Qua thời gian thơ Đường ngày càng khẳng định và chứng tỏ vị trí
là đỉnh cao bất tuyệt trong thơ ca nhân loại. Và Thiền tông thời Đường
cũng là thành tựu mà lịch sử Phật giáo cũng như đời sống văn hóa,
tinh thần Trung Quốc nói riêng, lịch sử Phật giáo nói chung ghi nhận
như là sự mở ra của một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên phát triển rực rỡ
của Phật giáo Đại thừa và Trung Quốc hóa Phật giáo.
Thơ thuộc văn học, thiền thuộc tôn giáo. Nói đến thành tựu của
thơ ca Trung Quốc là nói đến thơ Đường; nói về khả năng Trung Quốc
hóa tư tưởng ngoại lai là nói về thiền Huệ Năng thời Đường. Thiền và
thơ, hai lĩnh vực tưởng như rất khác xa nhau có thể dẫn ra đây rất
nhiều những ý kiến của những nhà nghiên cứu, phê bình ở các thời đại
khác nhau nói về sự tương thông giữa thơ và thiền: “Thiền mà không
thiền chính là thơ, thơ mà không phải thơ chính là thiền”1, “Tham
thiền và làm thơ vốn không sai biệt”2 Người ta mặc nhiên thừa nhận
sự tương thông huyết mạch giữa thơ và thiền.
Phần thơ Đường nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung
trong chương trình văn học phổ thông trung học không nhiều. Việc
tiếp cận và lý giải nó theo cách thông thường lâu nay là đi vào tìm
hiểu luật thi chứ chưa chú ý đúng mức đến thiền cảnh, thiền vị có
trong từng tác phẩm. Ở bậc học Đại học, Văn học Trung Quốc về cơ
bản được trình bày theo các thời kỳ và tác giả lớn của từng thời kỳ.
Thi Phật Vương Duy cũng được chú trọng phần nào nhưng có một cái
nhìn bao quát về sự tương thông giữa tư tưởng thiền và thơ Đường
thật sự chưa có cơ sở hệ thống để vận dụng.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tư tưởng thiền trong thơ Đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐINH VŨ THÙY TRANG
TƯ TƯỞNG THIỀN
TRONG THƠ ĐƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC TRUNG QUỐC
MÃ SỐ: 62. 22. 30. 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hồ Sỹ Hiệp
Phản biện 1: PGS. TS Lê Huy Tiêu
Phản biện 2: PGS. TS Trần Lê Bảo
Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Thị Bích Hải
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà
nước họp tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2010
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
-Thư viện Quốc gia Việt Nam
-Thư viện Khoa học Xã hội TP. HCM
-Thư viện Trường ĐHSP TP. HCM
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đinh Vũ Thùy Trang, Về thơ Vương Duy, Tạp chí Sông Hương
số 186 – 2004
2. Đinh Vũ Thùy Trang, Một lần qua sông, Tạp chí Văn Hóa Phật
Giáo, số 47 - 2007.
3. Đinh Vũ Thùy Trang, Ảnh hưởng của tư tưởng thiền qua sự
khẳng định và biểu đạt cái tôi chủ quan trong thơ Đường, Tạp chí
NCKH&GD trường ĐHSP Huế, số 2 - 2008.
4. Đinh Vũ Thùy Trang, Tìm hiểu mối quan hệ tương thông
giữa tư duy thiền Trung Hoa và thơ Đường, Tạp chí NCKH&GD trường
ĐHSP Huế, số 1 - 2009.
5. Đinh Vũ Thùy Trang, Sự tiếp biến ngôn ngữ Thiền Phật giáo
trong thơ Đường, Tạp chí NCKH&GD trường ĐHSP TP.HCM,
số 51 - 2009.
1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua thời gian thơ Đường ngày càng khẳng định và chứng tỏ vị trí
là đỉnh cao bất tuyệt trong thơ ca nhân loại. Và Thiền tông thời Đường
cũng là thành tựu mà lịch sử Phật giáo cũng như đời sống văn hóa,
tinh thần Trung Quốc nói riêng, lịch sử Phật giáo nói chung ghi nhận
như là sự mở ra của một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên phát triển rực rỡ
của Phật giáo Đại thừa và Trung Quốc hóa Phật giáo.
