Trong bối cảnhbiến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, các nguồn lực cho tăng
trưởng ngày càng khan hiếm, áp lực cạnh tranh từ hội nhập quốc tế cao, để đạt được
mục tiêu đã đề ra, việc xây dựng chuỗi giá trị ngành nông nghiệp khép kín từ khâu
đầu vào, sản xuất, chế biến đến phân phối, tiêu thụ là cần thiết. Nhiều chính sách
của Đảng và Chính phủ đã ban hành có tính chất hỗ trợ tích cực đến hoạt động của
chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ
trợ về vốn.
Sau hơn 3 năm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, so
với cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh số giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá
trị ngành nông nghiệp triển khai vẫn còn hạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ, dao động từ
0,18% đến 0,78% trong giai đoạn 2014 – 8/2018. Rõ ràng, tỷ lệ như trên là thấp,
nguồn vốn tín dụng chưa phát huy được vai trò và chức năng trong việc đầu tư vào
mô hình chuỗi giá trị nông sản.Do phạm vi nghiên cứu tín dụng ngân hàng theo
chuỗi giá trị ngành nông nghiệp rộng, nghiên cứu sinh chọn cá tra, mặt hàng nông
sản chủ lực tại Việt Nam, để nghiên cứu.
Từ luận điểm nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Tín dụng ngân hàng
theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ của mình
33 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------oOo----------------
ĐẶNG HOÀI LINH
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI
VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------oOo----------------
ĐẶNG HOÀI LINH
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI
VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÊ VĂN LUYỆN
2. TS. NGUYỄN TIẾN ĐÔNG
HÀ NỘI, 2019
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềtài
Trong bối cảnhbiến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, các nguồn lực cho tăng
trưởng ngày càng khan hiếm, áp lực cạnh tranh từ hội nhập quốc tế cao, để đạt được
mục tiêu đã đề ra, việc xây dựng chuỗi giá trị ngành nông nghiệp khép kín từ khâu
đầu vào, sản xuất, chế biến đến phân phối, tiêu thụ là cần thiết. Nhiều chính sách
của Đảng và Chính phủ đã ban hành có tính chất hỗ trợ tích cực đến hoạt động của
chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ
trợ về vốn.
Sau hơn 3 năm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, so
với cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh số giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá
trị ngành nông nghiệp triển khai vẫn còn hạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ, dao động từ
0,18% đến 0,78% trong giai đoạn 2014 – 8/2018. Rõ ràng, tỷ lệ như trên là thấp,
nguồn vốn tín dụng chưa phát huy được vai trò và chức năng trong việc đầu tư vào
mô hình chuỗi giá trị nông sản.Do phạm vi nghiên cứu tín dụng ngân hàng theo
chuỗi giá trị ngành nông nghiệp rộng, nghiên cứu sinh chọn cá tra, mặt hàng nông
sản chủ lực tại Việt Nam, để nghiên cứu.
Từ luận điểm nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Tín dụng ngân hàng
theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị
ngành nông nghiệp phân loại thành hai xu hướng nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu về mô hình, đặc điểm, cấu trúc, cách thức quản trị, mối quan
hệ giữa các thành viên của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, tiêu biểu phải kể đến
các nghiên cứu củaMiller và Jones (2010); Christen và Anderson (2013); Rubeena
(2013) Thành công của các nghiên cứu này là hệ thống hóa các vấn đề về lý luận
liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó phân tích chi
tiết cấu trúc mô hình của chuỗi giá trị nông nghiệp, đặc điểm của tín dụng theo
chuỗi giá trị, quy trình triển khai, rủi ro và các biện pháp để hạn chế. Nhóm tác giả
này cũng nhấn mạnh vai trò của quản lý và đưa ra một số khuyến nghị.
Xu hướng nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ vai trò và hiệu quả của
nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp gắn với
các ngữ cảnh cụ thể. Nhìn chung, hầu hết kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm
quan trọng của nguồn vốn ngân hàng trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp và
việc cần thiết phát triển hoạt động cho vay này.
