, việc tìm
kiếm dược liệu cho điều trị bệnh mất ngủ là rất cần thiết. Ở Việt nam,
Valeriana hardwckii (Nữ lang) dùng trị mất ngủ nhưng có ít tài liệu
nghiên cứu về Valeriana hardwickii. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu thành
phần hóa học cây Nữ lang Hardwicke (Valeriana hardwickii Wall.-
Valerianaceae)” được tiến hành nhằm tìm ra và chứng minh giá trị y học
của cây thuốc này và so sánh với các loài đã dùng trên thế giới nhằm tăng
cường nguồn thảo dược trong điều trị chứng mất ngủ cho người Việt Nam
và nâng cao giá trị của dược liệu nước nhà.
Đề tài bao gồm các mục tiêu như sau:
- Khảo sát hình thái, vi phẫu, bột dược liệu và phân tích ADN.
- Phân tích sơ bộ thành phần hóa học, phân tích thành phần hóa học
bằng sắc ký lớp mỏng, bằng sắc ký lỏng, bằng sắc ký khí. Các phân
tích này có so sánh với V. officinalis.
- Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các thành phần có trong Nữ
lang Hardwicke.
- Định luợng các thành phần có trong Nữ lang Hardwicke bằng UPLC.
- Tiến hành thử hoạt tính sinh học của cao chiết và hợp chất phân lập
được từ Nữ lang Hardwicke
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ Dược học - Nghiên cứu thành phần hóa học cây nữ lang hardwicke, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY NỮ LANG HARDWICKE
(Valeriana hardwickii Wall. Valerianaceae)
Chuyên ngành: Dược học cổ truyền
Mã số: 62720406
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Hùng
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh gía luận án cấp trường họp tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
vào hồi ..giờ.ngày.tháng..năm .
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
- Thư viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
1. Huỳnh Lời, Trần Thị Bảo Châu, Trần Hùng (2011), “Nghiên cứu về
cây Nữ lang Harwicke I: Khảo sát thực vật học cây Nữ lang Hardwicke
(Valeriana hardwickii Wall. Valerianaceae)”, Tạp chí Y Học Thành
Phố Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 612-616.
2. Loi Huynh, Hung Tran, Thomas Pacher, Johannes Novak (2013),
“Comparative analysis of the essential oils of Valeriana hardwickii
Wall. from Vietnam and Valeriana officinalis from Austria”. Journal
of Essential Oil Research, 25(5), pp. 409-414.
3. Huỳnh Lời, Bùi Ngọc Thảo Trang, Trần Hùng (2014), “Nghiên cứu về
cây Nữ lang Hardwicke II: Phân lập terpenoid từ thân và thân rễ Nữ
lang Hardwicke Valeriana hardwickii”, Tạp chí Tạp chí Y Học Thành
Phố Hồ Chí Minh, 18(2), tr. 478-480.
4. Huỳnh Lời, Nguyễn Hữu Chí, Rudolf Moldzio, Trần Hùng (2015),
“Nghiên cứu về cây Nữ lang Hardwicke III: Độc tính trên dòng tế bào
thần kinh của isovaleroxyvaltrat hydrin và linarin phân lập từ Nữ lang
Hardwicke (Valeriana hardwickii wall. Valerianaceae) và tác dụng
chống oxy hóa của Valeriana hardwickii và Valeriana officinalis”.
Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 19(3), tr. 574-580.
5. Huỳnh Lời, Bùi Khương Duy, Nguyễn Thị Phú, Võ Phùng Nguyên,
Trần Hùng (2015). “Acute toxicity and anxiolytic, tranquilizing-like
effect of Valeriana hardwickii extract in mice”, Journal of Medicinal
Materials - Hanoi (Tạp chí Dượcc Liệu), 20 (3), tr. 186-192.
6. Huỳnh Lời, Trần Hùng (2015), “Chemical constituents of Valeriana
hardwickii Wall”. Proceeding of Asean PharmNET I, Bangkok, pp.
274-279.
7. Loi Huynh, Hung Tran, Markus Bacher and Thomas Pacher (2016),
“Iridoids and flavonoids from Valeriana hardwickii Wall.”, Journal of
Pharmacognosy and Phytochemistry”, 5(3), pp. 245-248.