Thơ thuộc văn học, thiền thuộc tôn giáo. Nói đến thành tựu của
thơ ca Trung Quốc là nói đến thơ Đường; nói về khả năng Trung Quốc
hóa tư tưởng ngoại lai là nói về thiền Huệ Năng thời Đường. Thiền và
thơ, hai lĩnh vực tưởng như rất khác xa nhau có thể dẫn ra đây rất
nhiều những ý kiến của những nhà nghiên cứu, phê bình ở các thời đại
khác nhau nói về sự tương thông giữa thơ và thiền: “Thiền mà không
thiền chính là thơ, thơ mà không phải thơ chính là thiền”1, “Tham
thiền và làm thơ vốn không sai biệt”2 Người ta mặc nhiên thừa nhận
sự tương thông huyết mạch giữa thơ và thiền.
Phần thơ Đường nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung
trong chương trình văn học phổ thông trung học không nhiều. Việc
tiếp cận và lý giải nó theo cách thông thường lâu nay là đi vào tìm
hiểu luật thi chứ chưa chú ý đúng mức đến thiền cảnh, thiền vị có
trong từng tác phẩm. Ở bậc học Đại học, Văn học Trung Quốc về cơ
bản được trình bày theo các thời kỳ và tác giả lớn của từng thời kỳ.
Thi Phật Vương Duy cũng được chú trọng phần nào nhưng có một cái
nhìn bao quát về sự tương thông giữa tư tưởng thiền và thơ Đường
thật sự chưa có cơ sở hệ thống để vận dụng.
Luận án này mong được bổ sung phần nào cho phương pháp luận
nghiên cứu thơ Đường, nhất là nghiên cứu mối quan hệ giữa thơ
Đường và Phật giáo mà trọng tâm của nó là tư tưởng triết học Thiền.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Trung Quốc có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới thơ
và thiền đã được thực hiện. Vì vậy ở đây không đề cập đến những
công trình chỉ nghiên cứu riêng Thiền hoặc thơ Đường. Ở Việt Nam
và các nước khác thì ngược lại, do vì những nghiên cứu chung về hai
đối tượng này còn quá ít nên chúng tôi không chỉ điểm qua những
1. Tăng Phổ Hà thời Minh, dẫn theo [165, tr. 297]
2. Lý Chi Nghĩa, thời Tống. Dẫn theo [165, tr. 297]
2
công trình có sự so sánh giữa chúng hoặc mang tính khái quát về văn
học sử hay thiền nói chung mà còn đề cập đến một số công trình lý
luận phê bình có liên quan nhằm để thấy được xu hướng và mức độ
nghiên cứu, tiếp cận thiền và thơ Đường của giới học giả Việt Nam và
các nước khác
2.1. Ở Trung Quốc:
Mối quan hệ giữa thiền và thơ Đường rất được các học giả Trung
Quốc lưu tâm từ lâu. Từ những năm 30 của thế kỷ XX các học giả
Trung Quốc đã dành nhiều bút mực cho việc nghiên cứu và so sánh
hai đối tượng này.
2.1.1. Những công trình nghiên cứu trên phương diện dĩ thiền
tác thi:
Sau Chu Dụ Khải với Trung Quốc thiền tông dữ thi ca, Trương Bá
Vi (1996) với Thi dữ thiền nghiên cứu và Vương Phạm Chí (2000) với
Trung Quốc thi thiền nghiên cứu, Tư tưởng thiền và thơ tình của Tôn
Xương Vũ, xuất bản năm 1997; Thiền với văn hóa và văn học của Lý
tiễn Lâm, xuất bản năm 1998. Những công trình tiếp theo đây tuy
không “quy mô” như ba công trình trên, nhưng chúng đều nhìn nhận
sự tương thông kỳ lạ giữa thiền Trung Quốc và thơ Đường:
Cội nguồn Ấn Độ của Văn học Nghệ thuật thời Đường (1/1973),
Lưu Minh Thứ, Nguyệt san Văn Triết, 1(4); Văn học thời Đường và
Phật giáo (1984), Tôn Tinh Vũ, Khoa học Xã hội Thiên Tân, (5), tr. 68
– 72; Triết học nghệ thuật của Trung Quốc: Thi thiền nhất thể hóa
(1987)
2.1.2. Những công trình nghiên cứu trên phương diện dĩ thiền
nhập thi:
Đây là cách cụ thể hóa nghiên cứu ảnh hưởng thiền trong thơ.