2
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Các nghiên cứu khoa học về vấn đề này tại Việt Nam chậm hơn so với xu
hướng nghiên cứu của thế giới, có thể kể đến như là: bài nghiên cứu nhóm tác giả
Nguyễn Văn Phận, Nguyễn Khắc Minh và Lê Phan Thanh Hòa (2017) về vai trò
của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam; nhóm
tác giả Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Thị Minh Hằng (2014) về hướng dẫn cho vay
theo chuỗi giá trị; bài báo khoa học của Nguyễn Tiến Đông (2015) về giải pháp phát
triển chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệpvà nhiều
nghiên cứu khác của các tác giả Quang Cảnh (2014), Hà Quang Trung (2014), Tô
Ngọc Hưng (2015), Lê Văn Luyện và Đặng Hoài Linh (2015)... Thành công của các
nghiên cứu này là phân tích thực trạng triển khai và đề xuất giải pháp phù hợp với
chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, các
nghiên cứu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá
trị ngành nông nghiệp tại Việt Nam là tương đối ít mặc dù vấn đề này đóng vai trò
quan trọng trong phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiêncứu
- Làm rõ về mặt lý thuyết các nội dung liên quan đến chuỗi giá trị, tín dụng
ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cá tra.
- Thực hiện khảo sát để phân tích thực trạng khi triển khai tín dụng theo chuỗi
giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM.
- Nghiên cứu định lượng những nhân tố ảnh hưởng đến công tác triển khai tín
dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM .
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả triển khaitín dụng
ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
- Đối tượng nghiêncứu: Những vấn đề lý luận, thực tiễn triển khai và các nhân
tố ảnh hưởng đến triển khaitín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra tại NHTM.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian:Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra tại
An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn 2014 – 2018.
5. Kết cấu luậnán
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông
nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của luận án
Chương 3: Thực trạng triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với
ngành cá tra Việt Nam
3
Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với
ngành cá tra Việt Nam
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về phương diện học thuật
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho người đọc khung lý thuyết cơ bản cho tín
dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá, luận án cung cấp một tổng thể thực trạng triển
khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018
là chưa hiệu quả và tương xứng với quy mô của ngành cá tra Việt Nam.
- Luận án là công trình nghiên cứu ứng dụng, thực hiện khảo sát, thu thập dữ
liệu, kiểm định bằng mô hình SEM và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến triển
khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam.
- Đề xuất nhóm giải pháp cho NHTM và nhóm kiến nghị cho các Bộ, Ban,
Ngành và NHNN nhằm hướng đến sự phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá
tra bền vững.
6.2. Về phương diện thực tiễn
Luận án là công trình nghiên cứu giúp các nhà khoa học, nhà quản lý, NHTM
có cái nhìn tổng quan về tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam bằng
phương pháp đo lường và đánh giá dựa trên phương pháp kiểm định. Đồng thời
nhận diện được các yếu tố có ảnh hưởng khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị
ngành cá tra.Đây là điều kiện để triển khai các nghiên cứu ứng dụng, các giải pháp
phù hợp để tăng cường tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra trong thời gian
tới.Đây là đóng góp quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn của luận án.
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNGTHEO CHUỖI
GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
Hiện tại, chưa có một khái niệm nhất quán về chuỗi giá trị nông nghiệp. Các
nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá trị” hay “chuỗi
cung ứng” để mô tả chuỗi giá trị nông nghiệp. FAO (2010) định nghĩa: “Chuỗi giá
trị nông nghiệp bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm
nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo đó, giá trị của sản phẩm
được gia tăng trong mỗi khâu trung gian. Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết
dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng
gói, bảo quản, vận chuyển, và phân phối”.
Phần lớn các chủ thể tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp là hộ sản xuất nhỏ. Mối
4
quan hệ giữa người mua – người bán trong nông nghiệp gồm: Tức thời – người bán
trực tiếp đem các sản phẩm của mình cung cấp cho người mua với giá bán không ổn
định; Hợp đồng mua bán theo mùa vụ – là hợp đồng nông sản được ký kết theo
từng thời kỳ; Mua bán dài hạn – là mối quan hệ mua bán phi hợp đồng diễn ra trong
thời gian dài, dựa trên niềm tin, tín nhiệm lẫn nhau; Người mua tham gia vốn vào
hoạt động sản xuất của người bán; Công ty hoạt động tất cả các khâu trong chuỗi
giá trị theo chiều dọc mà không cần mua hàng hóa từ bất kỳ người mua nào.