24
4. Thử nghiệm tác dụng sinh học
Tác dụng chống oxy hóa với DPPH của rễ, thân, và lá quy theo Trolox lần
lượt là 9,11; 6,53 và 13,71 mg/g ở V. hardwickii so với 15,76; 10,25 và 30,85
mg/g ở rễ, thân, lá loài V. officinalis. Tác dụng chống oxy hóa với FRAP trên
rễ; thân, lá tính theo Trolox lần lượt là 1,12; 0,69; 1,87 mg/g ở V. hardwickii;
so với 1,84; 0,97; 3,43 mg/g trên rễ; thân, lá loài V. officinalis.
Linarin, isovaleroxy valtrat hydrin không gây độc trên dòng tế bào
Neuroblastoma N18TG2 ở các nồng độ 0,01; 0,1; 1 và 10 g/ml. Hợp chất
6,10,11-trihydroxy dihydronepetalacton (THDN) không gây độc trên các
dòng tế bào MDA-MB 231, HCT 116 và Leukemia ở các nồng độ 5 g/ml
và 50 g/ml.
Các cao chiết nước, cao chiết EtOH 45% và cao DCM của V. hardwickii
không gây độc tính cấp trên chuột với liều Cao DCM, cao EtOH 45% và cao
nước lần lượt là 5000; 11900 và 14640 mg/kg chuột. Kết quả thử nghiệm
các cao trên mô hình môi trường mở, hai ngăn sáng tối và bơi gắng sức đã
cho thấy các cao chiết có tác dụng an thần, giải lo âu trên chuột với liều 1/10
và 1/20 liều thử độc tính cấp.
KIẾN NGHỊ
Các kết quả đạt được nêu trong luận án là cơ sở khoa học để thực hiện các
hướng nghiên cứu tiếp theo cho dược liệu Nữ lang V. hardwickii:
1. Phân lập thêm các thành phần trong Nữ lang V. hardwickii, đặc biệt là
các iridoid, lignan.
2. Xác định các thành phần chưa xác định trong sắc ký khí.
3. Nghiên cứu các điều kiện trồng trọt để sản xuất các chế phẩm từ duợc
liệu này, thay thế cho V. officinalis ngoại nhập.
4. Khảo sát tác dụng sinh học trên các thử nghiệm in vitro và in vivo các
cao chiết về tác dụng khác của dược liệu này như kháng viêm, tiểu
đường.
5. Áp dụng phương pháp định lượng bằng UPLC-PDA để định lượng các
mẫu thu thập các nơi.
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, theo thống kê, tỷ lệ người mất ngủ cấp và mãn tính trên thế giới
thay đổi từ 3,9-22%. Ở Việt Nam, tính theo tỷ lệ chung với 10% thì cả
nước có gần 9,5 triệu người mất ngủ mãn tính. Mất ngủ dẫn tới nhiều
bệnh như lo lắng, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tăng lipid máu. Thuốc
điều trị mất ngủ có nguồn gốc hóa dược như BDZ có nhiều tác dụng phụ
như lệ thuốc, té ngã, buồn ngủ, sa sút trí tuệ, tử vong. Vì vậy, việc tìm
kiếm dược liệu cho điều trị bệnh mất ngủ là rất cần thiết. Ở Việt nam,
Valeriana hardwckii (Nữ lang) dùng trị mất ngủ nhưng có ít tài liệu
nghiên cứu về Valeriana hardwickii. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu thành
phần hóa học cây Nữ lang Hardwicke (Valeriana hardwickii Wall.-
Valerianaceae)” được tiến hành nhằm tìm ra và chứng minh giá trị y học
của cây thuốc này và so sánh với các loài đã dùng trên thế giới nhằm tăng
cường nguồn thảo dược trong điều trị chứng mất ngủ cho người Việt Nam
và nâng cao giá trị của dược liệu nước nhà.
Đề tài bao gồm các mục tiêu như sau:
- Khảo sát hình thái, vi phẫu, bột dược liệu và phân tích ADN.
- Phân tích sơ bộ thành phần hóa học, phân tích thành phần hóa học
bằng sắc ký lớp mỏng, bằng sắc ký lỏng, bằng sắc ký khí. Các phân
tích này có so sánh với V. officinalis.
- Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các thành phần có trong Nữ
lang Hardwicke.
- Định luợng các thành phần có trong Nữ lang Hardwicke bằng UPLC.