Những học giả Trung Quốc nhìn nhận sự ảnh hưởng lớn lao của thiền
qua việc lý giải các hiện tượng trong thực tế đời sống văn học nhưng
nhiều nhất vẫn là những công trình nghiên cứu viết về ảnh hưởng,
tương thông giữa thiền và thơ từng tác giả, từng thi phái, từng thời kỳ:
Thi tăng và tăng thi thời Đường (1984), Trình Dụ Trinh, Tạp chí
Đại học Nam Kinh, (1), tr. 34 – 41. Văn học Lục triều và ảnh hưởng
của Phật giáo (12/1935), Tưởng Duy Kiều, Quốc Gia Luận Hành, kỳ
thứ 6; Thiền tông và các tác giả Giang Tây thời Tống (1988), Vương
Kì Trân, Tạp chí Đại Học Giang Tây, (4), tr. 24 – 29; Luận về ảnh
3
hưởng của văn học kinh điển Phật giáo đối với biến văn Đôn Hoàng
(1985), Lương Đạt Thắng, Tạp chí Đại học Sư phạm Liêu Ninh, (3), tr.
48 – 53; Khảo cứu về thi Phật Vương Duy (9/1936)
2.1.3. Những công trình nghiên cứu trên phương diện dĩ thiền
luận thi:
Sơ lược về thuyết “Thi thiền tương thông” (1987), Thôi Đại
Giang, Tạp chí Đại học Sư phạm Hoa Nam, (2), tr. 26 – 32; Luận về
“Diệu Ngộ” (1984), Trương Nghị, Nghiên Cứu Lí Luận Văn Nghệ,
(4), tr. 85 – 89; Thiền học - Thi học - Mỹ học: Bàn về “dĩ thiền dụ
thi” trong “Thương lãng thi thoại” (1985)
2.2. Ở Việt Nam:
2.2.1. Sách dịch:
Trước hết nói về việc giới thiệu nguyên tác thơ được dịch sang
tiếng Việt. Có nhiều bản dịch nhưng công trình công phu và tuyển
dịch với số lượng lớn nhất hiện nay là cuốn Đường thi tuyền dịch của
Lê Nguyễn Lưu. Cuốn sách gồm hơn một nghìn bài thơ của 180 tác
giả với mở đầu là phần tiểu luận, cung cấp một cái nhìn tương đối khái
quát về thơ Đường.