1.1.2. Các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
Các chủ thể tham gia chính vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệpbao gồm: Đơn
vị cung cấp đầu vào; Đơn vị nuôi trồng; Đơn vị thu gom; Đơn vị sơ chế/chế biến;
Đơn vị phân phối đến người tiêu dùng; Đơn vị hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi giá trị.
1.1.3. Đặc điểm của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
Chuỗi giá trị có năm đặc trưng cơ bản: Chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi các đặc
tính của sản phẩm nông sản; Khâu sản xuất giống và nuôi trồng đóng vai trò chủ
chốt trong chuỗi với sự tham gia của hộ nông dân, hợp tác xã, công ty; Giá bán
hàng nông sản ổn định hơn trong chuỗi giá trị; Căn cứ khách hàng mục tiêu, chuỗi
giá trị phân phối theo bốn kênh; An toàn thực phẩm là yếu tố quyết định đến sự hoạt
động và tồn tại của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.
1.1.4. Mục đích của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
-Hạn chế tính phức tạp trong quá trình trao đổi;
- Ổn định chất lượng sản phẩm và khẳng định vị thế;
- Nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ, cạnh tranh.
1.2.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG
NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá
trịngành nông nghiệp
1.2.1.1. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng và số vốn đó sẽ
được hoàn lại vào một ngày nhất định trong tương lai. Có thể nói tín dụng là quan hệ
chuyển nhượng một lượng giá trị từ người này sang người khác để sở hữu nó và sau
một thời gian nhất định được thu hồi lại với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
1.2.1.2. Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp
Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là hình thức chuyển giao quyền sử
dụng một lượng giá trị từ phía người cho vay là ngân hàng sang một hoặc nhiều chủ thể
5
sử dụng vốn là những thành viên trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp với mục đích phù
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể vay vốn trong chuỗi giá trị trong
thời gian nhất định.
Một chuỗi giá trị nông sản bao gồm 5 khâu cơ bản như sau: cung cấp nguyên
liệu, nuôi trồng, thu mua, chế biến/sản xuất và phân phối.
Để đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng, có hai hình thức tài trợ tín dụng như sau:
- Nguồn tài trợ tín dụng từ bên trong chuỗi giá trị: Đây là hình thức cung cấp tài
chính giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị với nhau.
- Nguồn tài trợ tín dụng bên ngoài chuỗi giá trị: Đây là hình thức tài trợ tài chính cho
các tác nhân trong chuỗi giá trị từ các đơn vị bên ngoài chuỗi giá trị, bao gồm: chính phủ,
quỹ tín dụng, ngân hàng
Trong luận án này, nguồn vốn tín dụng mà tác giả đề cập là nguồn vốn tín dụng
từ ngân hàng. Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành nông nghiệp
được hiểu là tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.
1.2.1.3. Điều kiện triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
- Định hướng phát triển;
- Hiểu biết về chuỗi giá trị;
- Chủ thể đại diện trong chuỗi giá trị.
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
1.2.2.1. Sự luân chuyển của nguồn vốn tín dụng
Nguồn thu nợ của khâu trước chính là nguồn vốn giải ngân của khâu sau. Ngân
hàng chỉ thật sự thu về nguồn vốn đầu tư của mình khi thu được nợ vay của khách
hàng tại khâu cuối cùng của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp đã đầu tư. Do vậy,
nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được luân chuyển nhanh hơn trong chuỗi giá trị
ngành nông nghiệp.
1.2.2.2. Sự phân bổ của nguồn vốn tín dụng
Khu vực phân bổ tự nhiên của nông sản thường tập trung ở một số khu vực có
điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp với việc nuôi trồng. Vì vậy, nguồn vốn tín
dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp thường tập trung tạimột số khu vực.
1.2.2.3. Công tác thẩm định
Tín dụng theo chuỗi giá trịngành nông nghiệp tập trung vào toàn bộ chuỗi. Giao
dịch và quyết định cho vay dựa trên các tiêu chí như dòng lưu thông tài sản, năng
lực thực hiện, quản lý rủi ro, khả năng cạnh tranh trên chuỗi và chất lượng của sự
6
tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa những thành viên trong chuỗi chứ không chỉ
dựa trên năng lực và khả năng tài chính của một khách hàng độc lập.