- Tiến hành thử hoạt tính sinh học của cao chiết và hợp chất phân lập
được từ Nữ lang Hardwicke
2. Tính cấp thiết của đề tài
Việc tìm kiếm dược liệu cho điều trị bệnh mất ngủ là rất cần thiết. Nước
ta có có nguồn tài nguyên thực vật phong phú. với trên 12000 loài là
nguồn dược liệu quý dùng trong các bệnh trong đó có bệnh mất ngủ. Các
loài thuộc chi Valeriana được dùng phổ biến để điều trị mất ngủ, lo âu,
chữa chứng đau dạ dày-ruột và được dùng từ lâu ở các nước châu Âu
2
cũng như châu Á.Valerian ngày nay đã được đưa vào các chuyên luận
Dược điển các nước và các tài liệu chính thống về điều trị. Việc dùng
Valerian ít tác dụng phụ, tương đương với placebo. Do những lý do trên,
đề tài được thực hiện trên loài Valeriana hardwickii nhằm làm sáng tỏ
thành phần cũng như tác dụng dược lý của dược liệu này.
3. Những đóng góp mới của luận án
3.1. Thực vật học
Việc phân tích ADN của V. hardwickii với mã số định danh KX356086.1
trên trang thư viện gen của Mỹ (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore)
là lần đầu tiên được thực hiện với gen ITS. Với bản đồ gen được công
bố, các nhà nghiên cưú thực vật có cơ sở dữ liệu để so sánh, xác định và
phân loại các loài trong chi Valeriana.
3.2. Phân tích các thành phần
- Phân tích bằng sắc ký lớp mỏng được tiến hành trên loài V. hardwickii
và V. officinalis. Phân tích này giúp làm sáng tỏ các thành phần hóa học
trong V. hardwickii đồng thời phân tích so sánh với dược liệu được
nghiên cứu nhiều là V. officinalis nhằm giúp cho hiểu rõ hơn sự tương
đồng về hóa học và có thể tương đồng về tác dụng dược lý.
- Phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao cũng lần đầu tiên được tiến
hành để định tính các thành phần hóa học trong V. hardwickii và có so
sánh với V. officinalis. Phân tích HPLC góp phần làm sáng tỏ sự tương
đồng về hóa học của hai dược liệu này.
- Phân tích bằng sắc ký khí cũng là phân tích mới trên loài V. hardwickii
ở Việt nam. Ngoài loài này, phương pháp này cũng đã được tiến hành
trên V. officinalis. Kết quả cũng đã cho thấy các thành phần giống nhau
và khác nhau của hai dược liệu này. Phân tích này đã được công bố trên
tạp chí quốc tế chuyên ngành về sắc ký khí giúp cho các nhà hóa học có
cơ sở dữ liệu về các kiểu hóa học (chemotype) của cả hai loài này.
3.3. Phân lập và thử tác dụng sinh học các hợp chất phân lập
- Trong nghiên cứu này, có 3 chất là các flavonoid lần đầu tiên tìm thấy
trong chi Valeriana, đó là neobudofficid, rhoifolin, neodiosmin. Ngoài
23
cưú thực vật có cơ sở dữ liệu để xác định loài và so sánh với các loài khác
thuộc chi Valeriana.
2. Nghiên cứu hóa học
Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học cho thấy V. hardwickii có tinh
dầu, terpenoid, polyphenol.
Kết quả phân tích bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy trong V. hardwickii có các
thành phần terpenoid (tinh dầu, triterpen, iridoid), polyphenol. So sánh
với V. officinalis cho thấy 2 loài có 6 thành phần tương tự nhau và 2 thành
phần khác biệt. Phân tích bằng HPLC cho thấy lá V. hardwickii chủ yếu có
polyphenol, trong thân và rễ ngoài polyphenol còn có iridoid. Trong rễ V.
officinalis chủ yếu chứa các dẫn chất thuộc dẫn chất acid valerenic với hàm
lượng lớn trong khi đó rễ V. hardwickii với thành phần iridoid di-en là thành
phần chính. Phân tích thành phần bay hơi bằng GC/MS cho kết quả ở rễ,
thân, lá của loài V. hardwickii có số thành phần được xác định tương ứng là
62, 31, 31, trong khi đó trong rễ V. officinalis có 55 thành phần.
Từ V. hardwickii, đã phân lập được 11 hợp chất, tất cả đều là lần đầu tiên
được phân lập từ loài này (-sitosterol, daucosterol, linarin, neobudofficid,
rhoifolin, neodiosmin, acid oleanolic, acid ursolic, chlorvaltrat, isovaleroxy
valtrat hydrin và 6,10,11-trihydroxy dihydronepetalacton). Trong đó
6,10,11-trihydroxy dihydronepetalacton là hợp chất mới lần đầu được biết.