Sách nghiên cứu thơ Đường của các học giả Trung Quốc được
dịch sang tiếng Việt: Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa của Lâm
Ngữ Đường, Nguyễn Hiến Lê dịch (1970), Thơ thiền Đường Tống của
Đỗ Tùng Bách do Phước Đức dịch (2000), Nghệ thuật ngôn ngữ thơ
Đường của Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân do Trần Đình Sử và Lê Tẩm
dịch
2.2.2. Sách nghiên cứu:
Không tìm thấy một tài liệu tham khảo chính nào bằng tiếng Việt,
thậm chí, sách dịch cũng không. Từ những năm 1955-1975, những tác
giả như Nhất Hạnh (Nguyễn Lang), Tuệ Sỹ, Đoàn Trung Còn, Lê
Mạnh Thát đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng chủ yếu vẫn
thuộc lĩnh vực Sử học và văn hóa học.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây đã có những công
trình đi vào nghiên cứu hệ thống và chính diện hai đối tượng thơ và
thiền. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Thích Đồng Văn (2004): Biến văn
thời Đường và ảnh hưởng của Biến văn trong Văn học Trung Quốc;
Lịch sử tư tưởng thiền từ Veda Ấn Độ tới thiền tông Trung Quốc,
Hoàng Thị Thơ (2005) là cách thể hiện sự quan tâm tới thiền và văn
4
học Trung Quốc ở góc nhìn so sánh chuyên biệt mỗi lĩnh vực. “Nghiên
cứu so sánh Thơ Thiền Lý-Trần (Việt Nam và thơ thiền Đường-Tống
(Trung Quốc)”, Lê Thị Thanh Tâm (2007); Nghệ thuật hội họa trong
thơ sơn thuỷ điền viên của Vương Duy, Trần Thị Thu Hương (2001);
Thơ thiền Vương Duy – một điển hình của hiện tượng thi tăng,
Nguyễn Thị Diệu Linh (2001) là những công trình đã chọn điểm nhìn
mới và khá sắc sảo. Công trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ
Thiền Việt Nam thế kỷ X – thế kỷ XIV của Đoàn Thị Thu Vân (1996)
đã đưa ra những kết luận thuyết phục trên cơ sở nghiên cứu thống kê
và cũng dành riêng một chương để so sánh “Đặc trưng nghệ thuật
trong thơ thiền Lý-Trần với thơ Nho cùng thời và thơ thiền Trung
Quốc, Nhật Bản”.
2.2.3. Báo, tạp chí:
Ảnh hưởng của Phật giáo trong thi ca của Nguyễn Xuân Sanh
được công bố trên Tạp chí Đại học năm 1959 có lẽ là công trình đầu
tiên trực tiếp nghiên cứu mối quan hệ và ảnh hưởng của hai đối tượng
thơ và thiền. Có thể kể một số công trình như: “Ảnh hưởng của Thiền
tông đối với văn hóa Trung Quốc và thế giới” của Tôn Thất Lợi
(1997); “Mối quan hệ giữa Phật giáo với Văn học” của Nguyễn Công
Lý (1998). “Phật giáo và Văn học Trung Quốc” của Lê Kỉnh Tâm
(2003);“Phật giáo với Văn học Việt Nam” Nguyễn Duy Hinh (1992).
2.3. Ở các nước khác:
Chúng tôi chưa tìm thấy một công trình một công trình nghiên
cứu nào nghiên cứu hai đối tượng thiền và thơ Đường ở các nước
khác. Chủ yếu vẫn là những công trình giới thiệu thiền hoặc nghiên
cứu thiền trong tương quan với lịch sử, văn hóa. Đạo giáo và các tôn
giáo Trung Quốc của Henri Maspero3 (1999), Tìm hiểu thiền với cuộc
sống - ngụ ngôn thiền (Zen Fables for Today) của Richard Mclean
v.v
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thơ Đường. Trong mối tương
quan đặc biệt của nó với thơ của Tăng nhân, chúng tôi còn chú ý tới
thơ kệ của một số tăng nhân thời Đường trong Trung Hoa chư thiền
3. Nhà Nhân chủng học người Pháp (1882-1945)
5
đức hành trạng của Thích Thanh Từ soạn dịch (1972) và được dịch
dẫn các tập ngữ lục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Thiền trong thơ Đường.
Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu khảo sát thơ Đường luật.
3.3. Nguồn tư liệu:
Các bản dịch tiếng Việt tuyển tập thơ Đường và ngữ lục hiện có.
Nhưng chủ yếu nhất vẫn là Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu
và Phật thi tam bách thủ của Hồng Phi Mô (Bản chữ Hán, để tham
khảo)
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu hai lĩnh vực đặc thù của văn hóa, văn
học Trung Quốc là thiền và thơ, chúng tôi tuy vẫn sử dụng những
phương pháp nghiên cứu phổ biến nhưng vận dụng kết hợp chúng ở
nhiều cấp độ khác nhau.
- Phương pháp so sánh - giải thích
- Phương pháp phân tích thi pháp học - ngôn ngữ học
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn- triết- họa)
- Phương pháp phán đoán tổng hợp
5. Đóng góp mới của luận án
Ý nghĩa khoa học: Từ quá trình phát triển và đạt đến hưng thịnh,
thơ và thiền đã thâm nhập lẫn nhau bằng chính sự tương hợp nội tại
của chúng. Điều đó đồng thời ghi nhận dấu ấn của các tư tưởng bản
địa cũng như tâm tính dân tộc trong tư tưởng thiền tông Trung Quốc.