1.2.2.4. Sản phẩm cho vay
Trong luận án này, các sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
gồm: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng vàcho vay trả góp.
1.2.2.5. Công tác giải ngân và thu nợ có tính mùa vụ
Công tác giải ngân và xác định lịch trả nợ của khách hàng trong hoạt động tín dụng
theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp dựa trên các mốc thời gian hoàn thành và lưu
chuyển tiền tệ của từng khâu trong chuỗi.
1.2.2.6. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng theo chuỗi giá trị là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín
dụng cho một khách hàng trong chuỗi giá trị.
Trong hoạt động tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp, nguyên nhân dẫn đến
rủi ro tín dụng gồm:Rủi ro bên ngoài chuỗi giá trị ngành nông nghiệp; Rủi ro bên
trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp; Rủi ro từ các đơn vị hỗ trợ chuỗi giá trị
ngành nông nghiệp.
Các tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và
giải pháp khắc phục gồm: Hoạt động sản xuất của chuỗi giá trị; Tính thanh khoản
củahợp đồng mua bán; Tình hình tài chính của các chủ thể trong chuỗi giá trị; Độ
biến động của giá cả hàng nông sản; Sự thay đổi của khí hậu; Chính sách, chủ
trương của Chính phủ.
1.2.3. Các chủ thể tham gia tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
Hai đối tượng tham gia vào tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp bao
gồm: đối tượng đi vay, đối tượng cho vay.
1.2.3.1. Đối tượng cho vay
- Các định chế tài chính.
- Các nhà cung cấp tín dụng trong quá trình bán sản phẩm dịch vụ (Các nhà
cung cấp đầu vào, cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ).
1.2.3.2. Đối tượng đi vay
Đối tượng vay vốn gồm: Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ, hội nghề nghiệp, cơ
quan quản lý nhà nước; Đơn vị cung ứng vật tư nguyên liệu sản xuất; Đơn vị sản
xuất; Đơn vị thu mua; Đơn vị chế biến;Đơn vị phân phối.
1.2.4. Quy trình triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệpcủa
ngân hàng
7
Các bước triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp gồm:Phân tích
chuỗi giá trị;Đánh giá tài chính;Đánh giá chuỗi giá trị.Ứng dụng kết quả nghiên cứu
trên, tác giả thực hiện phân tích quy trình tổ chức tín dụng theo chuỗi giá trị ngành
nông nghiệp như sau:
a. Trước khi cho vay: Phân tích đặc điểm chuỗi giá trị; Đánh giá tiềm năng phát
triển chuỗi giá trị;Xác định vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với chuỗi giá trị; Xác
định các rủi ro khi cho vay.
b. Trong khi cho vay: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn;Thẩm định; Cho vay.
c. Sau khi cho vay: Giám sát khoản vay, hỗ trợ cho khách hàng;Thực hiện theo
dõi, đôn đốc thu nợ cho vay.
1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến việctriển khaitín dụng ngân hàng theo chuỗi
giá trị ngành nông nghiệp
Kế thừa mô hình nghiên cứu Belassi và Tukel (1996), tác giả thực hiện phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành
nông nghiệp như sau:Khả năng phát triển; Khả năng sinh lời.
1.2.5.1. Nhóm các nhân tố thuộc nội bộ ngân hàng
- Lợi ích của tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp đối với ngân hàng;
- Sự hữu hình của ngân hàng.
1.2.5.2. Nhóm các nhân tố thuộc bên ngoài ngân hàng
- Tính thanh khoản của khoản phải thu trong chuỗi giá trị;
- Rủi ro hoạt động của chuỗi giá trị;
- Lợi thế hoạt động của chuỗi giá trị;
- Năng lực tham gia của ngành nông nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu;
- Môi trường kinh tế vĩ mô;
- Hoạt động của đơn vị hỗ trợ phi tín dụng.
1.2.6. Bộ tiêu chí đánh giá kết quả triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá
trị ngành nông nghiệp
Kết quả triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông ngiệp được phản
anh thông qua bộ tiêu chí sau:Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng; Tỷ lệ doanh số giải
ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp so với doanh số giải ngân tín
dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ; Tỷ lệ thu
lãi;Tỷ lệ nợ quá hạn; Tỷ lệ nợ xấu.