3. Định lượng các thành phần
Phenol toàn phần trong lá, thân và rễ tính theo acid caffeic lần lượt là 24,3;
17,4; 18,4 mg/g ở V. hardwickii; so với lá, thân và rễ lần lượt là 43,1; 16,0;
23,4 mg/g ở V. officinalis.
Phương pháp định lượng đồng thời linarin, rhoifolin, neobudofficid và acid
clorogenic bằng UPLC-PDA đã đuợc xây dựng với khoảng tuyến tính (R2 >
0,999; 0,05-120 gml), độ lặp lại (RSD < 2%), độ đúng đạt 90 – 107%.
Hàm lượng acid clorogenic, rhoifolin, neobudofficid và linarin trong mẫu lá
V. hardwickii lần lượt là 1,24; 0,69; 0,05; và 1,26%. Hàm luợng acid
clorogenic trong thân và rễ V. hardwickii lần lượt là 5,1% và 0,45%; so với
0,44% và 0,66% ở lá và rễ của V. officinalis.
22
được thử nghiệm tác dụng độc tế bào Leukemia, HCT 116 và MDA MB 231.
Kết quả cho thấy THDN không độc trên các dòng tế bào trên. Theo báo cáo
về hợp chất có cấu trúc tương tự là jatamin A, jatamin G, hexahydro-6-
hydroxy-7-(hydroxymethyl)-4-methylenecyclopenta[c]pyran-1(3H)-on,
villosid aglycon được phân lập từ V. wallichii. Ba chất đầu cũng đã được thử
tác dụng trên dòng tế bào ung thư nguời K562 và HepG2 và cho thấy không
có tác dụng ức chế trên các dòng tế bào này (IC50 > 50 M).
+ Về thử nghiệm độc tính cấp, an thần và giải lo âu trên cao chiết V.
hardwickii
Trong nghiên cứu này, tất cả chuột sống sót sau khi đã dùng cao chiết với
liều lượng khác nhau sau 14 ngày quan sát. Không có sự khác nhau giữa
nhóm uống cao chiết và nhóm chứng. Không có sự bất thường nào của cơ
quan chuột. Điều này cho thấy các cao chiết không có độc tính cấp và an
toàn trong sử dụng. Độc tính cấp ở liều 5000 mg/kg (DCM), 11900 mg/kg
(cao 45% EtOH) và cao nước với liều 14640 mg/kg của V. hardwickii được
xem là không phân loại độc tính khi liều 2 g/kg không gây chết hay triệu
chứng độc trên chuột. Theo tài liệu, các loài khác thuộc chi Valeriana như
Valeriana pavonii với liều 2000 mg/kg với cao EtOH, V. jatamansi với liều
10000 mg/kg, liều dùng của V. hardwickii trong nghiên cứu này cao hơn và
có thể an toàn hơn với các loài thuộc chi Valeriana nêu trên. Các nghiên cứu
khác cũng đã công bố về độc tính của V. officinalis cho thấy cao EtOH có
độc tính thấp với liều 3,3 g/kg (đường tiêm phúc mạc).
KẾT LUẬN
Sau quá trình 6 năm thực hiện đề tài (9/2010-9/2016) với các phương pháp
về thực vật học, hóa học và thử nghiệm sinh học, luận án đã hoàn thành các
nội dung nghiện cứu và đạt được tất cả các mục tiêu đề ra ban đầu.
1. Thực vật học của V. hardwickii
Hình thái thực vật của cây đã được mô tả chi tiết, các đặc điểm vi phẫu, bột
dược liệu đã được mô tả. Việc xác định ADN của V. hardwickii với mã số
KX356086.1 được đăng trên trang pubmed.com sẽ giúp cho các nhà nghiên
3
ra, có 5 chất lần đầu công bố trong loài V. hardwickii đó là chlorvaltrat,
isovaleroxyvaltrat hydrin, acid oleanolic, acid ursolic, linarin. Chúng
thuộc các nhóm iridoid, triterpenoid và flavonoid. Kết quả cũng đã được
đăng trên tạp chí quốc tế chuyên ngành về hóa học và dược liệu, giúp
cho các nhà nghiên cứu có dữ liệu về phổ học cũng như thành phần hóa
học của chi Valeriana.
- Công trình nghiên cứu cũng đã phân lập được chất mới lần đầu công bố
là 6,10,11-trihydroxy dihydronepetalacton. Hợp chất này cũng đã được
thử độc tính trên 3 dòng tế bào. Với chất mới này, cần được thử nghiệm
trên các mô hình tác dụng dược lý khác như tiểu đường, chống viêm,
kháng histamin nhằm tìm ra công dụng điều trị của nó.