Và tư tưởng đó đã bàng bạc trong thơ Đường. Chìa khóa giải mã vẻ
đẹp thơ Đường không phải nơi thi luật, điều đó sẽ dễ dàng thấy được
trong sự tương thông của thiền và thơ. Cái ý vị, sự giản đơn và hàm
súc của thơ Đường chính là ở nơi bản thân nội tại của thơ Đường và sự
thâm nhập tự nhiên của tư tưởng thiền.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài luận án là những gợi mở cần yếu cho
phần bài giảng về thơ Đường và thơ thời Lý – Trần trong việc tiếp cận
từng tác phẩm cụ thể và quan trọng là ở phần khái quát chung. Nó góp
phần khái quát, xác định một cách sáng rõ sự tương thông nội tại của
thiền Trung Quốc và thơ Đường trong nội dung cũng như nghệ thuật.
Từ đó, hướng tiếp cận thơ Đường cũng gợi mở hơn. Và cuối cùng, đề
tài luận án có thể làm tài liệu giảng dạy chuyên đề ở các Học viện Phật
6
giáo.
6. Cấu trúc luận án
Mở đầu
- Chương 1: Thơ và thiền trong đời sống tinh thần Trung Quốc
thời Đường (618-907).
- Chương 2: Sự tương thông của tưởng thiền trong nội dung thơ
Đường.
- Chương 3: Sự tương thông giữa tư tưởng thiền với nghệ thuật
thơ Đường.
Kết luận
Danh mục công trình đã công bố
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG 1 - THƠ VÀ THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG TINH
THẦN TRUNG QUỐC THỜI ĐƯỜNG (618-907).
Thiền Trung Quốc là thiền Phật giáo Ấn Độ được Trung Quốc hóa
và thơ Đường ở vào đỉnh cao của nó là một tất yếu trước những cơ sở
hạ tầng cũng như thượng tầng được chuẩn bị chu đáo, xuất sắc về mọi
mặt.
1.1. Tiền đề cơ bản cho sự hưng thịnh của Thơ và Thiền
1.1.1. Điều kiện văn hóa-xã hội:
Mở đầu thời Đường là một ông vua thao lược toàn tài, có tầm nhìn
thông suốt trước những cái được và chưa được của lịch sử các triều đại
trước. Ông đi vào cải tổ toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội trên
một nền tảng đã được chuẩn bị chu đáo từ các triều đại trước. Đường
chính là đỉnh cao của những phát triển đó. Các vua Đường cho tự do
tư tưởng, đặc biệt tạo điều kiện cho văn nhân thi sĩ và thơ ca khởi sắc
khoe hương. Những tên tuổi như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Vương Duy, Bạch
Cư Dị đã quá quen thuộc không những đối với các nước phương
Đông mà còn được cả thế giới biết đến.
1.1.2. Tương hợp nội tại của Nho, Lão, Phật và con đường của
Huệ Năng:
1.1.2.1. Tương hợp nội tại:
Ba nhà Nho, Lão và Phật sở dĩ thừa tiếp tư tưởng của nhau, trông
cậy được vào nhau là nhờ bản thân mỗi tư tưởng đó đã sẵn có sự
7
giống nhau, cả những cái khác biệt cần bổ sung lẫn nhau.
Trên mặt nhân sinh quan, Lâm Ngữ Đường rất có lý khi nói về
một kiểu quan niệm hạnh phúc cuộc sống của người Trung Quốc: “Họ
có xu hướng tự nhiên và thành thực thích cái khía cạnh tầm thường
của đời sống; óc tưởng tượng của họ chỉ để phủ lên kiếp trần một bức
màn thưa đẹp đẽ, mê hồn, chứ không phải để thoát ly cuộc sống”. Tinh
thần thực tiễn đó của họ không nhất nhất đều trần trụi và nghiêm khắc.