1.2.7. Sự khác nhau cơ bản giữa mô hình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị
và mô hình tín dụng ngân hàng truyền thống
8
Căn cứ theo đặc điểm của tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, tác giả
thực hiện so sánh sự khác biệt của mô hình cho vay này so với mô hình tín dụng
truyền thống, cụ thể ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệpvà tín
dụng truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp
Tiêu chí Tín dụng theo chuỗi giá trị
nông nghiệp
Tín dụng truyền thống
Sự lân cận
với khách
hàng
Khách hàng ở phạm vi lân cận
với ngân hàng để thuận tiện giám
sát
Khách hàng có thể ở xa
Character
(Uy tín)
- Uy tín của chuỗi giá trị
+ Lịch sử tín dụng của các đơn vị
độc lập trong chuỗi giá trị
+ Chuỗi giá trị này đã tồn tại bao
lâu?
+ Chuỗi giá trị này ổn định như
thế nào?Các bên đã làm việc cùng
nhau được bao lâu?
+ Mối quan hệ giữa các bên mạnh
mẽ như thế nào?
+ Rủi ro liên quan nhiều bên như
thế nào và cách thức giải quyết
rủi ro liên quan nhiều bến đó như
thế nào?
+ Các bên trong chuỗi giá trị này
có đang là khách hàng của ngân
hàng không?
- Uy tín của khách hàng thể hiện
qua việc đúng hạn trong việc thực
hiện các nghĩa vụ với ngân hàng
+ Cách tiếp cận theo từng cá nhân
+ Thời gian từng cá nhân đã làm
việc với ngân hàng là bao lâu?
+ Tài khoản hoạt động tốt như thế
nào?
+ Tất cả các nghĩa vụ trước đây
có được thực hiện?
+ Có thông tin tham khảo thương
mại và kinh doanh nào sẵn có
không?
+ Có báo cáo của cơ quan quản lý
tín dụng?
Capacity
(Năng lực)
Lưu chuyển tiền tệ trong chuỗi
giá trị
Khả năng hoàn trả khoản vay
Capital
(Vốn)
Vốn hóa của chuỗi giá trị Vốn tự có của khách hàng
Collateral
(Tài sản thế
chấp)
Dòng chu chuyển tiền mặt và
hàng hóa có thể được dự đoán từ
lịch sử hoạt động hoặc các hợp
đồng trước đây có thể thay thế
hoặc làm mạnh hơn các tài sản
thế chấp
Tài sản được cung cấp cho người
cho vay để đảm bảo khoản vay
hoặc các dòng tín dụng khác, để
giảm thiểu những tổn thất cho
ngân hàng
Conditions
(Các điều
Mối quan hệ chiến lược giữa các
bên trong chuỗi giá trị hỗ trợ việc
Đánh giá và ra quyết định hơp lý
và phù hợp được đưa ra sau khi
9
Tiêu chí Tín dụng theo chuỗi giá trị
nông nghiệp
Tín dụng truyền thống
kiện khác) ra quyết định và đảm bảo các
nguyên tắc tốt hơn
xác định các thông tin tín dụng.
Tín dụng được cung cấp với kỳ
vọng là các điều khoản tín dụng
sẽ được đáp ứng
Kiến thức
kỹ thuật
Kiến thức kỹ thuật chắc chắn,
đảm bảo hỗ trợ khách hàng trong
suốt quá trình sản xuất
Kiến thức kỹ thuật hạn chế
Hoàn trả
khoản vay
Khoản vay hoàn tất khi các khách
hàng trong chuỗi giá trị trả đầy đủ
nợ gốc và lãi cho khoản vay
Khoản vay hoàn tất khi khách
hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho
khoản vay
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2017)
CHƯƠNG2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận nghiên cứu là quá trình, nguyên tắc, quy trình tiếp cận và
giải quyết các vấn đề (Saunders và cộng sự, 2009). Một số các phương pháp luận
nghiên cứu mà nghiên cứu sinhsử dụng như sau:
2.1.1. Triết lý nghiên cứu
Triết lý nghiên cứu gồm các giả định nghiên cứu về