- Linarin, isovaleroxy valtrat hydrin và 6,10,11-trihydroxy
dihydronepetalacton là các chất lần đầu được thử nghiệm độc tính trên
các dòng tế bào và kết quả là chúng không có tác dụng độc tế bào. Kết
quả này cho thấy sự an toàn trong sử dụng V. hardwickii.
3.4. Định lượng hàm lượng phenol toàn phần và thử nghiệm chống oxy hóa
Định lượng phenol toàn phần và thử tác dụng chống oxy hóa trên 2 mô
hình DPPH và FRAP cũng được tiến hành lần đầu tiên trên cả hai dược
liệu V. hardwickii và V. officinalis. Kết quả cho thấy hàm lượng các hợp
chất phenol và tác dụng chống oxy hóa của chúng.
3.5. Định lượng các flavonoid và acid clorogenic trong V. hardwickii và V.
officinalis
Lần đầu tiên phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng (UPLC-PDA)
được tiến hành xây dư5ng và định lượng đồng thời 3 flavonoid và acid
clorogenic. Phương pháp này đuợc dùng để định luợng các thành phần
này trong V. hardwickii và ứng dụng chúng để định lượng acid
clorogenic trong V. officinalis.
3.6. Thử nghiệm độc tính cấp, an thần và giải lo âu trên cao chiết V.
hardwickii
Tác dụng dược lý của V. hardwickii cũng lần đầu tiên được tiến hành
trên dược liệu V. hardwickii với các cao chiết nước, EtOH 45% và cao
4
DCM. Các cao này không gây độc tính cấp trên chuột. Kết quả đã cho
thấy các cao có tác dụng an thần, giải lo âu trên chuột. Tác dụng an thần,
giải lo âu cũng đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành dược liệu trong
nước.
4. Bố cục luận án
Luận án gồm 136 trang: Mở đầu 2 trang, tổng quan tài liệu 35 trang,
nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu 20 trang, kết quả nghiên
cứu 64 trang, bàn luận 12 trang, kết luận và đề nghị 3 trang. Luận án có
39 bảng, 56 hình, 15 biểu đồ, 6 sơ đồ, 151 tài liệu tham khảo gồm 8 tài
liệu tiếng Việt và 143 tài liệu tiếng Anh, 24 phụ lục thể hiện các kết quả
thực nghiệm.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Valeriana
Chi Valeriana thuộc họ Valerianaceae. Hiện nay được xếp vào họ
Caprifoliaceae. Họ Valerianaceae có khoảng 350 loài. Ở nước ta có 2
loài: V. hardwickii (Nữ lang) và V. jatamansi (Sì to).
Thành phần hóa học chính của các loài thuộc chi Valeriana chủ yếu chứa
tinh dầu, iridoid (valepotriat), triterpenoid, flavonoid, acid phenol,
lignan, alkaloid. Ngoài ra còn có amino acid (arginin, GABA, glutamin,
tyrosin), acid béo, cholin và các chất vô cơ khác.
1.2. Tổng quan về loài V. hardwickii
Trên thế giới V. hardwickii mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar,
Malaysia, Indonesia. Ở nuớc ta, Nữ lang (V. hardwickii) mọc ở Ô Quý
Hồ, Tả Giàng Phình, núi Hàm Rồng, Xà Xén, Sapa, Hà Giang (Đồng
Văn, Mèo Vạc), Quảng Nam (Trà My: Ngọc Linh), Kon Tum (Đắk Tô:
Ngọc Linh), Lâm Đồng (Đà Lạt).
Cho đến nay, nghiên cứu hoá học trên loài V. hardwickii không nhiều.