Vậy nên Khổng giáo tuy là tư tưởng chủ đạo của dân tộc Trung Quốc
nhưng vẫn còn thiếu vắng nhiều trong đời sống tinh thần người dân.
Một lẽ đơn giản là con người ở đất nước tự coi mình là trung tâm của
thế giới này vốn không thích gì những thứ quá trọn vẹn, quá thiên
lệch. Họ thích sự vừa chừng, như tinh thần “trung dung” (của Nho
gia), một ít thôi và trung đạo (của Phật giáo). Tuy nói rằng niềm vui
“Khổng Nhan lạc xứ” là cái vui của Đạo theo Nho gia chính là khía
cạnh thực tế người Trung Quốc thể hiện ra trong tư tưởng, trong đời
sống nhưng cũng khó có thể phủ nhận được khía cạnh lãng mạn của
tâm hồn họ khi được hun đúc bởi Lão gia và Phật giáo.
Về Bản thể, nhận thức luận: Cả ba tư tưởng Nho, Phật, Lão đều
chú trọng yếu tố hoàn thiện nhân cách cá nhân. Dấu ấn đầu tiên là
khuynh hướng hướng nội. Con đường hoàn thiện bản thân là con
đường soi trở lại chính mình. Có thể thấy rằng, trước khi Phật giáo
phát huy phương pháp thiền (quán hơi thở) ở Trung Quốc đã có một
cơ sở vững chắc về sự nghiên cứu và tập luyện “khí” của Nho gia
cũng như Lão gia. Họ tự giác, nghiêm khắc với mỗi hành vi của
chính mình. Sự thể hiện “tâm bình khí hòa” của người quân tử Nho
gia dựa trên cơ sở tu tâm, dưỡng tâm mà Khổng Tử và Mạnh Tử xây
dựng nên tâm tính luận cũng chính là cách mà Lão gia dưỡng thần,
điều khí hay Phật giáo chọn việc kiểm soát hơi thở làm cách để tập
trung tư tưởng Một ý nghĩa khá quan trọng của nhận thức luận
Nho, Lão và Phật có dấu ấn rõ rệt trong thơ Đường là sự đề cao nhận
thức trực giác và mối quan hệ hợp nhất của người với thiên nhiên, trở
về với thiên nhiên. Nếu đồng ý rằng nhận thức cao nhất của Nho gia
là nhận thức của cái tâm sáng, của Lão gia là cái tâm trẻ con thiên
nhiên, của Phật giáo là cái tâm bặt dứt tất cả niệm (không phân biệt,
trực giác) thì nhìn chung Nho gia khác với Lão gia và Phật giáo, Lão
gia cũng khác Phật giáo nhưng trên đại thể chúng lại rất giống nhau.
8
Về vấn đề chính trị và luân lý đạo đức: Nho gia chủ trương nhập
thế, Lão gia chủ trương vô vi. Nhập thế đến mức hun đúc vào tâm
hồn người dân ý thức vâng mệnh “thiên tử” tuyệt đối và sự cúc cung
tận tụy với chế độ gần như vô điều kiện. Và vô vi thì cũng vô vi tới
mức cho rằng “Ta không làm mà dân tự hay. Ta thích yên mà dân tự
chính. Ta vô sự mà dân tự giàu. Ta không muốn mà dân tự phác”4.
Phật giáo không nhiệt tình nhập thế như Nho gia, không lánh đời như
Lão gia. Trong vấn đề luân lý đạo đức, Nho gia và Phật giáo đều coi
trọng chữ Hiếu, đều nói đến sự cần thiết của lễ5, cụ thể là sự thành
tín, sự khiêm kính. Bởi vì thành thực với chính mình thì không tổn
hại mình và không tổn hại người. Một phương pháp được coi là căn
bản để giữ mình là sự tiết chế dục vọng.