Năm 1989, Đỗ Ngọc Thanh và cộng sự đã phân lập được 2 thành phần
từ V. hardwickii ký hiệu là N1, N2 và chưa xác định được cấu trúc
21
Lần đầu tiên, một phương pháp định luợng được thiết lập dùng để định lượng
các thành phần bao gồm 3 flavonoid trong V. hardwickii và acid clorogenic
trong cả hai dược liệu V. hardwickii và V. officinalis.. Hiện nay vẫn chưa có
tài liệu nào công bố việc định lượng đồng thời các thành phần này trong
Valeriana. Trong nghiên cứu này, kết quả định lượng bằng UPLC-PDA cho
thấy acid clorogenic nhiều nhất trong thân V. hardwickii với hàm lượng
5,19% và thấp nhất trong lá V. officinalis 0,44%. Ngoài ra các flavonoid
được định lượng với hàm lượng tương ứng là acid clorogenic, rhoifolin,
neobudofficid, linarin 1,24%, 0,69%, 0,05%,1,26%. Trong một báo cáo về
định lượng thành phần này bằng phương pháp HPLC-PDA kết quả cho thấy
hàm lượng cao nhất trong toàn cây loài V. officinalis là 1,16%. Trong lá V.
hardwickii, hàm lượng linarin là 1,26% cao hơn hàm lượng trong V.
jatamansi với hàm lượng 0,24%. Dựa vào kết quả định lượng, thân V.
hardwickii là nguồn chiết xuất acid clorogenic và lá là nguồn để chiết linarin.
Kết quả xây dựng phương pháp này được dùng để định tính, định lượng các
thành trong V. hardwickii và góp phần xây dựng tiêu chuẩn cho dược điển
cho dược liệu này.
Về thử nghiệm sinh học
+ Về thử nghiệm chống oxy hóa
Khả năng chống oxy hóa cao nhất là dịch chiết lá, thấp nhất là dịch chiết
thân, điều này có thể do hàm lượng các hợp chất phenol trong các bộ phận ở
2 loài. Đã có một báo cáo trước đây về khả năng chống oxy hóa của V.
hardwickii trên DPPH với chất đối chiếu là acid ascorbic, tuy nhiên thử
nghiệm này chỉ khảo sát tòan cây và chiết riêng rẽ bằng dung môi khác nhau
là nước, EtOH, aceton, cloroform, hexan. Trong đó cao aceton và hexan có
tính chống oxy hóa cao nhất. Rễ V. officinalis cũng đã được thử nghiệm khả
năng chống oxy hóa với DPPH tính theo Trolox là 7,88 mM/100 g dược liệu
(19,7 mg/g) và với FRAP tính theo Trolox là 1,78 mM/100 g (4,45 mg/g),
kết quả này tương tự như kết qủa trong nghiên cứu này.
+ Về thử nghiệm độc tính các hợp chất phân lập được trong V. hardwickii
Trong nghiên cứu này, hợp chất 6,10,11-trihydroxy dihydronepetalacton
trong V. hardwickii là chất lần đầu tiên được phân lập trong tự nhiên và đã
20
neuroblastoma N18TG2 và cho thấy linarin không có tác dụng độc trên dòng
tế bào này. Hơn nữa, linarin được chứng minh có tính giảm đau, hạ sốt,
chống viêm. Ngoài ra, linarin có tính an thần và kéo dài giấc ngủ trên chuột
với thí nghiệm bảng đục lỗ (hole board test). Neobudofficid có cấu trúc gồm
2 đường rhamnose gắn vào 1 đường glucose. Neobudofficid không phổ biến
trong tự nhiên và được tìm thấy trong Turpinia arguta Staphyleaceae và
Buddleja officinalis Scrophulariaceae, hiện chưa thấy có tài liệu nào báo cáo
về sự tồn tại của neobudofficid trong chi Valeriana cũng như tác dụng sinh
học của hợp chất này. Rhoifolin lần đầu tiên đuợc phân lập từ Rhus
succedanea và được đặt tên dựa vào tên chi Rhus. Hợp chất này đầu tiên
được phân lập từ chi Valeriana và có tác dụng chống co thắt mạch vành và
chống thiếu máu cơ tim trên chuột. Neodiosmin được tìm thấy trong Citrus
aurantium, Trollius ledebourii Ranunculaceae và lần đầu được phân lập
trong Valeriana. Neodiosmin kém tan trong nước, có tính khử đắng
(debittering), chống oxy hóa mạnh, đuợc ứng dụng trong thực phẩm, dược
phẩm và được dùng trong nghiên cứu trợ tan với cyclodextrin và lysin.
Công trình phân lập các hợp chất trong nghiên cứu này cũng đã được đăng
trên tạp chí quốc tế, giúp cho V. hardwickii được biết đến rộng rãi hơn.
Về định lượng các thành phần
+ Về định lượng phenol toàn phần
Kết quả định lượng phenol toàn phần trong cho thấy hàm lượng phenol toàn
phần của 2 loài gần tương tự nhau. Xét về hàm lượng phenol toàn phần ở
từng bộ phận của cây, hàm luợng của chúng trong dịch