1.1.2.2. Con đường của Huệ Năng:
Nét riêng của Nam thiền Huệ Năng thể hiện ở con đường một lần
vượt lên là lên thẳng, nên còn được gọi là thiền đốn ngộ. Nét riêng thứ
hai của thiền Huệ Năng thể hiện trong chủ trương vô trú, vô niệm. Một
phần không nhỏ của thiền Huệ Năng vẫn mang dấu ấn thiền truyền
thống. Thời kỳ này chưa có kiểu đánh, hét mà ngộ đạo; cũng không có
kiểu mắng Phật chửi tổ, hành tung kỳ quái như thiền tông không lâu
sau thời kỳ Huệ Năng.
1.1.3. Thể nghiệm nhân sinh:
Một triết thuyết hay một tôn giáo có thể tồn tại trong đời, thật sự
có ích cho con người, cho cuộc đời là một triết thuyết, một tôn giáo có
thể áp dụng vào cuộc sống thực tại, làm cho đời sống tinh thần của con
người có định hướng, thêm có ý vị. Chúng ta gọi đó là những thể
nghiệm nhân sinh.
1.1.3.1 Tiến thoái bình thản:
Khác với sự tích cực nhập thế của Nho gia, Lão gia một mực chủ
trương vô vi, đến như Dương Chu, người được coi là ở vào giai đoạn
thứ nhất của Lão gia, vị kỷ tới mức “Nhổ một sợi lông mà lợi cả thiên
hạ cũng chẳng làm”1 thì không thể không nói là quá câu chấp. Chúng
khiến cho cuộc sống nặng nề hơn với chủ trương nhất thiết phải làm
4. Trang Tử, chương 57
5. Khổng Tử nói: kẻ đệ tử khi vào thì thảo với cha mẹ, khi ra thì kính anh chị và người lớn tuổi làm bao nhiêu việc đó
trước đã; nếu còn dư sức, hãy học qua văn chương và lục nghệ. (Luận Ngữ - Học Nhi);
9
quan hay nhất thiết phải vô vi. Phật giáo nhẹ nhàng hơn: tiến thoái
bình thản. Đó là một tâm lý ứng xử sống nhẹ nhàng, vừa trách nhiệm
với đời vừa không bị đời trói buộc. Tư tưởng tiến thoái bình thản này
bàng bạc hiện diện cùng chủ thể trữ tình trong thơ Đường, dù không
phải ở bất kỳ tác giả nào, bất kỳ bài thơ nào cũng có được tâm thế
sống đó.
1.1.3.2. Vui sống với đạo:
“Đạo” là thuật ngữ chung của cả Nho, Lão và Phật. Nhà nào có
“đạo” của nhà đó, bất kể là nhà này thực tiễn, nhà kia xa cách trần thế.
Cái gọi là “vui sống với đạo” không gì khác hơn là cách sống lý tưởng
của con người lý tưởng ở mỗi triết thuyết cố gắng đạt đến. Thiền gia
chủ trương tìm ra bản lai diện mục của bản tâm, sống như lòng mình
muốn, không câu nệ hình thức, không gò bó quy củ. Dần dần, sự
không câu nệ đó kéo tôn giáo về với đời thường, đem cuộc sống thoát
tục thành ra cuộc sống bình phàm. “Khổng Nhan lạc xứ” và sống với
bản tính tự nhiên của Lão gia, mỗi quan niệm sống đều cần cho cuộc
đời mà trong đó, mỗi người sẽ tìm thấy cho mình một thích ứng phù
hợp với lẽ của Đạo.
1.1.3.3. Sáng tác văn chương nghệ thuật:
Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm của mình vào đời sống nhân
sinh thông qua sự hiện diện của nó trong các loại hình nghệ thuật như
văn học, hội họa, kiến trúc, điêu khắc và rất nhiều ngành nghệ thuật
khác nữa.
Ở lĩnh vực văn chương chúng tôi chỉ lược nói đến thơ Đường. Có
hai loại chủ yếu: một loại thơ chuyên chở thiền lý, thiền vị một cách
rõ rệt bao gồm kệ thơ của các thiền sư, người cửa Phật như Chứng
đạo ca của Vĩnh Gia Huyền Giác, Tham Đồng Khế và Thảo am ca
của Thạch Đầu Hy Thiên và thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng
Phật giáo của các tác giả như Vương Duy, Hàn Sơn. Và một loại
k